Eu Chuyển Hướng Chiến Lược Sang Châu Á

ương, 43,5% Doanh nghiệp có phân tích rủi ro về biến động tỷ giá khi sử dụng ngoại tệ trong giao dịch và có 27,42% doanh nghiệp sử dụng đồng Euro trong giao dịch xuất với EU theo yêu cầu của đối tác. Các doanh nghiệp sử dụng đồng Euro cũng thống nhất đánh giá những tiên lợi của việc sử dụng đồng Euro trong giao dịch xuất khẩu như: phương thức thanh toán thuận lợi, thống nhất giữa các nước EU; giảm thời gian giao dịch; giảm sự phụ thuộc vào đồng USD; giảm chi phí giao dịch; giảm chi phí chuyển đổi tiền tệ và không lo xảy ra tình trạng khan hiếm Euro trong giao dịch....Với cơ sở kinh tế vững mạnh của đồng Euro, với những tiện lợi là đồng nội tệ của EU và để bảo hiểm rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái trong thương mại quốc tế, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội để đa dạng hóa các phương tiện thanh toán của mình bằng cách tăng sử dụng đồng Euro trong hợp đồng xuất khẩu với EU nói riêng và xuất khẩu nói chung [10].

Mấy năm qua, thị trường EU rộng lớn, rộng mở với gần 500 triệu người tiêu thụ, có sức mua cao, đa dạng, thị trường này có sức hút to lớn đối với nhiều nước, đặc biệt là đối với nước ta, vốn có quan hệ hợp tác kinh tế- thương mại truyền thống đối với tất cả các nước thành viên EU cũ lẫn mới. Thị trường rộng lớn của EU sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam gia tăng lượng hàng xuất khẩu sang Châu Âu, đặc biệt nhờ vào biểu thuế chung của EU thấp hơn so với biểu thuế trước kia của nhiều thành viên mới từng là đối tác song phương của Việt Nam. Điều này được thấy rất rõ qua các sản phẩm chế biến từ chè, cà phê và một số sản phẩm nông sản khác. Các mặt hàng này chịu mức thuế nhập khẩu 15% khi xuất sang các nước Trung và Đông Âu trước kia, nhưng nay sẽ không bị đánh thuế trong khuôn khổ EU mở rộng, báo hiệu một khả năng tăng trưởng mới cho cơ hội giao thương Việt Nam- EU.

Hơn nữa khi hàng hóa đã được thông quan ở bất kỳ một quốc gia nào thành viên của EU thì sẽ được tự do di chuyển khắp các thành viên khác của EU mà không phải thực hiện thông quan lần nữa, đây sẽ là một điều kiện tốt

để doanh nghiệp Việt Nam có thể tiết kiệm được chi phí vận chuyển hàng hóa, tránh được các thủ tục thông quan rườm rà khi phải di chuyển sang nhiều quốc gia khác nhau.

Cộng đồng người Việt Nam đang làm ăn và sinh sống tại Trung và Đông Âu, đặc biệt là ở ba nước thành viên mới gia nhập năm 2004 của EU đó là Ba Lan, Hungari và Séc rất đông đảo và đã thiết lập được mạng lưới kinh doanh, buôn bán mạnh mẽ từ nhiều năm nay. Trong những năm qua, dù giao thương Việt Nam- EU tăng mạnh nhưng theo Ủy ban Châu Âu (EC), vẫn còn 10 đến 45% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 15 nước EU cũ thông qua trung gian. Khi các nước Đông và Trung Âu gia nhập EU, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sang các thị trường này sẽ đóng vai trò khá quan trọng, vì các mặt hàng xuất khẩu sang các thị trường này sẽ là hàng xuất khẩu trực tiếp. Như vậy, mặc dù khối lượng xuất khẩu và tỷ trọng chưa tăng ngay nhưng tỷ lệ lợi nhuận thu được lại cao. Hơn nữa, do EU là thị trường thống nhất nên hàng Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường các nước này thì cũng sẽ thâm nhập được vào thị trường các nước thành viên khác của EU [8]. Đây là những lợi thế nhất định của Việt Nam mà không phải quốc gia nào cũng có được. Do vậy, chúng ta cần phải tận dụng những ưu thế này để giành lấy thị phần trên thị trường EU.


1.4. EU chuyển hướng chiến lược sang Châu Á

Trong chiến lược Châu Á của EU, khu vực Đông Nam Á được xác định là trọng tâm, trong đó EU coi Đông Nam Á, trước hết là Việt Nam là mũi đột phá để từ đó thâm nhập sang các thị trường khác ở Đông Nam Á. Việt Nam hiện nay ngày càng có vị trí chiến lược của mình Đông Nam Á. Trong quan hệ thương mại, EU coi Việt Nam là một thị trường lớn với hơn 82 triệu dân có nhiều tiềm năng. Hiện nay, tất cả 27 nước thành viên EU đều có quan hệ

mua bán với Việt Nam, trong đó Pháp, Đức, Anh và Hà Lan là những bạn hàng lớn nhất. Từ năm 1995 đến nay, kim ngạch buôn bán hai chiều của Việt Nam- EU đã tăng liên tục và tăng khá ổn định.

Trong chuyến thăm Việt Nam trong hai ngày 21-22/04/2006, Cao ủy Ferrero-Waldner đã phát biểu: “Đối với Liên minh Châu Âu, Việt Nam là một đối tác quan trọng ở Đông Nam Á. Hợp tác phát triển và thương mại vẫn tiếp tục là những nền tảng quan trọng trong quan hệ Việt Nam- EU, tuy nhiên chúng ta cần tiếp tục tăng cường và tích cực tham gia đối thoại về các vấn đề khu vực và toàn cầu mà hai bên cùng quan tâm. Đề xuất về Đề án tổng thể cho quan hệ trong tương lai là một dấu hiệu mạnh mẽ thể hiện sự quan tâm và tầm quan trọng ngày một tăng mà Việt Nam dành cho mối quan hệ với Liên minh Châu Âu. Chúng ta sẽ nỗ lực hết sức để biến những mục tiêu của đề án thành hiện thực và tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ chứng kiến sự lớn mạnh cả về bề rộng lẫn chiều sâu trong quan hệ song phương trong tương lai”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Nhờ có sự chuyển hướng chiến lược này mà Việt Nam ngày càng có vị thế quan trọng trong chiến lược mới này của EU. Hiện nay, EU đang từng bước đẩy mạnh quan hệ hợp tác phát triển đối với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. EU dành nhiều ưu đãi hơn cho Việt Nam trong hợp tác phát triển kinh tế. Sự điều chỉnh chính sách thương mại của EU đã tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt nam khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU. Tháng 5/2000, EU đã công nhận Việt Nam áp dụng cơ chế kinh tế thị trường, cho phép đưa hàng Việt Nam lên ngang hàng các nước kinh tế thị trường trong việc điều tra và thi hành các biện pháp chống bán phá giá. Điều này giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam được đối xử công bằng hơn trên thị trường EU [2].

1.5. Lợi thế của việc gia nhập WTO

Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam - 7

Trở thành thành viên thứ 150 của WTO ngày 07/11/2006, Việt Nam được kỳ vọng là sẽ thành công- như Trung Quốc sau khi gia nhập WTO-

trong việc thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu và tăng cường vị thế của mình trên trường quốc tế. Với nhu cầu nhập khẩu lớn của EU và một số quốc gia khác như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và một số nền kinh tế Châu Á trong những năm gần đây, Việt Nam có nhiều khả năng tăng mạnh xuất khẩu, gia nhập WTO cũng cho phép Việt Nam cải thiện khả năng cạnh tranh nhờ giảm thuế nhập khẩu và rào cản phi thuế quan ở các nước nhập khẩu. Quan trọng hơn, Việt Nam có khả năng đàm phán và có quyền hợp pháp sử dụng các công cụ giải quyết tranh chấp của WTO để bảo vệ doanh nghiệp của mình. Như vậy, xuất khẩu của Việt Nam sẽ được bảo vệ tốt hơn chống lại các biện pháp bảo hộ như kiện chống bán phá giá... nhưng tất nhiên điều này phải tính đến việc Việt Nam phải được công nhận là quốc qia có nền kinh tế thị trường.

Gia nhập vào WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường cho phép các doanh nghiệp nước ngoài vào cạnh tranh trực tiếp và bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước. Theo đó, cạnh tranh sẽ rất là khốc liệt. Áp lực cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp nước ngoài và việc cắt giảm trợ cấp sẽ buộc Việt Nam phải tái cơ cấu kinh tế, thực hiện “Việc phá hoại một cách sáng tạo” (đây là một thuật ngữ được Schumpeter đưa ra vào năm 1942 để mô tả quá trình industrial chuyển đổi công nghiệp nhằm khuyến khích đổi mới triệt để. Trong quan điểm của Schumpeter, gia nhập thị trường sáng tạo với những ý tưởng mới của doanh nhân và/hoặc công ty mới có vai trò quan trọng với bảo đảm tăng trưởng kinh tế dài hạn, kể cả khi phải xóa bỏ các doanh nghiệp đã được thiết lập trước đó với sức mạnh độc quyền), hay nói cách khác đó là quá trình đào thải, những doanh nghiệp nào không đủ sức cạnh tranh trên thị trường sẽ bị phá sản, chỉ còn chỗ đứng cho những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh. Điều này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tự thay đổi mình, có chiến lược kinh doanh phù hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ

đó doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng sẽ tìm được chỗ đứng trên thị trường và hoạt động có hiệu quả hơn [6].

2. Những thách thức

2.1. Các rào cản thương mại

EU bảo hộ nền sản xuất nội địa chặt chẽ và ngày càng đặt ra nhiều biện pháp nghiêm ngặt nhằm hạn chế các mặt hàng nhập khẩu. Các vụ kiện bán phá giá và hàng rào phi thuế quan của EU gây không ít khó khăn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Các hàng rào thuế quan ngày càng giảm dần theo xu thế hội nhập của thế giới cũng như là điều kiện do WTO đặt ra, nhưng các rào cản phi thuế quan do EU đặt ra lại ngày càng tăng và thậm chí là ngày càng trở nên nghiêm ngặt hơn. Hàng xuất khẩu của Việt Nam muốn thâm nhập được vào EU thì phải đáp ứng được các rào cản đó.

Chúng ta chắc hẳn không quên vào cuối năm 2004, trên mười nghìn con cá da trơn, cá rô phi và cá trê xuất khẩu của các doanh nghiệp ở An Giang, Đồng Tháp...bị EU trả về do phát hiện nhiễm chất độc Malachite Green- hóa chất có thể gây ra bệnh ung thư. Hai năm trước đó là một loạt các lô hàng tôm nhiễm chất Chloramphenicol bị trả về. Thực tế vào tháng 12/2003, Nafiquaved (Cục quản lý chất lượng vệ sinh và thú y thủy sản) đã khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản về loại hóa chất Malachite Green này, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đã quá dửng dưng và thực tế còn rõ ràng hơn nữa đó là nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản chưa có thiết bị kiểm tra chất lượng Malachite Green. Ví dụ này đã cho chúng ta thấy sự thiếu sót trong khâu đảm bảo vệ sinh thực phẩm của Việt Nam cũng như khâu quản lý chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

Là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội giao thương với các nước trên thế giới trên cơ sở hàng rào thuế quan và phi thuế quan thấp. Tuy nhiên, mở rộng thương mại trong những năm gần đây đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp ở

những ngành xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam đã liên tục phải đương đầu với các vụ kiện chống bán phá giá. Nếu từ giữa năm 1994 đến năm 2000 có đến 4 vụ kiện thì từ năm 2000 đến nay đã có 20 vụ. Các vụ kiện quan trọng đều liên quan đến Liên minh Châu Âu (EU) và Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp Việt Nam đa phần bị kết luận bán phá giá với mức thuế chống bán phá giá cao. Vụ kiện với Hoa Kỳ về cá tra, cá basa và tôm đã làm hàng nghìn hộ nông dân nuôi trồng bị mắc nợ và nhiều hộ bị tái nghèo. Vụ kiện giày mũi da với EU khiến cho hàng trăm lao động mất việc làm và tác động đến đời sống của gần một triệu lao động cho ngành giày da, mà 80% trong số họ là phụ nữ.

Theo thống kê của Ủy ban Châu Âu (EU), năm 2005, số lượng giầy da xuất khẩu của Trung Quốc nằm trong diện bị điều tra bán phá giá là 206 triệu đôi, chiếm 16,5% so với tổng số giầy của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường EU, còn lượng giầy da của Việt nam nhằm trong diện bị điều tra chống bán phá giá là 119 triệu đôi chiếm tới 45% tổng số giầy xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Điều này cho thấy sự khác biệt rất lớn về số lượng hàng giầy da nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam sang thị trường EU. Giầy da xuất khẩu từ Việt Nam về số lượng ít hơn của Trung Quốc tới 4,8 lần nhưng tỷ lệ giầy bị điều tra chống bán phá giá nhiều hơn gấp hai lần.

Lý do dẫn đến những phán quyết không công bằng cho Việt Nam là do Việt Nam bị EU, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác áp đặt quy chế nền kinh tế thị trường. Theo đàm phán song phương với Hoa Kỳ, Việt Nam đã phải chấp nhận là nền kinh tế phi thị trường tối đa là 12 năm sau khi gia nhập WTO. Sự áp đặt này là hết sức phi lý vì nó không dựa trên sự phân tích những thành tựu cải cách của Việt Nam mà chỉ là một sự “mặc cả chính trị”, Hoa Kỳ lo ngại hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ gia tăng đáng kể ở thị trường của họ giống như hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Quy chế nền kinh tế phi thị trường tạo thuận lợi để các doanh nghiệp của họ dễ dàng thắng các vụ kiện về bán phá giá và áp đặt thuế chống bán phá giá cao đối với các doanh nghiệp Việt Nam

bởi lẽ cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO (DSM) sẽ không tạo ra một cơ hội cho Việt Nam để bác lại các phán quyết chống bán phá giá mang tính phân biệt đối xử cho đến khi Việt Nam không còn bị coi là nền kinh tế phi thị trường. Chừng nào quy chế nền kinh tế phi thị trường chưa được dỡ bỏ, Việt Nam sẽ vẫn phải chịu những cáo buộc tùy tiện về chống bán phá giá.

Mặc dù đi ngược lại với quy định của WTO “đối xử không phân biệt vô điều kiện và ngay lập tức” cho tất cả các thành viên của WTO và vi phạm quy chế đối xử tối huệ quốc (MFN) của WTO đối với ngành dệt may Việt Nam, chính quyền Bush đã đề xuất việc thiết lập một chương trình giám sát chống bán phá giá hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ để có được sự ủng hộ của hai Thượng nghị sỹ Elizabeth Dole và Lindsey Graham cho việc ban quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam. Chính quyền Bush nêu rõ ràng cơ chế giám sát này sẽ sử dụng phương pháp đánh giá áp dụng cho nền kinh tế phi thị trường. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến việc chính quyền Bush, thay mặt cho hai ngành sản xuất này, khởi kiện và áp thuế chống bán phá giá đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam bất cứ lúc nào họ muốn.

WTO buộc các nước phải cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan chính vì vậy các biện pháp bảo hộ như thuế chống bán phá giá trở nên thường xuyên được áp dụng. Trước năm 1995 khi WTO chính thức thành lập, số vụ kiện chống bán phá giá chỉ khoảng 100 nhưng từ năm 1996 số vụ khởi kiện hàng năm lên tới 300 vụ một năm. Sự bất bình đẳng này sâu sắc hơn nhiều đối với các nền kinh tế chuyển đổi, bị ép buộc vào quy chế kinh tế phi thị trường. Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ và EU không sử dụng chi phí sản xuất và giá trong nước của nền kinh tế phi thị trường để tính giá bán của sản phẩm tại thị trường nước này mà sử dụng giá và chi phí của một nền kinh tế thị trường được lựa chọn làm thay thế. Kết quả là giá bán các sản phẩm tại thị trường trong nước của các nền kinh tế phi thị trường thường bị đánh giá

cáo hơn nhiều so với giá thực tế và do đó dẫn tới kết luận bán phá giá và thuế chống bán phá giá cao.

Những nền kinh tế thị trường được chọn làm thay thế thường có nền kinh tế phát triển cao hơn so với các nước chuyển đổi. Ví dụ, năm 2004, GNI trên đầu người của Việt Nam tính theo ngang bằng sức mua (PPP) là 2.700 USD nhưng của Mexico, nước thay thế cho Việt Nam trong vụ kiện bán phá giá xe đạp là 9.640 USD và của Brazil, trong vụ giày dép ở thị trường Châu Âu là 7.940 USD.

Đa số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay cạnh tranh chủ yếu trên cơ sở chi phí nhân công rẻ. Khi chọn một nước kinh tế phát triển cao hơn, chắc chắn chi phí nhân công của họ sẽ cao hơn nhiều so với các nhà sản xuất của Việt Nam, EU cho rằng Việt Nam là một nền kinh tế phi thị trường nên không có một thị trường lao động tự do và vì thế không coi chi phí nhân công thấp đúng là lợi thế so sánh của Việt Nam. Chính vì vậy khi chọn nước thay thế, EU không hề để ý đến sự khác biệt về chi phí lao động. Điều đáng nói là khi đánh giá nền kinh tế Việt Nam, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) nhận định Việt Nam đã có thị trường lao động tự do tương đối phát triển.

Phi lý ở một cách khác, DOC còn áp đặt chi phí lao động cho Việt Nam bằng giá trị hồi quy mức lương và thu nhập quốc dân của nhiều nền kinh tế thị trường, trong đó bao gồm cả những nền kinh tế hàng đầu thế giới như Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, Anh và Canada. Bằng việc áp đặt mức lương 0,63 USD/giờ cho những người nông dân nuôi trồng cá tra và ba sa và 0,70 USD/giờ cho nuôi trồng tôm trong khi thù lao thực tế của họ hàng tháng chỉ khoảng 500.000 đồng/tháng (32,3 USD) đã đẩy chi phí sản xuất cho hàng xuất khẩu của Việt Nam lên mức cao hơn nhiều so với thực tế.

Sự chênh lệch về trình độ kinh tế luôn đi kèm với sự chênh lệch về trình độ công nghệ sản xuất và khả năng tự túc về nguyên liệu dẫn đến sự cạnh tranh trên những phân đoạn thị trường xuất khẩu có giá trị khác nhau.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2022