Mức Độ Tiếp Xúc Các Yếu Tố Có Hại Của Công Nhân Ngành Da Giầy

với doanh nghiệp, và kết quả là uy tín của doanh nghiệp được nâng cao, sức cạnh tranh được cải thiện và thị trường xuất khẩu được đa dạng hoá thêm.

Mặc dù ở một số doanh nghiệp đã có kế hoạch thực hiện an toàn vệ sinh lao động hàng năm, nhưng nói chung hoạt động an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp không có định hướng. Bộ máy để thực thi kế hoạch nơi có nơi không. Việc phân công trách nhiệm cũng được tiến hành nhưng không cụ thể. Việc trao đổi thông tin về vấn đề an toàn vệ sinh lao động trong nội bộ doanh nghiệp và với các tổ chức bên ngoài hay các bên liên quan chưa được thực hiện đầy đủ. Nếu có, thì mới chỉ ở mức độ truyền đạt chung chung, chưa cụ thể. Các chương trình đào tạo ở các cấp khác nhau trong doanh nghiệp mới thực hiện một cách lồng ghép vào các chương trình đào tạo chung hoặc đào tạo nghề (Trung tâm thông tin hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ - SMENET 2010).

Đặc biệt, hầu hết các doanh nghiệp không kiểm soát được các tài liệu văn bản liên quan đến hoạt động an toàn vệ sinh lao động, không có hồ sơ về các hoạt động an toàn vệ sinh lao động đã được thực hiện. Việc đo lường và giám sát kết quả cũng như là việc xem xét hiệu lực của các hoạt động tiến hành hoàn toàn chưa được thực hiện. Hoặc nếu có báo cáo thì nội dung báo cáo chưa được sử dụng làm cơ sở để cải tiến hoạt động an toàn vệ sinh lao động (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 2007).

Về nhà xưởng - máy móc thiết bị: hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có nhà xưởng rộng rãi, được trang bị hệ thống thoát khí, ánh sáng đảm bảo, nhà tắm, phòng thay quần áo tiện nghi… Tuy nhiên, cũng còn không ít doanh nghiệp có trang thiết bị lạc hậu, gây tiếng ồn lớn, độ rung cao hay khí nóng… ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người lao động (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2008c).

So với chiều cao mặt bằng khuyến nghị cho người Việt Nam thì chiều cao của băng chuyền trong ngành là không thích hợp. Người công nhân thường hay phải cúi, gây căng cơ vùng vai, gáy và lưng. Đôi khi khoảng không gian cần thiết cho đùi bị thiếu gây sự không thoải mái và tư thế bất lợi cho người lao động (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 2007).

Về mức độ tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm và có hại: do sự cộng hưởng của các yếu tố không có lợi cho sức khoẻ và môi trường tại các xí nghiệp da giầy, cho nên trên thực tế người công nhân phải tiếp xúc với khá nhiều yếu tố nguy hiểm và độc hại như được mô tả trong 2 biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 10: Mức độ tiếp xúc các yếu tố có hại của công nhân ngành da giầy


Nguồn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 2007 Biểu đồ 11 Mức độ 1

(Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 2007)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.


Biểu đồ 11: Mức độ tiếp xúc các yếu tố nguy hiểm của công nhân ngành da giầy


Nguồn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 2007 Về tư thế thao tác và 2

(Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 2007)

Về tư thế thao tác và cường độ lao động: cường độ lao động của công nhân cao nhưng thao tác đơn điệu gây nhàm chán, một số vị trí cần thể lực lớn, gây nguy cơ rối loạn cơ xương.

Về cấp phát các trang thiết bị bảo hộ lao động: nhìn chung các doanh nghiệp đã thực hiện, nhưng tại nhiều doanh nghiệp da giầy, chính người lao động lại chưa có ý thức sử dụng. Nguyên nhân là vì số lượng được phát ít, nếu họ cần thay đổi thì họ phải bỏ tiền ra mua; tại chỗ làm việc không có nơi thay đồ nên không thuận tiện cho công nhân, nhất là công nhân nữ, và cũng không có nơi bảo quản trang phục, do vậy công nhân thường mang trang phục của riêng mình trong khi làm việc. Một nguyên nhân nữa là, những công nhân tiếp xúc với hoá chất phàn nàn rằng khẩu trang chỉ che được bụi chứ không cản được sự xâm nhập của hơi hoá chất, do vậy không có tác dụng, nếu không nói là phản tác dụng.

Việc huấn luyện về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ: công việc này đã được nhiều doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc ngay từ khi tuyển dụng lao động và duy trì huấn luyện thường xuyên trong năm. Tuy nhiên, cũng không ít doanh nghiệp còn coi nhẹ công tác này và trên thực tế, cũng không ít người lao động không đặt vấn đề phải được huấn luyện an toàn lao động khi được tuyển dụng. Điều này một mặt thể hiện sự thiếu trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động, mặt khác cũng thể hiện sự hạn chế trong nhận thức của chính người lao động vì họ chỉ cần có việc làm, có thu nhập mà không ý thức được quyền được hưởng về bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động của mình (Hồng Hạnh 2010).

Về việc đảm bảo môi trường, điều kiện làm việc cho lao động nữ: hiện nay, ngành da giầy xuất khẩu là ngành sử dụng nhiều lao động, tạo việc làm cho trên 600 nghìn lao động trong đó 80% là lao động nữ, không kể số lao động làm việc trong các lĩnh vực khác liên quan. Tại nhiều doanh nghiệp, tỷ lệ lao động nữ chiếm tới 95- 98% tổng số lao động (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2008c).

Điểm chung của hầu hết chị em là đến từ khu vực nông thôn, các tỉnh nghèo của đất nước. Đây là nhóm lao động chịu nhiều thiệt thòi, ít được đào tạo, thu nhập thấp trong khi thường nhận những công việc tốn sức lực và thời gian trong dây chuyền sản xuất.

Tại đa phần các doanh nghiệp da giầy thì tư thế lao động của lao động nữ là ngồi tĩnh kéo dài. Chắc chắn với tư thế làm việc quá lâu như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của lao động nữ.

Điều kiện môi trường làm việc vẫn còn độc hại, hơn nữa, dưới tác động của vụ kiện chống bán phá đối với hàng giầy mũ da xuất khẩu sang EU đã trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động nữ trong ngành. Họ có nguy cơ bị giảm thu nhập, mất việc làm và rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói, từ đó vô hình chung tạo ra gánh nặng cho xã hội. Chính vì vậy, vấn đề được đặt ra là, cần có cơ chế, biện pháp để đảm bảo quyền lợi cho công nhân nữ, giúp họ yên tâm công tác, đóng góp vào sự ổn định trong xuất khẩu da giầy.‌

Tóm lại, bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chiến lược phát triển KT-XH đất nước, vừa mang ý nghĩa kinh tế, vừa mang ý nghĩa xã hội rất cao, đòi hỏi các cấp công đoàn, ngành da giầy và các cá nhân đều phải có trách nhiệm phối hợp thực hiện. Có thực hiện tốt việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động mới đảm bảo sức khỏe của người lao động – nhân tố quan trọng trong việc phát triển xuất khẩu da giầy bền vững. Doanh nghiệp thành công của thế kỷ XXI là doanh nghiệp mang tính xã hội cao, tạo ra được nhiều lợi nhuận, đem lại nhiều lợi ích vật chất và tinh thần cho xã hội, cho các nhà cung cấp, người lao động... và là doanh nghiệp của mọi người.

IV. TÍNH BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG

1. Xuất khẩu da giầy với việc duy trì và cải thiện nguồn nguyên liệu cao su, da cho sản xuất

Xuất khẩu da giầy trong những năm qua đã có những đóng góp quan trọng vào việc duy trì và phát triển đa dạng sinh học. Mở rộng xuất khẩu da giầy đã làm cho người sản xuất, các bộ ngành quan tâm hơn đến việc duy trì, phát triển các vùng nguyên phụ liệu về da, cao su… Việc mở rộng diện tích trồng cây cao su giúp phủ xanh đất đồi, mở rộng diện tích vùng chăn nuôi trâu bò vừa góp phần thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa tạo việc làm cho bộ phận dân cư nông nghiệp.

Về cao su: Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp cùng với bộ Công thương đã có những đề án, chính sách phát triển diện tích rừng trồng cao su phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu trong đó có sản xuất da giầy xuất khẩu. Nhờ vậy, diện tích trồng cao su cả nước và tại các vùng trồng cao su chính của Việt Nam liên tục tăng trong những năm vừa qua. Từ năm 2000 đến 2008, tốc độ tăng trưởng

bình quân về diện tích cao su của cả nước đạt hơn 4%/năm. Diện tích cao su cả nước năm 2008 đạt 601.8 nghìn ha và năng suất bình quân của cả nước đạt 10.7 tạ/ha (Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn - AGROINFO, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn 2008).

Do diện tích trồng mới và diện tích khai thác cao su từ năm 1995-2008 của cả nước liên tục tăng, cùng với việc tăng năng suất nên sản lượng cao su của cả nước tăng mạnh từ 290.8 nghìn tấn năm 2000 lên đạt 644.2 nghìn tấn năm 2008. Với mức sản lượng của năm 2008, sản xuất cao su của Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới (chiếm khoảng 5.4% sản lượng cao su thế giới), đứng sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ (Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn - AGROINFO, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn 2008).

Biểu đồ 12: Diện tích và sản lượng cao su của cả nước giai đoạn 2000–2008

Đơn vị: diện tích: ha; sản lượng: tấn


Nguồn Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn AGROINFO Viện Chính 3

(Nguồn: Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn - AGROINFO, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn

2008)

Cao su là nguyên liệu chính được dùng trong sản xuất các chi tiết đế giầy và keo dán. Việt Nam là một trong những nước sản xuất cao su tự nhiên nên không phải nhập từ nước ngoài. Nhờ diện tích và sản lượng cao su không ngừng tăng qua

các năm, nguồn cung cao su nguyên liệu sản xuất da giầy ổn định là một yếu tố thuận lợi cho phát triển ngành da giầy. Đồng thời cũng cho thấy ngành đã có những bước gắn kết với các bộ, ngành liên quan trong việc hoạch định các vùng trồng cây cao su đảm bảo nguyên liệu sản xuất.

Về nguyên liệu da: ngành chăn nuôi gia súc đặc biệt là trâu bò của Việt Nam liên tục phát triển, năm 2009, đàn trâu có 2886,6 nghìn con, tăng 0,4%; đàn bò có 6103,3 nghìn con, tăng 3,7% so với năm 2008 (Tổng cục Thống kê 2009). Nguồn nguyên liệu da không ngừng tăng qua các năm, mỗi năm cả nước có khoảng 6000 tấn da bò, 2000 tấn da trâu nhưng 60% nguồn da này lại được xuất sang Trung Quốc và Đài Loan, và chỉ một phần nhỏ của số lượng còn lại đạt tiêu chuẩn để sản xuất sản phẩm xuất khẩu (Thạch Phùng 2007). Nguồn da nguyên liệu trong nước là từ việc chăn nuôi trâu bò, thế nhưng chăn nuôi bò, trâu ở nước ta lại phân tán, chủ yếu là thả rông nên con da bé; dùng nhiều roi vọt nên gây thương tật trên da; hơn nữa, mục đích chăn nuôi là lấy thịt nên việc giết mổ, lột da và bảo quản da sống chưa đúng kỹ thuật.

Từ những vấn đề trên cho thấy, trong những năm tới, việc mở rộng diện tích chăn nuôi, khai thác nguồn nguyên liệu da phục vụ sản xuất da giầy cần được định hướng rõ ràng để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu ổn định, tăng cả về số lượng và chất lượng phục vụ sản xuất da giầy xuất khẩu. Bên cạnh đó, những kết quả đạt được của xuất khẩu phải nhằm duy trì, bổ sung nguồn nguyên liệu cho sản xuất.

2. Thực trạng sử dụng hóa chất độc hại và công tác xử lý phế thải tại các doanh nghiệp trong ngành

2.1. Hóa chất và phế thải độc hại trong quá trình thuộc da

Nguyên liệu chính trong quá trình thuộc da chủ yếu là da muối hoặc da tươi. Lượng hoá chất thông dụng được sử dụng trong công nghệ da thuộc gồm các chất vô cơ và hữu cơ như sunfit, sunfa, sunfit natri, hydroxit canxi, cacbonat, axit, muối… do đặc thù thuộc da là quá trình chuyển đổi protit của da động vật sang dạng bền vững để sử dụng (Thu Hoài 2009). Tỷ lệ và thành phần hoá chất tham gia xử lý vào các công đoạn thuộc da phụ thuộc vào việc áp dụng công nghệ, thiết bị máy móc và chất lượng các loại da.

Vấn đề môi trường trong các nhà máy thuộc da là nước thải, mùi và chất thải rắn. Với công nghệ thuộc da truyền thống, trung bình 1 tấn da nguyên liệu thải ra môi trường khoảng 50 m3 nước thải có độ màu đậm đặc và 500-600 kg chất thải rắn, nặng mùi hôi thối khó chịu. Các chất thải rắn gồm mỡ, bạc nhạc, diềm da (chiếm khoảng 18% trong lượng da tươi), mùn bào da, váng xanh, cặn vôi và xỉ than… Khí thải phát sinh ở hầu hết các công đoạn sản xuất với thành phần chủ yếu là H2S1, NH3, chất hữu cơ bay hơi. Trong quá trình phân huỷ, các chất này gây mùi đặc trưng, đặc biệt, hơi của các axít ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp của người lao động trực tiếp và môi trường xung quanh.

Thông thường 1 tấn da muối sản xuất được 195 kg da cật và 60 kg da váng (Thu Hoài 2009). Như vậy, chất thải là nguyên nhiên liệu đầu vào không đi vào sản phẩm được loại bỏ theo nước thải là rất lớn, gây ô nhiễm môi trường.

2.2. Tình hình sử dụng hóa chất và công tác xử lý phế thải trong ngành

Các doanh nghiệp thuộc da trong những năm qua đã từng bước tiếp thu các công nghệ cao ít hoặc không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên vật liệu. Theo thống kê của Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam, 2/3 các doanh nghiệp thuộc da đảm bảo được quy trình xử lý da nguyên liệu sử dụng các hoá chất thân thiện với môi trường, giảm thải ô nhiễm cho hệ thống xử lý nước thải (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2009b).

Nhiều doanh nghiệp đã chủ động thay đổi công nghệ thuộc da ở từng công đoạn từ đó thu hồi các chất bị loại bỏ một cách lãng phí để tái sử dụng sản xuất cho các công đoạn tiếp theo và tiết kiệm được tiền bạc, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời nâng cao chất lượng da thuộc. Điển hình là các doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nguyên Hồng, Công ty TNHH Thuộc da Đông Hải, Công ty cổ phần thuộc da Vinh, Công ty cổ phần da Tây Đô… Bằng việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch

đã giảm lượng nước tiêu thụ khoảng 10-15m3/tấn da muối nguyên liệu trong quá

trình thuộc da, hiệu suất hấp thu crom giảm thải ra môi trường đạt tới 80-90% (thay vì trước đây con số này chỉ đạt 30-50%) (Thu Hoài 2009).

Quá trình hồi tươi da khi nạo mỡ, bạc nhạc, xén diềm trước khi tẩy lông được kiểm soát tốt nên đã tiết kiệm được lượng hoá chất và nước tương ứng để sử

dụng trong các công đoạn tiếp theo. Đồng thời nguồn thải này, đã được quản lý phân loại ngay từ đầu và được tái sử dụng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, như làm thức ăn cho gia súc hoặc phân bón. Các da diềm, da vụn được thu gom làm những vật dụng nhỏ như ví da, lót giầy…

Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những cơ sở, doanh nghiệp thuộc da nguyên liệu phục vụ xuất khẩu còn tiềm ẩn nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường. Trường hợp của Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương (nằm trong khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh) là một điển hình. Năm 2008, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai đã kiểm tra mức độ ô nhiễm nước thải của Công ty Hào Dương, kết quả phân tích mẫu nước thải của Công ty Hào Dương do cơ quan chức năng công bố cho thấy có nhiều chỉ tiêu vượt chuẩn hàng trăm lần (Văn Nam 2008). Hoặc như trường hợp của Công ty Hưng Thái – khu công nghiệp Vĩnh Lộc, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh; năm 2009, các cơ quan chức năng cho rằng công ty thực hiện tốt các biện pháp xử lý ô nhiễm và chỉ tiêu ô nhiễm vượt tiêu chuẩn không đáng kể, trong khi đó, người dân lại khẩn thiết kêu cứu vì không chịu nổi mùi thối thuộc da bao trùm khu vực lân cận (Quý Lâm 2009).

Về vấn đề ô nhiễm trong ngành thuộc da, có thể nói, trước hết, những lao động thuộc da chịu ảnh hưởng lớn nhất vì phải làm việc và tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất thuộc da. Thêm vào đó, nước thải chứa thành phần chủ yếu là crom chưa được qua xử lý thải ra khu vực sông, kênh, ngòi, khu dân cư là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới suy giảm nguồn cá, vi sinh vật dưới nước… gây ô nhiễm môi trường và hơn hết là ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người dân khu vực lân cận. Hiện tại ngành da giầy, cơ quan quản lý môi trường địa phương vẫn chưa có một số liệu thống kê cụ thể về mức độ ô nhiễm cũng như suy giảm trên, tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, gây nên nỗi bức xúc cho người dân, và liệu trong tương lai, những nỗ lực trong tăng trưởng xuất khẩu có bù đắp được những thiệt hại đã gây nên hay không? Đó chính là vấn đề cần giải quyết của các cấp, các ngành, hiệp hội và các doanh nghiệp để hướng tới mục tiêu đảm bảo sự cân đối giữa tăng trưởng xuất khẩu và bảo vệ môi trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2022