Sự Cân Đối Trong Xuất Khẩu Và Nhập Khẩu Da Giầy

doanh nghiệp chủ yếu đều phải làm gia công cho đối tác nước ngoài, năng lực thiết kế, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao còn thiếu…

Như vậy, bên cạnh những đóng góp rất đáng được kể tới, hoạt động xuất khẩu da giầy vẫn còn tiềm ẩn nhiều vấn đề mà nếu không khắc phục được thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cũng như tỷ lệ đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu cả nước không thể ở mức cao và ổn định được.

2. Sự cân đối trong xuất khẩu và nhập khẩu da giầy

Ngành da giầy Việt Nam trong những năm qua đã và đang không ngừng khẳng định quan điểm hướng về xuất khẩu theo đường lối chung của Đảng, với mục tiêu chính là tăng trưởng với nhịp độ nhanh, tạo công ăn việc làm cho xã hội, đẩy mạnh xuất khẩu để tăng tích lũy, góp phần thực hiện công nghiệp hóa đất nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho ngành da giầy Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp da giầy Việt Nam mới chỉ tập trung hướng đến thị trường xuất khẩu mà bỏ ngỏ thị trường trong nước.

Biểu đồ 9: Kim ngạch nhập khẩu giầy dép và tổng giá trị tiêu thụ giầy dép cả nước giai đoạn 2005-2009

Đơn vị: triệu USD


Nguồn Tổng cục thống kê Việt Nam 2008 Hiệp hội Da Giầy Việt Nam 2009b 1

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2008, Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2009b)

Biểu đồ 9 cho thấy kim ngạch nhập khẩu giầy dép chiếm trên 50% tổng giá trị tiêu thụ giầy dép của Việt Nam. Tức là, các doanh nghiệp da giầy Việt Nam mới

đáp ứng được gần một nửa thị phần nội địa. Nửa còn lại phải thông qua con đường nhập khẩu, thậm chí là nhập lậu mà chủ yếu là giầy dép Trung Quốc, Thái Lan và một số nước láng giềng.

Chiến lược phát triển của ngành đến năm 2010 cũng đã nêu rõ: “hướng ra xuất khẩu và thay thế nhập khẩu, thu hút ngoại tệ, tự cân đối các điều kiện để sản xuất và phát triển, đồng thời coi trọng thị trường nội địa làm cơ sở cho sự phát triển bền vững ở giai đoạn sau” (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2005). Tuy nhiên, trong thực tế, ngành da giầy Việt Nam vẫn chưa thực sự coi thị trường nội địa làm nòng cốt, tiền đề cho sự phát triển của ngành. Dù cho tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu của ngành có cao, đem lại nguồn thu ngoại tệ ngày một lớn cho đất nước nhưng ngay tại thị trường trong nước, nếu không đáp ứng được kịp thời, đầy đủ cả về số lượng và chất lượng so với hàng ngoại nhập thì da giầy Việt Nam khó có thể có sự phát triển bền vững được.

Hơn nữa, việc lệ thuộc quá nhiều vào thị trường thế giới trong khi thị trường nội địa không được quan tâm đúng mức cũng tiềm ẩn những vấn đề bất ổn. Ví dụ, năm 2009, gặp phải những khó khăn về xuất khẩu do thị trường thế giới bị thu hẹp, các doanh nghiệp da giầy cũng đã chuyển hướng tiếp cận thị trường nội địa. Nhưng để có được chỗ đứng trên sân nhà không đơn giản. Thời gian qua, do phải chạy theo các đơn hàng xuất khẩu, sản phẩm nhập ngoại của Trung Quốc, Ma-lai-xi-a… đã tràn ngập chiếm hầu hết thị phần tại thị trường trong nước, chỉ còn lại một phần nhỏ dành cho những doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu như Vina Giày, T&T, Biti's… (Trung tâm Xúc tiến thương mại Đà Nẵng 2009).

Chính vì vậy, hướng phát triển của da giày Việt Nam cần đảm bảo cân đối giữa xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, cụ thể: thứ nhất, vẫn có thể giữ nguyên được vị thế xuất khẩu lớn thứ hai của châu Á như hiện nay; thứ hai, các doanh nghiệp trong nước cần đầu tư dần chiếm lĩnh thị trường nội địa thông qua việc phát triển kênh phân phối và thương hiệu. Một sự phát triển xuất khẩu bền vững cũng cần đảm bảo để nhu cầu tiêu thụ trong nước được đáp ứng một cách kịp thời và đầy đủ.

III. TÍNH BỀN VỮNG VỀ XÃ HỘI‌

1. Xuất khẩu da giầy với việc làm và thu nhập

Mở rộng xuất khẩu da giầy trong những năm qua đã sử dụng nhiều lao động, thông qua đó đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư có thu nhập thấp, đặc biệt là dân cư nông nghiệp, qua đó góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu và việc làm trong ngành da giầy, dệt may



2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Tốc độ tăng

bình quân

Da giầy



Kim ngạch

XK (Tỷ USD)

1.559

1.867

2.268

2.692

3.005

3.592

3.963

4.767

4.067

13%

Số lượng lao động (Triệu

người)

0.21

0.26

0.31

0.37

0.41

0.49

0.55

0.66

0.61

14.7%

Dệt may



Kim ngạch

XK (Tỷ USD)

1.975

2.752

3.687

4.386

4.806

5.834

7.784

9.120

9.065

21.6%

Số lượng lao động (Triệu

người)

0.79

1.1

1.4

1.7

1.9

2.3

3.1

3.6

3.45

20.9%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.


(Nguồn: Tổng cục Thống kê 2008, Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2008c và 2009b, Hiệp hội Dệt may Việt Nam 2009)

Có thể thấy, mở rộng xuất khẩu da giầy trong những năm qua đã có những nét tương xứng với tăng việc làm, thu hút lao động. Từ năm 2001 đến năm 2009, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 13% và tốc độ tăng lao động trong ngành là 14,7%. Nhờ duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao trong thời gian qua, ngành da giầy đã khẳng định được vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta trong việc tạo công ăn việc làm cho hơn 600 nghìn lao động.

Không chỉ tạo việc làm cho một bộ phận dân cư, ngành da giầy xuất khẩu đã có những đóng góp đáng kể trong việc tăng thu nhập cho người lao động. Xuất khẩu da giầy chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (bình

quân là 9.06%), thông qua đó đã làm tăng GDP, tăng thu nhập bình quân đầu người. Trong những năm qua, thu nhập bình quân của người lao động trong ngành da giầy đã tăng từ 10-20% tuỳ từng doanh nghiệp. Cụ thể, thu nhập bình quân của lao động ngành da giầy năm 2009, phía nam dao động từ 2,7 triệu đến 8,2 triệu đồng/người/tháng; phía bắc khoảng từ 2-4,5 triệu đồng/người/tháng. Như vậy, không phải là cao nhưng cũng không quá thấp so với mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay (Hồng Quân 2010).

Tuy nhiên, hình thức xuất khẩu da giầy của Việt Nam vẫn là gia công xuất khẩu, do vậy, việc làm và thu nhập của người lao động không ổn định. Biến động thị trường các năm 2006, và đặc biệt là năm 2009 cho thấy, việc làm và thu nhập của người lao động đã bị tổn thương đáng kể.

Từ năm 2006 trở lại đây, tình trạng thiếu hụt lao động đã trở thành bài toán hóc búa đối với các doanh nghiệp da giầy xuất khẩu. Một ví dụ điển hình là tại Hải Phòng hiện có trên 40 doanh nghiệp gia công các sản phẩm da giầy. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, các doanh nghiệp này cần khoảng 63 ngàn lao động. Nhưng số lao động các doanh nghiệp hiện có mới chỉ đáp ứng được 77%. Vậy là, theo tính toán, ngành da giầy Hải Phòng còn thiếu hụt khoảng 14 ngàn lao động, tương đương 23% so với nhu cầu của các doanh nghiệp (Thanh Tùng 2009).

Nguyên nhân của sự thiếu hụt trên là do tác động của việc EU áp thuế chống bán phá giá đối với giầy mũ da Việt Nam khiến phía đối tác dè dặt làm cho đơn hàng giảm, các doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất và bị thiệt hại nặng nề về kinh tế do chỉ sử dụng được 70% công suất thiết kế, bị đóng băng vốn trong đầu tư cơ sở hạ tầng, hao mòn hữu hình và vô hình… Trước tình hình đó, các doanh nghiệp phải chuyển sang sản xuất các mặt hàng giá trị thấp hoặc nhận gia công lại cho các doanh nghiệp khác trong nước nhưng cũng khó khả thi do nhiều tác động khách quan và chủ quan của thị trường, chuyển thị trường thì cũng khó mà thâm nhập vào thị trường mới còn chưa quen, mất nhiều thời gian. Nhiều doanh nghiệp buộc phải cho công nhân nghỉ việc hoặc lúc làm lúc không…

Thêm vào đó, trong bối cảnh chi phí đầu vào sản xuất gia tăng, lợi nhuận của ngành cũng bị giảm đáng kể (năm 2000 đạt 425.8 tỷ đồng, thì đến năm 2008 chỉ còn

378.5 tỷ đồng), việc tăng thu nhập cho người lao động là bất khả thi. Trong khi giá cả biến động, mức lương bình quân trong ngành da giầy là 2.640.000 đồng/tháng chưa hấp dẫn với người lao động. Đây cũng là lý do xảy ra biến động lao động thường xuyên trong ngành da giầy (Hạ Vinh 2009).

Ngoài ra, một loạt vấn đề khác ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần của công nhân như: việc tăng lương tối thiểu không đồng bộ giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước khiến nhiều công nhân bức xúc; thời gian lao động quá nhiều mà thu nhập lại thấp, môi trường lao động và các chế độ lao động khác không phù hợp… Vì vậy, nhiều công nhân có xu hướng chuyển sang các lĩnh vực lao động khác hoặc nghỉ việc (Hạ Vinh 2009).

Giá trị gia tăng trong gia công xuất khẩu da giầy chủ yếu nằm ở sức lao động, yếu tố được xem là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của da giầy Việt Nam những năm qua. Song lợi thế về giá nhân công rẻ và nguồn lao động dồi dào này đang mất dần đi khi người lao động không còn mặn mà với công việc hết sức vất vả, khắc nghiệt mà thu nhập không ổn định. Bằng chứng là ngành da giầy hay xảy đình công và tình trạng khan hiếm lao động đã bắt đầu diễn ra ở nhiều doanh nghiệp da giầy của Hải Phòng trong năm 2009 (Thanh Tùng 2009).

Vì những lý do trên khiến nguồn lao động trong ngành da giầy luôn luôn biến động và có xu hướng ngày càng thiếu hụt. Những biến động thị trường cùng với phương thức gia công là chủ yếu đã dẫn đến những hệ lụy mà suy cho cùng, người chịu những gánh nặng ấy chính là những công nhân lao động trực tiếp tại doanh nghiệp và lao động phụ trợ cho ngành da giầy.

Phân tích trên đây cho thấy, nếu không có những biện pháp ngăn chặn sự biến động trong tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, thì việc định hướng phát triển bền vững ngành, hướng tới xuất khẩu bền vững sẽ là một thách thức lớn đối với ngành da giầy Việt Nam.

2. Xuất khẩu với vấn đề chất lượng và trình độ lao động

Sau gần 20 năm làm hàng gia công cho nước ngoài, Việt Nam đã được tiếp cận với thiết bị, công nghệ, phương thức quản lý tiên tiến và hình thành đội ngũ công nhân lành nghề. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện và động

lực để các doanh nghiệp da giầy Việt Nam có cơ hội tiếp cận và triển khai những mô hình quản lý, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và ứng dụng những thành tựu mới của khoa học công nghệ.

Ngành đã có nhiều dự án nhằm hỗ trợ cán bộ hiệp hội và doanh nghiệp thành viên. Ví dụ, thông qua dự án “Đổi mới và thương hiệu: Công cụ cạnh tranh thành công trên thị trường toàn cầu”, các cán bộ được đào tạo và cung cấp kiến thức về những vấn đề chính sách thương mại, tiếp cận thị trường, xây dựng thương hiệu của da giầy xuất khẩu Việt Nam nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu da giầy trên thị trường quốc tế (Dự án hỗ trợ Thương mại đa biên Mutrap 2009).

Tuy nhiên, thực tế tại nhiều doanh nghiệp, nguồn nhân lực có trình độ cao hiện nay còn rất thiếu và yếu. Số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 5%), chỉ tập trung làm việc ở khối văn phòng (Hạ Vinh 2009). Trình độ cán bộ quản lý điều hành chưa theo kịp sự thay đổi và phát triển nhanh chóng của thị trường. Năng lực sản xuất của ngành chủ yếu tại các cơ sở ngoài quốc doanh và có yếu tố nước ngoài, chứng tỏ năng lực, trình độ ngành phụ thuộc chủ yếu vào làn sóng đầu tư của tư nhân trong nước và quốc tế.

Hiện nay trình độ công nghệ của ngành da giầy Việt Nam đang ở mức trung bình và trung bình khá, song khá lệ thuộc vào nước ngoài về trang thiết bị máy móc. Khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ mới phụ thuộc vào nguồn đầu tư bên ngoài là chủ yếu, đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu và cập nhật công nghệ còn ít và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, kinh nghiệm và khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng về công nghệ còn hạn chế... Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2008a).

Ngoài ra, ngành còn thiếu đội ngũ cán bộ thiết kế để triển khai mẫu mốt theo thị hiếu ngày càng đa dạng của khách hàng, thiếu cán bộ làm công tác pháp lý, am hiểu luật pháp Việt Nam và quốc tế để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đúng quy định pháp luật hiện hành (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2008a). Điều này ảnh

hưởng rất lớn đến khả năng nâng cao giá trị gia tăng, định vị thương hiệu giầy Việt Nam cũng như tránh những biến động đáng tiếc ảnh hưởng đến xuất khẩu da giầy trên thị trường thế giới.

Hiện nay, ngành da giầy nước ta đang sử dụng khoảng 600 nghìn lao động nhưng toàn ngành chưa có một trường đào tạo chính quy về nghề. Bậc nghề trung bình mặc dù đã tăng đạt mức 3,5/7 năm 2009 (năm 2001 là 2/7), tuy nhiên, công nhân được đào tạo chủ yếu theo lối kèm cặp ngay tại xí nghiệp sau khi sử dụng, chỉ có một số ít công nhân là được đào tạo qua các trường công nhân kỹ thuật (thuộc Bộ Công thương) hoặc trường kỹ thuật may (thuộc Tổng công ty Dệt may). Bên cạnh đó năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp, trung bình trên 1 dây chuyền 450 lao động đạt mức sản lượng 500.000 đôi/năm, chỉ bằng 1/35 năng suất lao động của người Nhật, 1/30 của Thái Lan, 1/20 của Malaysia và 1/10 của Indonesia (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2008a).

Việt Nam hiện có hơn 500 doanh nghiệp da giầy nhưng những thương hiệu được người tiêu dùng trong nước biết đến mới chỉ có Biti‟s, Bita‟s, Thượng Đình, Vento, Sholega… Còn những thương hiệu Việt Nam có mặt ở thị trường nước ngoài rất ít. Dường như mới chỉ có Biti‟s (công bố có mặt ở hơn 40 nước), Vento (vươn tới Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Canada, Bắc Mỹ), còn Vina Giày mới có mặt trên thị trường Mỹ (Mạnh Cường 2009). Để có được chỗ đứng trên thị trường quốc tế mà không sử dụng thương hiệu đã có sẵn, các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao trình độ nguồn nhân lực từ khâu thiết kế, sản xuất, phân phối. Bằng việc làm đó mới có thể đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn, sử dụng hết công suất máy móc, thiết bị làm giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng da giầy Việt Nam nhằm phát triển bền vững, tham gia sâu rộng vào thị trường toàn cầu.

3. Xuất khẩu với việc đáp ứng các tiêu chuẩn xã hội, cải thiện điều kiện làm việc

Trong những năm qua, cùng với sự mở rộng xuất khẩu, ngành da giầy đã từng bước có sự quan tâm đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn xã hội, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động và vấn đề giới trong ngành.

Với xu thế toàn cầu hoá và tự do thương mại như hiện nay thì cạnh tranh ngày càng gay gắt là điều không thể tránh khỏi; trong đó, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia... đang và sẽ là những đối thủ cạnh tranh lớn trong khu vực và trên thế giới. Tự do hoá thương mại dần dần sẽ xoá bỏ các hàng rào thương mại như thuế quan, hạn ngạch…; tuy nhiên, các hàng rào kỹ thuật sẽ nảy sinh như yêu cầu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR), về an toàn vệ sinh lao động và hệ thống quản lý môi trường. (Nguyễn Quang Vinh 2006).

Sức ép từ người tiêu dùng (nơi nhập khẩu), xã hội, chính quyền sở tại đối với các nhà cung cấp sản phẩm da giầy là cần đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất và tồn tại trong một môi trường trong sạch, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh công nghiệp, an toàn vệ sinh lao động và không có bóc lột…

Quan niệm về thành công của doanh nghiệp trong những thập kỷ vừa qua đã thay đổi đáng kể. Nếu như trong những thập kỷ 70-80, doanh nghiệp thành công phải là những doanh nghiệp đạt mức lợi nhuận cao và cạnh tranh trên tiêu chí giá cả và chất lượng sản phẩm thì ngày nay, quan niệm đó hoàn toàn thay đổi. Các doanh nghiệp phải nhìn xa hơn, ngoài vấn đề lợi nhuận tài chính còn phải quan tâm đến các giá trị khác như môi trường mà trong đó công ty hoạt động, những ảnh hưởng về mặt xã hội mà công ty đem lại như mức lương và đời sống của công nhân, giải quyết công ăn việc làm...

Các nhà đầu tư nước ngoài, trước khi muốn làm ăn với các công ty da giầy Việt Nam, việc đầu tiên họ làm là cử những nhóm công tác đến khảo sát nhà xưởng của các đối tác Việt Nam để tìm hiểu xem nhà xưởng, môi trường làm việc của người lao động có được chú trọng hay không (Trung tâm thông tin hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ - SMENET 2010). Người lao động luôn là trung tâm của mỗi quá trình sản xuất và là tài sản quý giá nhất của mỗi doanh nghiệp, vì vậy việc tạo ra một môi trường làm việc tốt cho người lao động sẽ tạo ra một không khí làm việc thoải mái giúp giảm căng thẳng và dẫn đến tăng năng suất lao động. Hơn nữa, các đối tác nước ngoài khi nhận thấy điều này sẽ tự tìm đến ký kết hợp đồng kinh doanh

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 21/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí