Kim Ngạch Xuất Khẩu Da Giầy Theo Sản Phẩm Giai Đoạn 2002-2009

là năm 2009, trong điều kiện biến động của tình hình thế giới, kim ngạch xuất khẩu chỉ còn 4.067 tỷ USD, tăng trưởng -14.7% là mức thấp nhất từ trước đến nay.

2. Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu da giầy

Phát triển xuất khẩu da giầy bền vững phải tính đến chất lượng tăng trưởng. Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu được xét trên một số khía cạnh chủ yếu (i) Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng da giầy về sản phẩm, thị trường, thành phần kinh tế, (ii) Giá trị gia tăng xuất khẩu và (iii) Khả năng cạnh tranh của hàng da giầy trên thị trường thế giới.

2.1. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu da giầy

2.1.1. Về cơ cấu sản phẩm

Bảng dưới đây mô tả số lượng và trị giá các sản phẩm da giầy xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2002-2009.

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu da giầy theo sản phẩm giai đoạn 2002-2009

Đơn vị: số lượng: 1000 đôi; trị giá: triệu USD


Năm

Giầy thể thao

Giầy vải

Giầy da nam,

nữ

Sandal và các

loại khác

Tổng

Số

lượng

Trị giá

Số

lượng

Trị giá

Số

lượng

Trị giá

Số lượng

Trị giá

Số

lượng

Trị giá

2002

179.958

1399.775

27.971

92.166

66.690

269.313

58.531

92.902

333.150

1867.12

2003

220.322

1638.025

25.781

56.279

78.681

438.128

68.196

133.741

392.981

2267.36

2004

243.929

1841.285

20.854

99.546

88.953

579.911

66.502

171.608

420.238

2692.36

2005

272.847

2028.559

42.017

201.502

89.574

591.191

68.270

184.329

472.736

3005.38

2006

351.645

2488.955

39.499

255.000

82.093

574.650

79.046

272.958

552.283

3591.563

2007

330.917

2456.942

43.652

328.913

95.652

681.603

98.321

495.351

568.542

3962.81

2008

362.563

2764.999

50.124

433.818

104.72

886.706

107.15

681.715

625.122

4767.24

2009

301.354

2285.710

75.632

508.387

89.152

581.595

119.21

691.407

585.348

4067.1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.


(Nguồn: Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2007, 2008c và 2009b)

Từ năm 2002 đến năm 2009, mặc dù đã có những bước chuyển dịch cơ cấu sản phẩm da giầy xuất khẩu theo hướng tích cực, tuy nhiên toàn ngành vẫn chưa có sự thay đổi lớn. Tỷ trọng của giầy thể thao trung bình chiếm trên 65%, tiếp đến là

giầy da nam, nữ 17.6%; sandanl và các loại khác 9.6%; giầy vải 6.8% trong tổng giá trị xuất khẩu da giầy Việt Nam.

Biểu đồ 3: Tỷ trọng giá trị xuất khẩu theo sản phẩm giai đoạn 2002-2009

Đơn vị: %


Nguồn Hiệp hội Da Giầy Việt Nam 2007 2008c và 2009b Nhìn vào biểu đồ có 1

(Nguồn: Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2007, 2008c và 2009b)

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, tuy giầy thể thao vẫn chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng tỷ trọng của sản phẩm này đã có chiều hướng giảm, đáng chú ý là từ năm 2006 xuất khẩu các sản phẩm giầy thể thao có mũ da đã giảm hẳn. Xuất khẩu giầy vải đã được duy trì; các loại giầy vải cao cấp in thuê, in nối và các loại giầy vải giản đơn, tiện lợi được nhiều khách hàng quan tâm đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến khách hàng có xu hướng tiêu dùng tiết kiệm hơn. Xuất khẩu giầy vải năm 2009 đạt 508.387 nghìn USD chiếm 12.5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tỷ trọng các loại giầy dép khác như: sandal, dép đi trong nhà, dép đi biển… cũng tăng nhưng mức độ tăng không nhiều.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng, xuất khẩu da giầy của Việt Nam trong gần một thập kỷ qua vẫn chưa có sự thay đổi lớn về cơ cấu sản phẩm. Những mặt hàng như giầy vải, sandal, dép đi trong nhà… Việt Nam có thể chủ động được nguyên liệu, mẫu… thì kim ngạch xuất khẩu tăng không đáng kể; trong khi đó, giầy thể

thao, giầy da chủ yếu là làm gia công, nhận nguyên vật liệu và mẫu từ đối tác, giá trị gia tăng thấp thì vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu như vậy chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của xuất khẩu bền vững.

2.1.2. Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường

Thị trường xuất khẩu da giầy của Việt Nam phát triển nhanh chóng trong vòng 10 năm qua. Sau khi nước ta chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ với nhiều ưu đãi giúp cho việc giao lưu hàng hoá thông suốt, ít cản trở, tạo điều kiện cho hàng da giầy thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Việt Nam đã có những bước tiến tích cực trong việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và đang dần đứng vững trên các thị trường. Đến nay, các sản phẩm da giầy Việt Nam đã có mặt ở hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 25 thị trường có kim ngạch xuất khẩu trên 10 triệu USD (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2008c).

Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường chính giai đoạn 2002-2009

Đơn vị: triệu USD


Thị trường

chính

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

EU

1357.58

1600.73

1794.57

1779.09

1966.54

2198.79

2492.32

1948.3

Mỹ

199.55

282.45

454.11

597.05

802.76

866.45

1075.12

1038.1

Nhật Bản

53.92

61.59

82.96

93.72

113.13

115.01

137.57

122.47

Các nước

khác

256.07

322.59

360.62

535.52

709.13

782.56

1062.23

958.23

Tổng

1867.12

2267.36

2692.26

3005.38

3591.56

3962.81

4767.24

4067.1


(Nguồn: Tổng cục Thống kê 2008, Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2008c và 2009b)

Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường chính giai đoạn 2002-2009

Đơn vị: triệu USD


Nguồn Tổng cục Thống kê 2008 Hiệp hội Da Giầy Việt Nam 2008c và 2009b Dựa 2

(Nguồn: Tổng cục Thống kê 2008, Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2008c và 2009b)

Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ kim ngạch xuất khẩu da giầy Việt Nam theo thị trường chính ở trên, có thể nhận thấy rằng thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam dẫn đầu vẫn là các nước EU. Trước đây, xuất khẩu da giầy vào thị trường này chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, tuy nhiên từ năm 2006 đến 2008, mặc dù kim ngạch xuất khẩu vẫn liên tục tăng nhưng tỷ trọng trong tổng kim ngạch đã giảm xuống ở mức 50%. Thị phần xuất khẩu vào thị trường này trước đây chiếm tỷ trọng lớn là do giầy dép của Việt Nam được hưởng ưu đãi theo hệ thống thuế quan phổ cập (GSP) khi nhập khẩu vào EU. Bắt đầu từ năm 2006, do tác động của vụ kiện chống bán phá giá đối với giầy mũ da xuất xứ Việt Nam, các nhà nhập khẩu đã trì hoãn việc đặt hàng vì họ lo sợ mức thuế cao. Tuy nhiên, sau khi có phán quyết cuối cùng của liên minh châu Âu là áp thuế chống bán phá giá 10% với giầy mũ da xuất xứ Việt Nam (trong khi Trung Quốc chịu mức 16.5%) thì tình hình xuất khẩu đã dần ổn định trở lại, khách hàng đã quay trở lại đặt hàng, vì vậy kim ngạch

xuất khẩu toàn ngành năm 2006, 2007, 2008 vẫn đạt chỉ tiêu như kế hoạch đặt ra (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2009b).

Và gần đây nhất, tại cuộc họp ngày 11/06/2008, các thành viên EU đã bỏ phiếu thông qua Dự thảo ưu đãi thuế quan chung GSP giai đoạn 2009-2011 mà EC đề xuất, trong đó mục XII (chủ yếu giầy dép) của Việt Nam sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của EU nữa. Về tác động và thiệt hại, khi các sản phẩm da giầy của Việt Nam xuất khẩu sang EU khi không được hưởng ưu đãi GSP nữa thì lợi thế cạnh tranh về giá các sản phẩm da giầy của Việt Nam sẽ có suy giảm so với các nước khác trong khu vực, do bình quân mỗi đôi giầy XK của Việt Nam phải tăng thêm thuế nhập khẩu vào EU từ 3,5-5% (Hương Giang 2008). Một số đối tác nước ngoài đã di dời đơn hàng sang một số nước khác trong khu vực để tranh thủ lợi thế về GSP như Indonesia, Bangladesh... Từ ngày 01/01/2009 EU chính thức công bố, loại mặt hàng giầy da Việt Nam ra khỏi danh sách các nước được hưởng GSP, cụ thể: thuế suất sẽ từ 4,5% lên 8% đối với giầy mũ da; từ 7,5-8% lên 11,5% đối với giầy giả da và từ 11,5% lên 17% đối với giầy vải (Hương Giang 2008). Điều này đã đặt các doanh nghiệp da giầy Việt Nam vào tình thế khó khăn, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đã giảm mạnh chỉ còn chiếm 48% tổng kim ngạch toàn ngành.

Sau EU là thị trường Mỹ, tại thị trường này, Việt Nam đã vượt qua Italia để trở thành nhà cung cấp lớn thứ tư sau Trung Quốc, Brazil, Indonesia (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2008a). Từ 2002, da giầy luôn là một trong những sản phẩm xuất khẩu hàng đầu sang Mỹ, năm 2009, xuất khẩu vào Mỹ đạt trên 1,03 tỉ USD, chiếm gần 26% tổng kim ngạch toàn ngành.

Thị trường lớn thứ ba của da giầy Việt Nam là Nhật Bản, quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này qua các năm có tăng nhưng không nhiều. Với thị phần xuất khẩu chiếm hơn 3.05% vào năm 2009, thị trường Nhật cũng là một thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam khi mà các đối tác Nhật đang có xu hướng tìm kiếm các đối tác thuộc da và xuất khẩu giầy tại Việt Nam.

Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng xuất khẩu da giầy vẫn dựa chủ yếu vào những thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Năm 2009, cuộc khủng hoảng

tài chính thế giới đã có những tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành da giầy nói riêng. Các nền kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản đều chịu ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng này và do đó tác động mạnh đến kim ngạch xuất khẩu của ngành da giầy.

Sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu chủ yếu là do xuất khẩu vào thị trường Mỹ và EU giảm. Trong điều kiện biến đổi nhanh chóng của thị trường và suy giảm kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính như vậy, việc tập trung vào một số ít thị trường sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đã chủ động tìm cách đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Một mặt, vẫn tăng cường xuất khẩu vào các thị trường chính, đảm bảo giữ vững thị phần, mặt khác tích cực chủ động tìm thị trường mới, vì vậy, đến hết năm 2009, kim ngạch xuất khẩu vào các khu vực thị trường khác chiếm 22.6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành so với 13.7% năm 2002. Có thể nói, đó là dấu hiệu đáng mừng cho thấy thị phần xuất khẩu của da giầy Việt Nam trên thị trường thế giới ngày càng được nâng cao.

2.1.3. Cơ cấu xuất khẩu da giầy theo thành phần kinh tế

Cơ cấu xuất khẩu đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng giảm tỷ trọng khu vực kinh tế Nhà nước, tăng tỷ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) và khu vực tư nhân.


Bảng 3: Cơ cấu xuất khẩu theo thành phần kinh tế giai đoạn 2002-2009

Đơn vị: triệu USD


Năm

DN Nhà nước

DN tư nhân

DN có vốn

ĐTNN

Khu vực khác

Tổng số

KN

%

KN

%

KN

%

KN

%

KN

%

2002

347.86

18.6

542.22

29.0

838.65

44.9

123.40

17.5

1867.12

100

2003

383.79

17.0

786.02

28.0

1097.57

48.4

149.19

6.6

2267.36

100

2004

366.25

13.6

773.39

28.7

1383.06

51.36

169.56

6.3

2692.36

100

2005

236.44

7.86

853.77

28.4

1708.08

56.83

207.19

6.9

3005.38

100

2006

223.01

6.21

1311.61

36.52

1794.90

49.98

262.04

7.3

3591.563

100

2007

217.16

5.48

1474.56

37.21

2013.50

50.81

257.58

6.5

3962.81

100

2008

229.78

4.82

1831.10

38.41

2406.03

50.47

300.34

6.3

4767.24

100

2009

134.21

3.30

1584.14

38.95

2121.0

52.15

227.76

5.6

4067.1

100


(Nguồn: Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2007, 2008c và 2009b)


Biểu đồ 5: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo thành phần kinh tế giai đoạn 2002-2009

Đơn vị: %


Nguồn Hiệp hội Da Giầy Việt Nam 2007 2008c và 2009b Bảng và biểu đồ trên 3

(Nguồn: Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2007, 2008c và 2009b)

Bảng và biểu đồ trên cho thấy khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng khoảng 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trong giai đoạn 2002-2009. Có thể nhận định rằng, hiện nay và trong những năm tới, khuyến khích đầu tư nước ngoài vẫn là một biện pháp quyết định tăng trưởng xuất khẩu ở nước ta. Bên cạnh khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực tư nhân đã chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Đến hết năm 2009, doanh nghiệp tư nhân đã chiếm 38.95% tổng giá trị xuất khẩu. Điều đáng nói là với môi trường kinh doanh không thuận lợi, nhận được ít sự ưu đãi của nhà nước nhưng khu vực tư nhân là khu vực kinh tế hoạt động hiệu quả cả về phương diện kinh tế và xã hội (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 2008, tr.17).

Trong khi đó, các doanh nghiệp nhà nước nhận được sự ưu đãi của nhà nước, được bao cấp lớn, có các bạn hàng truyền thống nhưng trong những năm vừa qua chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu da giầy. Có thể nói rằng, với kết quả xuất khẩu như vậy, khu vực kinh tế nhà nước chưa thể hiện vai trò chủ đạo, dẫn dắt các khu vực khác trong ngành. Năng lực xuất khẩu yếu kém của các doanh nghiệp nhà nước là một thách thức đối với việc xuất khẩu bền vững của nước ta hiện nay.

Tỷ trọng xuất khẩu cao của khu vực có vốn ĐTNN cho thấy Việt Nam đã tận dụng được cơ hội của mở cửa nền kinh tế để thu hút đầu tư phục vụ phát triển xuất khẩu da giầy. Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài chưa có sự chuyển biến về công nghệ và năng suất, nhiều nhận định cho rằng FDI ở nước ta đóng góp nhiều nhất về thu hút việc làm nhưng chưa tạo ra được nhiều thặng dư thương mại hay sự phát triển công nghiệp theo chiều sâu (David Dapice 2003, tr.5). Bên cạnh đó, những tác động xã hội và môi trường trong khu vực có vốn ĐTNN cũng ngày càng tăng, thể hiện ở những trường hợp vi phạm quy định bảo vệ môi trường, các vụ đình công tăng lên trong các doanh nghiệp này. Việc xuất khẩu lệ thuộc quá mức vào FDI cũng là rủi ro đối với phát triển bền vững đặc biệt là trong điều kiện có biến động lớn từ nền kinh tế thế giới.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 21/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí