Những Mục Tiêu Cơ Bản Đối Với Phát Triển Bền Vững Ở Việt Nam

(Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam là một chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ 21.

3.1. Những mục tiêu cơ bản đối với phát triển bền vững ở Việt Nam

Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX đã khẳng định chiến lược: "Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của đất nước trên trường quốc tế được nâng cao" (Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam 2003). Trong chiến lược đó, mục tiêu phát triển của Việt Nam là: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường"; "Phát triển KT-XH gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học".

Trên cơ sở nền tảng là mục tiêu phát triển KT-XH tổng quát của Đảng, hội đồng PTBV quốc gia đã đề ra những mục tiêu cơ bản cho PTBV của Việt Nam.

Mục tiêu tổng quát của PTBV: đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế: đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau.

Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội: đạt được kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chất lượng chăm

sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi người đều có cơ hội được học hành và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong một xã hội, duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hoá dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần.

Mục tiêu của phát triển bền vững về môi trường: khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; bảo vệ được các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn đa dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2004, tr.21).

3.2. Những nguyên tắc cơ bản đối với phát triển bền vững ở Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, trong quá trình phát triển cần thực hiện những nguyên tắc chính sau đây:

Thứ nhất, con người là trung tâm của PTBV. PTBV phải đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đây là nguyên tắc quán triệt nhất quán trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước.

Xuất khẩu hàng da giầy Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 2010 - 11

Thứ hai, trong giai đoạn phát triển sắp tới phải luôn coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng để phát triển bền vững, bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm cho nhân dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa với phát triển xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trường lâu bền. Từng bước thực hiện nguyên tắc "mọi mặt: kinh tế, xã hội và môi trường đều cùng có lợi".

Thứ ba, quá trình phát triển không thể tách rời bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường. Tích cực và chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trường do hoạt động của con người gây ra. Cần áp dụng rộng rãi nguyên tắc "Người gây thiệt hại đối với tài nguyên và môi trường thì phải bồi hoàn". Cần xây

dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và có hiệu lực về công tác bảo vệ môi trường; chủ động gắn kết và có chế tài bắt buộc lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển KT-XH, coi yêu cầu về bảo vệ môi trường là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá PTBV.

Thứ tư, quá trình phát triển phải bảo đảm đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai. Tạo lập điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận tới những nguồn lực chung và được phân phối công bằng những lợi ích công cộng, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hoá tốt đẹp cho những thế hệ mai sau, sử dụng tiết kiệm những tài nguyên không thể tái tạo lại được, gìn giữ và cải thiện môi trường sống, phát triển hệ thống sản xuất sạch và thân thiện với môi trường; xây dựng lối sống lành mạnh, hài hoà, gần gũi và yêu quý thiên nhiên.

Thứ năm, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nước. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất, trước mắt cần được đẩy mạnh sử dụng ở những ngành và lĩnh vực sản xuất có tác dụng lan truyền mạnh, có khả năng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực sản xuất khác.

Thứ sáu, PTBV là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ, ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân. Phải huy động tối đa sự tham gia của mọi người có liên quan trong việc lựa chọn các quyết định về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường ở địa phương và trên quy mô cả nước. Bảo đảm cho nhân dân có khả năng tiếp cận thông tin và nâng cao vai trò của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt của phụ nữ, thanh niên, đồng bào các dân tộc ít người trong việc đóng góp vào quá trình ra quyết định về các dự án đầu tư phát triển lớn, lâu dài của đất nước.

Thứ bảy, gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để PTBV đất nước. Phát triển các quan hệ song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế và khu vực; tiếp thu có chọn lọc những tiến

bộ khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển bền vững. Chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trường do quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế gây ra.‌

Thứ tám, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội (Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2004, tr.23,24).

II. GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG DA GIẦY VIỆT NAM

1. Giải pháp đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu da giầy cao và ổn định

1.1. Đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguyên, phụ liệu

Ðể khắc phục tình trạng hầu hết nguyên phụ liệu sản xuất phải nhập khẩu, ngành cần phải chú trọng phát triển sản xuất nguyên liệu trong nước để chủ động trong cân đối vật tư, đảm bảo tiến độ giao hàng và hiệu quả sản xuất qua đó tăng lợi nhuận. Trước hết chỉ nên tập trung vào một vài loại nguyên liệu chủ yếu mà ngành sử dụng như da và giả da, cao su thay vì đầu tư sản xuất tràn lan tất cả các nguyên phụ liệu dẫn tới không khai thác hết năng lực sản xuất và bị lỗ.

Đối với nguyên liệu da: tập trung mở rộng các đàn trâu bò, đàn lợn, dê; dần dần phát triển thêm các loài khác như cá sấu, trăn, đà điểu, vừa cung cấp thịt, vừa cung cấp các loại da sang trọng và đắt tiền làm nguyên liệu cho ngành. Đặc biệt cần khuyến khích mô hình chăn nuôi trang trại với quy mô lớn (như hỗ trợ tín dụng, kỹ thuật giết mổ, phương thức bảo quản…), cải tạo giống đàn gia súc, tạo ra những con giống lai to hơn để tăng diện tích bề mặt da. Tuyên truyền, khuyến khích người chăn nuôi xác định được rằng lấy da là một trong hai mục tiêu chính của chăn nuôi và giết mổ gia súc; đồng thời sắp xếp lại việc mổ gia súc vừa đảm bảo vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, vừa tận thu nguồn da.

Đối với nguyên liệu cao su: tăng cường đầu tư cho các cơ sở sản xuất cao su trong hoặc ngoài nhà máy giầy, tạo điều kiện cho việc sản xuất các loại đế cao su tự nhiên và cao su tổng hợp có chất lượng cao.

Đối với các nguyên phụ liệu khác: các nguyên liệu khác đặc biệt là nguyên liệu mũ giầy (giả da PVC, giả da PU… ) đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm, rủi ro nhiều nên Chính phủ cần có những cơ chế hỗ trợ về lãi suất vốn vay, mặt bằng, thuế ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư. Không nên đồng nhất việc sản xuất nguyên liệu trong nước với việc thực hiện toàn bộ các công đoạn xử lý nguyên liệu thô cho tới sản phẩm hoàn chỉnh, có thể chúng ta chỉ tiến hành thực hiện một số công đoạn trung gian nếu thấy có lợi hơn.

Ngoài ra, cần thiết lập các nhà xưởng kim khí nhỏ, độc lập hoặc các xưởng tại các nhà máy cơ khí chuyên ngành, nhà máy nhựa nhiệt cứng, nhà máy nhựa nhiệt dẻo để chế tạo các khuôn mẫu phụ tùng, phụ liệu kim loại và phi kim cho sản xuất giầy dép. Nếu ngành cơ khí nước ta có khả năng sản xuất một số sản phẩm thử nghiệm thì doanh nghiệp sẽ vừa tiết kiệm được chi phí đầu tư, vừa có khả năng thực hiện được các sáng kiến cải tiến công nghệ sản xuất.

Trong thời gian tới, cần thiết để các doanh nghiệp đầu tư hình thành các khu trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu bảo thuế, phục vụ sản xuất da giầy tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Có thể cho các khu trung tâm này được miễn thuế thu nhập trong thời gian 5 năm, hỗ trợ đơn giản hóa các thủ tục hải quan. Tuy nhiên, trước mắt, trong năm 2010, ngành xác định vẫn phải nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài về phục vụ cho sản xuất, nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu tiêu thụ, đảm bảo giao hàng đúng thời hạn.

1.2. Tăng cường đầu tư cho hoạt động thiết kế mẫu, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu

Hoạt động nghiên cứu, phát triển, thiết kế mẫu, đa dạng hóa sản phẩm đòi hỏi khả năng tài chính, công nghệ và trình độ chuyên sâu rất cao nhưng lại tạo ra được nhiều giá trị gia tăng. Từ trước đến nay, các khâu nói trên đều do các công ty đa quốc gia và các nước công nghiệp da giầy phát triển thực hiện. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế về tài chính, hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, cán bộ chuyên nghiệp… Tuy nhiên, trước mắt các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua hình thức ưu đãi về vốn vay,

hay đầu tư nước ngoài… xâm nhập vào một số lĩnh vực gắn liền với đặc thù và Việt Nam có thế mạnh như công nghệ thuộc da, làm đế giầy.

Hiện tại, do phần lớn các sản phẩm xuất khẩu là hàng gia công làm theo mẫu đặt hàng nên các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam chưa phải lo trực tiếp về vấn đề tìm hiểu và thiết kế mẫu mốt. Về lâu dài, muốn tự chủ sản xuất và thiết lập thương hiệu riêng cho sản phẩm thì cần hỗ trợ cho việc phát triển các trung tâm mẫu mốt. Tiếp tục hỗ trợ Trung tâm Mẫu và Đào tạo - Viện nghiên cứu Da giầy và Viện mẫu thời trang Việt Nam (FADIN) trong việc tổ chức khoá đào tạo nâng cao năng lực thiết kế tạo dáng thời trang sản phẩm giầy dép cho các doanh nghiệp, các tổ chức ngành da giầy, các làng nghề.

Các doanh nghiệp cần chủ động tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế để có thêm nhiều cơ hội nắm bắt được những xu hướng thời trang trên thế giới, mặc dù việc làm này có thể khá tốn kém và chưa đem lại lợi ích trực tiếp. Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là cần thiết. Ðây là một công việc phải tiến hành liên tục hàng chục năm, chi phí lớn, có nhiều rủi ro, đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng theo nguồn lực của mình.

Hiện nay, giầy thể thao vẫn chiếm hơn 50% trong cơ cấu các sản phẩm da giầy, ngành da giầy Việt Nam cần chú trọng sản xuất sản phẩm đa dạng, phù hợp với thu nhập và điều kiện sống, làm việc của nhiều tầng lớp dân cư như các loại giầy vải, giầy dép phụ nữ, trẻ em, dép đi trong nhà và các sản phẩm giầy dép bảo hộ. Thông qua đó có thể mở rộng thị trường tiêu thụ, tận dụng công suất máy móc, góp phần giảm giá thành sản phẩm và tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động.

1.3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thị trường và quảng bá sản phẩm

Khi chuyển sang phương thức tự sản xuất tự lo tiêu thụ, công tác thị trường là quan trọng nhất, bao gồm nhiều kỹ thuật phức tạp đòi hỏi nhiều chi phí.

Một vấn đề không thể xem nhẹ là phải xây dựng được một hệ thống thông tin thị trường có khả năng cung cấp nhanh chóng và chính xác các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp như các thông tin về số lượng, chất lượng, dự báo nhu cầu, khí hậu, chủ trương chính sách của Việt Nam và nước bạn hàng trong ngành da giầy… Ngoài việc cung cấp các thông tin về thị trường thế giới cho các doanh nghiệp Việt

Nam cũng cần thiết phải giới thiệu, quảng bá khả năng sản xuất giầy dép của cả nước, cả ngành, của từng trung tâm lớn để tạo nên một hình ảnh đồng bộ đủ lớn và hấp dẫn với khách hàng.

Bên cạnh các nỗ lực của doanh nghiệp, cần chú trọng nhiều hơn đến công tác xúc tiến thương mại ở cấp độ quốc gia, ngành sản xuất, vùng sản xuất. Chính phủ cần có các quỹ khuyến khích công tác này trên các thị trường chủ yếu của ngành. Nếu công tác này thực hiện tốt thì công tác tiếp thị của doanh nghiệp sẽ thuận lợi rất nhiều.

Các cơ quan nghiên cứu của Chính phủ, các tổ chức xúc tiến thương mại, mà cụ thể là Cục xúc tiến Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hiệp hội Da - Giầy cần phải cung cấp kịp thời các dự báo về xu hướng tiêu dùng, tình hình thị trường để các doanh nghiệp có thể lập và điều chỉnh sản xuất, kinh doanh linh hoạt theo các thay đổi của môi trường kinh doanh. Việc phổ biến, tư vấn về các chính sách, tập quán thương mại, lộ trình hội nhập quốc tế của quốc gia cũng là một đòi hỏi cấp thiết của doanh nghiệp hiện nay.

2. Giải pháp giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu và giải quyết các vấn đề xã hội

2.1. Nâng cao năng lực con người

Vấn đề đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, văn phòng cũng như đội ngũ công nhân lành nghề trong ngành da giầy cần được quan tâm một cách đúng mức.

Đối với đội ngũ quản lý, các doanh nghiệp cần phối hợp với cơ quan Nhà nước, hiệp hội, trường đại học để củng cố nội dung và hình thức đào tạo đội ngũ cán bộ. Cụ thể, các doanh nghiệp tiến hành cử các chuyên gia, cán bộ tham gia giảng dậy các chuyên đề thông qua các hình thức như: báo cáo chuyên đề, seminar, hội thảo, tọa đàm… nhằm tạo điều kiện cho cán bộ hiện tại tiếp thu, cập nhật tình hình mới. Kết hợp với hiệp hội tổ chức đào tạo theo định kỳ 6–12 tháng/1 lần cho đội ngũ nhân viên kỹ thuật làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu và các cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu để họ có cơ hội nâng cao nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ, am hiểu luật pháp; tổ chức các chuyến tham qua trao đổi kinh nghiệm

và nắm bắt thị trường và công nghệ mới. Bên cạnh đó, chủ động kết hợp chặt chẽ với các trường để tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận thực tế bằng cách tăng thời lượng thực tập về các nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng, thanh toán quốc tế, thuế, hải quan, vận tải bảo hiểm, triển lãm quảng cáo… Khuyến khích sinh viên ở lại làm việc sau khi thực tập bằng nhiều chế độ đãi ngộ như môi trường làm việc, phương tiện đi lại, thu nhập và thưởng…

Đối với công nhân, các doanh nghiệp phải tiến hành các biện pháp tuyển dụng và đào tạo một cách có hệ thống để thu hút và giữ chân lao động sau đào tạo. Cụ thể, doanh nghiệp nên liên kết, đầu tư trang thiết bị cho các đơn vị đào tạo tại các trường trung cấp kỹ thuật tại địa phương có nguồn lao động dồi dào để họ tự tuyển, sau đó tài trợ kinh phí dạy nghề cho những lao động đã tuyển được. Các doanh nghiệp da giầy Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì thế có thể tiến tới thành lập trường, trung tâm đào tạo tại hiệp hội để đảm bảo hiệu quả kinh tế, đảm bảo tính sát thực, gần gũi với thực tế của hoạt động đào tạo.

2.2. Cải thiện điều kiện làm việc, vệ sinh an toàn lao động cùng các chế độ hỗ trợ khác

Đầu tư mới hoặc cải tạo các hệ thống hút nóng trong các phân xưởng, hệ thống hút bụi tại chỗ, thay thế máy móc thiết bị cũ bằng các thiết bị công nghệ hiện đại có hệ số an toàn lao động cao hơn, ít gây ô nhiễm. Ví dụ, bằng cách tưởng như rất đơn giản Công ty Giày Ngọc Hà đã tận dụng một chiếc máy bơm cũ sửa lại phục vụ cho hệ thống làm mát phun nước từ trên mái nhà xuống. Toàn bộ hệ thống này chỉ phải đầu tư 500.000 đồng mà đã giúp cho nhiệt độ trong xưởng giảm được 3 đến 4 độ (Nguyễn Đức Minh 2007).

Trong các doanh nghiệp cần có phòng ban an toàn vệ sinh lao động riêng hoặc cán bộ chuyên trách, xây dựng đủ phòng y tế và bổ sung đủ số lượng, y sĩ, bác sĩ, phương tiện sơ cứu. Việc cấp trang thiết bị bảo hộ lao động và các phương tiện bảo hộ lao động khác cho nữ cần được chú ý để phù hợp với người sử dụng. Tuyên truyền nâng cao ý thức sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động trong khi làm việc, tăng cường đội ngũ giám sát việc thực hiện vệ sinh an toàn lao động, có hình thức phạt nếu người lao động vi phạm.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 21/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí