Bối Cảnh Quốc Tế Và Trong Nước Ảnh Hưởng Đến Xuất Khẩu Bền Vững Mặt Hàng Da Giầy Việt Nam

Yếu kém về nguồn nhân lực: nguồn lao động của nước ta dồi dào nhưng thiếu đào tạo, ý thức kỷ luật và tác phong lao động chưa cao. Thiếu lao động có tay nghề cao, năng suất lao động thấp. Đội ngũ doanh nhân thiếu đào tạo chính quy, am hiểu pháp luật và thị trường còn hạn chế. Nguồn lực để thiết kế mẫu, xây dựng thương hiệu còn yếu kém, chủ yếu vẫn làm hàng gia công cho nước ngoài.

Hạn chế về năng lực thực thi các quy định về môi trường: chạy theo thành tích xuất khẩu và lợi ích ngắn hạn trong phát triển xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đồng thời, ngành chưa có hệ thống giải pháp cụ thể, đồng bộ về khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường…

Còn có thể kể thêm một số nguyên nhân khác như chính sách tỷ giá chưa thực sự linh hoạt và điều chỉnh có lợi cho xuất khẩu, các vấn đề cải cách doanh nghiệp Nhà nước chưa hiệu quả, chưa tập trung tạo dựng uy thế cho mình như thương hiệu, quảng cáo, đầu tư cho khoa học, công nghệ…

Tóm lại, xuất khẩu da giầy Việt Nam trong những năm qua chưa thực sự bền vững. Chính sách xuất khẩu của ngành mới có tác dụng khai thác lợi thế so sánh có sẵn chứ chưa nâng cao giá trị gia tăng. Toàn ngành da giầy đã hướng tới xuất khẩu và có những chỉ tiêu về kim ngạch, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, khả năng thu hút việc làm khá cao, đồng thời đã có sự cải thiện nhất định về cơ cấu xuất khẩu nhưng nhìn chung, xuất khẩu da giầy theo các tiêu chí XKBV còn chưa thật rõ nét. Ngành da giầy Việt Nam vẫn chủ yếu dựa trên gia công xuất khẩu, giá trị gia tăng tạo ra hầu hết nằm trong lực lượng lao động dồi dào và giá rẻ, hơn nữa ngành cũng đang phải đối phó với các vấn đề ô nhiễm môi trường. Những điều trên đã đặt ra vấn đề, cần có những chiến lược, những giải pháp để có thể phát triển xuất khẩu da giầy một cách bền vững.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU HÀNG DA GIẦY NHẰM THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG‌‌


I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG DA GIẦY VIỆT NAM

1. Dự báo xu hướng phát triển thị trường da giầy thế giới đến năm 2020

1.1. Về tình hình tiêu thụ

Mặc dù nền kinh tế thế giới có những biến động nhưng nhu cầu về các sản phẩm da giầy của thế giới vẫn không ngừng tăng, và ngày càng đa dạng, cả về chất lượng, giá cả, chủng loại… Đối với từng khu vực kinh tế và thương mại khác nhau có xu hướng tiêu dùng các sẩn phẩm da giầy khác nhau.

Châu Á – Thái Bình Dương: đây vẫn là khu vực có tổng khối lượng tiêu thụ lớn nhất thế giới, đạt 6.528 triệu đôi năm 2008, chiếm gần 50% tổng giá trị da giầy tiêu thụ của thế giới. Tuy nhiên, tính bình quân số sản phẩm tiêu thụ chỉ khoảng 1.7 đôi/người/1 năm do thu nhập của người dân Châu Á có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng không tương xứng với tốc độ tăng dân số (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2008a).

Châu Mỹ: Châu Mỹ là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu da giầy lớn nhất thế giới về trị giá, mức tiêu thụ giầy dép bình quân khoảng 4.1 đôi/1 người/1 năm (năm 2008), gấp gần 2 lần so với mức trung bình của thế giới (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2008a).

Châu Âu: Châu Âu mà điển hình là khu vực EU – khu vực có mức sống vào loại cao nhất thế giới, mức tiêu thụ giầy dép bình quân khoảng 4 đôi/ người/1 năm (năm 2008). Châu Âu là một trong những thị trường tiêu thụ các sản phẩm da giầy lớn nhất thế giới, đòi hỏi cao về chất lượng và kiểu dáng (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2008a).

Sản lượng các sản phẩm da giầy của thế giới hiện nay là 14 tỷ đôi/năm, dự báo đến năm 2010 sẽ đạt 16 tỷ đôi, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đang có xu hướng

chuyển mạnh từ các sản phẩm bằng nhựa rẻ tiền sang các sản phẩm có tính chất bền, đẹp, sang trọng (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2008a).

Bảng 7: Dự báo nhu cầu tiêu thụ da giầy trên thế giới đến năm 2020

Đơn vị: đôi/người/năm


Khu vực thị trường

Năm 2008

Năm 2010

Năm 2020

Số lượng

Bình quân

Số lượng

Bình quân

Số lượng

Bình quân

Châu Á

6528

1.7

7311

1.85

8188

2.0

Châu Mỹ

3611

4.1

4044

4.5

4488

4.9

Châu Âu

2816

4.0

3154

4.4

3532

4.8

Phần còn lại

của thế giới

1399

1.1

1566

1.2

1754

1.3

Tổng cộng

14354

2.2

16075

2.4

4001

2.6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Xuất khẩu hàng da giầy Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 2010 - 10


(Nguồn: Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2008a, Nguyễn Hữu Khải 2008)

1.2. Về xu hướng sản xuất, xuất nhập khẩu

Trong những năm tới, ngành da giầy thế giới tiếp tục có xu hướng chuyển dịch sản xuất sang các nước đang phát triển, đặc biệt hướng vào các nước có môi trường đầu tư thuận lợi, chính trị ổn định và an toàn, trong đó, Châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất da giầy chính của thế giới (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2008a). Trong tương lai, ngành công nghiệp da giầy thế giới sẽ định vị lại thành hai khu vực rõ rệt hơn: các nước công nghiệp phát triển Bắc Mỹ và Châu Âu chuyên sản xuất các loại giầy cao cấp và các khu vực khác – chủ yếu là Châu Á và Nam Mỹ sẽ tập trung sản xuất các loại giầy dép có phẩm cấp thấp hơn (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2006).

Hiện nay, một số nước nhập khẩu da giầy lớn của thế giới chủ yếu do các nước Đông Á cung cấp, Trung Quốc dẫn đầu với các sản phẩm có giá thành thấp, các sản phẩm giầy da với giá cả bình dân được Brazil sản xuất, còn những mặt hàng giầy da cao cấp, giá cả cao hơn có xuất xứ từ Italia và Tây Ban Nha.

Một trong những xu hướng phát triển quan trọng hiện nay là các nước sản xuất giầy da Châu Á đang cố gắng giải phóng mình khỏi sự phụ thuộc và đối tác nước ngoài về vốn, công nghệ, nguyên phụ liệu, mẫu… nhằm độc lập trong quá trình sản xuất kinh doanh, tạo các sản phẩm hoàn chỉnh để xuất khẩu, thu được giá trị gia tăng cao (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2006).

2. Định hướng phát triển của ngành da giầy Việt Nam đến năm 2020

Chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và định hướng đến 2020 đã đề ra mục tiêu, quan điểm phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững với nội dung cơ bản là: “nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và cải tạo, các loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ; mở rộng và đa dạng hóa thị trường và phương thức kinh doanh; hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới” (Bộ Thương mại 2002).

Trên cơ sở quan điểm về phát triển kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng của Đảng và Chính phủ, Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam đã giới thiệu dự thảo “Chiến lược xuất khẩu ngành da giầy cho giai đoạn 2010-2015” trên cơ sở bản chiến lược của Hiệ p hộ i da giầy Việt Nam giai đoạn 2006-2010. Đây là mộ t chiến lược trung hạn nhằm thực hiện các hoạt động mang tính sáng kiến, hỗ trợ ngành củng cố và tối ưu hóa khả năng xuất khẩu, đồng thời tạo đà phát triển xuất khẩu bền vững theo tầm nhìn 2020.

Để xây dựng ngành da giầy phát triển bền vững trong tương lai, dự thảo quy hoạch đã đưa ra 3 kịch bản phát triển: kịch bản cơ sở, kịch bản cao, kịch bản thấp.

Kịch bản cao cho năm 2010 và năm 2020 lần lượt là, nếu tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước là 7.00% và 8.5% thì tổng sản phẩm giầy dép các loại sẽ là 766.1 triệu và 1846 triệu đôi; 99.6 triệu và 361 triệu sản phẩm cặp túi ví; kim ngạch xuất khẩu da giầy đạt khoảng 6.2 tỷ và 18.1 tỷ USD, chiếm 10.31% và 10.65% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Kịch bản thấp được dự tính cho năm 2010 và 2020 lần lượt là, nếu tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước là 6.80% và 7.00% thì tổng sản phẩm giầy dép các loại sẽ đạt 759.3 triệu và 1568 triệu đôi; 98.0 triệu và 285 triệu sản phẩm cặp túi ví; kim ngạch xuất khẩu da giầy đạt khoảng 5.8 tỷ và 14.8 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 9.61% và 8.68% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (Viện nghiên cứu Da giầy 2008).

Tuy nhiên, sau khi phân tích tình hình thực tế của năm 2009, ngành đã lựa chọn kịch bản cơ sở do có các chỉ tiêu phù hợp với dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành công nghiệp nói riêng đến năm 2020. Theo đó, nếu như năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước là 6.5%, GDP bình quân đầu người khoảng 1237 USD thì tổng sản phẩm giày dép các loại sẽ là 761 triệu đôi, 107 triệu sản phẩm cặp túi ví; kim ngạch xuất khẩu da giầy đạt khoảng 6.2 tỷ USD, chiếm 10.29% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Với giai đoạn từ 2011 – 2020, nếu tăng trưởng GDP ổn định ở mức 7.5% thì tổng sản phẩm giầy dép sẽ đạt 1698 triệu đôi vào năm 2020, cặp túi ví các loại đạt 311 triệu cái, mang lại kim ngạch xuất khẩu da giầy là 16.5 tỷ USD, chiếm 9.68% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Trong giai đoạn 2010-2015 tầm nhìn 2020, mục tiêu cụ thể cần đạt được của ngành da giầy theo đề xuất trong dự thảo chiến lược là “chuyển đổi thành công từ phương thức gia công sang sản xuất toàn diện, tập trung vào sản phẩm thời trang và chất liệu da”. Bên cạnh đó, đặt trọng tâm vào việc tối ưu hóa năng lực gia công hiện có và những công nghệ, thiết bị hiện đang sử dụng; gắn kết và xây dựng các liên kết ngành nhằm mang lại lợi ích thực tế cho tất cả các nhà sản xuất và kinh doanh trong ngành, ví dụ các nỗ lực chung trong xúc tiến xuất khẩu, chủ động ứng phó với các vụ kiện thương mại, các chương trình đào tạo chung về phát triển sản phẩm và đào tạo kỹ năng quản lý nhằm phát triển kỹ năng của người lao động và năng lực làm việc cao cấp (Trang Thông tin thị trường hàng hóa Việt Nam - Bộ Công Thương 2010).

Ngoài ra, ngành da giầy Việt Nam định hướng phát triển theo cả 2 hướng là làm hàng xuất khẩu và làm hàng nội địa thông qua làm chủ công nghệ và thiết kế để phát triển đủ chuỗi giá trị gia tăng (Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 2008a).

Để đạt được mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành da giầy, đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước, tạo nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao hiệu quả, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu, chuyển mạnh từ gia công sang tự sản xuất và phát triển vững chắc trong tương lai, ngành dự kiến kim ngạch xuất khẩu da giầy Việt Nam qua các giai đoạn theo như bảng 8 dưới đây.

Bảng 8: Định hướng phát triển ngành da giầy Việt Nam qua các giai đoạn


Năm

2015

2020

2025

Kim ngạch XK da giầy

10,4 tỷ USD

16,5 tỷ USD

24 tỷ USD

Tỉ lệ nội địa hoá

60-65%

75-80%

80-85%

Tốc độ tăng trưởng

11,17%/năm

9,84%/năm

7,2%/năm

Lao động trực tiếp

(người)

838.000

Trên 1 triệu

1,16 triệu


(Nguồn: Trang Thông tin thị trường hàng hóa Việt Nam - Bộ Công Thương 2010)


2.1. Đối với công nghiệp thuộc da, sản xuất nguyên phụ liệu

Tập trung khai thác tối đa mọi nguồn lực, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu, xây dựng các khu giao dịch nguyên phụ liệu tạo điều kiện cho sản xuất, đáp ứng nhanh mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng.

Đầu tư di dời và nâng cấp các xưởng thuộc da hiện có vào khu công nghiệp tập trung, xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo theo quy định pháp luật hiện hành về quản lý môi trường.

Ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn kết hợp với việc sử dụng các hóa chất ít độc hại trong quá trình thuộc da.

Đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến ở khâu hoàn thiện da thành phẩm, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý nhằm khai thác tốt hơn năng lực thuộc da hiện có, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa các mặt hàng da thuộc.

Chú trọng đào tạo bồi dưỡng kỹ thuật cho cán bộ, công nhân kỹ thuật thuộc da. Đề xuất mở mới khoa (bộ môn) thuộc da tại các trường đại học nhằm cung cấp các kỹ sư chuyên ngành cung cấp cho các doanh nghiệp và viện nghiên cứu da giầy.

Ưu tiên các dự án đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu làm mũ giầy, đồng thời có chính sách phối hợp với ngành dệt may cung cấp vải đáp ứng nhu cầu cho sản xuất giầy dép xuất khẩu. Ngoài ra, quan tâm đầu tư sản xuất phụ tùng, linh kiện khuôn mẫu, bao bì phục vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng (Viện nghiên cứu Da giầy 2008).

2.2. Đối với ngành giầy, đồ da

Khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi từ phương thức gia công xuất khẩu sang tự sản xuất nhằm tăng tỷ lệ giá trị gia tăng tại Việt Nam, nâng cao hiệu quả và chủ động trong sản xuất kinh doanh.

Tập trung đầu tư vào khâu thiết kế mẫu thời trang giầy dép nhằm dần chủ động việc thiết kế, làm mẫu chào hàng, triển khai sản xuất. Từng bước tạo dựng tên tuổi, thương hiệu sản phẩm riêng trên thị trường trong và ngoài nước, giữ vững và nâng cao uy tín doanh nghiệp, hướng tới xây dựng các trung tâm giao dịch và xúc tiến thương mại của ngành.

Chú trọng đầu tư công nghệ sản xuất tự động, ứng dụng quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO-9000, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO-14000, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn OSH-18000, áp dụng mọi biện pháp nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm giầy, đồ da Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Duy trì, xây dựng và thúc đẩy phát triển các làng nghề truyền thống tại các tỉnh thành phố nhằm cung cấp nhiều hơn các loại giầy dép cho thị trường nội địa. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực giầy da thời trang nhằm tăng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của các nước phát triển Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản (Viện nghiên cứu Da giầy 2008).

2.3. Đối với lĩnh vực Khoa học – Công nghệ - Đào tạo

Con người và khoa học – công nghệ là mấu chốt cho sự phát triển bền vững nói chung và xuất khẩu bền vững nói riêng. Chính vì thế, việc nghiên cứu cải tiến

khoa học – kỹ thuật - công nghệ tiên tiến; đào tạo, xây dựng đội ngũ lao động trình độ cao phải được đặc biệt coi trọng. Trong những năm tới, ngành da giầy cần:

Khẩn trương tập trung vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đầu ngành với những chính sách và biện pháp tích cực để có được những cán bộ giỏi có chuyên môn, đủ sức nắm bắt và triển khai những nội dung nghiên cứu khoa học mang tính đón đầu, đột phá, mở đường cho việc tạo ra những sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao, tiếp thu ứng dụng công nghệ mới, đóng góp tích cực cho sự chuyển đổi phương thức sản xuất trong toàn ngành.

Quan tâm thỏa đáng tới việc đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề và bậc cao nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất, gia tăng giá trị nội địa của sản phẩm.

Xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành nhằm tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp sản xuất giầy dép, sản xuất nguyên phụ liệu, sản xuất phụ tùng và máy móc thiết bị cho ngành giầy dép…

Phối hợp hoạt động của hiệp hội đại diện ngành và cơ quan liên bộ để tránh những nguy cơ phát sinh từ các vụ kiện chống bán phá giá từ các nước nhập khẩu đối với hàng da giầy có xuất xứ Việt Nam đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành cũng như xuất khẩu da giầy bền vững (Viện nghiên cứu Da giầy 2008).

3. Những mục tiêu và nguyên tắc cơ bản về phát triển bền vững theo chương trình nghị sự 21 của Việt Nam

Trong những năm qua, phát triển KT-XH ở nước ta vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; năng suất lao động còn thấp; công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu và thải ra nhiều chất thải. Dân số tăng nhanh, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; các dịch vụ cơ bản về giáo dục và y tế hiện còn bất cập, các loại tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn triệt để... Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả. Môi trường thiên nhiên ở nhiều nơi bị phá hoại nghiêm trọng, ô nhiễm và suy thoái đến mức báo động.

Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước như Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế, Chính phủ Việt Nam ban hành "Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam"

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 21/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí