hành chính về ô nhiễm môi trường của huyện cần được thực hiện theo đúng quy định của luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, đảm bảo đúng thẩm quyền.
2.1.2. Hiện trạng vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, kinh tế huyện Tam Dương đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo thuận lợi cho quá trình xây dựng nông thôn mới, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đang nảy sinh nhiều hệ lụy phức tạp, trong đó, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường đang có xu hướng gia tăng, ngày một gay gắt, đe dọa trực tiếp tới các thành quả về phát triển của huyện.
2.1.2.1. Hiện trạng vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường nước
Với kết quả quan trắc của các cơ quan chuyên môn cho thấy, về môi trường nước, mặt quan trắc 13/13 mẫu tại các ao hồ, kênh mương, sông suối đều có các chỉ tiêu vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt. Trong đó, thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn nhiều nhất là vi khuẩn và nitrit. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm ô nhiễm môi trường là do ô nhiễm môi trường nước mặt trên địa bàn huyện chủ yếu do chăn nuôi, rác thải, nước thải sinh hoạt…
Vi phạm ô nhiễm môi trường diễn ra khá phổ biến do có tốc độ dòng chảy nhỏ và phải tiếp nhận thường xuyên nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các nguồn thải này chủ yếu chưa qua xử lý hoặc chưa được xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường, nhất là đối với các cơ sở chăn nuôi, nước thải sinh hoạt. Mặc dù nhiều cơ sở đã đầu tư xây dựng hầm Biogas, bể tự hoại, nhưng nước thải sau hệ thống này vẫn vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần.
Đối với nước kênh, mương nội đồng: Vi phạm ô nhiễm diễn ra khá phổ biến do có tốc độ dòng chảy nhỏ và phải tiếp nhận thường xuyên nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi và hoạt động sản xuất nông nghiệp của các xã trong huyện.
Đối với nước ao, hồ: Mức độ vi phạm ô nhiễm cao hơn và diễn ra phổ biến hơn so với nước sông và nước kênh, mương nội đồng, do có tốc độ dòng chảy nhỏ và phải tiếp nhận thường xuyên nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi và hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm, Đặc Điểm Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về Ô Nhiễm Môi Trường
- Hình Thức Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về Ô Nhiễm Môi Trường
- Công Tác Kiểm Tra, Giám Sát Việc Thực Hiện Pháp Luật Xử Phạt Nghiêm Minh Những Vi Phạm Pháp Luật Về Ô Nhiễm Môi Trường
- Thực Hiện Các Hình Thức Xử Phạt Và Thủ Tục Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về Ô Nhiễm Môi Trường
- Quan Điểm, Phương Hướng Bảo Đảm Hiệu Quả Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về Ô Nhiễm Môi Trường
- Giải Pháp Bảo Đảm Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về Ô Nhiễm Môi Trường Ở Huyện Tam Dương
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
Môi trường không khí: Chất lượng không khí ở huyện Tam Dương nói chung còn khá tốt, đặc biệt là ở nông thôn và miền núi. Thế nhưng, vấn đề bụi và tiếng ồn đang trở thành vấn đề cấp bách ở các khu đô thị và các khu công nghiệp.
Môi trường công nghiệp: Năng lực thu gom chất thải rắn còn thấp kém; chất thải nguy hại chưa được thu gom và xử lý theo đúng quy định. Trong khi đó, bụi, khí thải, tiếng ồn... do hoạt động giao thông vận tải. Các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ cùng với hạ tầng kỹ thuật đô thị yếu kém, không theo kịp với sự gia tăng dân số đã làm nảy sinh các vấn đề bất cập về mặt xã hội và vệ sinh môi trường đô thị.
2.1.2.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Tình hình vi phạm ô nhiễm môi trường nông thôn đang hết sức bức xúc và là một trong các vấn đề môi trường cấp bách của huyện. Việc sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu trong canh tác nông nghiệp đã và đang làm suy thoái đất canh tác, ô nhiễm các nguồn nước và suy giảm đa dạng sinh học làm mất cân bằng sinh thái. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp, ngoài việc áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp nhằm giảm bớt lượng thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp quản lý thu gom các loại vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng.
Tình trạng chất lượng môi trường xấu đi, ô nhiễm môi trường nước, không khí có nguy cơ lan rộng tại đô thị và vùng nông thôn; nguồn nước mặt, nước ngầm nguy cơ bị suy thoái; đa dạng sinh học tiếp tục bị suy giảm; biến đổi khí hậu v.v đã gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan với cường độ ngày càng lớn, phức tạp. Những vấn đề nêu trên nếu không có giải pháp cấp thiết, thỏa đáng sẽ tạo ra lực cản lớn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đe dọa nghiêm trọng sự phát triển bền vững của huyện Tam Dương.
2.1.2.3. Hiện trạng vi phạm ô nhiễm môi trường từ các mô hình kinh tế gắn liền với sản xuất, chế biến nông sản và đặc biệt là chăn nuôi gia súc, gia cầm
Công tác quy hoạch khu vực chứa và sử dụng rác thải còn nhiều bất cập. Dịch vụ vệ sinh môi trường còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải tại địa phương. Bên cạnh đó, ý thức của người dân về bảo vệ môi trường còn yếu, hiện tượng xả rác thải bừa bãi, xác súc vật chết ra các kênh mương…còn phổ biến. Huyện hiện có gần 190 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô lớn. Tổng số các trang trại hiện đang nuôi khoảng 3.000 con trâu, 89.000 con bò; 9.832 con lợn; 581.250 con gia cầm... Bình quân một trang trại chăn nuôi có quy mô gần 60 đầu lợn và 2.200 con gia cầm. Mặc dù chăn nuôi ở Tam Dương phát triển như vậy, nhưng chỉ có hơn 10% số trang trại áp dụng mô hình biogas và lắng lọc, số còn lại xả thẳng chất thải rắn và lỏng ra môi trường. Chính vì không xử lý chất thải, nên các trang trại này gây ảnh hưởng đến cả môi trường không khí. Ngoài 190 trại chăn nuôi gia súc, gia cầm này, trên địa bàn huyện còn có hàng ngàn hộ dân chăn nuôi trong khu dân cư với quy mô nhỏ lẻ. Tất cả những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ này đều không có hệ thống xử lý chất thải, làm ô nhiễm môi trường trong khu dân cư.
Khối lượng nước thải trên địa bàn huyện hàng ngày xả thải rất lớn, trong đó, nước thải chăn nuôi phát thải khoảng 3.000m3/ngày; nước thải sinh hoạt hơn 8.500m3/ngày, chưa kể đến số lượng nước thải từ hoạt động sản xuất
công nghiệp trên địa bàn. Theo kết quả phân tích từ 26 mẫu nước thải, cho thấy, 26/26 mẫu đều có các chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép. Nguồn nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư hay nước thải chăn nuôi mới chỉ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại chưa đạt quy chuẩn hoặc hầm Biogas, sau đó, thải trực tiếp ra môi trường.
2.1.2.4. Hiện trạng vi phạm hành chính quản lý chất thải
Đánh giá của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Dương, hiện nay, các nguồn gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn chủ yếu phát sinh từ rác thải, nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, nước thải tại các khu, cụm công nghiệp… Theo số liệu điều tra, thống kê năm 2019, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại các đô thị, khu dân cư tập trung trên địa bàn huyện ước tính trên 5.825 m3/ngày đêm, trong đó, nước thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực đô thị (thị trấn Hợp Hòa) 709,45m3/ngày đêm, tại khu vực nông thôn trong huyện là 5.115,7m3/ngày đêm. Kết quả phân tích 11 chỉ tiêu của nước thải sinh hoạt từ 8 mẫu nước cho thấy, các chỉ tiêu trong nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư có sự thay đổi nhưng không rõ rệt và hầu hết đều vượt giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Nguyên nhân do hầu hết lượng nước thải sinh hoạt phát sinh chưa qua xử lý hoặc chỉ được xử lý sơ bộ qua các bể tự hoại đều xả trực tiếp ra môi trường. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm các sông, suối, kênh mương trong các khu dân cư trên địa bàn huyện, ảnh hưởng lớn đến cảnh quan và chất lượng cuộc sống của người dân. Cũng theo số liệu điều tra năm 2019, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện là 82,5 tấn/ngày, trong đó, khu vực đô thị là 8,3 tấn/ngày, khu vực nông thôn 74,2 tấn/ngày. Ngoài ra, chất thải xây dựng phát sinh trong quá trình phá dỡ, xây dựng công trình gồm: đất, đá, gạch, ngói vỡ, bê tông, sắt thép, các loại chất dẻo… cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng về thu gom, xử lý chất thải tập trung tại cụm, khu công nghiệp trên địa bàn huyện chưa được đầu tư hoàn chỉnh hoặc chưa được đầu tư theo quy định. Đối với hệ thống bãi tập kết rác thải sinh hoạt, hiện nay, toàn huyện có 41 bãi tập kết, khu xử lý rác thải sinh hoạt, trong đó, có 2 lò đốt rác và 39 bãi tập kết rác tạm thời.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhiều bãi tập kết rác đã đầy không còn khả năng tiếp nhận, có 2 bãi tập kết đã đóng cửa. Tại khu tập kết, việc xử lý rác chỉ được thực hiện theo phương pháp thủ công là chôn lấp nên khu vực xung quanh bãi tập kết rác bốc mùi hôi thối, phát sinh nhiều côn trùng, ruồi, muỗi… ảnh hưởng xấu đến môi trường.
2.2. Tình hình xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường tại huyện Tam Dương
2.2.1. Việc thực hiện các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
- Từ thực trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện thì chúng ta có thể thấy rõ được việc thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ngày càng được chú trọng và xử phạt vi phạm kịp thời. Huyện thường xuyên phối hợp với các phòng, ban, ngành, UBND các xã, thị trấn kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Trong vòng 5 năm kể từ năm 2015 đến nay huyện đã tiến hành kiểm tra 52 lần với tổng số 11 trường hợp bị xử phạt hành chính về ô nhiễm môi trường.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định cụ thể như:
Thứ nhất, việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ở huyện được tiến hành nhanh chóng. Việc xử phạt nhanh chóng sẽ có khả năng ngăn ngừa kịp thời các tác động tiêu cực do vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường gây ra.
Thứ hai, việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ở huyện được tiến hành công khai, khách quan. Nhiều quy định về xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đã thể hiện nguyên tắc này, như: biên bản xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường phải có chữ ký của người vi phạm hoặc đại diện của người vi phạm, nếu người vi phạm không có mặt thì phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm về ô nhiễm môi trường; công bố công khai việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường trong trường hợp vi phạm gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về xã hội. Công khai giúp cho việc kiểm soát dễ dàng nên sẽ hạn chế sai phạm trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, còn khách quan thì bảo đảm xử phạt chính xác, đúng người, đúng vi phạm.
Thứ ba, việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ở huyện phải đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường thể hiện cụ thể được quyền xử phạt, được xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường từ đó áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thực hiệc được tốt hơn. Việc xử phạt đúng thẩm quyền sẽ tạo nên sự hài hòa, không chồng chéo, không bỏ sót vi phạm và xử phạt được thuận tiện, chính xác. Việc xử phạt cũng phải bảo đảm công bằng để ai vi phạm cũng đều bị xử phạt, vi phạm giống nhau thì bị xử phạt giống nhau, đồng thời có tính đến các yếu tố đặc thù về người vi phạm, điều kiện, hoàn cảnh vi phạm nhưng trong giới hạn pháp luật quy định.
- Nguyên tắc việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ở huyện đã căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng. Hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường có tính nguy hiểm cho môi trường. Mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi truồng tùy thuộc vào nhiều yếu
tố như môi trường, mức độ nghiêm trọng của hậu quả ô nhiễm môi trường gây ra, thực hiện hành vi vi phạm trong điều kiện hoàn cảnh nào… Vì vậy, để xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường huyện Tam Dương đã xử phạt nghiêm minh, công bằng, có giá trị răn đe, phòng ngừa cao thì khi xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đồi tượng vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định hình thức, mức xử phạt.
2.2.2. Việc thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Trong những năm gần đây, tình hình vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường của huyện Tam Dương tăng nhanh chóng về số lượng và tính chất, mức độ vi phạm ngày càng tinh vi và nghiêm trọng hơn. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có nhiều hoạt động thanh tra, kiểm tra tình hình vi phạm về ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện. Thực tế cho thấy, các xã, thị trấn vi phạm nghiêm trọng những quy định của pháp luật về ô nhiễm môi trường là do sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ, quá trình đô thị hóa, chất lượng môi trường và sức khỏe người dân trên địa bàn huyện Tam Dương cũng chịu áp lực lớn; tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra tại một số địa phương gây bức xúc cho người dân, ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng bền vững của huyện. Nơi có đông đảo các ngành nghề sản xuất, cùng với đó là chất thải đặc biệt là nước thải được xử lí tập trung với một khối lượng lớn. Cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém nhưng trên hết vẫn là ý thức của người dân và các doanh nghiệp còn thấp dẫn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại nhiều nơi trên địa bàn huyện. Qua khảo sát tình hình, tác giả thu thập được một số ví dụ cụ thể về vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện và đã được tiến hành xử lý như sau:
Theo phản ánh của người dân khu 7 xã Đồng Tĩnh, kể từ năm 2018 và 2019, người dân nơi đây đang phải sống và sinh hoạt trong môi trường ô
nhiễm nặng nề bởi trại nuôi lợn của hai gia đình trên địa bàn khu 9 gây mất vệ sinh khiến mọi sinh hoạt của các gia đình bị đảo lộn. Lý do gây ô nhiễm nước thải của những trại nuôi lợn này thải ra môi trường không được xử lý đã gây ô nhiễm nguồn nước, cống rãnh bị ùn tắc không thể khơi thông, môi trường bị ô nhiễm trầm trọng, khiến người dân vô cùng lo lắng và bức xúc.
Chủ tịch UBND xã Đồng Tĩnh cho biết: xã nhận được đơn kiến nghị của các hộ dân ở khu 7 về việc các hộ chăn nuôi tại khu 9 xả nước thải trực tiếp không qua xử lý ra môi trường gây ô nhiễm môi trường nặng nề, UBND xã đã tiến hành các bước kiểm tra xác minh cụ thể và khẳng định đơn phản ánh kiến nghị của nhân dân khu 7 là hoàn toàn đúng sự thật. Để giải quyết tình trạng này, chính quyền địa phương đã tiến hành lập biên bản 2 hộ chăn nuôi tại khu 9 yêu cầu không được xả thải trực tiếp ra môi trường. Bên cạnh đó xã đang tiến hành hoàn thiện hệ thống cống, rãnh thoát nước thải trên địa bàn khu 9. Sau khi hoàn thiện xã sẽ yêu cầu người dân khu 9 phải xả nước thải ra hệ thống cống rãnh của khu mình; tránh việc xả sang khu 7 để hệ thống quá tải, gây ùn tắc, ứ đọng ô nhiễm như hiện nay. Việc chăn nuôi lợn trong khu vực dân cư làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đã vi phạm khoản 2 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và phải bị xử phạt theo quy định tại Điều 14, nghị định 179/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường.
Trên địa bàn huyện Tam Dương có rất nhiều khu chăn nuôi. Điều đó góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện. Thực tế, những năm qua, Tam Dương luôn được đánh giá là một trong những huyện có tốc độ phát triển kinh tế tốt. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển nhiều khu chăn nuôi trên địa bàn đã tạo ra vấn nạn ô nhiễm môi trường cần phải giải quyết. Chúng ta có thể điểm qua một số khu công nghiệp trên địa bàn huyện Tam Dương gặp tình trạng ô nhiễm môi trường như sau: Khu chăn nuôi xả thải gây