Thứ tư: Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế do pháp luật quy định.
Thứ năm: Một hành vi vi phạm hành chính về thuế chỉ bị xử phạt một lần, cụ
thể:
● Một hành vi vi phạm hành chính về thuế đã được người có thẩm quyền ra
quyết định xử phạt hoặc đã lập biên bản để xử phạt thì không được ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với hành vi đó. Trường hợp, hành vi vi phạm vẫn tiếp tục được thực hiện mặc dù đã bị người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc chấm dứt hành vi vi phạm thì áp dụng hình thức xử phạt với tình tiết tăng nặng hơn theo quy định của pháp luật. Trường hợp, người nộp thuế bị ấn định thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt tương ứng.
● Trường hợp hành vi vi phạm hành chính về thuế có dấu hiệu tội phạm đã chuyển hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đã có quyết định khởi tố vụ án mà trước đó người có thẩm quyền xử phạt đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định huỷ bỏ quyết định xử phạt; nếu chưa ra quyết định xử phạt thì không xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với hành vi đó.
● Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính về thuế thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức uỷ quyền cho tổ chức kê khai thuế, quyết toán thuế, căn cứ vào nội dung uỷ quyền nếu hành vi vi phạm thuộc trách nhiệm của tổ chức được uỷ quyền thì tuỳ theo mức độ vi phạm của tổ chức được uỷ quyền bị xử phạt theo Thông tư 166.
● Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về thuế hoặc vi phạm hành chính về thuế nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
Trường hợp trong cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều loại thuế khác nhau thì người nộp thuế bị xử phạt về từng hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế đối với từng sắc thuế;
Trường hợp, cùng thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì: Hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về một hành vi vi
phạm thủ tục thuế với tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần; trường hợp có hồ sơ khai thuế chậm nộp quá 90 ngày thuộc trường hợp xử phạt về hành vi trốn thuế thì bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định tại Điều 13 Thông tư 166.
Thứ sáu: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm hành chính về thuế của cá nhân, tổ chức. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính về thuế.
Thứ bảy: Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn quy định tại Luật quản lý thuế.
1.2.3.4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế
Có hai hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế đó là phạt cảnh cáo và phạt tiền
Phạt cảnh cáo: Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Hình thức xử phạt cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
Phạt tiền: Áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế nghiêm trọng, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Mức tiền bị phạt sẽ được căn cứ vào mức độ vi phạm và được quy định theo luật về quản lý thuế.
1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về thực hiện cơ chế thanh tra thuế đối với doanh nghiệp
1.3.1. Kinh nghiệm của Malaysia
Tại Malaysia tổ chức trung tâm thanh tra - điều tra thuế được phân bổ theo vùng. Các trung tâm không chỉ dừng lại theo chức năng thanh tra thuế thông thường mà chủ yếu tập trung vào công tác điều tra phát hiện và xử lý các trường hợp trốn lậu thuế có tính chất nghiêm trọng, truy thu thuế vào ngân sách nhà nước. Trung tâm điều tra thanh tra có nhiệm vụ tổ chức, thu thập các thông tin từ nội bộ ngành thuế, người tố giác, người khai báo, báo chí…để phát hiện các trường hợp có khả năng trốn thuế. Tổ chức công tác điều tra nghiệp vụ trên có sự phối hợp trên
toàn quốc hoặc quy mô quốc tế. Tổ chức lưu giữ tài liệu, bằng chứng liên quan đến hành vi trốn thuế. Tổ chức việc kiểm tra, đối chứng để quy phạm hành vi trốn thuế. Khởi tố, truy tố, phạt hành chính, kiến nghị phạt hình sự đối với các hành vi trốn thuế. Bắt giữ tài sản, phong toả tài sản, truy thu cho ngân sách.
1.3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc công tác thanh tra thuế được xây dựng xuyên suốt từ Tổng cục thuế đến các cơ quan thuế quận huyện. Tại cơ quan thuế vùng đã xây dựng các phòng thanh tra với chức năng chuyên biệt như sau: Phòng thanh tra và quản lý chịu trách nhiệm về kế hoạch thanh tra, thu thập, xử lý các phận tích những thông tin liên quan đến việc trốn thuế. Phòng các cán bộ thanh tra chịu trách nhiệm tiến hành thanh tra và xác định thuế. Phòng các cán bộ thanh tra đặc biệt chịu trách triệm về phân tích những thông tin liên quan đến việc trốn thuế và điều tra tội phạm. Chính sách cơ bản của Công tác thanh tra ở Hàn Quốc là thanh tra những đối tượng thuế không trung thực thực hiện trên nguyên tắc không thanh tra hai lần đối với đối tượng nộp thuế về cùng một loại thuế của cùng năm tính thuế. Nếu kiểm tra lại đối với cùng đối tượng nộp thuế bằng cách thay đổi loại thuế trong phạm vi của năm mà ngày kết thúc cuộc thanh tra trước cũng thuộc năm đó cũng bị coi là vi phạm.
1.3.3. Kinh nghiệm của Mỹ
Hệ thống thuế Mỹ chia thành hai cấp độ là thuế liên bang (thuế trung ương) và thuế bang (thuế địa phương). Chính sách thuế liên bang do Quốc hội ban hành. Cục thu nội địa Mỹ chịu trách nhiệm thực thi trong toàn nước Mỹ. Công tác thanh tra kiểm tra của Cục thu nội địa được chia làm nhiều cấp độ, trong đó chú trọng tới việc nghiên cứu mô hình, nghiên cứu xu hướng phát triển các ngành công nghiệp cũng như xu hướng gia tăng của đối tượng nộp thuế để lựa chọn công tác thanh tra kiểm tra. Để tiến hành công tác thanh tra có kết quả, hàng năm Cục nội địa thực hiện công tác đánh giá rủi ro để lựa chọn đối tượng được thanh tra. Đây là bước tất yếu cần phải thực hiện để tiến hành công tác thanh tra và dựa trên các tiêu chí :Tiêu chí 1: Đảm bảo tính công bằng. Tiêu chí 2: Tính điểm DIF là hệ thống tính điểm dựa trên phương pháp phân tích thống kê sử dụng nhiều biến số có liên quan đến nhau (Ví dụ: thu nhập, quy mô tài sản, và một số đặc tính của tờ khai) để ra các kết quả logic là số thuế phải nộp sẽ dao động trong khoảng bao nhiêu. Tiêu chí 3: Chương
trình ưu tiên thanh tra để chú trọng vào thanh tra đối với những đối tượng có nhiều nghi ngờ. Tiêu chí 4: Kết quả chương trình nghiên cứu quốc gia sau đó đối chiếu với các thông tin lưu trữ về đối tượng nộp thuế để từ đó phân tích và phân loại các nghi vấn để ra các quyết định thanh tra theo nguồn lực cán bộ hiện có.
Chương trình thanh tra: Là chương trình ph ổ biến nhất và huy động nhiều cán bộ nhất. Công tác thanh tra được thực hiện dưới hai hình thức:
Thư từ trao đổi: Trong trường hợp vấn đề nghi vấn, cần kiểm tra đơn giản và phạm vi hẹp, có thể đưa ra kết luận trong vài giờ, không cần xem kỹ số sách chứng từ. Thanh tra trực tiếp: Trong trường hợp vấn đề phức tạp, phạm vi kiểm tra rộng, có thể mất vài tuần. Nhằm sử dụng nguồn lực cán bộ có hiệu quả hơn, các cán bộ được huy động thanh tra trực tiếp phải ở trình độ cao hơn các cán bộ thực hiện thanh tra qua thư từ trao đổi.
Để hỗ trợ cho công tác thanh tra thuế, tại cục thu nội địa Mỹ còn hình thành ban điều tra hình sự chịu trách nhiệm điều tra các vi phạm về thuế mang tính hình sự, cưỡng chế thuế và điều tra các vụ việc liên quan đến rửa tiền và làm tiền giả, Ban cưỡng chế thu nợ về thuế của các đối tượng nộp thuế.
1.4. Tóm tắt chương 1
Chương 1 luận văn đã giới thiệu những cơ sở lý luận chung về thanh tra thuế, những văn vản quy định về chính sách thuế, bao gồm văn bản pháp luật quy định từng sắc thuế, những nội dung cơ bản của Luật Quản lý thuế và những văn bản quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Trên cơ sở lý luận chung về thanh tra thuế, chương 1 luận văn khái quát những hoạt động thanh tra thuế, công tác hoạch định, lập kế hoạch thanh tra; tiến hành triển khai hoạt động thanh tra và kiểm soát, xử lý hoạt động sau thanh tra. Bên cạnh đó chương 1 cũng giới thiệu về kinh nghiệm các nước trong việc phân tích, đánh giá, lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch thanh tra thuế.
Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về thanh tra thuế, những quy định pháp luật về thuế, xử lý vi phạm hành chính làm cơ sở để đánh giá thực tế tình hình thực hiện công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trong cơ chế tự khai, tự nộp tại Cục Thuế tỉnh An Giang ở chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ TỰ KHAI, TỰ NỘP TẠI CỤC THUẾ TỈNH AN GIANG
2.1. Giới thiệu kinh tế xã hội tỉnh An Giang
2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh An Giang
An Giang là một trong mười ba tỉnh, thành phố thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long với nền kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp, nuôi trồng, chế biến thủy sản và phát triển mậu dịch biên giới qua nước bạn Campuchia. Những năm gần đây giá hàng nông, thuỷ sản xuất khẩu giảm trong thời gian dài, việc làm của người lao động bấp bênh dẫn đến thu nhập giảm sút… Hai mặt hàng chiến lược của tỉnh là lương thực và thủy sản tiếp tục gặp khó khăn, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đa số doanh nghiệp vẫn chưa hồi phục, chi phí đầu vào tăng mạnh đã tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống người dân không ổn định, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp vẫn còn bấp bênh.
Nghị quyết số 14/2012/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra 24 chỉ tiêu về phát triển kinh tế tỉnh nhằm duy trì tốc độ phát triển kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo các nguồn lực để thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
Kết quả đạt được phân bổ như bảng bên dưới:
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện nghị quyết 14/2012/HĐND tỉnh An Giang
Kết quả thực hiện tại các xã trên địa bàn | |
16 tiêu chí | 3 |
15 tiêu chí | 4 |
14 chỉ tiêu | 5 |
13 chỉ tiêu | 9 |
11-12 chỉ tiêu | 22 |
7-10 chỉ tiêu | Các xã còn lại |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Thanh Tra Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Trong Cơ Chế Tự Khai, Tự Nộp
- Tầm Quan Trọng Của Công Tác Thanh Tra Thuế Trong Cơ Chế Tự Khai, Tự Nộp
- Kết Luận Thanh Tra Và Quyết Định Xử Lý Về Thuế, Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính
- Phân Tích Thực Trạng Hoạt Động Thanh Tra Thuế Tại Cục Thuế Tỉnh An Giang
- Thực Trạng Lập Kế Hoạch Thanh Tra Tại Cục Thuế Tỉnh An Giang
- Kết Quả Công Tác Lập Kế Hoạch Thanh Tra Năm 2012
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Nguồn: Nghị quyết 14/2012/HĐND
Kết quả thực hiện năm 2013 chỉ có 14 chỉ tiêu đạt và vượt, còn lại 10 chỉ tiêu
không đạt (chủ yếu là lĩnh vực kinh tế), cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,3%, không đạt so với Nghị quyết HĐND
(Hội đồng Nhân dân) là 9%.
- GDP bình quân đầu người đạt 33,077 triệu đồng, không đạt so với Nghị quyết HĐND là 37,520 triệu đồng.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 960 triệu USD, vượt so với Nghị quyết HĐND là
900 triệu USD.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 28.897 tỷ đồng, không đạt so với Nghị quyết HĐND là 34.380 tỷ đồng.
- Thu ngân sách nhà nước đạt 5.505 triệu đồng, đạt so với Nghị quyết HĐND
giao.
Tình hình kinh tế xã hội trên một số lĩnh vực:
● Tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh vẫn còn
gặp khó khăn khi nguồn nguyên liệu đầu vào tăng như: xăng, dầu, điện,... nhưng giá bán sản phẩm tăng thấp, sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, áp lực Luật chống phá giá của Mỹ, rào cản về kỹ thuật dư lượng thuốc kháng sinh trong một số sản phẩm thủy sản. Mặc dù lãi suất ngân hàng đã giảm, song vẫn có những rào cản nhất định khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh cũng khó tiếp cận được nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất.
● Hoạt động ngoại thương tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, cầu thị trường sụt giảm, thời gian thanh toán hợp đồng xuất khẩu kéo dài, rào cản thương mại tại một số thị trường trọng điểm gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp; nguồn cung nguyên liệu trong nước giảm mạnh, chi phí sản xuất tăng cao. Do đó, hai mặt hàng chủ lực là gạo và thủy sản đã giảm tỷ trọng trên 80% xuống còn 68% trong tổng kim ngạch xuất khẩu; nhưng các mặt hàng khác tăng trưởng mạnh đã góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 960 triệu USD.
Trong tình hình kinh tế khó khăn, hiệu quả hoạt động kinh doanh đạt thấp nên số lượng doanh nhiệp giải thể, ngừng hoạt động đều tăng hơn so năm trước; số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng 78,5% so năm 2012 với con số cụ thể là 865 doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp mới tăng cao được đánh giá do các hộ kinh
doanh vàng bắt buộc chuyển đăng ký loại hình doanh nghiệp theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ và số lượng doanh nghiệp đăng ký mới có trụ sở tại các địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt là các huyện giáp biên giới với Campuchia tăng một cách đột biến. Xét trên tổng thể, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới không tăng nhiều và vốn đăng ký kinh doanh cũng giảm so cùng kỳ (khoảng 5%) với số vốn là 2.331 tỷ đồng. Số lượng doanh nghiệp giải thể và đăng ký mới trên địa bàn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp giải thể và đăng ký mới trên địa bàn từ 2012- 2013
Chỉ tiêu | Đơn vị | 2012 | 2013 | Tỷ lệ | |
1 | Doanh nghiệp giải thể | DN | 416 | 504 | 121 |
2 | Doanh nghiệp thành lập mới | DN | 485 | 865 | 178 |
3 | Cấp GCN đầu tư | Giấy | 62 | 47 | 76 |
Nguồn: Cục Thuế tỉnh An Giang
Lĩnh vực thu hút đầu tư cũng đối mặt với nhiều khó khăn, số lượng dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và vốn đăng ký đầu tư đều giảm so năm 2012; riêng thu hút vốn đầu tư nước ngoài có phần tích cực hơn với 05 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (03 doanh nghiệp, 01 văn phòng đại diện và 01 chi nhánh) đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với vốn đăng ký là 7,4 triệu USD.
Bảng 2.3: Vốn đầu tư đăng ký mới trên địa bàn từ 2012-2013
Chỉ tiêu | Đơn vị | 2012 | 2013 | Tỷ lệ | |
1 | Vốn đầu tư đăng ký | Tỷ đồng | 2,453 | 2,331 | 95 |
2 | Vốn FDI đăng ký | Triệu USD | 4 | 7,4 | 175 |
Nguồn: Cục Thuế tỉnh An Giang
Trong năm qua, các ngành, các cấp, nhân dân và doanh nghiệp tỉnh nhà nổ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh trong tình hình kinh tế trong và ngoài
nước vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, kết quả chưa đạt như mong muốn, đây là năm thứ ba liên tiếp, tăng trưởng kinh tế không đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, trong đó một số chỉ tiêu quan trọng đạt thấp so kế hoạch, tác động nhiều đến tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh (như thu nhập bình quân, đào tạo nghề...). Nhìn chung, bức tranh tổng thể kinh tế tỉnh nhà vẫn có những điểm sáng, nhiều vấn đề khó khăn doanh nghiệp được giải quyết kịp thời, mô hình liên kết sản xuất hiệu quả không ngừng mở rộng, làng nghề nông thôn từng bước cũng cố và phát triển.
2.1.2. Số lượng doanh nghiệp và chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh An Giang
Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2014
Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng | Vốn đăng ký | |
1 | Tổng số doanh nghiệp | Tỷ đồng | 7,680 | 28,000 |
2 | Dự án đầu tư trong nước | Tỷ đồng | 502 | 39,500 |
3 | Doanh nghiệp FDI | Triệu USD | 18 | 55 |
Nguồn: Cục Thuế tỉnh An Giang
An Giang có trên 7.680 doanh nghiệp, chi nhánh/VPĐD đang hoạt động trên địa bàn với tổng vốn trên 28,000 tỷ đồng và 502 Dự án trong nước được cấp GCN đầu tư với tổng vốn đăng ký 39,500 tỷ đồng; 18 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đăng ký gần 55 triệu USD, trong đó có 12 dự án đã đưa vào hoạt động. Các doanh nghiệp họat động trên địa bàn tỉnh An Giang hầu hết là những doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực chế biến, kinh doanh lương
thực; nuôi trồng, chế biến thủy sản; sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu; gia công may mặc; kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa sang thị trường Campuchia…
Xác định phát triển kinh tế biên giới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh; với điều kiện thuận lợi trong quan hệ giao thương với nước bạn Campuchia, hoạt động biên mậu của tỉnh khá sôi động do tỉnh nằm ở trung tâm của 3 thành phố lớn: TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Phnômpênh; là địa phương giáp biên