Thực Trạng Hoạt Động Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Quảng Cáo Thương Mại Ngoài Trời Của Ủy Ban Nhân Dân Cấp Huyện


nhiệm thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về QC và xử lý VPHC theo thẩm quyền”35.

Thực hiện nghiêm chỉnh công tác xử lý VPHC theo Nghị định 158/2013/NĐ- CP của Chính phủ và chỉ đạo của UBND tỉnh, trong nhiều năm qua công tác quản lý, thanh tra, xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời tại tỉnh Bình Dương đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác xử lý VPHC đối với HĐQC ngoài trời. Số liệu của cơ quan Thanh tra Sở qua công tác kiểm tra và XPVPHC dưới đây thể hiện thực trạng hoạt động xử lý VPHC trên địa bàn trong 5 năm.

Năm

Số đợt kiểm tra

HĐQC

Số vi phạm

hành chính

Số tiền xử phạt

(triệu đồng)

2015

42

11

33

2016

33

7

24

2017

40

10

30

2018

25

4

14

2019

30

8

27

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời – Thực tiễn tại tỉnh Bình Dương - 7

Bảng 2.1: số liệu kiểm tra hoạt động QC của Thanh tra Sở (nguồn Thanh tra Sở VHTTDL)

Căn cứ vào bảng số liệu trên có thể thấy công tác kiểm tra và xử lý VPHC đối với hoạt động QCTM ngoài trời trên địa bàn tỉnh thường do Thanh tra Sở tiến hành kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch và theo đột xuất. Số đợt kiểm tra HĐQC qua các năm tương đối ổn định. Tuy nhiên, ngược lại đó là số lần XPVPHC lại rất ít và có xu hướng giảm dần (năm 2015 cao nhất với số lần xử phạt là 11 vụ, năm 2018 thấp nhất là 4 vụ), tương ứng với số lần XPVPHC là số tiền xử phạt cũng rất thấp (thấp nhất là năm 2018 với số tiền 14 triệu đồng). Dựa vào kết quả trên có thể thấy số lần VPHC trong lĩnh vực QCTM tại tỉnh Bình Dương đang giảm dần. Tuy nhiên, số liệu này có đủ sức thuyết phục và có đúng với thực trạng vi phạm trong lĩnh vực



35 Điều 17 Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2016 của UBND tỉnh Bình Dương Ban hành Quy định về HĐQC ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bình Dương.



QC hiện nay không? Theo tác giả nhận định số liệu chỉ phản ảnh được một phần so với thực tế VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời tại tỉnh Bình Dương hiện nay.

Bên cạnh đó, mặc dù theo Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương quy định về trách nhiệm quản lý hoạt động QCTM ngoài trời rất nhiều nhiệm vụ nhưng qua khảo sát thì hiện nay Thanh tra Sở mới chỉ dừng lại việc kiểm tra thường xuyên kiểm tra việc treo băng rôn nhằm chấn chỉnh mỹ quan đô thị, treo đúng vị trí, Thanh tra Sở chưa tiến hành kiểm tra định kỳ, thường xuyên xử lý đối với các bảng QC độc lập, bảng QC đặt tại các công trình, công ty, nhà ở, cửa hàng bán lẻ và biển hiệu lồng ghép QC và chưa có báo cáo tình hình vi phạm. Ngoài ra Thanh tra Sở chủ yếu mới dừng lại ở kiểm tra độc lập mà chưa có sự phối hợp tốt

với Phòng VHTT cấp huyện theo quy định của UBND tỉnh Bình Dương36 để kiểm

tra và xử lý HĐQC trên từng địa bàn. Vì vậy, số liệu XPVPHC trong hoạt động QCTM ngoài trời ở trên cho thấy hoạt động kiểm tra xử lý của Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực QCTM ngoài trời rất ít so với tình hình phát triển của tỉnh Bình Dương trong những năm qua cũng như hoạt động QCTM trên địa bàn hiện nay.

2.2.2.2. Thực trạng hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Phòng VHTT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện QLNN về QC37. Trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2019, lực lượng cán bộ quản lý văn hóa của các phòng VHTT các huyện, thị xã, thành phố đã nổ lực cùng với sự chỉ đạo và sự phối hợp của các cấp, các ngành đã kiểm tra, xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời

trên địa bàn góp phần vào chấn chỉnh HĐQC, đảm bảo mỹ quan đô thị, tăng cường kỹ luật, kỹ cương, trật tự QC, an toàn lưới điện, phòng, chống cháy nổ.



36 Điều 14 Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2016 của UBND tỉnh Bình Dương Ban hành Quy định về HĐQC ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

37 Điều 4, Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 14 tháng 09 năm 2015 hướng dẫn

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở VHTTDL thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng VHTT thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.



Theo quy định tại Khoản 2, Điều 80 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định về thẩm quyền XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời của Chủ tịch UBND cấp huyện: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với HVVP hành chính trong lĩnh vực QC, tịch thu tang vật, phương tiện VPHC và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.” Đồng thời, Quyết định 39/2016/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2016 của UBND tỉnh Bình Dương quy định UBND cấp huyện trong công tác quản lý HĐQCTM ngoài trời: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật QC, tổ chức, quản lý HĐQC rao vặt và biển hiệu trên địa bàn quản lý, quy hoạch cụ thể những tuyến đường treo băng - rôn QC thương mại thuộc địa phương, ngoài những tuyến đường thực hiện ở cấp tỉnh.

Thực hiện Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ và chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND cấp huyện đã thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động QCTM ngoài trời và đã đạt được một số kết quả trong kiểm tra xử lý đối với HĐQC như sau:

- Về công tác thanh tra, kiểm tra xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời tại UBND cấp huyện được thể hiện theo bảng kê sau:

Năm

Số đợt kiểm tra

HĐQC

Số VPHC

Số tiền xử phạt

(triệu đồng)

2015

90

15

25

2016

85

12

20

2017

110

25

40

2018

120

40

65

2019

140

53

90

Bảng 2.2: Số liệu kiểm tra hoạt động quảng cáo cấp huyện (nguồn Phòng VHTT các huyện, thị xã, thành phố)

Dựa trên bảng thống kê trên, ta có thể thấy công tác kiểm tra, thanh tra được UBND các huyện trên địa bàn tỉnh Bình Dương ngày càng được quan tâm và thực hiện nghiêm túc hơn. Năm 2015 số đợt kiểm tra của các huyện là 90 đợt với số lần xử phạt là 15, đến năm 2019 đã tăng lên gần gấp đôi đợt kiểm tra với 140 lần kiểm tra và 53 trường hợp VPHC. Đồng thời số tiền xử phạt cũng tăng gấp nhiều lần sau



5 năm trên địa bàn cấp huyện (năm 2015 là 25 triệu đồng đến năm 2019 là 90 triệu đồng). Tuy nhiên, trên toàn tỉnh Bình Dương các đô thị thuộc thị xã, thành phố với số lượng doanh nghiệp khá cao cùng với những cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình kinh doanh thực hiện các phương tiện QC, biển hiệu sai quy định thì mức độ xử phạt như vậy vẫn còn rất thấp so với thực tế vi phạm, số tiền xử phạt so với vi phạm trong lĩnh vực QC ngoài trời trên tỉnh, chưa tương ứng với sự vi phạm trong HĐQC, một phần do mức phạt tiền tại Nghị định XPVPHC trong QCTM ngoài trời còn thấp so với những lợi nhuận từ QC vi phạm mang lại cho các đối tượng vi phạm và hoạt động kiểm tra, tham mưu xử lý trong lĩnh vực QC ngoài trời của các Phòng VHTT trên các địa bàn mới chỉ dừng lại kiểm tra treo băng rôn đúng quy định, nhắc nhở các cơ sở kinh doanh có bảng hiệu tiếng nước ngoài, còn công tác kiểm tra và xử phạt đối hoạt động QCTM ngoài trời đối với các phương tiện khác chưa thực hiện tốt. Số liệu từ các báo cáo của Phòng VHTT cấp huyện thì trong 5 năm qua việc kiểm tra mới chỉ kiểm tra xử phạt việc treo băng rôn và kiểm tra nhắc nhở đối với biển hiệu có tiếng nước ngoài sai quy định, biển hiệu lồng ghép QC, trong đó có 2 Phòng VHTT kiểm tra và tham mưu Chủ tịch UBND cấp huyện xử phạt đối với 2 trường hợp QC trên bảng QC không thông báo, còn các HĐQC trên các phương tiện khác chưa được kiểm tra xử phạt để chấn chỉnh. Công tác kiểm tra, tham mưu xử phạt của các phòng VHTT cấp huyện đối với rao vặt trước khi Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 có hiệu lực đã thực hiện rất tốt, do hành vi QC rao vặt làm mất mỹ quan đô thị ngoài hình thức phạt chính còn áp dụng xử phạt bổ

sung cắt số điện thoại liên lạc38. Căn cứ quy định hiện nay tại Điều 51 Nghị định số

158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ không còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung cắt số điện thoại liên lạc đã gây khó khăn cho việc chấn chỉnh HVVP điều cấm trong HĐQC gây mất mỹ quan đô thị tại các đô thị thuộc tỉnh. Chính vì vậy, số liệu kiểm tra và xử lý đối với QCTM trên địa bàn 9 huyện, thị xã, thành phố trong 5 năm qua cho thấy số đợt kiểm tra tương đối, nhưng XPVPHC


38 Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định XPVPHC trong hoạt động văn hóa (hết hiệu lực).



thì rất ít, chủ yếu nhắc nhở đối với các cửa hàng, cửa hiệu thực hiện biển hiệu không đúng quy định và xử lý băng rôn QC treo không đúng vị trí, treo trên cây xanh, hết thời hạn mà không tự tháo dỡ.

2.3. Những khó khăn và bất cập đối với hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bình Dương

2.3.1. Bất cập trong quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời

Về đối tượng QCTM ngoài trời:

Cũng như HĐQCTM, QCTM ngoài trời được điều chỉnh bởi Luật Thương mại 2005 và Luật QC năm 2012. Luật Thương mại 2005 quy định QCTM là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình. Nếu căn cứ vào thuật ngữ tiếng Việt, chúng ta dễ dàng hiểu nhầm đối tượng QCTM chỉ bao gồm những hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ mà không nhấn mạnh vào chính hàng hóa dịch vụ đó, điều này lại trái với tinh thần chung của pháp luật về thương mại vì đối tượng chủ yếu nhất mà QCTM muốn hướng đến chính là hàng hóa và dịch vụ. Hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có thể là đối tượng QCTM nhưng không thể hiểu khác hơn nếu như không có sự giải thích rõ ràng trong trường hợp này.

Theo Luật QC năm 2012 chúng ta có thể hiểu đối tượng QC bao gồm: Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức và cá nhân kinh doanh. Với khái niệm này thì đối tượng QCTM cụ thể hơn và rõ ràng hơn tuy nhiên nên thống nhất và cụ thể hóa khái niệm QCTM nói chung và QCTM ngoài trời nói riêng. Việc nghiên cứu và đưa ra một khái niệm đầy đủ sẽ giúp các đối tượng tham gia QC, trong đó có cả các nhà làm luật, cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân thực hiện QC hiểu rõ bản chất, tránh lúng lúng dẫn đến vi phạm hay bỏ sót những HVVP pháp luật.

Về khu vực, địa điểm cấm và hạn chế QC



Theo quy định tại Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2016 của UBND tỉnh Bình Dương ban hành quy định về HĐQC ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bình Dương có quy định cụ thể các khu vực, địa điểm cấm và hạn chế QC. Theo đó khu vực hạn chế theo quyết định này bao gồm: Trên các công trình xây dựng băng ngang qua đường giao thông (cổng chào, trạm thu phí, bảng chỉ dẫn giao thông); Mặt tiền và hai mặt tường bên (phải, trái) công trình các chợ có thiết kế hệ thống cửa sổ, ô lấy ánh sáng và thông gió. Tuy nhiên, đối với khu vực hạn chế QC lại chưa có quy định cụ thể hơn về việc hạn chế ra sao. Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về đối tượng hạn chế, hình thức xử phạt nếu vi phạm trong các địa điểm, khu vực hạn chế này. Hiện pháp luật quy định chung chung như vậy rất khó cho cơ quan chức năng xử lý nếu gặp phải trường hợp vi phạm. Đồng thời chỉ quy định hạn chế mà không hướng dẫn rõ ràng cũng khiến cho các cá nhân, tổ chức không biết áp dụng thế nào cho đúng pháp luật, lúng túng cho cả cơ quan chức năng lẫn đối tượng thực hiện HĐQCTM ngoài trời.

Chế tài xử lý còn lỏng lẻo, mức xử phạt đối với các HVVP còn thấp, chưa đủ sức răn đe.

Theo quy định của Điều 60 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và QC được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017, mức phạt tiền cao nhất đối với các HVVP pháp luật trong lĩnh vực QC là 100 triệu đồng bất kể quy mô, hình thức và doanh thu của đối tượng vi phạm. Ngoài ra, có thể áp dụng một số hình thức phạt bổ sung khác hoặc biện pháp khắc phục hậu quả. Như vậy, so với những khoản thu được từ thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì mức phạt đó không đáng kể. Nhiều doanh nghiệp mặc dù nắm rõ pháp luật nhưng vẫn cố tình vi phạm nhằm đạt được mục tiêu Marketing của mình. Một số HVVP không áp dụng hình thức xử phạt bổ sung nên đối tượng thực hiện HVVP không chấp hành quy định như QC rao vặt làm mất mỹ quan đô thị được quy định tại Điều 51 Nghị định số 158/2013/NĐ- CP, đối tượng dán giấy lên cột điện, cột đèn, tường nhà, gốc cây khó xử phạt



nếu chỉ gọi theo số điện mà cần phải có hình thức xử phạt bổ sung cắt số điện thoại liên lạc nếu không chấp hành quyết định xử phạt.

Về quy hoạch QCTM ngoài trời:

Công tác QLNN về lĩnh vực QC ngoài trời được thực hiện theo quy định của Luật QC năm 2012 và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành, bên cạnh đó UBND tỉnh Bình Dương cũng đã ban hành Quyết định số 3100/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2015 Phê duyệt Quy hoạch QC ngoài trời tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong quy hoạch QC ngoài trời cũng như quy định được ban hành kèm theo Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2016 của UBND tỉnh Bình Dương ban hành quy định về HĐQC ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bình Dương chưa có quy định xử lý đối với các trường hợp không đảm bảo quy hoạch, ảnh hưởng mỹ quan đô thị, an toàn giao thông, an toàn lưới điện đối với bảng QC có trước khi quy hoạch được phê duyệt. Luật QC năm 2012 giao cho địa phương phê duyệt quy hoạch QC ngoài trời, chính vì vậy các chế tài trong Nghị định XPVPHC của Chính phủ chưa bao quát hết được quy định của quy hoạch QC ngoài trời của tỉnh Bình Dương nói riêng và các địa phương trong cả nước nói chung. Bên cạnh đó, quy định pháp luật về QC xử phạt bảng QC, biển hiệu có một

mặt trên 20m2 trở lên mà không có giấy phép xây dựng công trình QC, mà không

điều chỉnh đối với bảng QC từ 20m2 trở xuống không có giấy phép hoặc chấp thuận đối với bảng QC đứng độc lập, đặc biệt bảng QC được dựng trên dải phân cách giữa các tuyến đường nguy hiểm đến sự an toàn cho người tham gia giao thông.

Về những vướng mắc trong việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khôi phục tình trạng ban đầu.

XPVPHC trong lĩnh vực QC ngoài trời có một số HVVP áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tháo dỡ công trình QC không có giấy phép xây dựng dẫn đến tác động mạnh về mặt kinh tế đối với các cá nhân, doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các công trình QC đứng độc lập. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có khoảng 100 bảng QC độc lập với diện tích 2 x 4m nằm trên dải phân cách và 40 bảng lớn 10x20m nằm hai bên các tuyến đường trung tâm của tỉnh



Bình Dương như quốc lộ 13, quốc lộ 1A, đường Phạm Ngọc Thạch, Hùng Vương, Huỳnh Văn Lũy39…Trong đó hầu hết bảng QC đứng độc lập 2x4m trên dải phân cách của các tuyến đường vi phạm hành lang an toàn giao thông công cộng và một số bảng QC tấm lớn 200m2 vi phạm quy định về hành lang an toàn giao thông, lưới điện quốc gia do được xây dựng trước thời điểm Luật QC năm 2012 ban hành có hiệu lực và quy hoạch QC ngoài trời của tỉnh được phê duyệt trong năm 2015 không quy định thời hạn khắc phục hoặc tháo dỡ, vì vậy gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý chấn chỉnh HĐQC đúng theo quy định pháp luật.

2.3.2. Bất cập trong công tác quản lý, lực lượng cơ quan chức năng làm công tác quản lý xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời

Theo Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND ngày 07/10/2016 về quản lý HĐQC ngoài trời, UBND tỉnh Bình Dương đã phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan quản lý HĐQC ngoài trời trên địa phương. Theo đó mỗi cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn riêng và đều có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác kiểm tra, xử lý HVVP HĐQC ngoài trời trên địa bàn. Tại khoản 3, điều 14 Quyết định có nêu rõ trách nhiệm cử Sở VHTTDL trong đó nêu: “Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố QLNN về HĐQC theo quy định pháp luật hiện hành.”. Quyết định cũng quy định các Sở, ban ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp trực tiếp với Sở VHTTDL trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo ngoài trời theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của ngành.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay lực lượng thanh tra chuyên ngành văn hóa tại Sở VHTTDL tỉnh Bình Dương chỉ có 6 cán bộ (trong đó có 01 Phó Giám đốc kiêm nhiệm Chánh Thanh tra), trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm công tác của cán bộ làm công tác thanh tra liên quan đến thực thi pháp luật trong lĩnh vực của ngành văn hóa chưa đồng đều để đáp ứng thực tiễn thực thi nhiệm vụ. Cán bộ làm công tác thanh tra, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo do được thay đổi, luân chuyển thường xuyên để đáp ứng yêu cầu công tác phòng chống tham nhũng, thực hiện quy hoạch

39 Tác giả đi thực tế thống kê số lượng các bảng quảng cáo trên các tuyến đường.

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí