Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Vận Tải

hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính. Trên cơ sở quy định này có thể thấy các dấu hiệu, các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải bao gồm: Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.

- Dấu hiệu về mặt khách quan

Dấu hiệu bắt buộc về mặt khách quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải là sự biểu hiện bên ngoài của hành vi, đó là hành vi vi phạm hành chính do pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải quy định. Như vậy, khi xem xét để đi đến kết luận rằng hành vi của cá nhân hay tổ chức có phải là vi phạm hành chính hay không, thì chúng ta phải có những căn cứ pháp lý xác định hành vi đó và phải được pháp luật về lĩnh vực giao thông vận tải quy định là hành vi vi phạm hành chính; đồng thời, hành vi đó phải bị ngăn chặn, xử phạt bằng các biện pháp hành chính được pháp luật về lĩnh vực giao thông vận tải quy định. Cần tránh tình trạng áp dụng “tương tự pháp luật” trong việc xác định vi phạm hành chính đối với tổ chức và cá nhân.

Đối với một số loại vi phạm hành chính thì dấu hiệu về mặt khách quan của nó còn có thể có sự kết hợp với những yếu tố khác. Những yếu tố khác có thể là: (i) Thời gian thực hiện hành vi vi phạm; (ii) Địa điểm thực hiện hành vi vi phạm; (iii) Công cụ, phương tiện vi phạm; (iv) Hậu quả và mối quan hệ nhân quả.

- Dấu hiệu về mặt chủ quan

Dấu hiệu bắt buộc về mặt chủ quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải là dấu hiệu lỗi của chủ thể vi phạm. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải là hành vi có lỗi thể hiện dưới dạng lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của tổ chức, cỏ nhân. Người thực hiện hành vi này phải trong trạng thái có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của

mình nhưng đã vô tình, thiếu thận trọng mà không nhận thức được điều đó hoặc nhận thức được nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Ngược lại, nếu chủ thể thực hiện hành vi đó khi không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì hành vi do họ thực hiện không phải là vi phạm hành chính.

Ngoài yếu tố lỗi là dấu hiệu bắt buộc về mặt chủ quan của mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải thì trong một số vi phạm hành chính cụ thể, pháp luật còn xác định dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc. Vì thế khi xử phạt hành chính cá nhân, tổ chức về vi phạm hành chính này cần xác định rò hành vi của họ có thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu mục đích hay không, ngoài việc xem xét các dấu hiệu khác.

Khi xác định dấu hiệu lỗi trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông vận tải, thì dấu hiệu lỗi trong vi phạm hành chính của tổ chức là vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, lỗi là trạng thái tâm lý của cá nhân trong khi thực hiện hành vi hành chính nên không đặt ra vấn đề lỗi đối với tổ chức vi phạm hành chính. Khi xử phạt vi hành chính đối với tổ chức chỉ cần xác định tổ chức đó có hành vi trái pháp luật và hành vi đó theo quy định của pháp luật bị xử phạt bằng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính là đủ điều kiện để xử phạt hành chính. Ngược lại, có quan điểm khác cho rằng, cần xác định lỗi của tổ chức khi vi phạm hành chính thì mới có đầy đủ cơ sở để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức vi phạm. Theo quan điểm này, lỗi của tổ chức được xác định bằng lỗi của các thành viên trong tổ chức khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được tổ chức đó giao cho. Đồng thời, tổ chức phải có trách nhiệm xác định lỗi của người thuộc tổ chức mình trực tiếp gây ra vi phạm hành chính trong khi thi hành công vụ được giao để truy cứu trách nhiệm kỷ luật và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Luật Xử lý vi phạm hành

chính hiện hành chỉ quy định chung rằng tổ chức phải chịu trạch nhiệm về mọi vi phạm hành chính do mình dây ra và có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

- Dấu hiệu về chủ thể

Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải là các tổ chức, cá nhân có năng lực chủ thể.

Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra ngành giao thông vận tải trên địa bàn thủ đô - 3

Theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải hiện hành, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính là người không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình và đủ độ tuổi do pháp luật quy định, cụ thể là:

(i) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể là chủ thể của vi phạm hành chính với lỗi cố ý. Như vậy, khi xác định người ở độ tuổi này có vi phạm hành chính hay không, cần xác định yếu tố lỗi trong mặt chủ quan của họ.

(ii) Người đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chính trong mọi trường hợp.

(iii) Tổ chức có thể là chủ thể vi phạm hành chính, bao gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

(iv) Cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng có thể là chủ thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

- Dấu hiệu về khách thể

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải cũng như các vi phạm pháp luật khác đều xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Dấu hiệu khách thể để xác định vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải là hành vi vi phạm này đã xâm hại đến trật tự quản lý hành

chính nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải, hay vi phạm hành chính là hành vi trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải như quy tắc về an toàn giao thông, quy tắc về phòng ngừa đua xe trái phép … được quy định trong các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Từ những đặc điểm nêu trên, có thể đưa ra một số khái niệm:

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải là những hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính, bao gồm: Các hành vi vi phạm quy tắc giao thông vận tải; các hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải; các hành vi vi phạm quy định về phương tiện tham gia giao thông vận tải; các hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; các hành vi vi phạm quy định về vận tải; các hành vi vi phạm khác về giao thông vận tải.

1.1.2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải

Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, thực chất là việc áp dụng các chế tài biện pháp xử phạt đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải. Đây là hoạt động đặc biệt và rất phức tạp bao gồm một loạt các hành vi cụ thể liên quan mật thiết với nhau như phân tích, đánh giá tính chất, mức độ của vi phạm hành chính, xác định thẩm quyền xử phạt, đối chiếu với quy định của pháp luật, áp dụng hình thức và mức phạt và ra quyết định xử phạt hành chính.

Quyết định xử phạt hành chính khi được ban hành sẽ gây một hậu quả pháp lý đặc biệt, làm phát sinh trách nhiệm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, tức là buộc họ phải chịu hậu quả bất lợi trước Nhà nước về tinh thần (bị hạn chế quyền) hoặc về tài sản (bị phạt tiền, bị tịch thu tang vật, phương tiện v.v).

Là hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải vừa có đặc điểm chung so với hoạt động xử phạt trong lĩnh vực khác, vừa có đặc điểm đặc thù. Do đó, hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải có đặc điểm chung sau:

Một là, xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải là một loại hoạt động cưỡng chế nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước.

Tính cưỡng chế và tính quyền lực nhà nước thể hiện ở chỗ hoạt động xử phạt hành chính luôn được các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ có thẩm quyền trong lĩnh vực giao thông vận tải thực hiện. Chỉ có các cơ quan nhà nước; hoặc cán bộ nhà nước nào được Nhà nước trao thẩm quyền xử phạt hành chính và được ghi rò trong các văn bản pháp luật có quy định về xử phạt hành chính mới có thẩm quyền quyết định xử phạt.

Xử phạt hành chính là phản ứng (chế tài) của Nhà nước trước các hành vi xâm hại quy tắc quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải. Biểu hiện của phản ứng đó là việc áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính. Việc áp dụng các biện pháp xử phạt này có tác dụng trực tiếp điều chỉnh hành vi xử sự của chủ thể vi phạm; tức là buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi trước Nhà nước và có tác dụng đình chỉ vi phạm hành chính qua đó mà bảo vệ và duy trì trật tự quản lý nhà nước.

Hai là, cơ sở để xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải là vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Chỉ có hành vi nào xâm phạm quy tắc quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự do các cá nhân, tổ chức đủ năng lực chủ thể thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý mới bị xử phạt hành chính.

Từ quy định trên, khi áp dụng các biện pháp xử phạt đòi hỏi các cơ

quan nhà nước hoặc cán bộ nhà nước có thẩm quyền phải xác định rò có vi phạm hành chính xảy ra hay không, tính chất và mức độ của vi phạm như thế nào, hành vi vi phạm đó có quy định trong các văn bản pháp luật quy định về xử phạt hành chính hay chưa.

Ba là, hoạt động xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải được quy định qua nhiều trình tự, thủ tục, nhiều giai đoạn nhưng kết quả của hoạt động này phải được thể hiện bằng quyết định xử phạt hành chính về lĩnh vực giao thông vận tải.

Trong xử phạt hành chính, các chủ thể có thẩm quyền xử phạt được thực hiện hai loại hành vi:

- Hành vi ban hành quyết định xử phạt, quyết định xử phạt hành chính phải được thể hiện bằng văn bản hay bằng một hình thức khác do pháp luật quy định;

- Hành vi hành chính khác như nhằm đình chỉ hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm, áp dụng các biện pháp để đảm bảo cho xử phạt (giữa các phương tiện vi phạm, giấy tờ của người vi phạm) và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính.

Hai loại hành vi trên luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, hành vi ban hành quyết định xử phạt là cơ bản và chủ yếu nhất. Các hành vi hành chính khác được thực hiện nhằm hướng tới việc ra quyết định xử phạt hoặc thực hiện trên cơ sở quyết định xử phạt. Đặc biệt, khi ban hành quyết định xử phạt sẽ gây ra hậu quả pháp lý là làm phát sinh trách nhiệm hành chính. Quyết định xử phạt hành chính là hình thức thể hiện công khai ý chí và thái độ của Nhà nước phản ứng trước các hành vi vi phạm hành chính và mức cưỡng chế của Nhà nước đối với chủ thể vi phạm.

Bốn là, hoạt động xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải được tiến hành trong khuôn khổ pháp luật và phải tuân theo pháp luật về trình tự, thủ tục hành chính.

Tất cả các cơ quan nhà nước, cán bộ có thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải khi thực hiện các hành vi xử phạt đều phải tuân theo trình tự, thủ tục hành chính do pháp luật quy định chứ không tuân theo các quy định về tố tụng hình sự.

Ngoài những đặc điểm chung trên, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải còn có một số đặc trưng sau:

- Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải chỉ được tiến hành bởi chủ thể có thẩm quyền đặc thù, do tính chất, mức độ gây thiệt hai cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật về giao thông vận tải nên pháp luật chỉ quy định cho hai loại cơ quan đặc thù có thẩm quyền xử phạt, đó là cơ quan có thẩm quyền chung (Ủy ban nhân dân các cấp) và cơ quan có thẩm quyền chuyên biệt (các Sở, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam), cụ thể là các cơ quan: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Cảnh sát giao thông đường bộ, đường thủy nội địa; Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng Công an cấp xã (trong một số trường hợp); Thanh tra đường bộ, đường thủy nội địa và Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

- Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra giao thông vận tải thường diễn ra nhanh chóng, ngay khi có hành vi vi phạm và trình tự, thủ tục áp dụng cũng tương đối gọn nhẹ. Do xuất phát từ thực tế công việc, thường khi xảy ra trường hợp vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền xử phạt, lực lượng chức năng sẽ xem xét, đánh giá, phân tích các khía cạnh của vụ việc để đưa ra cách giải quyết phù hợp. Đối với những trường hợp tiến hành thanh tra theo đoàn, việc áp dụng pháp luật trong hoạt động này có thể kéo dài hơn, tuy nhiên, nếu so sánh với các lĩnh vực khác như văn hóa, điện lực, trật tự đô thị... thì hoạt động này diễn ra tương đối nhanh chóng.

- Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải qua thanh tra chuyên ngành thường gắn liền với hành vi hành chính cụ thể, mang tính trực tiếp; là những hành vi phương hại đến kết cấu hạ tầng giao thông, hành vi gây nguy hại cho chính chủ thể vi phạm và những người tham gia giao thông. Nó đòi hỏi phải nhanh chóng kịp thời và chính xác, nếu không được phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời sẽ dễ dẫn đến hậu quả là tai nạn và tai nạn nghiêm trọng. Đặc trưng này tạo nên tính đặc thù trong Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính của lực Thanh tra Giao thông, nó khác với xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng hay trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác..

Từ những đặc điểm trên có thể đi đến định nghĩa sau: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải là một loại hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính quyền lực nhà nước phát sinh khi có vi phạm hành chính về giao thông vận tải; biểu hiện ở việc áp dụng các chế tài hành chính mang tính chất trừng phạt do các chủ thể có thẩm quyền nhân danh Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm phục hồi quan hệ xã hội đã bị hành vi vi phạm hành chính xâm phạm tới.

1.2. Khái niệm, đặc điểm, các giai đoạn áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải

1.2.1. Khái niệm áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải

Khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, Nhà nước hướng tới sử dụng các quy phạm đó để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh do vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải gây nên, nhằm xử lý những đối tượng vi phạm, giáo dục đối với những đối tượng vi phạm, duy trì trật tự quản lý trong lĩnh vực giao thông vận tải, phục hồi những quan hệ xã hội đã bị hành vi hành chính xâm phạm.

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí