Quan Điểm, Phương Hướng Bảo Đảm Hiệu Quả Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về Ô Nhiễm Môi Trường


2.3.2. Hạn chế, nguyên nhân hạn chế

2.3.2.1. Hạn chế

Thời gian qua, hệ thống chính sách, văn bản pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đã được các cấp chính quyền của huyện Tam Dương ban hành. Tuy nhiên, thực tế triển khai thi hành còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập khiến cho công tác xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ở huyện Tam Dương gặp nhiều khó khăn;cụ thể:

Thứ nhất, về tiến độ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Tiến độ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường còn chậm so với yêu cầu của thực tế. Nhiều khi Nghị định về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường của Chính phủ đã có hiệu lực nhưng Phòng Tài nguyên và Môi trường lại chưa có thông tư hướng dẫn chi tiết, cụ thể, do đó việc đưa vào áp dụng địa phương còn bị hạn chế.

Thứ hai, về sự chồng chéo, bất cập của văn bản quy phạm pháp luật. Nhiều văn bản còn có sự chồng chéo về nội dung trong việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường giữa các Phòng, ngành ở địa phương; công tác quản lý đa dạng sinh học cũng đang có sự chồng chéo về chức năng giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Sở Tài nguyên và Môi trường; việc tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định hồ sơ cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước còn bị chậm do có sự quy định khác nhau về cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ.

Thứ ba, về tính hoàn thiện và đồng bộ trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.

Tiêu chuẩn môi trường đối với chất thải, đặc biệt là nước thải và khí thải chỉ áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh với quy mô lớn mà không phù hợp với các cơ sở sản xuất, kinh doanh với quy mô nhỏ và quy mô hộ gia đình trong các làng nghề hoặc nằm xen kẽ trong khu dân cư. Cho đến nay,


vẫn còn thiếu các quy định về việc quản lý, xử lý chất thải (nước thải, chất thải rắn…) đối với khu vực nông thôn; trách nhiệm và phân cấp trong quản lý môi trường nông thôn; vấn đề thu phí và lệ phí trong quản lý chất thải nông nghiệp, làng nghề; thiếu các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường áp dụng cho khu vực nông thôn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Một số quy định pháp luật có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn không thể áp dụng trong thực tế hoặc áp dụng không hiệu quả. Ví dụ việc chọn bãi chôn lấp xử lý chất thải rắn khu vực nông thôn chưa thể áp dụng thực hiện trong điều kiện hạ tầng nông thôn chưa hoàn thiện đồng bộ như hiện nay.

2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế

Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường – Từ thực tiễn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc - 9

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về ô nhiễm môi trường đến nay tuy đã tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ, song vẫn có một số nội dung chưa phù hợp nên hiệu quả trong công tác quản lý môi trường còn chưa cao; cụ thể:

Còn có sự bất cập trong chứng minh hành vi trái pháp luật về ô nhiễm môi trường để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Hành vi trái pháp luật về ô nhiễm môi trường khó chứng minh cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, bằng chứng vi phạm do người dân cung cấp không được công nhận là có giá trị pháp lý trước Tòa án nhân dân. Trong khi đó, việc xác minh của cơ quan chức năng phải được thực hiện theo quy trình và thường có độ trễ nhất định so với thời điểm diễn ra hành vi vi phạm. Do đó, kết quả giám định trong nhiều trường hợp không đảm bảo tính chính xác khi hành vi vi phạm đã kết thúc. Ngoài ra, việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra rất phức tạp. Hậu quả xảy ra có thể là sự tổng hợp của nhiều hành vi vi phạm do nhiều chủ thể khác nhau cùng thực hiện dẫn đến khó khăn trong việc xác định chủ thể cần bồi thường thiệt hại như trường hợp như nhiều nhà máy


cùng xả thải. Trong khi đó, pháp luật yêu cầu chứng minh mối quan hệ nhân quả, có nghĩa hành vi phải là nguyên nhân trực tiếp hoặc là nguyên nhân có nghĩa quyết định đối với thiệt hại đã xảy ra. Điều này tạo kẽ hở cho doanh nghiệp ngang nhiên vi phạm mà không bị xử lý.

Việc phối hợp giữa các ngành trong việc tham mưu cho UBND huyện quyết định những vấn đề có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường chưa kịp thời. Hiệu lực quản lý đối với các doanh nghiệp chưa đủ mạnh để buộc các doanh nghiệp phải đầu tư hệ thống xử lý môi trường. Nhiều quy định của pháp luật về ô nhiễm môi trường còn chồng chéo, mâu thuẫn, không khả thi nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời; thực thi pháp luật chưa nghiêm.

Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường hiện nay còn nhiều bất cập, nhận thức, ý thức trách nhiệm về ô nhiễm môi trường của một số cán bộ quản lý và chính quyền còn yếu kém. Chế tài xử lý các chủ thể xử phạt vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường chưa hữu hiệu, không đảm bảo tính răn đe. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa thường xuyên, thiếu tính chủ động, lâu dài, chưa có nhiều biện pháp để tập trung tuyên truyền, đặc biệt là các quy định về trình tự lập các thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, quy định về quản lý chất thải nguy hại, quy định về xử lý vi phạm hành chính,…

Vấn đề xã hội hóa công tác xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường thực hiện chưa tốt, do đó chưa thu hút được sự tham gia góp sức và hỗ trợ của người dân. Tại các địa phương công tác xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ít được quan tâm, nguồn nhân lực làm công tác xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện và xã thiếu và yếu. Ý thức, nhận thức trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường của cộng đồng dân cư và các cơ sở sản xuất, kinh doanh


còn hạn chế. Công tác phát hiện, xử lý vi phạm về ô nhiễm môi trường của cơ quan chức năng không nghiêm khắc, triệt để, dẫn đến các doanh nghiệp xem thường các cam kết về ô nhiễm môi trường, không vận hành hoặc không xây dựng hệ thống xử lý chất thải; các cơ sở chế biến xây dựng trái phép trên địa bàn không được phát hiện và xử lý kịp thời, thậm chí có nơi xây dựng xong đã đi vào sản xuất nhưng địa phương vẫn làm ngơ hoặc không có biện pháp xử lý.

Tình trạng coi trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường còn phổ biến; cụ thể:

Hầu hết các cơ sở không chủ động tìm hiểu, nắm bắt nội dung các quy định về xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường dẫn đến vi phạm. Hoặc ý thức chấp hành pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường còn hạn chế, không thường xuyên thực hiện các biện pháp xử phạt về ô nhiễm môi trường tại cơ sở sản xuất.

Do việc đầu tư cho công tác ô nhiễm môi trường chiếm nhiều chi phí nên nhiều cơ sở do sản xuất nhỏ, thiếu vốn đầu tư hoặc ý thức không tốt đã cố tình vi phạm. Các vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường ngày càng tinh vi, nghiêm trọng nên việc phát hiện, xử lý gặp không ít khó khăn.

Tóm lại, công tác xử phạt ô nhiễm môi trường tại huyện Tam Dương thời gian qua đã có những kết quả nhất định, góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên bản thân luôn xuất hiện những khó khăn, vướng mắc như là một tất yếu của sự vận động xã hội. Trong các nguyên nhân chủ quan và khách quan đó, cần được nhìn nhận, đánh giá một cách nghiêm túc để tạo căn cứ tìm kiếm những giải pháp hợp lý, khả thi.


Tiểu kết chương 2


Tại chương 2 này, Luận văn trình bày các đặc điểm, tình hình vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Tam Dương có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường; thực trạng, nguyên nhân của vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường tại huyện Tam Dương.

Luận văn này cũng làm nổi bật được các hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ở huyện Tam Dương; đồng thời nêu lên được các kết quả đạt được và nguyên nhân của các kết quả đó, cũng như các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của các tồn tại hạn chế đó. Tiếp theo chương 3, Luận văn sẽ trình bày về các phương hướng và giải pháp xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.


Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC


3.1. Quan điểm, phương hướng bảo đảm hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường

Trong thời gian qua, hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường tại huyện Tam Dương đã thu được nhiều thành tựu đáng kể góp phần giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm, hạn chế. Để nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường tại huyện Tam Dương, một số quan điểm cụ thể sau:

- Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường phải gắn với quan điểm phát triển bền vững. Chuyển sang phương hướng

Ô nhiễm môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tam Dương, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi định hướng phát triển của huyện. Quan điểm phát triển bền vững được khẳng định trong các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh với tiêu chí phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đó là nhiệm vụ lâu dài, thường xuyên, cần có quyết tâm cao, đòi hỏi tập trung các nguồn lực đầu tư của chính quyền và nhân dân địa phương. Bên cạnh đó phải lấy phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường là chính, kết hợp từng bước xử lý, khắc phục những điểm nóng về ô nhiễm môi trường; đẩy mạnh xã hội hoá, phát huy nội lực kết hợp với tăng cường quản lý nhà nước về ô nhiễm môi trường; ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và phát huy các giải pháp truyền thống để giữ sạch môi trường sống của từng hộ gia đình và cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện.


Để bảo đảm phát triển bền vững, huyện Tam Dương cần xây dựng các chương trình phát triển bền vững của từng địa phương, khu vực cụ thể trên địa bàn huyện. Các chương trình phải có tính định hướng thống nhất, kết hợp với điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù của từng địa phương để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của phát triển. Dưới góc độ pháp lý, để xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường vì sự phát triển bền vững trên địa bàn huyện Tam Dương vấn đề đặt ra là không chỉ thực hiện pháp luật về ô nhiễm môi trường mà còn thực hiện đồng thời cả pháp luật về kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường phải đi đôi với việc nâng cao ý thức và trách nhiệm của các chủ thể ô nhiễm môi trường.

Môi trường sống bị suy thoái chủ yếu là do sự tác động của con người. Chính con người trong quá trình khai thác các yếu tố của môi trường đã làm mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm. Vì vậy, muốn xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường có hiệu quả trên địa bàn huyện Tam Dương, trước hết phải nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi chủ thể trong việc tuân thủ pháp luật về môi trường, cụ thể:

+ Đối với lãnh đạo các cấp, ngành và chính quyền địa phương cần nâng cao nhận thức và ý thức xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường là trách nhiệm chung, trách nhiệm cấp thiết chứ không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành tài nguyên và môi trường. Lãnh đạo các cấp, ngành và chính quyền địa phương phải quản lý chặt chẽ và chỉ đạo sát sao, quyết liệt các vấn đề về ô nhiễm môi trường, kịp thời phát hiện những vụ việc vi phạm. Chính quyền cấp cơ sở phải phát huy vai trò chủ động trong kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm về ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, chính quyền cơ sở cũng cần phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các cấp, ngành, các cơ quan chức năng để quản lý về ô nhiễm môi trường một cách hiệu quả tại địa phương mình.

+ Đối với cộng đồng: Vai trò của cộng đồng trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường là vô cùng to lớn. Cộng đồng (nhất là cộng đồng


làng, bản) có mối liên hệ mật thiết với môi trường với nhiều lợi ích ràng buộc. Vì vậy, tăng cường các biện pháp tuyên truyền, truyền thông, giáo dục trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, chú trọng những hành động tập thể tại cộng đồng về xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường cần được đặc biệt chú trọng thực hiện.

+ Đối với người dân, cần nâng cao nhận thức và ý thức trong việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường của mỗi cá nhân, xây dựng thói quen tự giác bảo vệ môi trường bằng hành động thiết thực bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất. Điển hình như không vứt rác làm mất vệ sinh nơi công cộng,… Các hành động có ý thức của người dân có thể góp phần bảo vệ môi trường nhưng cũng có thể làm tổn hại đến môi trường nếu thực hiện hành động thiếu ý thức, vì vậy phải thực hiện thường xuyên, liên tục, kiên trì và lâu dài các biện pháp tuyên truyền, giáo dục để người dân nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.

- Thứ ba, xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ở huyện Tam Dương phải xuất phát từ đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và thực trạng môi trường của huyện.

Pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường được Nhà nước xây dựng và ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng các thành phần của môi trường và bảo vệ môi trường của các nhân, tổ chức và mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Tuy nhiên khi tổ chức thực hiện ở từng địa phương, từng ngành cụ thể, để phát huy hiệu quả và đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật đòi hỏi phải chú ý tới tính đặc thù của tình hình kinh tế - xã hội và môi trường của địa phương. Để áp dụng phù hợp với tình hình cụ thể tại huyện Tam Dương thì lãnh đạo huyện cần phân tích các tiềm năng tự nhiên, nguồn nhân lực, lợi thế so sánh và những khó khăn đối với sự phát triển, phân tích thực trạng phát triển kinh

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí