Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Du Lịch Biển

người có thẩm quyền xử phạt sẽ tiếp nhận việc giải trình của tổ chức, cá nhân vi phạm và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Về thủ tục xử phạt VPHC trong lĩnh vực du lịch được tiến hành theo thủ tục lập biên bản do những chủ thể có thẩm quyền lập [13]. Đặc điểm về trình tự, thủ tục xử lý VPHC mang một ý nghĩa quan trọng, đảm bảo được trật tự của quá trình áp dụng biện pháp chế tài xử phạt VPHC đối với các chủ thể vi phạm. Từ đó nâng cao được hiệu quả mục đích của việc truy cứu trách nhiệm hành chính nhằm trừng trị, ngăn chặn hành vi vi phạm qua đó giáo dục pháp luật, xác lập trật tự k cương, góp phần ổn định trật tự xã hội.

Đặc điểm về hình thức xử phạt

Mặc dù VPHC trong lĩnh vực du lịch biển có những đặc điểm riêng, song vẫn là một loại VPHC xâm hại đến trật tự quản lý hành chính, do vậy hình thức xử phạt VPHC trong lĩnh vực du lịch biển được áp dụng theo quy định chung của luật Xử lý VPHC, gồm các hình thức sau [28]:

(i) Hình thức xử phạt chính gồm cảnh cáo và phạt tiền; (ii) hình thức xử phạt bổ sung hoặc xử phạt chính gồm tước quyền sử dụng giấy phép, chứng ch hành nghề có thời hạn hoặc đình ch hoạt động có thời hạn, trục xuất.

Tùy thuộc mỗi hành vi VPHC, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả. Đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển chủ yếu bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nộp lại số tiền bất hợp pháp do thu tiền ngoài hợp đồng từ khách du lịch, thu phí dịch vụ không đúng quy định, bán chương trình du lịch với giá cao hơn giá của bên giao đại lý lữ hành…Bên cạnh đó còn có thể áp dụng biện pháp buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi sử dụng sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch có nội dung không phù hợp với cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia đã được công bố, không có hoặc không đúng tiêu đề, biểu tượng chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; không đúng hình ảnh, đất nước và con người Việt Nam.

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển về bản chất cũng giống như xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác, đều chịu ảnh hưởng của những yếu tố nhất định sau đây:

Thứ nhất, chất lượng của pháp luật

Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển thể hiện vị trí và vai trò quan trọng của nó trong đời sống xã hội, nhằm lành mạnh hoá quan hệ du lịch, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang trong quá trình đổi mới toàn diện mọi mặt đời sống xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế, từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền Việt nam xã hội chủ nghĩa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Để thực hiện việc củng cố, tăng cường pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực du lịch, cần phải có cơ sở pháp lí với đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật để điều ch nh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động du lịch. Nếu không có một hệ thống pháp luật toàn diện, đầy đủ, ổn định và có tính khả thi cao thì không thể mong đợi có sự nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, nếu có hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ mà chất lượng không cao, chứa đựng nhiều mâu thuẫn chồng chéo hoặc lạc hậu, không còn phù hợp, thì cũng không thể duy trì và bảo đảm với chất lượng cao do việc thi hành và tổ chức thi hành pháp luật sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ thực trạng hệ thống pháp luật. Để hệ thống pháp luật được xây dựng và hoàn thiện có chất lượng thì vấn đề đặt ra là chúng ta cần có cơ chế xây dựng pháp luật có hiệu quả cao.

Thứ hai, tổ chức thực hiện pháp luật

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển - từ thực tiễn thành phố Hải Phòng - 5

Một yếu tố khác cũng đóng vai trò quan trọng là vấn đề tổ chức thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển. Thực tế đã chứng tỏ rằng, có một hệ thống pháp luật toàn diện, đầy đủ và chất lượng cao là vô cùng cần thiết nhưng yếu tố đó chưa đủ để tạo nên một nền luật pháp có chất

lượng, hiệu quả cao vì bản thân hệ thống pháp luật đó nếu không được tổ chức thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật có vai trò và ý nghĩa to lớn, là khâu quan trọng bậc nhất để tăng cường và hoàn thiện pháp luật bởi đó chính là khâu đưa pháp luật vào trong đời sống xã hội, là một khâu biến các quy phạm pháp luật trở thành yếu tố vật chất tác động vào thực tế hoạt động du lịch nhằm bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện nghiêm minh.

Để việc tổ chức thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển đạt hiệu quả cao thì hoạt động tuyên truyền và giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật trong cộng đồng, đặc biệt là những người làm trong ngành du lịch dịch vụ, các tổ chức kinh doanh du lịch dịch vụ và du khách là hết sức quan trọng và cần thiết.

Thứ ba, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử lý nghiêm minh những vi phạm pháp luật

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử lý nghiêm minh những vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển là hoạt động không thể thiếu nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của luật pháp. Chất lượng hoạt động của công tác này ảnh hưởng lớn đến tình trạng thực thi pháp luật.

Trước tiên, có thể nói kiểm tra, giám sát nhằm mục đích uốn nắn, chấn ch nh hoạt động chấp hành và thực thi pháp luật, kịp thời có những biện pháp để bảo đảm cho pháp luật được thi hành nghiêm ch nh trong thực tế. Bên cạnh đó, kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật còn để kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật để xử lý nghiêm minh, bảo đảm nguyên tắc mọi vi phạm pháp luật phải được phát hiện và xử lý kịp thời; thực hiện mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Nếu công tác này không được chú trọng thường xuyên, không được tổ chức và tiến hành có hiệu quả thì vai trò của pháp luật sẽ bị suy giảm.

Thứ tư, ý thức pháp luật của cán bộ, công chức, cộng đồng dân cư và du khách.

Ý thức pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân cũng là một yếu tố có ý nghĩa rất lớn ảnh hưởng đến tình trạng tuân thủ pháp luật. Pháp luật ch có thể được chấp hành nghiêm ch nh và đầy đủ nếu như cộng đồng dân cư, trong đó cán bộ, công chức phải có năng lực nắm vững, hiểu rõ và vận dụng luật pháp trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển. Hiểu biết về pháp luật chính là tiền đề cho việc tôn trọng và tuân thủ pháp luật.

Bên cạnh vấn đề hiểu biết về luật pháp thì ý thức chấp hành luật pháp, tôn trọng luật pháp, "sống và làm việc theo pháp luật" của cộng đồng dân cư, của cán bộ, công chức và của du khách cũng là nhân tố quan trọng. Điều này càng trở nên quan trọng khi đất nước ta thực hiện chính sách phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cộng đồng dân cư được trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch (mô hình du lịch homestay, du lịch trải nghiệm, nghề thủ công truyền thống…) và trực tiếp thụ hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch. Do vậy đòi hỏi cả cộng đồng cùng có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn của ngành du lịch.

Ý thức pháp luật của đội ngũ công chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch tốt chính là một kênh thông tin tuyên truyền pháp luật về du lịch nói chung và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển nói riêng, làm gương cho cộng đồng xã hội noi theo. Nhờ đó, ý thức pháp luật của nhân dân được nâng lên, góp phần vào thực hiện thành công giải pháp đồng bộ như nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, giáo dục tính tự giác, tinh thần kỷ luật, tăng cường giáo dục đi đôi với cưỡng chế nghiêm minh nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương xã hội.

Như vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong du lịch biển, trong những yếu tố đó thì công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và kiểm tra giám sát, xử phạt vi phạm là nhân tố quyết định đến chất lượng pháp luật xử lý VPHC trong du lịch.

1.3.3. Cơ sở pháp lí về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển

1.3.3.1. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển

Việc xử lý VPHC trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, ngoài ra, Nghị định của Chính phủ số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính; Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Quảng cáo và Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ- CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Quảng cáo.

Phạm vi điều ch nh của Luật Du lịch bao gồm: tài nguyên du lịch, phát triển sản phẩm du lịch và hoạt động du lịch; quyền, nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch; quản lý nhà nước về du lịch. Nghị định 158/2013/NĐ-CP và Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ch có 8 Điều quy định về hành vi VPHC, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực du lịch. Còn lại "Hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước liên quan đến lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác để xử phạt"[11,13].

Vi phạm hành chính về du lịch biển là một dạng cụ thể của vi phạm hành chính xâm hại các hoạt động quản lý của Nhà nước về du lịch. Căn cứ vào tính chất của các quan hệ pháp luật du lịch được quy định trong Luật Du lịch, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Du lịch và các văn bản

quy phạm pháp luật khác do các cơ quan có thẩm quyền ban hành có liên quan đến hoạt du lịch, vi phạm hành chính về du lịch có thể được chia thành một số nhóm chủ yếu với hành vi vi phạm cụ thể:

- Nhóm 1: Vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành, bao gồm: Vi phạm quy định về thông báo hoạt động kinh doanh lữ hành Vi phạm quy định về kinh doanh lữ; Vi phạm quy định về kinh doanh đại lý lữ hành.

- Nhóm 2: Vi phạm quy định về hướng dẫn du lịch, bao gồm vi phạm về thẻ HDV, hoạt động cung cấp thông tin, kết nối dịch vụ, dẫn khách du lịch, hỗ trợ khách du lịch sử dụng các dịch vụ theo chương trình du lịch (cụ thể là nội dung thuyết minh, thông tin về lịch trình, chương trình du lịch, phổ biến các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch, người nước ngoài hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam.

- Nhóm 3: Vi phạm quy định kinh doanh lưu trú du lịch bao gồm: Vi phạm quy định về kinh doanh lưu trú du lịch.

- Nhóm 4: Vi phạm quy định về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trong cơ sở lưu trú du lịch.

- Nhóm 5: Vi phạm quy định về hoạt động xúc tiến du lịch.

- Nhóm 6: Vi phạm khác về hoạt động kinh doanh du lịch, bao gồm hành vi chèo kéo, ép buộc khách du lịch, mua hàng hóa, dịch vụ và các hành vi khác trong Nghị định này hoặc các nghị định liên quan.

Nghị định 158/2013/NĐ-CP và Nghị định số 28/2017/NĐ-CP mới ch quy định về xử phạt nên để đảm bảo giữa cái chung và cái riêng, quan hệ giữa pháp luật về xử lý VPHC trong du lịch với pháp luật về xử lý VPHC nói chung thì những vấn đề mà Nghị định này không đề cập đến như nguyên tắc xử phạt, thời hiệu, hình thức xử phạt… áp dụng theo quy định chung của Luật xử lý VPHC năm 2012.

Như vậy, trong từng nhóm vi phạm, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về du lịch quy định cụ thể chế tài xử phạt tương ứng với từng hành vi vi

phạm, bảo đảm việc xử phạt được thực hiện theo nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính nói chung và đặc thù trong lĩnh vực du lịch nói riêng.

1.3.3.2. Nguyên tắc, hình thức, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển

Về nguyên tắc xử phạt

Các nguyên tắc xử phạt hành chính được hiểu là những tư tưởng chủ đạo cho quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nói chung và pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực du lịch nói riêng. Nghị định 158/2013/NĐ-CP và Nghị định số 28/2017/NĐ-CP không quy định về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch nên khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển áp dụng theo nguyên tắc xử lý VPHC của Luật xử lý VPHC, cụ thể như sau[30]:

Việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực du lịch biển phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất, mọi VPHC trong lĩnh vực du lịch biển phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính du lịch biển gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

Nguyên tắc này được đặt ra trong pháp luật xử phạt vi phạm hành chính nhằm đảm bảo đạt hiệu quả các hoạt động đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính.

Thứ hai, việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực du lịch biển được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật. Đối với lĩnh vực du lịch - lĩnh vực kinh tế tổng hợp, có tác động to lớn đến chính sách phát triển triển của đất nước và địa phương, do vậy đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện một cách nhanh chóng, công minh, triệt để trong việc phát hiện và xử lý hành vi vi phạm. Bên cạnh đó còn đảm bảo được trật tự quản lý hành chính, tránh tình trạng đùn đẩy, thiếu trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền.

Thứ ba, việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực du lịch biển phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức xử phạt, mức xử phạt và các biện pháp xử lý thích hợp.

Nguyên tắc này đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính trong du lịch ngoài căn cứ pháp lý, nhất thiết phải căn cứ vào thực tế tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để xử phạt đúng người, đúng tội. Điều này đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong du lịch phải nắm vững các quy định pháp luật trong lĩnh vực mà mình phụ trách và các lĩnh vực liên quan để ra các quyết định xử phạt đúng đắn, tránh tình trạng oan, sai. Nguyên tắc này đảm bảo được tính khách quan, chính xác, thấu tình đạt lý trong việc áp dụng hình thức và mức độ xử phạt cho từng hành vi vi phạm cụ thể, đảm bảo việc áp dụng hình thức xử phạt phù hợp với chính những biểu hiện thực tế khách quan của hành vi vi phạm.

Thứ tư, ch xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển khi có hành vi VPHC do pháp luật quy định. Một hành vi VPHC trong lĩnh vực du lịch biển ch bị xử phạt một lần; nhiều người cùng thực hiện một hành vi VPHC trong lĩnh vực du lịch biển thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi VPHC đó; một người thực hiện nhiều hành vi VPHC trong lĩnh vực du lịch biển hoặc VPHC nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

Một hành vi được xem là trái pháp luật thì đòi hỏi hành vi đó phải được quy định trong một văn bản pháp luật cụ thể. Một hành vi bị coi là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển khi hành vi đó được pháp luật hành chính trong lĩnh vực này quy định.

Thứ năm, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/04/2023