Công Tác Kiểm Tra, Giám Sát Việc Thực Hiện Pháp Luật Xử Phạt Nghiêm Minh Những Vi Phạm Pháp Luật Về Ô Nhiễm Môi Trường


hợp và thống nhất về biển và hải đảo (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển, đảo); quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm và quyền hạn là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, bao gồm: tài nguyên đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (đối với các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển).

- Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ tài nguyên và môi trường xã, phường, thị trấn trong xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường như cán bộ tài nguyên và môi trường xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cán bộ môi trường cấp xã) là công chức nhà nước cấp cơ sở thuộc UBND cấp xã, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp xã quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, bao gồm: tài nguyên đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (đối với các xã, phường, thị trấn có biển, đảo).

- Ủy ban nhân dân cấp huyện trong xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường như:

+ Ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.

+ Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.

Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường theo thẩm quyền.


+ Hàng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

+ Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.

+ Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan.

Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường – Từ thực tiễn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc - 6

+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường liên huyện.

+ Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước xử lý về ô nhiễm môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.

- Từ những nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã trong xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường như:

+ Xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn; vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư và gia đình văn hóa.

+ Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo ủy quyền; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân.

+ Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp.


+ Hòa giải tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hòa giải. Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Một năm chỉ có một đoàn kiểm tra hoặc thanh tra về ô nhiễm môi trường tại một cơ sở, doanh nghiệp, trừ trường hợp kiểm tra, thanh tra đột xuất theo quy định của pháp luật. Khi cá nhân hay tổ chức nào đó vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường thì sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau và kết quả của việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường là quyết định xử phạt đó là biện pháp trừng phạt nghiêm khắc dành cho những chủ thể có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về ô nhiễm môi trường, nhằm răn đe đối với các chủ thể đang có hành vi vi phạm hoặc đang có ý định thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường.

1.3.3. Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội

Ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu nhất là hoạt động của con người. Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội cũng tác động mạnh mẽ tới hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Kinh tế phát triển, đời sống vật chất được nâng cao là điều kiện quyết định trình độ dân trí. Khi trình độ dân trí cao hơn sẽ đồng nghĩa với việc họ sẽ ít vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường hoặc nếu có vi phạm rồi sẽ nhanh chóng thực hiện nghĩa vụ của bản thân.

Yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến vi phạm hành chính cũng như công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ô nhiễm môi trường. Trước kia nền kinh tế của nước ta chậm phát triển thì những hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, phạm vi hẹp. Khi kinh tế càng phát triển đặc biệt là sự xuất hiện các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã làm cho hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường diễn ra ngày càng nhiều và


phức tạp hơn do đó nó đã làm cho công tác quản lý cũng như xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường nói chung, đối với khu công nghiệp nói riêng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù kinh tế phát triển song kinh phí đầu tư cho việc xử phạt thì hạn chế trong khi đó hành vi vi phạm ngày càng nhiều và nghiêm trọng, vì vậy không tạo động lực cho người làm công tác xử phạt từ đó đã dẫn tới hiệu quả xử phạt thấp.

1.3.4. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật xử phạt nghiêm minh những vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường

Công tác thanh tra kiểm tra, giám sát, xử lí vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. “Các cơ quan Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức điều tra, nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường, định kỳ báo cáo với Quốc hội về tình hình môi trường; xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường và thông báo cho nhân dân biết; có kế hoạch phòng, chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường” (Điều 10 Luật bảo vệ môi trường 2014). Nhà nước khuyến khích các hoạt động sử dụng và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, áp dụng công nghệ sinh học tiên tiến, thân thiện với môi trường,… Việc thanh tra giám sát được thực hiện thường xuyên, nhà nước định kì hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất dựa vào các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành. Việc xử lí vi phạm được áp dụng cho mọi cá nhân tổ chức trong và ngoài nước có những hành vi vô ý hay cố tình vi phạm các quy định nhà nước môi trường trong xử phạt hành chính về ô nhiễm môi trường. Tăng cường rà soát, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, đặc biệt là các cơ sở xử lý chất thải nguy hại.

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử phạt nghiêm minh những vi phạm pháp luật là hoạt động không thể thiếu nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Kiểm tra, giám sát tốt nhằm phát hiện kịp thời


những vi phạm pháp luật để từ đó có biện pháp uốn nắn, chấn chỉnh hoạt động chấp hành pháp luật, hoạt động thực thi pháp luật nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện có hiệu quả trong cuộc sống. Việc xử phạt được tiến hành nghiêm minh thì sẽ đảm bảo cho xã hội được ổn định và phát triển.


Tiểu kết chương 1

Như vậy, chương 1 đã trình bày được những vấn đề lý luận và pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Chương 1 luận văn đã nêu lên được các khái niệm về vi phạm hành chính, khái niệm, đặc điểm và phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực ô nhiễm môi trường; các yếu tố ảnh hưởng tới xử phạt vi phạm hành chính, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính và kiểm soát hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Đồng thời, chương 1 Luận văn cũng đã trình bày được hình thức, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.


Chương 2

THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC


2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ở huyện Tam Dương

2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế có liên quan đến xử phạt vi phạm hình chính về ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Tam Dương

- Vị trí địa lý:

Tam Dương là huyện nằm ở khu vực trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, tổng diện tích tự nhiên năm 2009 là 10.718,55 ha; phía Bắc giáp huyện Tam Đảo, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô; phía Nam giáp Thành phố Vĩnh Yên và huyện Yên Lạc; phía Đông giáp huyện Bình xuyên; phía Tây giáp huyện Lập Thạch và Vĩnh Tường. Huyện hiện có 13 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn: Thị trấn Hợp Hòa, các xã: Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa, Hướng Đạo, An Hòa, Đạo Tú, Kim Long, Duy Phiên, Hoàng Đan, An Hòa, Hợp Thịnh, Vân Hội và xã Hoàng Lâu.

Là đơn vị hành chính của tỉnh có địa thế chuyển tiếp giữa đồng bằng trung du và miền núi; nằm trên trục phát triển quan trọng, kết nối Sơn Dương

- Tam Đảo - Việt Trì - Vĩnh Yên - Phúc Yên và thủ đô Hà Nội. Tam Dương giáp ranh với Thành phố Vĩnh Yên - là trung tâm chính trị kinh tế xã hội của tỉnh đồng thời cũng tiếp giáp với huyện Tam Đảo; gần kề với nhiều trung tâm phát triển; khu công nghiệp, khu nghỉ mát; có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.

Trung tâm huyện của huyện Tam Dương nằm ở khu vực ngã tư Me thị trấn Hợp Hoà, cách trung tâm tỉnh 9 km. Đứng trước điều kiện đó, Tam Dương có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội làm thay đổi


bộ mặt nông thôn, song huyện sẽ phải sử dụng nhiều quỹ đất nông, lâm nghiệp cho các mục đích phi nông nghiệp, vì vậy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện cần phải có chiến lược sử dụng quỹ đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

Trên địa bàn huyện Tam Dương, có hệ thống các đường quốc lộ, đường tỉnh lộ (quốc lộ 2, 2B, 2C và tỉnh lộ 310, 305, 316, 306) và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua, có tuyến đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai được xây dựng mới. Các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ đều đang được cải tạo, nâng cấp. Đặc biệt trục giao thông đối ngoại cao tốc Hà Nội-Lào Cai có 2 nút giao thông đấu nối với quốc lộ 2B và 2C tại địa bàn huyện là nút Kim Long và Đạo Tú tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho giao lưu kinh tế từ địa bàn Tam Dương đi các địa phương trong nước và quốc tế bằng đường bộ. Các tuyến đường vành đai 1, vành đai 2 của đô thị Vĩnh Phúc được qui hoạch và xây dựng đều đi qua nhiều xã của huyện Tam Dương. Hệ thống giao thông đối ngoại, đối nội được xây dựng và hoàn thành trong thời kỳ qui hoạch tạo cho Tam Dương có lợi thế đặc biệt là huyện ở vùng trung du nhưng có mật độ giao thông phát triển cao hơn nhiều địa phương khác.

Những đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế nêu trên đã tạo ra những lợi thế đặc biệt cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nằm ở vùng địa hình trung du chuyển tiếp tự nhiên miền núi tới đồng bằng, sản xuất nông nghiệp của Tam Dương có thể phát triển mạnh cây ăn quả, chăn nuôi gia cầm, gia súc, thuỷ sản. Với thuận lợi về đầu mối giao thông đối ngoại và quĩ đất gò đồi trung du huyện có thể xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung thu hút các nhà đầu tư phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, phát triển làng nghề để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

- Địa hình:


Tam Dương cũng như toàn tỉnh Vĩnh Phúc là vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với đồng bằng Châu thổ sông Hồng, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Toàn huyện được chia ra làm hai vùng sinh thái chính:

Vùng núi gồm các xã: Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa và Hướng Đạo, chiếm 28,3% diện tích tự nhiên. Địa hình chủ yếu là gò đồi, trên địa bàn khu vực có nhiều hồ đập nhỏ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội còn thiếu, nhất là hệ thống đường giao thông nội bộ chưa được đầu tư để tạo thuận lợi cho kinh tế phát triển. Vùng trung du gồm sáu xã và một thị trấn: Hợp Hoà, An Hoà, Đạo Tú, Kim Long, Duy Phiên, Hoàng Đan và An Hòa, chiếm 57,78% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất đai và điều kiện tự nhiên khác tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất, có nguồn nước tưới tự chảy, trữ lượng khoáng sản tuy không lớn, có hệ thống giao thông thuận lợi, hội tụ tương đối đủ các điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa như cây công nghiệp, cây thực phẩm, chăn nuôi gia cầm, gia súc, lợn và hình thành các cụm công nghiệp – thị trường công nghiệp tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế huyện phát triển.

Vùng đồng bằng gồm các xã: Hợp Thịnh, Vân Hội và Hoàng Lâu, chiếm 13,94% diện tích tự nhiên toàn huyện; đất đai bằng phẳng, giao thông thuận lợi (có đường quốc lộ và các tỉnh lộ chạy qua) phù hợp cho phát triển các loại cây trồng ngắn ngày có hiệu quả và giá trị kinh tế cao như rau sạch, cây vụ đông, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và công nghiệp, dịch vụ. Hiện tại trên địa bàn khu vực này đã có một cụm công nghiệp tập trung (cụm công nghiệp Hợp Thịnh), tổng diện tích 20ha đã thu hút được 35 doanh nghiệp đầu tư.

Với tốc độ gia tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng, tỷ lệ các chất thải nói chung và các chất thải nguy hại nói riêng trên địa bàn huyện Tam Dương ngày càng gia tăng. Đây sẽ là một trong những áp lực đối với xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường của huyện. Các vụ việc xử phạt vi phạm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2023