Hình Thức Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về Ô Nhiễm Môi Trường


hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Ngoài ra còn có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định.

- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân:

Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng.

Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 2.500.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 2.500.000 đồng;

Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát môi trường và Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 25.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng.

Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến

50.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng.

Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.


Ngoài các thẩm quyền trên thẩm quyền của Công an nhân dân còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường – Từ thực tiễn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc - 5

- Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền:

Thanh tra viên chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định.

Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 50.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định.

Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm thuộc Tổng cục Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 250.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 250.000.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định.

Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy


phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền xử phạt [3, Đ48].

Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường và cơ quan tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt [2,Đ48].

1.2.5. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường

Trong quá trình xử phạt thì hầu như những chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đều có quyền áp dụng các biện pháp xử phạt như cảnh cáo, phạt tiền và hình thức phạt bổ sung. Cụ thể là:

Hình thức phạt cảnh cáo: Áp dụng đối với các hành vi vi phạm nhỏ lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi vi phạm do người chưa thành niên đủ 14 tuổi đến 16 tuổi thực hiện.

Hình thức phạt tiền: So với quy định trước kia về mức phạt tiền thì mức phạt hiện nay cao gấp đôi, cụ thể là phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực ô nhiễm môi trường là:

+ Vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định: Phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng (điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP).

+ Tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định: Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng (điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP).

+ Vứt rác không đúng nơi quy định tại chung cư, nơi công cộng: Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng; Vứt rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị: Phạt tiền từ 05 - 07 triệu đồng (điểm c, d khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP).


+ Chở nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường: Phạt tiền từ 07 - 10 triệu đồng (khoản 2 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP).

+ Không quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan gây mất vệ sinh chung: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 -

300.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

+ Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè làm mất vệ sinh chung: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng (điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

+ Để vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ

100.000 - 300.000 đồng (điểm d khoản 1 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

+ Ném rác, chất thải làm bẩn nhà ở, cơ quan, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác: Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng (điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

+ Tự ý đốt rác, chất thải ở khu vực dân cư, nơi công cộng: Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

+ Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng (điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

+ Gây tiếng ồn vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 01 triệu đồng tới mức cao nhất là 160 triệu đồng (Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP).

+ Thải chất thải vệ sinh hầm cầu, hóa chất độc, các nguồn gây dịch bệnh vào môi trường: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng (khoản 1 Điều 19 Nghị định 155/2016/NĐ-CP).

1.2.6. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường

Đối với thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ô nhiễm môi trường thì bước đầu tiên là chấm dứt vi phạm và sau đó có thể tiến hành xử


phạt vi phạm hành chính mà không cần lập biên bản. Đối với các hành vi vi phạm hành chính buộc phải lập biên bản thì sau khi chấm dứt hành vi vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đồng thời thực hiện công việc xác minh tình tiết của vụ việc và xác minh giá trị tang vật. Tiếp đó, người có thẩm quyền xử phạt sẽ tiếp nhận việc giải trình của tổ chức, cá nhân vi phạm và chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm cho cơ quan cảnh sát điều tra, trong trường hợp không có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan cảnh sát điều tra sẽ chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

- Thủ tục áp dụng cho hình phạt chính

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản (Điều 56, 69, 78 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012)

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ và nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc nhà nước trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày thu tiền phạt. Cá nhân, tổ chức không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.


- Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản (Điều 57, 58, 66, 68, 70 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012)

Đình chỉ ngay hành vi vi phạm; Quy định về biên bản, thẩm quyền lập biên bản và quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 56 Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013. Theo đó, biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được lập theo quy định tại Điều 58 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải kịp thời lập biên bản để xử phạt hoặc chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013. Mẫu biên bản và mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính. Ra quyết định xử phạt, thời hạn ra quyết định là 07 ngày sau ngày lập biên bản, hoặc 30 ngày (nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp)… Quá thời hạn theo quy định thì không được ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; quyết định xử phạt có hiệu lực từ ngày ký. Trong quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ tên chức vụ người ra quyết định, nghề nghiệp người vi phạm, hành vi vi phạm hành chính; những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng; điều khoản của văn bản pháp luật được áp dụng… hình thức xử phạt chính, bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả...thời hạn, nơi thi hành quyết định… Quyết định xử phạt được gửi cho bên vi phạm và nơi thu tiền phạt trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng


chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp (Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012).

1.3. Các yếu tố tác động đến xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường

1.3.1. Mức độ hoàn thiện của pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường

Như chúng ta đã biết Nhà nước luôn quản lý xã hội bằng pháp luật. Do đó pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính luôn luôn là những công cụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Nhà nước, chính công cụ này đã giúp nhà nước quản lý xã hội được tốt hơn, việc đấu tranh chống vi phạm hành chính thực sự đã góp phần bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước. Để thực hiện được mục đích đó, có nhiều yếu tố chi phối, nhưng yếu tố chất lượng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất, tạp cơ sở pháp lý cho toàn bộ quá trình xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có lĩnh vực ô nhiễm môi trường.

Vì pháp chế là mục đích của việc xây dựng và thực hiện pháp luật do đó cần phải có một hệ thống pháp luật tốt, đáp ứng được nhu cầu xã hội đặt ra. Nếu một hệ thống pháp luật xử phạt vi phạm hành chính có chất lượng tốt, thì không thể có cơ sở cho một quá trình thực thi pháp luật tốt được, cho dù có đầu tư nhiều tiền của và nhân lực cho các quá trình thực hiện ấy. Yếu tố này có ảnh hưởng lớn đối với xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực ô nhiễm môi trường nói riêng vì khi chủ trương, đường lối của Đảng cũng như chính sách pháp luật của Nhà nước được ban hành kịp thời, đúng đắn phù hợp với thực tiễn đặt ra thì việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường sẽ đạt hiệu quả cao, góp phần giảm thiểu số


vụ vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường. Với sự nỗ lực và cố gắng của các cấp, các ngành, công tác xây dựng pháp luật đã có những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ và nhân dân cụ thể như sự ra đời của Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 thì thủ tục xử phạt đơn giản và phù hợp hơn do đó việc xử phạt được tiến hành nhanh và số vụ vi phạm được giảm thiểu đáng kể. Ngược lại khi pháp luật ban không kịp thời, còn mâu thuẫn chồng chéo thì hiệu quả xử phạt sẽ giảm.

1.3.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý, bảo vệ môi trường và xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường

Cũng như yếu tố trên, yếu tố tổ chức thực hiện pháp luật là một nội dung của yêu cầu pháp chế. Khi có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đầy đủ là vô cùng cần thiết, nhưng pháp luật đó phải được thực hiện có hiệu quả trong đời sống xã hội chứ không phải pháp luật chỉ nằm trên giấy tờ. Việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật nó chính là việc các cơ quan Nhà nước tổ chức để mọi người trong xã hội thực hiện các quy tắc theo quy định của pháp luật. Muốn hoạt động này đạt hiệu quả cao thì công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần phải được thực hiện thường xuyên. Ngoài ra các cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành cần thường xuyên kiện toàn, củng cố tổ chức pháp chế để tạo điều kiện nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật dựa vào một số nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ và quyền hạn trong xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường như sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, bao gồm: tài nguyên đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2023