Nguyên Tắc Xử Phạt Hành Vi Vi Phạm Hành Chính

Theo quy định tại các Điều 11 và 12 của Nghị định 105 nói trên quy định về hàng hoá xâm phạm quyền SHCN (ở đây chỉ xin trích dẫn quy định về hàng hoá xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý để thấy được sự khác biệt giữa hai loại hàng hoá nói trên), cụ thể tại khoản 1 và khoản 3 Điều 11 như sau:

- Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ...

- Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:

+ Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

+ Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.

Cũng về hàng hoá xâm phạm quyền SHTT, tại khoản 1 và khoản 3 của Điều 12 Nghị định 105 nói trên có quy định:

- Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được thể hiện dưới dạng dấu hiệu gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao

dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác,

trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ...


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

- Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với chỉ dẫn địa lý và so sánh sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ dựa trên các căn cứ sau đây:

+ Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý, trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với chỉ dẫn địa lý nếu giống với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý; một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý nếu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý đó về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý;

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính, hình sự và kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp - 6

+ Sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, trong đó sản phẩm bị coi là trùng hoặc tương tự nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ..

Từ những quy định nói trên, chúng ta nhận thấy rằng hàng hoá giả mạo về SHCN là một bộ phận nằm trong hàng hoá xâm phạm quyền SHCN. Đối với hàng hoá giả mạo về SHCN chỉ có thể bao gồm hai trường hợp đó là:

- Hàng hoá có gắn nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ và chúng hoàn toàn trùng lặp nhau về sản phẩm/dịch vụ.

- Hàng hoá có gắn nhãn hiệu khó phân biệt với nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ và chúng hoàn toàn trùng lặp nhau về sản phẩm/dịch vụ.

Như vậy, điều kiện bắt buộc giữa hàng hoá giả mạo về SHCN và hàng hoá bị giả mạo về SHCN là phải có sự trùng lặp nhau hoàn toàn về sản phẩm/dịch vụ. Sự trùng lặp này phải được hiểu là “trùng lặp y hệt” về sản

phẩm/dịch vụ, không phải là trùng lặp về nhóm sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý bị giả mạo về SHCN đang được sử dụng cho mặt hàng bếp gas (thuộc nhóm 11) thì nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý giả mạo về SHCN cũng phải được sử dụng cho chính mặt hàng bếp gas đó thì mới được coi là hàng hoá giả mạo về SHCN. Trong trường hợp có sự trùng lặp hoặc khó phân biệt về nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý nhưng sản phẩm/dịch vụ không trùng nhau mà chỉ có sự tương tự hoặc có sự liên quan đến nhau thì sẽ được coi là hàng hoá xâm phạm quyền SHCN. Vẫn ví dụ nói trên, nếu được sử dụng cho mặt hàng bếp điện thì trong trường hợp này chỉ được coi là hàng hoá xâm phạm quyền SHCN cho dù giữa chúng có sự trùng lặp về nhóm sản phẩm, cùng nhóm 11. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản về mặt dấu hiệu giữa hàng hoá giả mạo về SHCN và hàng hoá xâm phạm quyền SHCN.

Dựa vào những dấu hiệu nói trên, chúng ta có thể xác định được sự khác biệt giữa hàng hoá giả mạo về SHCN và hàng hoá xâm phạm quyền SHCN. Tuy nhiên, vẫn còn có một số trường hợp rất khó xác định một cách chính xác đâu là hàng hoá giả mạo về SHCN và đâu là hàng hoá xâm phạm quyền SHCN. Dưới đây chỉ xin nêu ra một số trường hợp như sau:

- Thứ nhất, về yếu tố “trùng về nhãn hiệu” trong quy định về hàng hoá giả mạo về SHCN. Có nhiều người băn khoăn không biết nên hiểu yếu tố “trùng về nhãn hiệu” này như thế nào cho chính xác. Yếu tố “trùng về nhãn hiệu” ở đây được hiểu là trùng lặp đơn thuần về nhãn hiệu (yếu tố được bảo hộ) hay phải được hiểu là trùng lặp toàn bộ về nhãn hiệu và các yếu tố khác (yếu tố không được bảo hộ trong cấu tạo của nhãn hiệu đã đăng ký...) thì mới được coi là “trùng về nhãn hiệu”. Giả sử Công ty A là chủ sở hữu của nhãn hiệu “TAKAVIL 123”, nhãn hiệu này đang được bảo hộ cho các sản phẩm thuốc diệt nấm thuộc nhóm 05. Tuy nhiên, nhãn hiệu này chỉ được pháp luật bảo hộ chữ “TAKAVIL”, các con số 123 không được bảo hộ. Giả sử khi chưa được sự cho phép của Công ty A, Công ty B đã lợi dụng phần chữ “TAKAVIL” (không sử dụng phần các con số 123) gắn lên bao bì sản phẩm thuốc diệt nấm của công ty mình để lưu hành trên thị trường. Trong trường hợp này, nhãn hiệu mà Công ty

B gắn lên hàng hoá của mình có được coi là có sự trùng lặp về nhãn hiệu đang được bảo hộ và sẽ được coi là hàng hoá giả mạo về SHCN hay không? hay chỉ được coi là hàng hoá xâm phạm quyền SHCN?

- Thứ hai, nếu trên thực tế có hai loại hàng hoá (trong đó có một loại hàng hoá gắn nhãn hiệu đã được bảo hộ, loại kia thì chưa) mà giữa chúng có sự trùng lặp về bao bì hàng hoá nhưng nhãn hiệu lại không hoàn toàn trùng nhau và cùng được sử dụng cho các sản phẩm cùng loại. Như vậy trong trường hợp này hàng hoá gắn nhãn hiệu chưa được bảo hộ có được coi là hàng hoá giả mạo về SHCN hay không? hay chỉ được coi là hàng hoá xâm phạm quyền SHCN?

- Thứ ba, trong trường hợp giữa hàng hoá bị giả mạo về SHCN và hàng hoá xâm phạm quyền SHCN có sự trùng lặp hoàn toàn về sản phẩm/dịch vụ nhưng không trùng lặp nhau về nhãn hiệu mà chỉ khó phân biệt về nhãn hiệu thì sẽ rất khó để xác định nó là hàng hoá giả mạo về SHCN hay hàng hoá xâm phạm quyền SHCN? vì trên thực tế rất khó phân biệt một cách rạch ròi giữa các yếu tố “dấu hiệu khó phân biệt về mặt tổng thể...” trong quy định của hàng hoá giả mạo về SHCN và yếu tố “dấu hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn...” trong quy định về hàng hoá xâm phạm quyền SHCN.

Tôi cho rằng khi có yêu cầu xử lý mà hàng hoá rơi vào các trường hợp nói trên, chắc chắn sẽ gây nên những khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật và chắc sẽ không tránh khỏi tình trạng có cơ quan xác định là hàng hoá giả mạo về SHCN, có cơ quan xác định là hàng hoá xâm phạm quyền SHCN. Chắc chắn đây là điểm bất hợp lý và nó có thể dễ dẫn đến tình trạng xử lý tuỳ tiện của các cơ quan chức năng qua đó sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên trong quan hệ pháp luật vì theo quy định tại Nghị định 106, các hành vi sản xuất, vận chuyển, buôn bán, nhập khẩu hàng hoá giả mạo về SHCN bị xử lý nặng hơn rất nhiều so với các các hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá xâm phạm quyền SHCN. Chính vì vậy cần phải có những quy định cụ thể và chi tiết hơn về các vấn đề nêu trên để tạo nên sự thống nhất trong việc áp dụng và thực thi pháp luật SHTT.

c. Về thủ tục xử lý.

Nếu hàng hoá giả mạo về SHTT trong đó có đối tượng SHCN và hàng hoá xâm phạm quyền SHTT trong đó có quyền SHCN được xử lý bằng các biện pháp dân sự hoặc hình sự thì không có sự khác biệt về thủ tục tiến hành xử lý khi có tranh chấp xẩy ra. Tuy nhiên khi các loại hàng hoá nói trên được xử lý bằng biện pháp hành chính thì sẽ có sự khác biệt về thủ tục xử lý vi phạm. Cụ thể vấn đề này được quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật SHTT về các hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xử phạt hành chính, thủ tục tiến hành xử lý vi phạm quy định tại các điểm c, d Điều 23 Nghị định 105 theo đó người yêu cầu xử lý xâm phạm phải gửi kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm các tài liệu, chứng cứ, hiện vật để chứng minh yêu cầu của mình:

...

c) Bản sao Thông báo của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ gửi cho người xâm phạm, trong đó đã ấn định thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm và chứng cứ chứng minh người xâm phạm không chấm dứt hành vi xâm phạm trong trường hợp nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 211 của Luật SHTT;

d) Chứng cứ về thiệt hại do sản phẩm xâm phạm gây ra cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội, bao gồm lương thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh và chữa bệnh, thức ăn dùng cho chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và môi trường trong trường hợp nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 211 của Luật SHTT;

Với những quy định nói trên chúng ta có thể nhận thấy thủ tục tiến hành xử lý hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo về SHTT nhìn chung là đơn giản hơn so với thủ tục tiến hành xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT. Cụ thể về thủ tục xử lý vi phạm hai loại hàng hoá này có sự khác biệt cơ bản là:

- Đối với hàng hoá giả mạo về SHTT. Nếu chủ sở hữu, chủ sử dụng hợp pháp quyền SHTT phát hiện ra tổ chức, cá nhân khác có hành vi sản xuất, buôn

bán hàng hoá giả mạo về SHTT thì họ có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc để xử lý ngay các hành vi xâm phạm đó.

- Đối với hàng hoá xâm phạm quyền SHTT thì thủ tục xử lý không hoàn toàn như vậy. Cụ thể, nếu hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá xâm phạm quyền SHTT rơi vào điểm b, khoản 1, Điều 211 nói trên của Luật SHTT thì chủ sở hữu, sử dụng hợp pháp quyền SHTT phải có văn bản thông báo đến người có hành vi xâm phạm và ấn định cho họ một khoảng thời gian hợp lý để họ chấm dứt hành vi xâm phạm. Trong trường hợp đã hết thời gian ấn định trong văn bản thông báo mà bên vi phạm vẫn tiếp tục có hành vi xâm phạm quyền SHTT thì lúc này họ mới có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc để tiến hành xử lý. Xin được lưu ý rằng, “Bản sao Thông báo của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ gửi cho người xâm phạm” được coi là một trong các giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ gửi lên các cơ quan chức năng để yêu cầu xử lý nếu hàng hoá xâm phạm quyền SHTT đó rơi vào trường hợp nói trên.

- Ngoài ra, trong trường hợp hành vi sản xuất, vận chuyển, buôn bán, nhập khẩu hàng hoá xâm phạm quyền SHTT rơi vào các trường hợp quy định tại điểm a và d khoản 1 Điều 211 nói trên của Luật SHTT, chủ sở hữu, chủ sử dụng hợp pháp quyền SHTT có thể yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc để xử lý ngay hành vi xâm phạm đó mà không cần phải gửi công văn thông báo như đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá xâm phạm quyền SHTT như các trường hợp quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 211 của Luật SHTT.

Lý do căn bản có sự khác nhau về thủ tục xử lý các loại hàng hoá nói trên đó là xuất phát từ lỗi, tính chất, mức độ gây thiệt hại của hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo về SHTT và các hành vi sản xuất, vận chuyển, buôn bán, nhập khẩu hàng hoá xâm phạm quyền SHTT là khác nhau. Thông thường các hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo về SHTT và một số hành vi sản xuất, buôn bán... hàng hoá xâm phạm quyền SHTT theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 211 nói trên của Luật SHTT thường là do lỗi cố ý của người vi phạm và bao giờ cũng có tính chất và mức độ gây thiệt hại nặng nề hơn đến

kinh tế và uy tín của chủ sở hữu, chủ sử dụng hợp pháp quyền SHTT đặc biệt là gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cho xã hội hơn là đối với các hành vi sản xuất, vận chuyển, buôn bán, nhập khẩu hàng hoá xâm phạm quyền SHTT khác. Chính vì vậy khi phát hiện ra hành vi xâm phạm quyền SHTT thuộc các trường hợp này, pháp luật cho phép chủ sở hữu, chủ sử dụng hợp pháp quyền SHTT yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc để xử lý ngay nhằm bảo vệ và ngăn chặn kịp thời cũng như để tránh các hậu quả đáng tiếc từ hành vi xâm phạm quyền SHTT có thể gây ra. Còn đối với các trường hợp xâm phạm quyền SHTT khác có thể là do lỗi cố ý hoặc vô ý của bên vi phạm (do nhận thức không đầy đủ về SHTT) và hậu quả gây nên từ các hành vi xâm phạm này thường là ít nghiêm trọng hơn. Do đó nếu hành vi xâm phạm quyền SHTT rơi vào các trường hợp này thì trước tiên các bên phải tự thương lượng, hoà giả với nhau trước. Trong trường hợp, các bên tự thương lượng không thành thì lúc này các cơ quan chức năng mới “vào cuộc” để xử lý nếu có yêu cầu. Việc pháp luật quy định như vậy là rất hợp lý bởi một mặt nó làm giảm gánh nặng cho các cơ quan chức năng, mặt khác cũng là thể hiện sự tôn trọng của pháp luật về quyền tự thương lượng của các chủ thể trong quan hệ pháp luật.

Mặc dù đã có sự quy định về thủ tục xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với các loại hàng hoá nói trên như vậy tuy nhiên trên thực tế khi có yêu cầu xử lý các loại hành vi này, các cơ quan chức năng thường không hoàn toàn áp dụng đúng các quy định về thủ tục xử lý như đã quy định. Thực tế cho thấy nếu có yêu cầu xử lý đối với loại hàng hoá xâm phạm quyền SHTT, các cơ quan chức năng thường vẫn đề nghị bên yêu cầu phải có tài liệu chứng minh đã gửi văn bản thông báo đến bên vi phạm để yêu cầu họ chấm dứt mà bên vi phạm vẫn tiếp tục có hành vi xâm phạm quyền SHTT. Tôi cho rằng lý do của vấn đề này là do chưa có sự quy định thật rõ ràng về thủ tục tiến hành xử lý đối với loại hàng hoá này.

Qua sự phân tích một số điểm khác biệt giữa hàng hoá giả mạo về SHTT và hàng hoá xâm phạm quyền SHTT nói trên cho thấy việc Luật SHTT cũng như một số văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành luật này đã quy định về hai

loại hàng hoá nói trên là rất quan trọng. Việc quy định như vậy sẽ giúp cho các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cơ quan thực thi pháp luật có thể xử lý nhanh và xử lý đúng với tính chất của từng hành vi xâm phạm quyền SHTT qua đó sẽ bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của của chủ sở hữu, chủ sử dụng hợp pháp quyền SHTT và người tiêu dùng. Mặc dù vậy vẫn còn một số quy định chưa thật rõ ràng về hàng hoá giả mạo về SHTT và hàng hoá xâm phạm quyền SHTT. Hy vọng rằng trong thời gian tới đây, nhà nước cần ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể hơn về hai loại hàng hoá này, có như vậy mới có thể đưa Luật SHTT thực sự đi vào cuộc sống.

2.1.2. Nguyên tắc xử phạt hành vi vi phạm hành chính


Điều 2 Nghị định 106 quy định nguyên tắc xử phạt vi phạm như sau:


- Cá nhân, tổ chức bị XPVPHC về SHCN khi có hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này.

- Mọi vi phạm hành chính khi được phát hiện phải kịp thời đình chỉ ngay. Việc XPVPHC phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo quy định của pháp luật.

- Việc XPVPHC về sở hữu công nghiệp phải do người có thẩm quyền quy định tại Nghị định này tiến hành theo đúng quy định của pháp luật về XPVPHC.

- Một hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt một lần; một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử phạt từng hành vi; nhiều người thực hiện cùng một hành vi vi phạm thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.

- Việc XPVPHC phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, mức xử phạt và các biện pháp xử lý thích hợp theo quy định Nghị định này.

- Không XPVPHC đối với các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc đối với cá nhân vi phạm trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/10/2023