Khái Niệm, Đặc Điểm Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về Ô Nhiễm Môi Trường


trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường. Ngoài ra giữa tội phạm về môi trường và vi phạm hành chính về môi trường còn có điểm khác nhau nữa đó chính là trách nhiệm pháp lý, nếu như tội phạm về ô nhiễm môi trường trách nhiệm pháp lý vào xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường phạt tiền theo mức độ vi phạm.

1.2. Khái niệm, đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường

1.2.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định tại Điều 2 như sau:

- Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Theo đó, xử phạt vi phạm hành chính là việc cơ quan Nhà nước, cá nhân có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cần thiết được pháp luật quy định đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật chung chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Và, xử phạt vi phạm hành chính là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào tính chất mức độ vi phạm hành chính, các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ để áp dụng hình thức và mức phạt thích hợp đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Xử phạt hành chính bao gồm các hình phạt chính và hình phạt bổ sung.

Qua việc phân tích xử phạt vi phạm hành chính ở trên đây, tác giả luận văn cho rằng khái niệm xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường như sau: “Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường là hoạt động


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ áp dụng các hình thức hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật”.

1.2.2. Đặc điểm cấu thành của xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường

Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường – Từ thực tiễn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc - 4

Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường mang những đặc điểm chung của xử phạt vi phạm hành chính. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường chỉ được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm về ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường phải do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành theo đúng trình tự thủ tục được quy định về xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Theo đó, thì chỉ có những chức danh mà luật quy định mới có thẩm quyền xử lý vi phạm và phải xử lý theo đúng các quy định của luật.

Thứ ba, kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường thể hiện ở các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó ghi nhận các hình thức, biện pháp xử phạt áp dụng đối với tổ chức cá nhân đã vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Việc quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt đó thể hiện sự trừng phạt nghiêm khắc của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường. Qua đó, ngăn chặn những hành vi xem thường pháp luật nhằm bảo vệ môi trường và giáo dục cho mọi người có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường nói riêng và tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung.

Các cá nhân, tổ chức khi vi phạm các quy định của pháp luật về ô nhiễm môi trường thì sẽ bị pháp luật về môi trường điều chỉnh. Cơ sở pháp lý quan


trọng để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đó chính là các pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, pháp lệnh và Nghị định.

Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường được tiến hành theo các thủ tục được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật ví dụ như Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 155/2016/NĐ- CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước, kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo thuận lợi cho quá trình xây dựng nông thôn mới thực hiện xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đang nảy sinh nhiều hệ lụy phức tạp, trong đó, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường đang có xu hướng gia tăng, ngày một gay gắt, đe dọa trực tiếp tới các thành quả về phát triển của huyện.

1.2.3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường

1.2.3.1. Nguyên tắc chung của xử phạt vi phạm hành chính

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính nói chung là những quan điểm chủ đạo, có tính chất nền tảng, làm cơ sở cho việc xử phạt các vi phạm hành chính đảm bảo cho mọi vi phạm hành chính phải được xử phạt kịp thời, kiên quyết, triệt để, nghiêm minh, đúng pháp luật nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ nói riêng và bảo vệ trật tự quản lý nhà nước nói chung. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường phải được quán triệt các nguyên tắc chung, cơ bản sau đây:

- Nguyên tắc đề cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc phát hiện, đình chỉ kịp thời, kiên quyết đấu tranh, xử phạt nhanh


chóng, nghiêm minh, khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Việc tuân thủ và thực hiện tốt nguyên tắc này có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính nói chung, vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự nói riêng. Yêu cầu của nguyên tắc này là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có trách nhiệm tích cực, chủ động phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm, ngăn ngừa những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra nếu hành vi vi vi phạm đó vẫn tiếp diễn. Theo đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chủ động phát hiện vi phạm hành chính và khẩn trương đình chỉ ngay hành vi đó nhằm hạn chế tối đa hậu quả tiêu cực phát sinh. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính xảy ra, phải xử phạt vụ việc một cách kiên quyết, nhanh chóng, công minh, triệt để, đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

- Nguyên tắc pháp chế: Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cũng như các tổ chức, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính phải triệt để tuân thủ pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Nội dung của nguyên tắc này là:

Thứ nhất: Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện một hành vi được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Thực tế cho thấy hầu hết các quy định về các vi phạm hành chính được quy định trong gần 50 Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính, chỉ có một ít số hành vi được quy định trong luật hoặc pháp lệnh chuyên ngành. Trách nhiệm hành chính của cá nhân, tổ chức chỉ phát sinh khi họ thực hiện hành vi đã được các văn bản quy phạm pháp luật quy định là vi phạm hành chính với hình thức và mức phạt cụ thể. Nguyên tắc này cho phép loại trừ khả năng bị xử phạt vi phạm hành chính nếu


hành vi đó được quy định trong những văn bản ban hành không đúng thẩm quyền (ví dụ như văn bản do một cơ quan cấp Bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành). Mục đích của của nguyên tắc này là phòng ngừa sự tùy tiện trong việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tích cực hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực này.

Thứ hai: Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy định. Căn cứ vào nguyên tắc này thì một quyết định xử phạt vi phạm hành chính chỉ có giá trị pháp lý khi được ban hành bởi chức danh có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính đó và việc xử phạt được tiến hành tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về thủ tục, trình tự, hình thức xử phạt , mức phạt… Để đảm bảo cho nguyên tắc này được thực hiện nghiêm túc, Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định rõ các chức danh thuộc nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ ba: Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính phải được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, mọi hành vi vi phạm hành chính có cùng tính chất, mức độ vi phạm, do những chủ thể có địa vị pháp lý như nhau thực hiện thì phải áp dụng các hình thức xử phạt như nhau.

- Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và nhân thân người vi phạm Đây là nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hành chính đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Nội dung của nguyên tắc này là cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình thiết khác để quyết định hình thức, biện pháp xử phạt


cho phù hợp. Cụ thể là, khi xem xét trách nhiệm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải đánh giá toàn diện, khách quan về tính chất, mức độ vi phạm của hành vi; xác định các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ các đặc điểm nhân thân có liên quan của chủ thể vi phạm để quyết định hình thức và mức phạt cho phù hợp.

- Nguyên tắc loại trừ trách nhiệm hành chính. Theo nguyên tắc chung, mọi hành vi vi phạm hành chính xẩy ra đều bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định trong trường hợp một hành vi vi phạm hành chính đã xảy ra nhưng có những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm của hành vi, hoặc chủ thể thực hiện hành vi ở tình trạng không có năng lực trách nhiệm hành chính thì không đặt ra vấn đề truy cứu trách nhiệm hành chính đối với chủ thể thực hiện hành vi đó ví dụ như không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp như người thực hiện hành vi vi phạm hành chính phòng vệ chính đáng hay vi phạm hành chính trong trường hợp có sự kiện bất ngờ xảy ra hoặc người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không năng lực trách nhiệm hình sự phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này”. - Tình thế cấp thiết là tình thế mà một người nào đó do muốn trốn tránh một nguy cơ đe dọa lợi ích của tập thể hoặc của cá nhân nào đó mà chống trả lại một cách cần thiết những người đang có hành vi xâm hại tới lợi ích của tập thể, cá nhân.

- Phòng vệ chính đáng là hành động của một người thực hiện hành vi nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, cơ quan nhà nước hoặc lợi ích chính đáng của người khác trong trường hợp cần thiết.

- Những người thực hiện các hành động do sự kiện bất ngờ xảy ra do trong trường hợp đó không nhìn thấy trước được hậu quả.

- Trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả nâng nhận thức


hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính được loại trừ trách nhiệm hành chính do họ thực hiện hành vi đó trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hành chính.

1.2.3.2. Nguyên tắc cụ thể đối với việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường

Muốn các xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường được xử lý có hiệu quả thì những vi phạm hành chính phải cần phải được phát hiện và xử lý đúng, kịp thời tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật. Tất cả các hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường xử phạt phải được tiến hành công khai, minh bạch đúng thẩm quyền theo quy định của luật. Việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; Chỉ xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

Mỗi một hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường thì bị xử phạt một lần và nhiều hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường hoặc vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính; Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.


1.2.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường

Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường chỉ do các chủ thể có thẩm quyền được nhà nước giao quyền thực hiện. Do đó việc xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường nói riêng là hoạt động chỉ được tiến hành khi được nhà nước giao quyền chứ không phải là hoạt động tùy tiện của các chủ thể có thẩm quyền.

Chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường là:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 5.000.000 đồng hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng.

Ngoài các thẩm quyền trên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật; Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định,...

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 50.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra còn có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2023