Khái Niệm Vi Phạm Hành Chính Về Ô Nhiễm Môi Trường


xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.

Chức năng của môi trường: Môi trường có các chức năng cơ bản sau:

- Trước hết môi trường chính là không gian sống của con người và toàn thể sinh vật trên trái đất. Như chúng ta đã biết mọi nơi như chỗ ở, nơi diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh hay nơi vui chơi giải trí đều cần những không gian khác nhau. Những nơi này sẽ có yêu cầu nhất định về các yếu tố như vật lý, sinh học, hóa học, cảnh quan,… Do vậy nếu không có môi trường thì con người chẳng thể nào hoạt động và phát triển được. Tuy nhiên, chính sự tiến bộ của khoa học công nghệ và nhu cầu đời sống nâng cao của con người đã vô tình tạo ra hàng loạt những tác động xấu, làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm hơn.

- Chức năng thứ hai có thể nói đó là môi trường là nơi chứa đựng và là nguồn cung ứng tài nguyên cần thiết cho đời sống, các hoạt động sản xuất của con người. Đây chính là là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng của môi trường. Nhờ chức năng này mà cuộc sống mới được đảm bảo và ngày càng phát triển hơn. Động, thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm. Các nguồn thủy lực: cung cấp dinh dưỡng, nước, nguồn thủy hải sản và nơi vui chơi giải trí. Không khí, nhiệt độ, nước, gió, năng lượng mặt trời có chức năng duy trì các hoạt động trao đổi chất. Dầu mỏ, quặng, kim loại cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản xuất.

- Chức năng thứ ba đó là môi trường là nơi chứa đựng các loại chất thải phát sinh trong quá trình sống, lao động và sản xuất. Các loại chất thải, nước thải phát sinh từ sinh hoạt hay hoạt động công nghiệp sẽ được phân hủy thành chất đơn giản hơn, tham gia vào các quá trình sinh địa hóa. Thế nhưng nhìn chung, quá trình này không còn diễn ra theo đúng cơ chế tự nhiên của


nó nữa. Dân số tăng nhanh, công nghiệp phát triển chóng mặt đã dẫn đến lượng chất thải xả ra môi trường vượt mức kiểm soát, chưa kể, hành động vô ý thức của một phận con người đã khiến môi trường ô nhiễm đến mức báo động. Thậm chí, các nhà khoa học đã cảnh báo, nếu chúng ta không có biện pháp khắc phục và nâng cao ý thức bảo vệ thì thiên nhiên sẽ quay trở lại trừng phạt con người.

- Chức năng thứ tư đó là môi trường là nơi lưu trữ, cung cấp nguồn thông tin cho con người. Mọi hoạt động kể từ khi con người xuất hiện, trải qua các thời kỳ tiến hóa, các nền văn minh đế chế đều được ghi lại rõ ràng bằng những vật chứng cụ thể. Có được điều này chính là nhờ cuốn sử khổng lồ của môi trường. Nhờ có môi trường, chúng ta mới có thể lưu trữ những nguồn gen, các loài động thực vật, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo. Vì vậy chức năng của môi trường này luôn được đánh giá cao.

- Chức năng thứ năm đó là môi trường chính là nơi bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài. Nơi con người sinh sống và phát triển chính là một trong những hành tinh của hệ mặt trời - Trái đất. Chính vì vậy, hành tinh này cũng sẽ chịu các tác động từ vũ trụ như tia cực tím, lực hút,... Nhờ có môi trường, chúng ta hoàn toàn an toàn trước các tác nhân nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

1.1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất Vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường.

Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường – Từ thực tiễn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc - 3

Các dạng ô nhiễm môi trường hiện nay là:


Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.

Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý – hóa học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng các sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra sông, ra biển mà chưa qua xử lý; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, sinh vật trong khu vực. Các loại chất độc hại đó lại bị đưa ra biển và là nguyên nhân xảy ra hiện tượng "thủy triều đỏ", gây ô nhiễm nặng nề và làm chết các sinh vật sống ở môi trường nước.


Ô nhiễm môi trường không khí: Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Ô nhiễm khí đến từ con người lẫn tự nhiên. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.

1.1.2. Khái niệm vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường

Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm “vi phạm hành chính” lần đầu tiên được định nghĩa một cách chính thức tại Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989, theo đó “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì khái niệm vi phạm hành chính không được định nghĩa riêng biệt nữa mà được đưa “lẫn” vào trong khái niệm “xử lý vi phạm hành chính”, nếu trích dẫn từ định nghĩa về “xử lý vi phạm hành chính” được quy định tại khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định chung của pháp luật về quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Và đến Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thay thế Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã nêu rõ khái niệm thế nào là vi phạm hành chính, “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân,


tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.

Theo đó, Nghị định của Chính phủ số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cũng đã nêu rõ: “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử lý vi phạm hành chính”. Sau đó, Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 Điều 1 như sau “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định tại Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.

Từ những phân tích trên có thể suy luận khái niệm vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường như sau: “Vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật trong vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường mà không phải là tội phạm”.

1.1.3. Đặc điểm và các loại vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường

Vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ngoài mang các đặc điểm của vi phạm hành chính nói chung thì nó còn mang những đặc điểm cụ thể như sau:

+ Vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường là những hành vi trái pháp luật. Vì vậy cũng giống như những hành vi pháp luật khác, vi phạm hành chính


trước hết phải được thể hiện bằng hành vi. Hành vi gây ô nhiễm môi trường; Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải; Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền; Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường.

+ Vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường là hành vi có lỗi. Hành vi trái pháp luật là sự thực hiện trên thực tế của con người vi phạm còn lỗi thể hiện mục đích cần đạt được của hành vi đó.Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật khác là trong đa số trường hợp chỉ cần hai dấu hiệu là có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và có lỗi là đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý mà không cần đầy đủ các yếu tố khác như thiệt hại thực tế xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả vì luật môi trường điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp từ quá trình quản lý về môi trường.

+ Vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường xâm phạm trật tự quản lý nhà nước về môi trường: Muốn xác định một hành vi nào đó vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường thì phải căn cứ vào các quy định của pháp luật về môi trường cũng như những chính sách của nhà nước có liên quan đến việc quản lý về môi trường. Khi người nào đó cố tình làm những điều trái với quy định của pháp luật về ô nhiễm môi trường tức là khi đó người đó có hành vi vi


phạm quy định pháp luật về môi trường. Những hành vi có liên quan đến việc thực hiện một mệnh lệnh khẩn cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc những sự kiện xảy ra ngoài ý chí và khả năng chủ thể thì không bị coi là vi phạm pháp luật về môi trường.

+ Những hành vi mà theo quy định của pháp luật phải bị áp dụng chế tài. Tức là những hành vi khi người nào đó vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường và theo quy định bị xử phạt theo pháp luật về ô nhiễm môi trường.

- Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Giống như các loại vi phạm pháp luật khác thì vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường cũng được cấu thành bởi các yếu tố là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.

+ Mặt khách quan của vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường là những biểu hiện bên ngoài của vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường nó bao gồm các yếu tố đó là: Hành vi trái pháp luật về ô nhiễm môi trường- khi nói tới vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường thì phải có hành vi trái pháp luật môi trường của cá nhân, tổ chức. Sẽ không có vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường nếu không có hành vi trái pháp luật về ô nhiễm môi trường.

+ Mặt chủ quan của vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường bao gồm lỗi, động cơ, mục đích nó chính là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm.

+ Khách thể của vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

+ Chủ thể của vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường bên cạnh chủ thể là những cá nhân thì còn có các tổ vi phạm các quy định của pháp luật về ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng hiệu quả quản lý nhà nước nói chung cũng như lĩnh vực môi trường nói riêng.

- Các loại hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường


Hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường rất đa dạng, do vậy trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, hành vi vi phạm hành chính được pháp luật cụ thể tại Điều 7 Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và Nghị định số 155 đó là:

+ Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải.

+ Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung (sau đây gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung).

+ Các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường.

+ Các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

+ Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản.

+ Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.

+ Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền.

So với tội phạm về môi trường thì vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường có một số điểm khác biệt như: về căn cứ pháp lý, về hành vi vi phạm ví dụ như tội phạm về ô nhiễm môi trường được quy định có các hành vi như tội gây ô nhiễm môi trường, tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường... còn hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường được quy định là các hành vi như các hành vi gây ô nhiễm môi trường, các hành vi quy định về quản lý chất thải, các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí