Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường – Từ thực tiễn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc - 2


cũng như khách quan như: Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa, đầu tư phát triển rất cao, kéo theo nhiều áp lực đến môi trường trong khi nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế; tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn khá phổ biến. Bên cạnh đó còn có những hành vi, thói quen hàng ngày của một số bộ phận người dân còn quá kém như vứt rác bừa bãi... do đó đã dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn. Do đó muốn giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường được tốt hơn trong cả trong hiện tại cũng như tương lai thì việc tìm hiểu vi phạm hành chínhxử phạt vi phạm hành chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chính điều này đã giúp Nhà nước bổ sung hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về môi trường phù hợp hơn với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vĩnh Phúc là tỉnh miền núi nằm cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía bắc, đặc biệt Vĩnh Phúc có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nguồn lao động dồi dào. Với tiềm năng thế mạnh đó nền kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc phát triển rất nhanh với nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp được xây dựng. Bên cạnh đó thì các làng nghề cũng tìm được hướng phát triển riêng cho mình với nhiều hộ sản xuất kinh doanh....

Hiện nay, các nguồn gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Tam Dương chủ yếu phát sinh từ các bãi tập kết rác thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, nước thải sinh hoạt… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước mặt trên địa bàn huyện chủ yếu do nước thải sinh hoạt của con người và nước thải của ngành chăn nuôi. Cả hai loại nước thải này đều phát sinh rất nhiều và không được xử lý một cách triệt để trước khi thải ra môi trường. Bên cạnh đó, mặc dù nhiều cơ sở chăn nuôi đã đầu tư xây dựng hầm biogas, bể tự hoại nhưng nước thải sau hệ thống này vẫn vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần.


Việc nghiên cứu một cách toàn diện, cả về cơ sở khoa học và thực tiễn về xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường; bảo đảm cho các quy định về xử phạt ô nhiễm môi trường được thực hiện đúng pháp luật là cấp thiết, có ý nghĩa khoa học, có tính thực tiễn và có tính thời sự.

Công tác xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ở cấp xã, cấp thị trấn trong huyện còn bị buông lỏng. Một số doanh nghiệp trong cụm công nghiệp của huyện Tam Dương còn vi phạm nghiêm trọng ô nhiễm môi trường. Việc xử lý các vi phạm trên chưa kịp thời, gây bức xúc trong nhân dân. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường – Từ thực tiễn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc” để nghiên cứu, nhằm góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý

nhà nước về môi trường ở huyện Tam Dương trong thời gian tới.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Ô nhiễm môi trường nói chung và xử phạt vi phạm hành chính bằng pháp luật về ô nhiễm môi trường nói riêng đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu của giới khoa học ở nước ta. Có rất nhiều đề tài nghiên cứu có liên quan đến xử lý vi phạm hành chính. Tiêu biểu có một số công trình nghiên cứu của các tác giả như sau:

- PGS.TS Doãn Hồng Nhung (2016), Sách chuyên khảo, Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp ở Việt Nam, NXB Xây dựng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Cuốn sách này đã phân tích cơ sở lý luận, nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam. Tôi sẽ học hỏi được những nội dung về cơ sở lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Còn phần thực trạng, do cuốn sách phân tích những quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường theo Nghị định số 179/2013/NĐ-CP trước đây nên tôi sẽ học hỏi để so sánh với quy định hiện hành trong Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016.


Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường – Từ thực tiễn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc - 2

- TS. Bùi Đức Hiển (2017), Sách chuyên khảo, Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, NXB Chính Trị Quốc Gia Sự thật.

Cuốn sách chia làm 3 chương: Chương 1 trình bày những vấn đề lý luận chung và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; Chương 2 phân tích thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay bao gồm: quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường không khí; quy định về dự báo, phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí; quy định về xử lý ô nhiễm môi trường không khí; quy định về tổ chức hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, cộng đồng dân cư và truyền thông báo chí trng kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; Chương 3 đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí Việt Nam.

- Trần Văn Mô (2018), Sách chuyên khảo, Quản lý ngập lụt và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam, Nhà xuất bản xây dựng.

Sách Quản Lý Ngập Lụt Và Ô Nhiễm Môi Trường Ở Việt Nam giới thiệu các phương pháp tiếp cận mới, nhấn mạnh đến giải pháp phi kết cấu và giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên lưu vực sông, nhằm kiểm soát quá trình phát triển. Trình bày các kỹ thuật và công nghệ xử lý chất dinh dưỡng (N,P) có trong nước thải đô thị bao gồm các yêu cầu xử lý nước.

- Hữu Đại – Vũ Tươi (2018), Luật bảo vệ môi trường - Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tăng cường tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường, Nhà xuất bản lao động.

- GS. TS. Lê Hồng Hạnh – TS. Lê Đình Vinh (2021), Sách chuyên khảo, Pháp luật về bồi thường thiệt hại môi trường ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp.

Trong cuốn sách này, các tác giả đã dày công nghiên cứu, đi sâu phân tích vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường theo pháp


luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới, từ đó đi đến những đánh giá khoa học và giải pháp kiến nghị tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này. Cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế nhất định, Nhà xuất bản và các tác giả mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để hoàn thiện hơn.

Hy vọng cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và bồi thường thiệt hại môi trường ở Việt Nam.

- Nguyễn Thị Thu Thủy (2003), Pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Luận văn Thạc sĩ Luật học.

Trong luận văn tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy đã phân tích những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, những phân tích của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy từ thời điểm năm 2003 nên tôi chỉ học hỏi được cách sắp xếp, tư duy nghiên cứu khoa học của tác giả. Phần thực trạng của luận văn, tôi phải đánh giá theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Nguyễn Thị Bình (2014), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học - Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Luận văn đi sâu phân tích tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Đánh giá những thành tựu và hạn chế của hoạt động nói trên. Qua đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở Việt Nam. Trong luận văn này, tác giả cũng đã phân tích các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường áp dụng đối với doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. Tôi học hỏi được nhiều từ tác giả Nguyễn Thị Bình khi phân tích phần lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.


- Nguyễn Văn Minh (2014), Phòng ngừa, phát hiện tội phạm và vi phạm pháp luật môi trường khu vực Đồng bằng sông Hồng theo chức năng của lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Học viện Cảnh sát nhân dân, luận án tiến sĩ.

Nhìn chung, các công trình khoa học đã được công bố ở trên phần nào đã đề cập tới vi phạm pháp luật, vi phạm hành chính, vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường của các cơ quan hành chính nhà nước mà chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường cũng như thực trạng áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường và đưa ra các giải pháp góp phần tăng cường hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường trên phạm vi một tỉnh cụ thể mà chưa đề cập đến xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, đặc biệt cụ thể là ở huyện Tam Dương. Chính vì vậy, đề tài "Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường – Từ thực tiễn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc" được xem là công trình đầu tiên nghiên cứu vấn đề xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ở huyện Tam Dương.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

- Mục đích: Mục đích của luận văn đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.

- Nhiệm vụ:

+ Hệ thống hóa, phân tích, luận giải các vấn đề lý luận xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.

+ Đánh giá thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường và phân tích thực trạng áp dụng pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.


+ Đưa ra định hướng, giải pháp đảm bảo thực thi pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường của huyện Tam Dương.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2021.

+ Về nội dung không gian: Luận văn nghiên cứu xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường tại Huyện Tam Dương.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

- Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

- Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng: Tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích…

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Về phương diện lý luận: Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.

- Về phương diện thực tiễn:

+ Luận văn góp phần đánh giá thực trạng xử phạt vi phạm hành chính thực trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc.

+ Đưa ra những giải pháp giúp các nhà quản lý và những người thi hành xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường tham khảo để xử lý công việc được tốt hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu có tính tham khảo cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, tìm hiểu về hệ thống pháp luật vi phạm hành chính nói chung và các quy định xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường huyện Tam Dương nói riêng.


7. Kết cấu của luận văn

Kết cấu của Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần kết luận. Phần nội dung chia làm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường

Chương 2: Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Tam Dương


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG


1.1. Khái niệm, đặc điểm và các loại hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường

1.1.1. Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường

1.1.1.1. Khái niệm môi trường

Theo khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. Khái niệm này mang tính khách quan, có nội dung đầy đủ, cụ thể và là cơ sở để chúng ta nghiên cứu về các vấn đề môi trường liên quan trong phạm vi được nghiên cứu cũng như các vấn đề khác trong hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay.

Môi trường được chia thành các loại:

+ Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học,… tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động thực vật, đất, nước,… Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất đề xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp đề giải trí và làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.

+ Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chể, cam kết, quy định,… ở các cấp khác nhau như Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2023