Ý Nghĩa Của Việc Hoàn Thiện Hệ Thống Xhtd Khdn Đối Với Các Nhtm

Tương tự như Vietcombank, ACB cũng phân chia quy mô doanh nghiệp thành các nhóm quy mô lớn, trung bình, nhỏ và quy mô rất nhỏ, trong đó quy mô rất nhỏ đánh giá theo thang điểm riêng với các nhóm còn lại.

Hệ thống chỉ tiêu tài chính trong XHTD của ACB được đánh giá dựa vào báo cáo tài chính tròn năm, không sử dụng báo cáo tài chính hết quý. Các thông tin tài chính được đánh giá thông qua một bộ chỉ tiêu gồm 14 chỉ tiêu tài chính.

Hệ thống chỉ tiêu phi tài chính gồm hơn 70 chỉ tiêu đánh giá thuộc năm nhóm 1

Hệ thống chỉ tiêu phi tài chính gồm hơn 70 chỉ tiêu đánh giá thuộc năm nhóm gồm Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp, Nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý và môi trường nội bộ, Nhóm chỉ tiêu phản ánh quan hệ với ngân hàng, Nhóm chỉ tiêu phản ánh các ảnh hưởng đến ngành, Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. ACB phân chia thành 26 ngành nghề tương ứng với 94 ngành chi tiết.

Hệ thống XHTD của ACB còn phân loại doanh nghiệp theo loại hình sở hữu là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp khác để tính điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính. Ngoài ra ACB còn phân loại doanh nghiệp theo hai loại là doanh nghiệp chưa được kiểm toán và doanh nghiệp đã được kiểm toán.

Tổng điểm kết hợp của hai yếu tố định tính và định lượng sau khi nhân trọng số sẽ giúp xác định mức phân loại của khoản cho vay theo Bảng 1.8 và Bảng 1.9.

Bảng 1.8: Hệ thống XHTD xét duyệt của ACB

Tổng điểm Xếp hạng
99100AAA
9599AA
8595A
7285BBB
6872BB
6268B
5962CCC
5659CC
4856C
2348D

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu)

Bảng 1.9: Hệ thống XHTD phân loại nợ của ACB

Tổng điểm Xếp hạngPhân loại nợ
95100AAAĐủ tiêu chuẩn
8595AAĐủ tiêu chuẩn
7285AĐủ tiêu chuẩn
7072BBBCần chú ý
6570BBCần chú ý
5965BCần chú ý
5659CCCDưới tiêu chuẩn
5356CCDưới tiêu chuẩn
4553CNghi ngờ
2045DCó khả năng mất vốn

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu)

1.3.5 Bài học kinh nghiệm XHTD cho LienVietPostBank

Thông qua các mô hình XHTD của các NHTM trong nước, đề tài rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá đối với mô hình XHTD hiện tại của LienVietPostBank.

Mô hình XHTD KHDN của LienVietPostBank nên phân loại doanh nghiệp theo tính chất sở hữu vốn và theo tiêu chí đã kiểm toán hay chưa kiểm toán báo cáo tài chính để áp dụng và phân trọng số các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phù hợp hơn. Mô hình XHTD nên phân chia quy mô doanh nghiệp theo quy mô rất nhỏ để có đánh giá theo thang điểm riêng với các nhóm quy mô còn lại, bên cạnh việc làm chi tiết hơn các điểm đánh giá ban đầu để phần chỉ tiêu tài chính được tách bạch hơn. Việc XHTD tại LienVietPostBank phải được phối hợp thực hiện giữa CBĐG và cán bộ quản lý tín dụng để đảm bảo tính khách quan. Ngoài ra, LienVietPostBank cũng cần phải hướng đến việc phân loại nợ bằng phương pháp định tính theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN.

1.4 Ý nghĩa của việc hoàn thiện hệ thống XHTD KHDN đối với các NHTM

Việc hoàn thiện hệ thống XHTD nói chung và XHTD KHDN nói riêng chính là quá trình chỉnh sửa, sửa đổi bổ sung mô hình XHTD hiện tại với các giải pháp đề xuất và kiến nghị để dần hoàn chỉnh hệ thống XHTD. Kết quả thể hiện của quá trình hoàn thiện XHTD là việc khắc phục được các hạn chế làm sai lệch kết quả XHTD, góp phần làm cho kết quả XHTD phản ánh chính xác, đúng bản chất tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, rủi ro và triển vọng của doanh nghiệp. Qua đó, thể hiện khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp được XHTD đối với NHTM.

Thông qua việc sàng lọc, phân loại KHDN, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro một cách chính xác, quá trình hoàn thiện hệ thống XHTD KHDN của các NHTM có ý nghĩa giúp hạn chế và giới hạn rủi ro tín dụng ở mức mục tiêu, tiến tới mục đích tối đa hóa lợi nhuận và bảo vệ sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Khi các NHTM cho vay các khách hàng tốt, hệ số rủi ro giảm xuống, và tất yếu dẫn đến tài sản rủi ro tín dụng giảm. Kết quả là hệ số an toàn vốn tăng, điều này dẫn đến hình ảnh ngân hàng trở nên đẹp hơn đối với thị trường, nhà đầu tư và các cơ quan giám sát.

Kết luận các vấn đề nghiên cứu chương I:

Trong chương này, đề tài đã trình bày khái quát về rủi ro tín dụng, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra sự cần thiết phải XHTD trong hoạt động tín dụng của các NHTM.

Trong hoạt động tín dụng, các NHTM sẽ gặp phải rủi ro đó là điều không thể tránh khỏi. Rủi ro tín dụng xảy ra do nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân khách quan, có những nguyên nhân chủ quan. Biện pháp để nâng cao khả năng quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các NHTM.

Để quản trị rủi ro tín dụng có nhiều công cụ, XHTD là một công cụ quản trị rủi ro tín dụng khoa học đã được sử dụng phổ biến tại các định chế tài chính trên thế giới và hiện nay cũng đang được các NHTM trong nước triển khai áp dụng.

Đề tài cũng trình bày những cơ sở lý luận về XHTD, các mô hình XHTD của các tổ chức XHTD hàng đầu trên thế giới, yêu cầu đối với một hệ thống XHTD theo Basel II và một công trình nghiên cứu điển hình về XHTD với chỉ số Z-score của Altman. Đồng thời, đề tài cũng đã trình bày các hướng dẫn về XHTD doanh nghiệp của NHNN, một số mô hình XHTD của các NHTM trong nước làm cơ sở để so sánh với mô hình XHTD đang áp dụng tại LienVietPostBank sẽ được trình bày trong Chương II của đề tài này.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHDN CỦA LIENVIETPOSTBANK

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã xây dựng và triển khai ứng dụng XHTD khách hàng doanh nghiệp từ cuối năm 2008 theo hướng dẫn của NHNN và tư vấn của các chuyên gia tài chính trong nước. Đến nay, hệ thống xếp hạng nội bộ này đã được chỉnh sữa nhằm phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội đang thay đổi và các thỏa thuận, hiệp ước quốc tế mà Việt Nam cam kết thực hiện. Hiện tại, NHNN đang yêu cầu các NHTM phải thường xuyên rà soát điều chỉnh hệ thống XHTD nội bộ để có thể áp dụng phân loại nợ theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, một trong số các yêu cầu đối với hệ thống XHTD của NHTM bao gồm:

  1. Hệ thống XHTD nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng đó.
  2. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, tài sản đảm bảo, khả năng thu hồi nợ và khả năng quản lý của tổ chức tín dụng.
  3. Hàng năm, tổ chức tín dụng phải đánh giá lại hệ thống XHTD nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật.

Như vậy, nhằm có thể đáp ứng theo yêu cầu của NHNN về phân loại nợ, và nâng cao hợn nữa hiệu quả quản trị rủi ro thì LienVietPostBank phải thường xuyên xem xét điều chỉnh hệ thống XHTD của mình để có thể sàng lọc và phân loại khách hàng chính xác hơn.

2.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank:

Ngân hàng TMCP Liên Việt chính thức được thành lập theo giấy phép số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập sau 15 năm hạn chế thành lập NHTM của NHNN. Các cổ đông pháp nhân sáng lập của LienVietPostBank bao gồm Công ty CP Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) và Công ty TNHH DV HK Sân bay Tân Sơn Nhất.

Đến tháng 07/2011, với sự sáp nhập của Công ty DV Tiết kiệm Bưu điện, Ngân hàng TMCP Liên Việt đổi tên thành Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, đồng thời nâng vốn điều lệ của LienVietPostBank lên thành 6.010 tỷ đồng. LienVietPostBank đã và đang phát triển mạng lưới giao dịch trải rộng trên 3 miền của cả nước, ngoài Hội sở Ngân hàng tại tỉnh Hậu Giang và Trung tâm điều hành chính tại Hà Nội, LienVietPostBank còn có hơn 30 chi nhánh và gần 100 phòng giao dịch tại các tỉnh thành trong nước.

Trong hơn 3 năm hoạt động, từ một ngân hàng non trẻ, đến nay LienVietPostBank đã đạt được nhiều thành tựu và tiêu chí đáng khích lệ về tổng tài sản, huy động vốn và cho vay thị trường 1. Một số chỉ tiêu tóm tắt tình hình hoạt động của LienVietPostBank trong thời gian qua trình bày theo Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Tóm tắt tình hình hoạt động của LienVietPostBank trong thời gian qua

Chỉ tiêu – NămĐVT200920102011
Tổng tài sảnTỷ đồng17.36735.52156.132
Huy động vốn TT1Tỷ đồng8.31513.45426.662
Dư nợ cho vay TT1Tỷ đồng5.42314.04717.399
Lợi nhuận trước thuếTỷ đồng5407591.086
Lợi nhuận sau thuếTỷ đồng540683977
Vốn điều lệTỷ đồng3.3003.6506.010
Tỷ lệ nợ quá hạn%1,49%0,99%3,19%
Tỷ lệ nợ xấu%0,26%0,42%0,47%

2.2 Chính sách tín dụng của LienVietPostBank

LienVietPostBank xây dựng chính sách tín dụng theo hướng đảm bảo tính chủ động và linh hoạt trong hoạt động thực tế nhằm nắm bắt tốt nhất các cơ hội phát triển đầu tư tín dụng theo mục tiêu định hướng kinh doanh từng thời kỳ, đảm bảo mục tiêu quản trị rủi ro theo hướng không tập trung quá cao cho một nhóm khách hàng, những lĩnh vực ngành nghề có liên quan với nhau hay thay đổi với một loại tiền tệ.

Chính sách tín dụng chú trọng tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan, quan điểm bình đẳng hướng tới khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế hay hình thức sở hữu, các ưu đãi tín dụng chỉ áp dụng căn cứ vào năng lực tài chính và mức độ rủi ro cũng như thiện chí trả nợ của từng khách hàng. Chính sách tín dụng cũng chú trọng đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng.

2.3 Nguyên tắc chấm điểm và sử dụng kết quả XHTD

Hệ thống XHTD là công cụ quan trọng để tăng cường tính khách quan, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng. Mô hình tính điểm tín dụng là phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro thông qua đánh giá thang điểm, các chỉ tiêu đánh giá trong những mô hình chấm điểm được áp dụng khác nhau đối với từng loại khách hàng.

LienVietPostBank sử dụng mô hình chấm điểm tín dụng khác nhau áp dụng riêng với định chế tài chính, doanh nghiệp và cá nhân. Đề tài này chỉ đề cập và đánh giá mô hình XHTD cho khách hàng doanh nghiệp. Nguyên tắc trong chấm điểm XHTD của LienVietPostBank là tính điểm ban đầu của mỗi chỉ tiêu đánh giá theo điểm ứng với mức chỉ tiêu gần nhất mà mà thực tế khách hàng đạt được. Nếu mức chỉ tiêu đạt được của khách hàng nằm ở giữa hai mức chỉ tiêu hướng dẫn thì điểm ban đầu là mức chỉ tiêu thấp hơn. Điểm dùng để tổng hợp XHTD là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số của từng chỉ tiêu, trọng số của từng nhóm chỉ tiêu.

Kết quả XHTD được sử dụng cho các mục đích xác định giới hạn tín dụng; quyết định từ chối hay đồng ý cấp tín dụng, mức lãi suất cho vay, và xác định yêu cầu về tài sản đảm bảo; đánh giá hiện trạng khách hàng trong qúa trình theo dõi vốn vay; quản lý danh mục tín dụng và trích dự phòng rủi ro; ưu đãi về phí dịch vụ ngân hàng và các ưu đãi khác.

Mục tiêu của LienVietPostBank là xây dựng một hệ thống XHTD linh hoạt, có khả năng điều chỉnh và bổ sung nhằm đảm bảo tính thực tế cao. Do đó, việc đánh giá và hiệu chỉnh hệ thống sẽ được tiến hành định kỳ. Các kết quả chấm điểm XHTD sẽ được lưu giữ đầy đủ cùng hồ sơ tín dụng của khách hàng kể cả đối với các khách hàng bị từ chối cấp tín dụng.

2.4 Mô hình tính điểm xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của LienVietPostBank

Mô hình XHTD KHDN của LienVietPostBank đang sử dụng là mô hình một biến số sử dụng các chỉ tiêu tài chính theo phân tích định lượng và phi tài chính theo phân tích định tính để đánh giá nhằm bổ sung cho những hạn chế về số liệu thống kê của phương pháp định lượng. So với các NHTM khác, LienVietPostBank chỉ trong giai đoạn đầu áp dụng mô hình chấm điểm XHTD cho khách hàng doanh nghiệp, chưa áp dụng mô hình chấm điểm xếp hạng để phân loại nợ theo phương pháp định tính cho khoản vay. XHTD theo phân tích truyền thống dựa trên các chỉ số tài chính, tài sản đảm bảo, dự kiến hiệu quả sử dụng vốn vay và các thông tin phi tài chính.

Mô hình chấm điểm gồm hai phần là chấm điểm định lượng theo các chỉ số tính toán trực tiếp từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, và chấm điểm định tính trên cơ sở đánh giá của ngân hàng về các mặt, khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp. Thông tin dùng để chấm điểm doanh nghiệp là báo cáo tài chính năm hoặc quý gần nhất, thông tin phi tài chính cập nhật đến thời điểm chấm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2021