KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua việc phân tích cơ sở lý luận và thực trạng quản lý giáo dục văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở là hoạt động của CBQL nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, HS và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa ứng xử cho HS. Quản lý giáo dục văn hóa ứng xử cho HS tại các trường THCS là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, HS nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục văn hóa ứng xử, giúp HS triển toàn diện về nhân cách theo mục tiêu giáo dục THCS.
Ở các trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử ở các trường THCS đã được triển khai thực hiện, thể hiện ở việc xác định mục tiêu của hoạt động; lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động này còn nhiều hạn chế ở cả nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, chưa phát huy hết vai trò của các lực lượng giáo dục trong nhà trường để giáo dục, rèn hành vi, phẩm chất cho HS. Hoạt động này có biểu hiện chạy theo phong trào, thiếu đầu tư và chưa xác định đúng mục tiêu nên chưa đạt hiệu quả.
Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử ở các trường THCS ở Việt Yên, tỉnh Bắc Giang còn nhiều hạn chế. Cán bộ quản lý và giáo viên, GV chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động. Đôi ngũ CBQL, GV còn thiếu các kiến thức cơ bản về các nội dung giáo dục VHƯX cho HS. Việc xác định mục tiêu, chỉ đạo lựa chọn nội dung, phương pháp giáo dục văn hóa ứng xử cho HS THCS còn nhiều hạn chế, được đa số ý kiến đánh giá ở mức trung bình và yếu kém, đòi hỏi cần được khắc phục trong thời gian tới. Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa thường xuyên, còn mang tính hình thức nên không có tác dụng để đối chiếu với mục tiêu đề ra cũng như điều chỉnh hoạt động này cho phù hợp trong thời gian tiếp theo.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Yếu tố được đánh giá ảnh hưởng lớn nhất là tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh và tiếp theo là năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Ngoài ra, môi trường sống ở một số xã còn nhiều
khó khăn với sự hạn chế về nhận thức của các bậc cha mẹ cũng là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý giáo dục nói chung, giáo dục văn hóa ứng xử ở các trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử ở các trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, đó là: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường; Tổ chức xây dựng và kế thừa các giá trị văn hóa tinh thần của nhà trường; Xây dựng tiêu chí văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, tính Bắc Giang ; Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường ; Tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá việc xây dựng văn hóa ứng xử ở trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang theo kế hoạch đã xây dựng. Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, bổ sung cho nhau trong quản lý hoạt động giáo dục VHƯX cho HS ở các trường THCS huyện Việt Yên và được đánh giá có tính rất cần thiết, khả thi trong thực tiễn.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Phòng Giáo dục - Đào tạo
Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Phòng Giáo dục và Đào tạo tiến hành lập kế hoạch cụ thể thử hiện nhiệm vụ xây dựng văn hóa ứng xử ở các nhà trườngsao cho phù hợp nhất với điều kiện của từng trường, đặc thù riêng của trường, đặc điểm của đội ngũ giáo viên, học sinh trong các nhà trường.
Phòng Giáo dục và Đào tạo tăng cường sự chỉ đạo sát sao trong việc lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá việc xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường THCS.
2.2. Đối với Ban Giám hiệu các trường trung học cơ sở
Hiệu trưởng nhà trường THCS cùng với Ban Giám hiệu các trường THCS cần phải tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho toàn thể giáo viên, cán bộ, học sinh, phụ huynh về xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường.
Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cho toàn thể giáo viên, cán bộ, học sinh, phụ huynh về các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các bộ chủ quản về nội dung, hình thức, phương pháp, tiêu chí đánh giá xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường.
Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia vào xây dựng văn hóa ứng xử ở trường mình.
2.3. Với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương
Tăng cường kinh phí đầu tư cho giáo dục; có quy hoạch hợp lý để đảm bảo diện tích đất, đủ phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập cho các trường.
Chỉ đạo các đoàn thể, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương tham gia ủng hộ giáo dục về tinh thần và vật chất; chỉ đạo ngành liên quan tích cực phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI.
2. Đặng Quốc Bảo (1996), Về phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển nhà trường trong bối cảnh hiện nay, QLGD: Thành tựu và xu hướng.
3. Hoàng Thị Chiến, Thực trạng hành vi giao tiếp có văn hóa của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Cà Mau, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học sư phạmThành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Viết Chức (chủ biên) (2002), Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên, Viện văn hóa và NXB Văn hóa - Thông tin, HàNội.
5. Đoàn Thị Cúc (2015), Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm ở các trường Cao đẳng miền núi phía Bắc, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường ĐHSP
- Đại học TháiNguyên.
6. Bộ GDĐT (2010), “Chuyên đề văn hóa nhà trường” Hội thảo tập huấn giáo viên nguồn chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết giữa 2 chính phủ Việt Nam - Singapore.
7. Trần Văn Đạt (2017), Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường trung học phổ thông Dân tộc nội trú, Trung học cơ sở Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục, Trường Đại học sư phạm - ĐH Thái Nguyên.
8. Hoàng Quốc Đạt (2018), Luận văn thạc sĩ: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Văn Đức (2008), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa và vấn đề xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh hiện nay”, Bản tin khoa học Cao đẳng Thương mại, số 2 (2008).
10. Ngô Công Hoàn (1995), Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ em, Nxb Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
11. Phạm Minh Hạc (1991), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI,
NXB Giáo dục.
12. Trần Ngọc Khuê (1998), Xu hướng biến đổi tâm lý xã hội trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Phạm Minh Hạc (2009), Giáo dục giá trịxây dựng văn hoá học đường, Kỷ yếuHội thảo khoa học “Văn hoá học đường-lí luận và thực tiễn, Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr 7 - 16.
14. Phạm Minh Hạc (2012), "Xây dựng văn hóa học đường phải là mối quan tâm của mọi nhà trường", Tạp chí Ban Tuyên giáo Hà Nội.
15. Hứa Thị Hoàn (2012), Luận văn thạc sĩ, Biện pháp quản lí xây dựng văn hóa nhà trường của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
16. Nguyễn Thanh Tuấn (2005), “Văn hóa ở các nước tư bản phát triển - đặc điểm và dự báo”, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, tr.9.
17. Phạm Viết Lộc (2009), “Văn hóa tổ chức Đại học Quốc gia Hà Nội”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh số 25 (2009).
18. Nguyễn Thanh Tuấn (2005), “Văn hóa ở các nước tư bản phát triển - đặc điểm và dự báo”, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, tr.9
19. Quy định về đạo đức nhà giáo tại Quyết định số 16/2008/QĐ - BGDDT ngày 16/4/2008 của Bộ GD & ĐT.
20. Quyết định 1299/QĐ-TTg, ngày 03/10/2018 của thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018- 2025”.
21. Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT, quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.
22. Tạp chí Cộng sản (17/5/2010), Vấn đề văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển đất nước, http://www.tapchi congsan.org.vn/Home/Tieu- diem/2010/1590/Van-de-van-hoa-trong-tu-tuong-Ho-Chi-Minh-ve- phat.aspx (2010)
23. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Chí Bền, Lâm Mỹ Dung, Trần Thúy Anh, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Khoa học xã hội (1992).
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1:
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho CBQL, GV)
Để góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, xin Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình và thực trạng hoạt động tại đơn vị đang công tác bằng cách đánh dấu "X" vào ô lựa chọn theo ý kiến của mình.
Ý kiến của Thầy/Cô chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, ngoài ra không sử dụng cho bất kỳ một mục đích nào khác.
Xin thầy cô cho biết một số thông tin về bản thân:
Chức vụ/Đơn vị công tác:………………………………………..
Câu 1: Đồng chí đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử ở các trường THCS huyện Việt Yên.
□ Rất quan trọng
□ Quan trọng
□ Bình thường
□ Ít quan trọng
□ Không quan trọng
Câu 2: Đồng chí hãy cho biết thực trạng mục tiêu xây dựng VHƯX cho HS tại đơn vị công tác.
Nội dung | Mức độ thực hiện | |||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | Kém | ||
01 | Giúp HS có được nhận thức đúng đắn để có hành vi ứng xử giao tiếp có văn hóa trong học tập, sinh hoạt và trong các môi trường xã hội khác nhau | |||||
02 | Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, trong sáng, đầy tính nhân văn, có sức cảm hóa, sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội từ đó góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh | |||||
03 | Xây dụng môi thân thiện cho HS, giúp các em cảm thấy an toàn, cởi mở, biết chia sẻ và chấp nhận các nhu cầu, hoàn cảnh khác nhau, giúp các em cảm thấy tự nhiên, thoải mái, vui vẻ, tạo động lực cho các em học tập trong môi trường văn hóa đích thực. | |||||
04 | Tất cả những mục tiêu trên |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nguyên Tắc Đề Xuất Biện Pháp Xây Dựng Văn Hoá Ứng Xử Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
- Xây Dựng Tiêu Chí Văn Hóa Ứng Xử Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Việt Yên, Tính Bắc Giang
- Thăm Dò Sự Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp
- Xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - 13
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Câu 3: Đồng chí hãy cho biết thực trạng nội dung xây dựng VHƯX cho HS là tại đơn vị công tác.
Nội dung | Mức độ thực hiện | ||||
Thường xuyên | Đôi khi | Không bao giờ | |||
1 | Giáo dục văn hóa ứng xử với thầy cô giáo trong nhà trường | Luôn thể hiện sự kính trọng, lịch sự, lễ phép với thầy, cô và nhân viên trong nhà trường | |||
Không có hành vi xúc phạm nhân phẩm của thầy, cô giáo và nhân viên trong nhà trường | |||||
Không có lời nói, cử chỉ suồng sã, quá trớn vượt qua mối quan hệ thầy, trò; Biết giữ khoảng cách đúng mực với thầy, cô | |||||
Biết nhận lỗi, sửa sai; Biết lắng nghe khi được thầy cô góp ý, khuyên bảo | |||||
Biết kiềm chế cảm xúc, thể hiện thái độ, hành vi đúng mực khi có quan điểm trái ngược với thầy, cô | |||||
Tự tin khi bày tỏ ý kiến, quan điểm với thầy, cô | |||||
Sử dụng ngôn ngữ phù hợp trong giao tiếp, ứng xử với thầy, cô | |||||
2 | Giáo dục văn hóa ứng xử với bạn bè | Có cử chỉ nhã nhặn, lịch sự; Giữ đúng lời hứa, giờ hẹn. | |||
Biết quan tâm chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong cuộc sống | |||||
Biết thể hiện thái độ trước những hành vi đúng, sai; | |||||
Tôn trọng danh dự, nhân cách, lợi ích, sở thích của bạn | |||||
Biết lắng nghe khi được bạn bè góp ý; Biết kiềm chế cảm xúc, thể hiện thái độ, hành vi đúng mực khi có quan điểm trái ngược với bạn | |||||
Tự tin khi bày tỏ ý kiến, quan điểm trước bạn bè | |||||
3 | Giáo dục văn hóa | Hiếu thảo, kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ |
ứng xử với người thân trong gia đình | Biết kính trên nhường dưới, quan tâm đến mọi người trong gia đình | ||||
Biết giữ gìn truyền thống gia đình | |||||
4 | Giáo dục văn hóa ứng xử với mọi người xung quanh | Biết bảo vệ lẽ phải, có thái độ phản đối hành vi sai trái | |||
Có cử chỉ lịch sự: biết nói xin lỗi khi làm sai và cảm ơn khi được được giúp đỡ | |||||
Biết thể hiện giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc | ` | ||||
Tự tin khi bày tỏ ý kiến, quan điểm với người xung quanh |
Câu 4: Đồng chí hãy cho biết thực trạng hình thức giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh tại đơn vị công tác.
Nội dung | Mức độ thực hiện | Mức độ hiệu quả | |||||
Thường xuyên | Đôi khi | Không bao giờ | Hiệu quả nhiều | Hiệu quả ít | Không hiệu quả | ||
01 | Thông qua hoạt động dạy học (lồng ghép vào một số môn học như: Giáo dục công dân, lịch sử, Ngữ văn..) | ||||||
02 | Thông qua hoạt động trải nghiệm- hướng nghiệp, giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp (Các HĐ trải nghiệm – hướng nghiệp, các hội thi, buổi tuyên truyền,.. | ||||||
03 | Thông qua sinh hoạt tập thể (Hoạt động ngoại khóa, các buổi sinh hoạt tập thể,..) | ||||||
04 | Thông qua tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân (Tự học, tự chăm sóc bản thân..) | ||||||
05 | Thông qua tấm gương đạo |
đức của thầy cô |
.....