Kiểm Tra, Đánh Giá Xây Dựng Văn Hóa Ứng Xử Ở Nhà Trường

2.3.4. Kiểm tra, đánh giá xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường

- Thực trạng kiểm tra, đánh giá xây dựng những giá trị phù hợp văn hóa ứng xử ở trường trung học cơ sở

Bảng 2.8a. Thực trạng kiểm tra, đánh giá xây dựng những giá trị phù hợp văn hóa ứng xử ở trường trung học cơ sở



Nội dung

Tỉ lệ %

Kém

Yếu

Trung

bình

Khá

Tốt

Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch phát huy những truyền thống tốt đẹp trong văn hóa ứng xử

của nhà trường


0,3


0,2


7,2


87,5


4,8

Kiểm tra việc phối hợp các lực lượng trong phát huy những nội dung phù hợp trong xây dựng văn hoá

ứng xử.


0,3


0,0


8,0


84,5


7,2

Kiểm tra, đánh giá kết quả về phát huy những nội

dung phù hợp trong xây dựng văn hoá ứng xử.

0,3

0,0

8,4

85,7

5,6

Kiểm tra việc sửdụng các nguồn lực nhằmphát huy những nội dung phù hợp trong xây dựng văn hoá

ứng xử.


0,3


0,3


8,7


84,8


5,9

Tổ chức báo cáo kết quả kiểm tra, rút kinh nghiệm

trong xây dựng văn hoá ứng xử ở nhà trường

0,3

0,0

8,4

84,5

6,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - 8

Kết quả này khẳng định chủ thể quản lý tại các trường THCS được nghiên cứu đã chú trọng thực hiện nội dung quản lý này. Kết quả thực hiện nhiệm vụ này của chủ thể quản lý là tạm thời chấp nhận được.

Kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, chủ thể quản lý tại 19 trường THCS được nghiên cứu cần phải chú ý nhiều hơn nữa trong việc thực hiện nội dung quản lý này. Sao cho tất cả các khía cạnh xem xét thuộc nội dung này đều phải đạt được mức độ thực hiện cao hơn nữa. Bởi lẽ, bất cứ hoạt động nào cũng cần phải có sự kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra đánh giá về tiến độ thực hiện kế hoạch; Kiểm tra đánh giá việc phối hợp các lực lượng tham gia; Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng các nguồn

lực; Tổ chức báo cáo kết quả kiểm tra, rút kinh nghiệm. Đây là tất cả các khâu trong hoạt động kiểm tra đánh giá. Nhờ việc thực hiện tốt các khâu này, chủ thể quản lý sẽ có cơ sở và căn cứ chính xác để điều chỉnh và xem xét các việc tiếp tục triển khai hoạt động này phù hợp và có hiệu qủa cao nhất. Khi thực hiện tốt các khâu này thì hiệu qủa quản lý hoạt động này sẽ được nâng cao.

- Thực trạng kiểm tra, đánh giá xây dựng những giá trị mới của văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên

Bảng 2.8b. Thực trạng kiểm tra, đánh giá xây dựng những giá trị mới của văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên


Nội dung

Tỉ lệ %

Kém

Yếu

Trung

bình

Khá

Tốt

1.Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựngnhững nội dung mới của VHƯX ở nhà

trường


0,3


0,0


6,6


87,8


5,3

2.Kiểm tra việc phối hợp các lực lượng trongvà ngoài nhà trường nhằm xây dựng những nội

dung mới của VHƯX ở nhà trường


0,3


0,0


8,4


86,6


4,7

3.Kiểm tra, đánh giá kết quả về xây dựng những

nội dung mới của VHƯX ở nhà trường

0,3

0,0

7,8

86,9

5,0

4. Kiểm tra việc sử dụng các nguồn lực xây dựng

những nội dung mới của VHƯX ở nhà trường

0,3

0,0

6,9

86,6

6,2

5.Tổ chức báo cáo kết quả kiểm tra, rút kinh nghiệm về xây dựng những nội dung mới

củaVHƯX ở nhà trường


0,3


0,0


7,1


84,5


8,1

Kết quả này khẳng định chủ thể quản lý tại các trường THCS được nghiên cứu đã chú trọng thực hiện nội dung quản lý này. Kết quả thực hiện nhiệm vụ này đạt mức khá, đây là kết quả có thể tạm thời chấp nhận được.

Việc chưa thực hiện tốt khía cạnh “Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng những nội dung mới của văn hóa nhà trường”, hay như “Tổ chức báo cáo kết quả kiểm tra, rút kinh nghiệm về xây dựng những nội dung mới của văn hóa ứng xử

ở nhà trường”,... điều này sẽ dẫn tới tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng các giá trị mới của văn hóa ứng xử ở nhà trường không được kiểm soát, chủ thể quản lý không thể biết được chi tiết, cụ thể và thực chất các nội dung trong kế hoạch có được thực hiện tốt không? vướng mắc ở chỗ nào ?

2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên

Khảo sát ý kiến của CBQL, GV-NV về những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ cở huyện Việt Yên, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.9. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục VHƯX ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên

(theo ý kiến đánh giá của CBQL, GV,NV)



TT


Nội dung

CBQL, GV,NV(n=156)

Mức độ thực hiện

Ảnh hưởng

nhiều

Ảnh hưởng

ít

Không ảnh

hưởng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Năng lực quản lý của hiệu trưởng

125

80

31

20

0

0

2

Năng lực của đội ngũ CBQL, GV, NV

121

78

35

22

0

0


3

Tính tích cực, chủ động sáng tạo và tự giác của học sinh

123

79

33

21


0


0

4

Yếu tố tâm lý lứa tuổi của HS

112

72

44

28

0

0


5

Mục tiêu, yêu cầu đổi mới nội dung chương trình giáo dục ở bậc THCS

120


77

36

20

0

0

6

Môi trường gia đình- xã hội

110

71

35

22

11

7


7

Sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội.

100


64

44

28

12

8


8

Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện tổ chức hoạt động giáo dục

100


64

33

21

23

15

Kết quả ở bảng. 2.9 cho thấy quá trình quản lý hoạt động giáo dục VHƯX ở các trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang chịu tác động của nhiều yếu tố. Các yếu tố đều được các khách thể là CBQL và GV NV.

Hai yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng lớn nhất là: Tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh; Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được đánh giá cao vì đội ngũ CBQL đặc biệt là GV,NV là lực lượng GD chính, năng lực của họ ảnh hưởng tới quá trình triển khai các hoạt động GD, có năng lực tốt sẽ tổ chức được các hoạt động GD mang lại sự hiệu quả cao. Đồng thời HS là chủ thể của quá trình GD cũng phải chủ động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức, tự tu dưỡng, rèn luyện và sáng tạo trong mọi tình huống giao tiếp ứng xử trong cuộc sống vì nếu tất cả mọi điều kiện đều chuẩn bị tốt mà HS không chủ động tiếp nhận thì hoạt động GD cũng sẽ không mang lại hiệu quả.

Những yếu tố: điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, mục tiêu, yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều tới hoạt động này. Có thể giải thích điều này như sau: cơ sở vật chất là yếu tố khách quan dễ khắc phục; Còn chương trình GD phổ thông mới được diễn ra theo lộ trình có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về mọi mặt nên những yếu tố này sẽ ít ảnh hưởng hơn tới quá trình GD nói chung cũng như hoạt động GD VHƯX cho HS nói riêng.

Các yếu tố: tâm lý lứa tuổi của HS , sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội cũng hay môi trường văn hóa - xã hội cũng được các CBQL, GV, NV đánh giá ảnh hưởng nhiều đến quá trình quản lý hoạt động GD VHƯX cho HS do đặc thù huyện Việt Yên.

Ngoài ra năng lực quản lý của hiệu trưởng cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động GD này vì để hoạt động quản lý có hiệu quả, trước hết đòi hỏi đội ngũ CBQL mà đứng đầu là hiệu trưởng phải có năng lực quản lý, điều hành để xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá hoạt động được triển khai, đồng thời họ phải có năng lực chuyên môn tốt, am hiểu về các lĩnh vực hoạt động của nhà trường để có thể phát hiện ra ưu, nhược điểm của đội ngũ giáo viên khi tiến hành hoạt động và hỗ trợ kịp thời đồng thời cũng cần nắm bắt kịp thời các thông tin về văn hóa ứng xử qua các nguồn thông tin, khuyến khích GV đổi mới sáng tạo... Có ý kiến đề xuất với các cấp để đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học đáp ứng được các yêu cầu về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới. Nếu những yếu tố này được chuẩn bị và thực hiện tốt sẽ góp phần vào cho hoạt động giáo dục VHƯX cho HS nói riêng và các hoạt động giáo dục khác của trường đạt hiệu quả cao.

Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VHƯX ở các trường THCS trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang còn nhiều hạn chế trong cả việc xác định mục

tiêu, chỉ đạo lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục này. Điều đó chứng tỏ CBQL còn gặp phải nhiều khó khăn, lúng túng trong công tác quản lý. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà trường, đội ngũ CBQL ở các trường THCS trên địa bàn huyện Việt Yên cần bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn của bản thân.

2.5. Đánh giá chung về xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên

2.5.1. Mặt mạnh

Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VHƯX ở các trường THCS trên địa bàn huyện Việt Yên cho thấy:

Đã có sự chỉ đạo của lãnh đạo phòng GD&ĐT, Ban Giám hiệu về việc chủ động xây dựng các kế hoạch giáo dục toàn diện và các kế hoạch giáo dục VHƯX ở các nhà trường.

Bước đầu các cấp quản lý, GV, NV, HS đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động GD VHƯX ở các trường.

Đội ngũ CBQL đã triển khai hoạt động này ở các trường THCS, được thể hiện ở việc xác định mục tiêu của hoạt động; chỉ đạo lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động. Việc tổ chức hoạt động giáo dục này trong tình trạng tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng và len lỏi và nhà trường, vấn nạn bạo lực học đường, các hành vi ứng xử thiếu văn hóa, thiếu đạo đức được đăng tải trên báo chí, mạng xã hội,... đang trở nên nhức nhối gây hoang mang, lo lắng cho người dân trên cả nước là việc làm này là cần thiết và đáng được ghi nhận.

2.5.2. Mặt hạn chế

Kết quả khảo sát thực trạng quản lý giáo dục văn hóa ứng xử ở các THCS huyện Việt Yên cho thấy mặc dù hoạt động này đã được triển khai nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục:

Việc chỉ đạo tổ chức thực hiện còn hời hợt, chưa cụ thể, rõ ràng thiếu các văn bản hướng dẫn chuyên sâu về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục VHƯX cho HS THCS. Thiếu sự đầu tư về chất lượng nội dung, phương pháp, hình thức GD VHƯX.

CBQL, GV nhận thức chưa sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục VHƯX cho HS; còn thiếu các kiến thức, kỹ năng tổ chức các hoạt

động giáo dục VHƯX cho HS; Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL, GV về ND GD VHƯX cho HS chưa được chú trọng; Đa số giáo viên mới chỉ lồng ghép giáo dục VHƯX cho HS trong một số môn học chiếm ưu thế, lồng ghép với các nội dung khác.

Chưa có hệ thống tiêu chí đánh giá công tác quản lý cũng như thực hiện giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh riêng mà chủ yếu lồng ghép vào các tiêu chí đánh giá xếp loại chung (theo tuần, tháng, theo đợt thi đua, sơ kết, tổng kết…) nên hiệu lực và hiệu quả chưa cao.

Việc phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong quá trình GD VHƯX cho HS chưa được thực hiện thường xuyên, nhuần nhuyễn, hiệu quả phối hợp chưa cao.

Sự tác động, ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội, vấn nạn chung về bạo lực học đường, các hành vi ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận GV, HS đang ngày càng có nguy cơ xâm lấn, tác động tiêu cực vào HS tuổi học đường. Trong khi nhiều HS chưa được sống trong môi trường giáo dục gia đình tốt, bản thân lứa tuổi chưa có sự đề kháng tốt trước cái xấu, cái tiêu cực, thiếu hiểu biết về kỹ năng sống, giá trị sống,… dẫn tới việc GD VHƯX cho HS của các nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

Hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử ở các trường THCS huyện Việt Yên chưa được thực hiện tốt: Các trường chưa xây dựng được nội dung GD VHƯX cho HS chi tiết, chưa có bộ quy tắc văn hóa ứng xử cũng như chưa xây dựng được môi trường văn hóa tốt trong nhà trường. CBQL chỉ quản lý chung chung chưa đi sâu vào việc quản lý nội dung cũng như hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động GD VHƯX cho HS. Việc chỉ đạo, tổ chức kiểm tra đánh giá cũng chưa được thường xuyên còn mang tính hình thức và chủ yếu kiểm tra lồng ghép vào các nội dung khác.

2.5.3. Nguyên nhân

2.5.3.1. Nguyên nhân thành công:

Nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng GD&ĐT huyện, các ban ngành liên quan về hướng dẫn nội dung thực hiện, đầu tư cho nhà trường về cơ sở vật chất và các tài liệu tham khảo.

Đa số CBQL nhận thức được đúng tầm quan trọng của việc xây dựng VHƯX ở các trường nên thuận lợi trong quá trình triển khai nội dung giáo dục này tại các trường.

Có sự phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc phối hợp giáo dục học sinh.

2.5.3.2. Nguyên nhân hạn chế

Mặc dù một bộ phận lực lượng giáo dục nhận thức được tầm quan trong của việc GD VHƯX, song hầu hết các nhà trường vẫn coi trọng việc truyền thụ kiến thức cho học sinh hơn là rèn cho các em có kỹ năng, kỹ xảo, GD đạo đức,.. để vận dụng các kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Chưa gắn được lý thuyết với thực hành, chưa thực hiện được yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức GD.

Trong chỉ đạo hoạt động nhiều CBQL chưa linh hoạt, đôi khi phân công nhiệm vụ còn chồng chéo do đội ngũ còn kiêm nhiệm nhiều.

Việc đánh giá chất lượng giáo dục chưa thường xuyên, kịp thời, thiếu cơ sở để đánh giá về văn hóa ứng xử trong trường học; nhiều giáo viên bộ môn chưa quan tâm đến công tác xây dựng VHƯX cho học sinh, coi công việc đó là của GVCN, tổng phụ trách đội.

Việc phối hợp các lực lượng GDVHƯX chưa cao, đặc biệt đối với các lực lượng ngoài nhà trường. Việc tham gia của lực lượng ngoài xã hội và hội cha mẹ học sinh chỉ mang tính vụ việc do trình độ nhận thức của phụ huynh còn hạn chế.

Do hạn chế về thời gian và tài chính nên hình thức GDVHƯX còn nghèo nàn đôi khi mang tính hình thức do đó chưa có tính thuyết phục cao.

Công tác quản lý giáo dục VHƯX cho HS tại các trường THCS ở huyện Việt Yên vẫn còn mang tính hình thức, thiếu kế hoạch chiến lược. Công tác kiểm tra, đánh giá chưa đảm bảo tính thường xuyên nên những tồn tại, thiếu sót không được kịp thời khắc phục. Việc kiểm tra chưa chủ yếu là lồng ghép với kiểm tra chuyên môn, chuyên đề nên hiệu quả chưa cao.

Năng lực của giáo viên trực tiếp giáo dục VHƯX cho HS tại các trường THCS còn hạn chế, việc giáo dục mang tính kinh nghiệm, vốn sống, tự phát, sự hiểu biết về bản sắc văn hóa các dân tộc còn ít nên hiệu quả giáo dục cho HS chưa cao.

Kết luận chương 2

Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng, quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử ở các trường THCS trên địa bàn huyện huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang cho thấy:

Ở các trường THCS trên địa bàn huyện hoạt động giáo dục giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh đã được triển khai thực hiện, thể hiện ở việc xác định mục tiêu của hoạt động; lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động này còn nhiều hạn chế ở cả nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, chưa phát huy hết vai trò của các lực lượng giáo dục trong nhà trường để giáo dục, rèn luyện dục giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh. Hoạt động này có biểu hiện chạy theo phong trào, thiếu đầu tư và chưa xác định đúng mục tiêu nên chưa đạt hiệu quả.

Quản lý hoạt động giáo dục giáo dục giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang còn nhiều hạn chế. Cán bộ quản lý và giáo viên các trường chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục VHƯX cho học sinh. Đội ngũ CBQL, GV còn thiếu các kiến thức cơ bản về các nội dung giáo dục VHƯX cho học sinh. Việc xác định mục tiêu, chỉ đạo lựa chọn nội dung, phương pháp giáo dục VHƯX cho học sinh còn nhiều hạn chế, được đa số ý kiến đánh giá ở mức khá và trung bình một số nội dung còn ở mức yếu kém, đòi hỏi cần được khắc phục trong thời gian tới. Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa thường xuyên, còn mang tính hình thức nên không có tác dụng để đối chiếu với mục tiêu đề ra cũng như điều chỉnh hoạt động này cho phù hợp trong thời gian tiếp theo.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục VHƯX cho học sinh trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Yếu tố được đánh giá ảnh hưởng lớn nhất là tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh đến năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Những yếu tố như: tâm lý lứa tuổi của học sinh; sự phối hợp của gia đình, nhà trường; năng lực quản lý của hiệu trưởng, điều kiện về cơ sở vật chất,.. cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý.

Ngoài ra, môi trường sống ở miền núi còn nhiều khó khăn với sự hạn chế về nhận thức của các bậc cha mẹ cũng là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý giáo dục nói chung, giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường THCS huyện huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Kết quả khảo sát thực trạng ở chương 2 sẽ là căn cứ để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử ở các trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang trong chương 3 của luận văn.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí