Thực Trạng Xây Dựng Văn Hoá Ứng Xử Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang

Kết luận chương 1


Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác với môi trường tự nhiên - xã hội của mình.

Văn hoá ứng xử là thế xử, là sự thể hiện triết lí sống, các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người trong việc ứng xử và giải quyết các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội từ vi mô gia đình đến vĩ mô nhân gian.

Xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở là việc hình thành các chuẩn mực xã hội về ứng xử có tác dụng định hướng cho thái độ, hành vi của con người trong những tình huống ứng xử nảy sinh với bản thân, với người khác, với thế giới xung quanh.

Quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học cơ sở là sự tác động có định hướng, có mục đích, có hệ thống thông tin của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm tạo ra hoặc gìn giữ, phát triển các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần của nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục và truyền lại cho các thế hệ sau.

Xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học cơ sở được được đánh giá qua hai mặt cơ bản: Thứ nhất nhằm phát huy được những giá trị, những nội dung văn hóa phù hợp của nhà trường; Thứ hai việc xây dựng và quản lý những giá trị và nội dung mới của văn hóa ứng xử củanhà trường.

Quản lý xây dựng văn hóa ứng xử của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở có các nội dung sau: Lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện; Chỉ đạo thực hiện; Kiểm tra, đánh giá xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học cơ sở.

Có nhiều yếu tố thuộc ảnh hưởng đến xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường THCS, bao gồm: Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn; Tập thể học sinh; Chi đoàn nhà trường; Các quy định của Nhà nước, của Bộ GD & ĐT; Sự quan tâm của Sở GD &ĐT và Phòng GD & ĐT; Cơ sở vật chất của nhà trường; truyền thống văn hóa của nhà trường; Gia đình học sinh (Ông bà, cha mẹ); Sự phối hợp của các lực lượng xã hội có ảnh hưởng tới quản lý xây dựng văn hoá nhà trường...

Kết quả nghiên cứu của chương 1 sẽ là cơ sở để chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Chương 2

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VIỆT YÊN,TỈNH BẮC GIANG


2.1. Khái quát về thực trạng khảo sát

2.1.1. Vài nét về khách thể khảo sát

Huyện Việt Yên là huyện trung du miền núi của tỉnh Bắc Giang, có 19 đơn vị hành chính (17 xã, 02 thị trấn) trong đó có 6 xã miền núi với diện tích 171,1 km2, dân số trên 180 ngàn người, hệ thống giao thông thuận lợi cơ bản đường liên thôn, liên xã đã được cứng hóa, thảm nhựa, là huyện được tỉnh chọn là huyện trọng điểm phát triển công nghiệp; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở luôn ổn định và thường xuyên được củng cố kiện toàn; an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững và ổn định. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và tổ chức đoàn thể các cấp, phụ huỵnh học sinh quan tâm ủng hộ, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học của các nhà trường luôn được đầu tư hỗ trợ. Sự vào cuộc quyết liệt của các đồng chí lãnh đạo ngành, cán bộ quản lý các nhà trường đặc biệt là người đứng đầu, sự chung sức đồng lòng của cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành giáo dục nên trong những năm gần đây giáo dục Việt Yên tiếp tục ổn định và phát triển vững chắc. Huyện Việt Yên là huyện đầu tiên của tỉnh Bắc Giang được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

- Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức bộ máy ở các trường THCS, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang như

sau:

- Tổng số trường THCS trên địa bàn huyện là 19: THCS Thượng Lan, THCS

Minh Đức; THCS Nghĩa Trung; THCS Tự Lan; THCS Hương Mai; THCS Việt Tiến; THCS Trung Sơn; THCS Tiên Sơn; THCS Vân Hà; THCS Ninh Sơn; THCS Quảng Minh; THCS Bíc Sơn; THCS Tăng Tiến; THCS Hồng Thái; THCS Thị Trấn Nếnh; THCS Vân Trung; THCS Thân Nhân Trung; THCS Hoàng Ninh; THCS Quang Châu.

Số cán bộ quản lý: 61 trong đó

+ Hiệu trưởng: 19

+ Phó hiệu trưởng: 23

+ Tổng phụ trách đội: 19

+ Giáo viên: 586

+ Hành chính: 76

- GV trên chuẩn 396/568 đạt tỷ lệ 69.7%. Về cơ cấu giáo viên dạy theo môn học đầy đủ. Độ tuổi trung bình của GV trongcác trường là: 35 tuổi.

- Năm học 2019-2020 toàn huyện có 303 lớp với 11219 học sinh.

- Quy mô đào tạo

Động thái về sự biến động của quy mô và kết quả học tập học sinhcủa nhà trường qua từng năm học được trình bày cụ thể ở bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1. Số lượng HS trong mỗi năm học



Năm học 2014-

2015

Năm học 2015-

2016

Năm học 2016-

2017

Năm học 2017-

2018

Năm học 2018-

2019

Tổng số

8412

8645

9020

9604

10462

Khối lớp 6

2142

2293

2479

2698

3049

Khối lớp 7

2127

2135

2289

2481

2679

Khối lớp 8

2082

2119

2130

2288

2480

Khối lớp 9

2061

2098

2122

2137

2254

Dân tộc

13

15

18

21

30

Tỷ lệ bình quân học sinh

(học viên)/lớp

34,4

34,9

35,0

33,1

32,8

Tổng số học sinh/học

viên hoàn thành chương trình cấp học/tốt nghiệp


96%


97,5%


96,6%


97,7%


98,2%

Tổng số học sinh/học

viên giỏi cấp tỉnh

135

146

139

153

168

Tổng số học sinh giỏi

quốc gia

16

12

6

9

03

Tỷ lệ chuyển cấp vào THPT

82%

84%

84,4%

84,8%

85,2%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - 6

- Cơ sở vật chất

Trong những năm gần đây cơ sở vật chất của các nhà trường đã được tăng cường. Phòng học, phòng hiệu bộ và phòng chức năng được xây dựng mới khang trang, sạch đẹp đủ điều kiện cho việc tổ chức dạy - học và các hoạt động giáo dục của các nhà trường.

- Tổng số: 341 phòng học kiên cố.

- Các trường đều có phòng chức năng: (lý, hóa, sinh, tin học, tiếng Anh,nghe nhìn), có đầy đủ các trang thiết bị theo quy định tối thiểu về đồ dùng thiết bị dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Ngoài ra còn có các phòng khác: Phòng truyền thống, phòng công đoàn, phòng Đoàn đội, phòng thư viện, phòng đồ dùng chung, phòng làm việc của BGH, phòng tổ KHTN, phòng tổ KHXH... có đủ đáp ứng với các hoạt động theo chức năng của các trường.

Có thể nói, trong những năm qua các nhà trường thực hiện quản lý và sử dụng CSVC có hiệu quả theo đúng quy định. Khuôn viên ở các trườngđều đảm bảo xanh, sạch, đẹp, văn minh. Hệ thống các phòng học, phòng bộ môn có đủ bàn ghế, trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho việc dạy và học. Thư viện ở mỗi trường cơ bản có đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu tối thiểu đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, học tậpcủa giáo viên và học sinh.

Song bên cạnh những thuận lợi kể trên, ở một số trường còn gặp một số khó khăn: Công tác tài chính để tu bổ nâng cấp CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học còn hạn chế. Việc huy động nguồn kinh phí để hỗ trợ cho hoạt động giáo dục từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp đóng trên địa bàn vẫn còn hạn chế. Trong thời gian tới phòng giáo dục tham mưu, phối hợp với UBND huyện tăng cường cơ sở vật chất thiết bị và phòng học, phòng bộ môncho các trường còn thiếu hoặc đang xuống cấp để tất cả các trường trong huyện có những điều kiện tốt nhất đáp ứng cho công tác dạy và học.

2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

a. Mục đích khảo sát:

Tìm hiểu thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Tìm hiểu thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ứng xử và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở trường THCShuyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

b. Nội dung khảo sát

- Thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

- Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ứng xử và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

c. Phương pháp khảo sát

* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

+ Nội dung: gồm mẫu phiếu gồm có các câu hỏi tìm hiểu đánh giá của cán bộquản lý, giáo viên về thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử và quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường THCS huyện Việt Yên

+ Thang đánh giá:

Chúng tôi thiết kế thang đánh giá thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử ở trường THCS; thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở trường THCS; các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở trường THCS theo 5 mức, cụ thể như sau:

Tương ứng với mỗi item là 5 phương án lựa chọn từ “không phù hợp” đến “rất phù hợp” hoặc “Kém” đến “Tốt”.Với mỗi item, khách thể chỉ được phép lựa chọn một trong năm phương án đó

* Phương pháp chuyên gia

+ Nội dung: Xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia về vấn đề quan điểm phương pháp luận, quan điểm lý luận, công cụ nghiên cứu (các bảng hỏi), tiêu chí đánh giá thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử ở trường THCS; thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử ở trường THCS, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ởtrường THCS và các biện pháp đề xuất ở chương 3.

* Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân

+ Mục đích: Thu thập, bổ sung và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từkhảo sát trên diện rộng để tìm hiểu rõ hơn thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử ở trường THCS; thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở trường THCS, các

yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở trường THCS huyện Việt Yên.

+ Nội dung: Nội dung phỏng vấn bao gồm: Các thông tin về bản thân, vềthực trạng xây dựng văn hóa ứng xử ở trường THCS; thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở trường THCS; các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở trường THCS. Lí giải nguyên nhân dẫn tới thực trạng và các kiến nghị cụ thể về biện pháp quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

+ Cách đánh giá: Những thông tin thu được sẽ được xử lý theo phương phápđịnh tính.

2.2. Thực trạng xây dựng văn hoá ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

2.2.1. Thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử của cán bộ quản lý ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên

Thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử của cán bộ quản lý ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.2. Thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử của cán bộ quản lý ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên

(theo ý kiến đánh giá của CBQL, GV, NV trong nhà trường)


TT

Nội dung

Tốt, khá

Trung bình

Yếu, kém

SL

%

SL

%

SL

%

1

Xây dựng phong cách lãnh đạo phù hợp

132

84.6

19

12.2

5

3.2


2

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức chính trị xã hội trong nhà

trường


119


76


37


24


0


0

3

Xây dựng mối quan hệ thân thiện với

các thành viên trong nhà trường

112

72

44

28

0

0


4

Phát huy truyền thống tốt đẹp trong văn

hóa ứng xử của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường


135


87


21


13


0


0

Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử của cán bộ quản lý ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên cơ bản đều đạt ở mức độ khá, tốt. Tuy nhiên việc xây dựng phong cách lãnh đạo phù hợp vẫn còn tỷ lệ yếu kém là 3.2%. Qua đây đòi hỏi những nhà quản lý cần nâng cao hơn phong cách lãnh đạo sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

2.2.2. Thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử của giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên

Để tìm hiểu thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử của giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên chúng tôi tiến hành khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên của các trường THCS huyện Việt Yên. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử của giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên

(theo ý kiến đánh giá của CBQL, GV, NV trong nhà trường)



TT


Nội dung

Tốt, khá

Trung

bình

Yếu kém

SL

%

SL

%

SL

%

1

Xây dựng văn hóa ứng xử với cán bộ quản lý

125

80

31

20

0

0

2

Xây dựng văn hóa ứng xử với đồng nghiệp

121

78

35

22

0

0

3

Xây dựng văn hóa ứng xử với học sinh

123

79

33

21

0

0

4

Xây dựng văn hóa ứng xử với phụ huynh học

sinh và các lực lượng khác trong nhà trường

112

72

44

28

0

0

2.2.3. Thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên

Tiến hành khảo sát thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4. Thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên

(theo ý kiến đánh giá của CBQL, GV, NV trong nhà trường)



TT


Nội dung

Tốt, khá

Trung

bình

Yếu kém

SL

%

SL

%

SL

%

1

Xây dựng văn hóa ứng xử với cán bộ quản

lý, giáo viên của nhà trường

125

80

31

20

0

0

2

Xây dựng văn hóa ứng xử với bạn học

121

78

35

22

0

0

3

Xây dựng văn hóa ứng xử với các nhân viên

trong nhà trường

123

79

33

21

0

0

4

Xây dựng văn hóa ứng xử với các lực lượng

giáo dục trong nhà trường

112

72

44

28

0

0


2.3. Thực trạng quản lý xây dựng văn hoá ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sởhuyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Kết quả nghiên cứu thực trạng lập kế hoạch xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang được thể hiện ở bảng 2.5a và 2.5b.

- Thực trạng lập kế hoạch phát huy những nội dung phù hợp với văn hoá ứng xử của mỗi nhà trường

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2023