Thăm Dò Sự Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp

thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đánh giá đối với từng nhiệm vụ cụ thể; Nguồn nhân lực tham gia kiểm tra, đánh giá; Xác định cụ thể phương tiện, cơ sở vật chất, công cụ kiểm tra, đánh giá;Các dữ liệu kiểm tra, đánh giá cần thu thập; Yêu cầu đối với báo cáo kiểm tra đánh giá.

-Hiệu trưởng tăng cường chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đánh giá xây dựng văn hoá ứng xử ở trường THCS theo đúng kế hoạch đã xác định:

Việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá xây dựng văn hoá ứng xử ở trường THCS cần được hiệu trưởng chỉ đạo cụ thể. Trong đó, hiệu trưởng cần xác định rõ việc kiểm tra đánh giá xây dựng văn hoá ứng xử ở trường THCS có thể được thực hiện bởi chính những cá nhân tại đơn vị. Đây còn được xem như là đánh giá trong nội bộ nhà trường. Mặt khác, việc kiểm tra, đánh giá xây dựng văn hoá ứng xử ở nhà trường THCS còn có thể được đánh giá bởi phòng giáo dục, sở giáo dục. Đây chính là đánh giá ngoài.

Việc kiểm tra đánh giá xây dựng văn hoá ứng xử ở trường THCS cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa tự đánh giá (đánh giá trong) và đánh giá ngoài và cần được thực hiện theo các bước cụ thể của quy trình kiểm tra, đánh giá: Lập kế hoạch đánh giá;Tổchức đánh giá; Phân tích kết quả đánh giá; Xử lý kết quả đánh giá.

c.Cách thức thực hiện biện pháp

Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án cho thấy, hoạt động kiểm tra đánh giá xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trường THCS huyện Việt Yên chỉ ở mức độ trung bình khá. Điều đó có nghĩa là hoạt động này chưa đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường. Do vậy, để xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường thì hoạt động kiểm tra đánh giá cần phải được tăng cường hơn nữa. Quá trình triển khai nhiệm vụ kiểm tra đánh giá xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường THCS được thực hiện như sau:

Hiệu trưởng ra quyết định xây dựng các tiêu chí đánh giá xây dựng văn hoá ứng xử ở nhà trường. Các tiêu chí đánh giá này phải dựa trên những giá trị vật chất và giá trị tinh thần đã có của văn hóa ứng xử ở các nhà trường cũng như mục tiêu xây dựng, bổ sung những giá trị văn hóa vật chất và giá trị tinh thần mới của văn hóa ứng xử ở nhà trường.

Sau khi xây dựng các tiêu chí đánh giá, hiệu trưởng triển khai tới các bộ phận, các tổ bộ môn, các tổ chức đoàn thể, giáo viên, cán bộ và học sinh nhà trường. Hiệu trưởng cần phải làm cho mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường hiểu rõ tầm quan trọng của kiểm tra đánh giá xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường, từ đó chuyển thành những hành động thực tiễn cụ thể.

Hoạt động kiểm tra đánh giá cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục theo đúng kế hoạch xác định. Hoạt động này cần phải được thực hiện một cách chủ động, linh hoạt phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tiễn. Điều quan trọng là hoạt động kiểm tra, đánh giá không làm cản trở cho hoạt động giáo dục cũng như việc xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường.

Hiệu trưởng cần phải theo dõi, giám sát để hoạt động kiểm tra đánh giá không mang tính hình thức, không theo kiểu đầu voi, đuôi chuột. Để thực hiện được điều này, hiệu trưởng cần phải tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện nhiệm vụ này định kỳ theo tháng, theo quí và năm học.

Hiệu trưởng và cán bộ, giáo viên và học sinh của nhà trường cần phải biết rõ được những giá trị văn hóa nào đã được bảo lưu phát huy, những giá trị văn hóa nào đã và đang được xây dựng mới theo kế hoạch đã đề ra.

Sau khi đánh giá được thực trạng kiểm tra đánh giá xây dựng văn hóa ứng xử ở các nhà trường, hiệu trưởng các trường cần có những giải pháp động viên, biểu dương kịp thời những bộ phận, cá nhân đã thực hiện tốt, nhắc nhở, phê bình những bọ phận, cá nhân thực hiện chưa tốt.

Xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường là một công việc lâu dài, vì những giá trị văn hóa không thể hình thành trong ngày một ngày hai, mà nó là cả quá trình chuyển biến từ nhận thức thành hành vi của mỗi con người, sau đó trở thành thói quen. Chính vì vậy, việc kiểm ra đánh giá xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường cũng là một quá trình thường xuyên lâu dài, đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực không ngừng của người lãnh đạo, cán bộ, giáo viên và học sinh của nhà trường.

Việc kiểm tra, đánh giá xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường không chỉ trong nội bộ của nhà trường mà còn kiểm tra đánh giá việc nhà trường đã hợp tác với các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và chính quyền địa phương như thế nào trong việc xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường. Hiệu trưởng cần đánh giá được

đúng hiệu quả của sự phối hợp này. Vì sự ủng hộ của các lực lượng bên ngoài nhà trường có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường.

d.Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng chỉ đạo để xây dựng được bộ tiêu chí kiểm tra đánh giá việc xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường. Các tiêu chí cần rõ ràng, cụ thể về mặt định lượng và định tính. Những cá nhân, đơn vị giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá xây dựng văn hóa nhà trường phải hiểu rõ nhiệm vụ của mình, có kĩ năng thuyết phục, có kĩ năng sử dụng thành thạo bộ công cụ kiểm tra đánh giá xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường, có tinh thần trách nhiệm cao khi thực thi nhiệm vụ này.

Việc kiểm tra đánh giá cần phải có sự đồng thuận nhất trí cao từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, chính quyền địa phương các đoàn thể địa phương cũng như giáo viên, cán bộ và các bộ phận trong nhà trường.

3.3. Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để có cơ sở khoa học cho việc kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp xây dựng văn hoá ứng xử ở các Trường THCS huyện Việt Yên,tôiđã tiến hành thăm dò ý kiến bằng hình thức phiếu khảo sát trong đội ngũ CBQL, nhân viên và GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biệnpháp.Ý kiến của 38 CBQL, 19 nhân viên, 76 GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của những biện pháp xây dựng ứng xử ở các Trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang mà chúng tôi đã đề xuất được trình bày ở bảng 3.1và bảng 3.2.

3.3.1. Mức độ cần thiết

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết của những biện pháp



STT


Các biện pháp

Mức độ cần thiết

Rất

cần thiết

Cần thiết

Không

cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - 11

1

Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về sự cần thiết của việc xây

dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường


46


34,6


87


65,4


0


0

2

Tổ chức xây dựng và kế thừa các giá trị văn

hóa tinh thần của nhà trường

91

68,4

42

31,6

0

0


3

Xây dựng tiêu chí văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên,

tính Bắc Giang


73


54,9


60


45,1


0


0


4

Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng trong

và ngoài nhà trường để xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường.


61


45,9


67


50,4


5


3,7


5

Tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá việc xây dựng văn hóa ứng xử ở trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang theo kế

hoạch đã xây dựng


69


51,8


57


42,9


7


5,3



Qua bảng tổng hợp kết quả đánh giá của các CBQL, nhân viên và GV ở các nhà trường về các biện pháp xây dựng ứng xử cho thấy:

- Đa số CBQL và GV đều đánh giá các biện pháp trên ở mức độ cần thiết và rất cần thiết. Không chỉ đội ngũ GV đánh giá công tác xây dựng ứng xử là việc làm rất cần thiết mà đội ngũ lãnh đạo, CBQL cũng đánh giá là cần thiết phải thực hiện, cụ thể là lãnh đạo nhà trường rất mong muốn có những bước phù hợp và hiệu quả đối với nhà trường trong công tác xây dựng ứng xử.

- Các biện pháp được đánh giá cao do mức độ rất cần thiết đó là các giải pháp: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường (chiếm 100%); Tổ chức xây dựng và kế thừa các giá trị văn hóa tinh thần của nhà trường (chiếm 100%); Xây dựng tiêu chí văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, tính Bắc Giang (chiếm 100%).

- Biện pháp Tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá việc xây dựng văn hóa ứng xử ở trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang theo kế hoạch đã xây dựng

(không cần thiết 5,3%); Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường (không cần thiết chiếm 3,7%). Hai giải pháp này được đánh giá thấp hơn do đội ngũ GV lo ngại nếu thường xuyên kiểm tra thực hiện chuẩn mực VH là cần thiết nhưng xem đó là tiêu chuẩn, tiêu chí thi đua của cán bộ công chức hàng năm thì họ sợ bị ảnh hưởng đến xếp loại thi đua hàng năm.

3.3.2. Tính khả thi

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá về tính khả thi của những biện pháp



STT


Các biện pháp

Mức độkhả thi

Rất

Khả thi

Khả thi

Không

Khả thi

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về sự cần thiết của việc xây

dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường


73


55


53


39,8


7


5,2

2

Tổ chức xây dựng và kế thừa các giá trị

văn hóa tinh thần của nhà trường

80

60,2

49

36,8

4

3


3

Xây dựng tiêu chí văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên,

tính Bắc Giang


47


35,3


73


55


13


9,7


4

Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng văn hóa

ứng xử ở nhà trường.


45


33,8


73


55


15


11,2


5

Tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá việc xây dựng văn hóa ứng xử ở trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang theo kế

hoạch đã xây dựng


76


57,2


43


32,3


14


10,5

Qua bảng tổng hợp kết quả đánh giá của CBQL, nhân viên và GV về tính khả thi của những giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử cho thấy: mặc dù giữa CBQL, nhân viên và GV có sự đánh giá khác nhau nhưng đều có điểm chung là:

- Đa số CBQL, nhân viên và GV đều nhận thấy tính khả thi của các biện pháp xây dựng ứng xử. Trong đó, các biện pháp được số CBQL đánh giá có tính khả thi cao (bao gồm rất khả thi và khả thi) là: Tổ chức xây dựng và kế thừa các giá trị văn

hóa tinh thần của nhà trường chiếm 97%; Xây dựng tiêu chí văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, tính Bắc Giang là 90,3%; Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường chiếm 94,8%. Những biện pháp còn lại cũng được đánh giá có tính khả thi dao động biên độ từ 85,0% đến 90%.

- Tuy nhiên, cũng còn một bộ phận CBQL, nhân viên và GV còn có những băn khoăn về tính khả thi của hai biện pháp. Cụ thể là biện pháp Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường. (11,2% cho là không khả thi).

- Biện pháp tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá việc xây dựng văn hóa ứng xử ở trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang theo kế hoạch đã xây dựng được 100% CBQL, nhân viên, GV đánh giá là cần thiết nhưng mức độ khả thi chỉ đạt 89,5% (10,5% đánh giá là không khả thi) vì còn băn khoăn tác động và các chế tài kèm theo để định hướng kiểm tra và đánh giá với các thành viên trong các trường như thế nào.

3.3.3. Tổng hợp đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.3. Tổng hợp đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp



STT


Các biện pháp

Tính cần

thiết

Tính khả thi

Số

lượng

(%)

Số

lượng

(%)


1

Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về sự cần thiết của việc xây dựng

văn hóa ứng xử ở nhà trường


133


100


126


94,7

2

Tổ chức xây dựng và kế thừa các giá trị văn

hóa tinh thần của nhà trường

133

100

129

97


3

Xây dựng tiêu chí văn hóa ứng xử ở các

trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, tính Bắc Giang


133


100


120


90,2


4

Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng văn hóa

ứng xử ở nhà trường.


128


96,2


118


88,7


5

Tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá việc xây dựng văn hóa ứng xử ở trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang theo kế

hoạch đã xây dựng


126


94,7


119


89,5

Cộng trung bình tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp:

- Tính cần thiết của các biện pháp: 98,5%

- Tính khả thi của các biện pháp: 92,1%.

Qua bảng tổng hợp ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy: Đa số CBQL, nhân viên và GV ở các trường THCS trong huyện Việt Yên đều tán thành và ủng hộ các biệnpháp về tính cần thiết và tính khả thi do tác giả đề xuất. Điều đó chứng tỏ rằng các giải pháp xây dựng ứng xử do tác giả đề xuất là có thể chấp nhận được.

Kết luận chương 3


Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực trạng, đề tài đã đề xuất được 5 biện pháp xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Đề tài đã tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất. Kết quả khảo nghiệm cho thấy cả 5 biện pháp quản lý đều được các khách thể đánh giá là cần thiết và khả thi khi áp dụng vào thực tiễn xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang hiện nay.

Đề tài đã đưa gia các biện pháp “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhận viên, học sinh và phụ huynh về sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường”. Kết thăm dò cho thấy, trước thử nghiệm mức độ nhận thức về xây dựng văn hóa ứng xử của cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh ở trường thử nghiệm và trường đối chứng đều ở mức độ khá. Kết quả nghiên cứu này khẳng định, các khách thể mà đề tài tiến hành khảo sát đã có nhận thức đúng và khá đầy đủ về vấn đề này. Cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh ở trường đều hiểu đúng và tương đối sâu sắc về xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường THCS.

Kết quả sau thi thăm dò cho thấy, Có sự thay đổi có ý nghĩa về mặt thống kê về mức độ nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh,... về xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường THCS. Kết quả khẳng định hiệu quả của biện pháp này đã nâng cao được hiệu quả của việc xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang hiện nay.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí