Xây Dựng Tiêu Chí Văn Hóa Ứng Xử Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Việt Yên, Tính Bắc Giang

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng phải làm cho mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường hiểu sâu sắc về tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng các giá trị văn hóa tinh thần cũng như thể hiện các giá trị văn hóa tinh thần trong nhiệm vụ thường ngày của nhà trường và học sinh phải có ý thức phấn đấu để xây dựng các giá trị văn hóa tinh thần của trường mình. Cán bộ và giáo viên phải gương mẫu thực hiện nhiệm vụ xây dựng các giá trị tinh thần văn hoá nhà trường, phải là tấm gương cho học sinh noi theo.

Cán bộ, giáo viên cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc học sinh thực hiện các chuẩn mực, quy định về xây dựng văn hoá ứng xử.

Phụ huynh phải có ý thức cao trong việc phối hợp với nhà trường, đặc biệt là phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục con em mình thực hiện tốt nhất nội quy, quy định xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường.

3.2.3. Xây dựng tiêu chí văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, tính Bắc Giang

Tiêu chí 1: Khẩu hiệu, phương châm làm việc của nhà trường

- Khẩu hiệu, phương châm làm việc của nhà trường phải phản ánh được triết lý giáo dục vì con người của nhà trường.

- Khẩu hiệu, phương châm làm việc của nhà trường phải phù hợp với quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước.

- Khẩu hiệu, phương châm làm việc của nhà trường phải phù hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc.

- Khẩu hiệu, phương châm làm việc của nhà trường phải dễ hiểu, dễ nhớ, có tính thuyết phục tốt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Tiêu chí 2: Kiến trúc của nhà trường

- Kiến trúc của nhà trường phải phản ánh được phong cách kiến trúc cổ điển hay hiện đại hay kết hợp giữa cổ điển và hiện đại.

Xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - 10

- Kiến trúc của nhà trường phải đồng nhất về kiến trúc, không pha tạp giữa các phong cách khác nhau.

- Kiến trúc của nhà trường phải đẹp, hấp dẫn, tức là có tính thẩm mỹ cao.

- Kiến trúc của nhà trường phải thuận tiện cho học sinh học và thuận tiện cho giáo viên làm việc.

Tiêu chí 3: Không gian, cảnh quan của nhà trường

- Không gian, cảnh quan của nhà trường phải rộng rãi.

- Không gian, cảnh quan của nhà trường phải có nhiều cây xanh, có thảm cỏ, có tính thẩm mỹ cao.

- Không gian, cảnh quan của nhà trường phải được bài trí hợp lý, khoa học, tiện lợi cho người sử dụng.

- Không gian, cảnh quan của nhà trường phải đảm bảo vệ sinh môi trường (sân trường, các lớp học thường xuyên được vệ sinh sách sẽ…).

Tiêu chí 4: Trang phục của học sinh, giáo viên và cán bộcủanhà trường

- Trang phục của nhà trường phải thẻ hiện tính nghiêm túc.

- Trang phục của nhà trường phải đẹp, thể hiện tính thẩm mỹ cao.

- Trang phục của nhà trường phải lịch sự, trang nhã.

- Trang phục của nhà trường phải tiện lợi cho học sinh và cán bộ.

Tiêu chí 5: Hệ giá trị của nhà trường

- Hệ giá trị của nhà trường phải bao gồm giá trị tôn sư trọng đạo.

- Hệ giá trị của nhà trường phải có giá trị tiên học lễ, hậu học văn.

- Hệ giá trị của nhà trường phải lấy con người làm tâm điểm của sự giáo dục, phải biết phát huy cái tốt, hạn chế, loại bỏ cái xấu của con người.

- Hệ giá trị của nhà trường phải coi chất lượng đào tạo quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường.

Tiêu chí 6: Phong cách lãnh đạo của nhà trường

- Phong cách lãnh đạo của nhà trường phải luôn đưa ra những quyết định kịp thời.

- Phong cách lãnh đạo của nhà trường phải dám chịu trách nhiệm cá nhân trong khi ra quyết định và thực hiện quyết định.

- Phong cách lãnh đạo của nhà trường phải khuyến khích giáo viên cải tiếnphương pháp nâng cao chất lượng dạy và học; Chia sẻ quyền lực, trao quyền, khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm cho các thành viên trong nhà trường;

- Phong cách lãnh đạo của nhà trường phải luôn chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn với giáo viên và cán bộ phục vụ;coi trọng con người, cổ vũ sự nỗ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người.

Tiêu chí 7: Phong cách làm việc của nhà trường

- Phong cách làm việc của nhà trường phải được thể hiện qua thái độ tích cực của giáo viên và cán bộ phục vụ đối với việc thực thi nhiệm vụ có tinh thần trách nhiệm cao, sự tận tụy của họ với các nhiệm vụ được giao, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Phong cách làm việc của nhà trường phải được thể hiện qua thái độ tích cực của giáo viên và cán bộ phục vụ đối với cái mới, đối với sự thay đổi trong giảng dạy và giáo dục học sinh, trong tổ chức công việc của nhà trường.

- Phong cách làm việc của nhà trường phải được thể hiện qua mức độ chuyên nghiệp trong thực thi công việc: Giáo viên và cán bộ phục vụ nhà trường làm việc theo quy định, chuẩn mực đã được nhà trường lựa chọn, làm việc một cách hiệu quả, nhanh chóng.

- Phong cách làm việc của nhà trường phải được thể hiện qua quy trình, thủ tục giải quyết các vấn đề nhanh gọn, đơn giản, linh hoạt, lấy hiệu quả công việc làm chính.

Tiêu chí 8: Hành vi ứng xử của nhà trường

- Hành vi ứng xử trong nội bộ của nhà trường của giáo viên, cán bộ phục vụ phải văn minh, lịch sự với đồng nghiệp và học sinh; Tôn trọng lẫn nhau giữa các đồng nghiệp.

- Vị tha, độ lượng với đồng nghiệp và học sinh.

- Hành vi ứng xử trong nội bộ của nhà trường của giáo viên, cán bộ phục vụ phải: Giúp đỡ nhau giữa các đồng nghiệp;Quan tâm đến nhau giữa các đồng nghiệp;Khích lệ, động viên học sinh khi có tiên bộ trong học tập, tu dưỡng.

- Hành vi ứng xử với bên ngoài của giáo viên và cán bộ phải tạo nên được mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương; Khuyến khích gia đình và cộng đồng cùng tham gia giải quyết vấn đề giáo dục học sinh hư; Khuyến khích gia đình và cộng đồng cùng tham gia phòng chống tệ nạn xã hội trong học sinh.

- Hành vi ứng xử của nhà trường phải khuyến khích gia đình và cộng đồng cùng tham gia nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh,…

* Cách thức thực hiện biện pháp:

Hiệu trưởng các trường THCS phải dựa trên các tiêu chuẩn chung về xây dựng văn hóa ứng xử để cụ thể hóa thành các tiêu chuẩn xây dựng văn hóa ứng xửcủa trường mình. Các tiêu chuẩn của nhà trường phải dựa trên cả những đặc thù và điều kiện cụ thể của trường mình.

Hiệu trưởng các trường THCS phải được triển khai theo một trình tự chặt chẽ, nghiêm túc và có hiệu quả cao. Việc thực hiện phải gắn liền với việc kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng về hiệu quả của quá trình thực hiện.

3.2.4. Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường

a.Mục đích của biện pháp:

Tạo cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường như: Chi Bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, các phòng ban, các tổ bộ môn, hội phụ huynh học sinh,… và các cơ quan đoàn thể bên ngoài nhà trường như: Chính quyền địa phương, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, các doanh nghiệp trên địa bàn,… để thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý xây dựng văn hoá ứng xử của trường mình. Nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường nhằm đảm bảo việc thực thi nhanh chóng, có hiệu quả các nội dung công việc được giao phù hợp với chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong xây dựng văn hoá ứng xử ở nhà trường.

b.Nội dung của biện pháp:

Kết quả khảo sát thực tiễn tại 19 trường THCS huyện Việt yên cho thấy, giáo viên, cán bộ các trường THCS đã có sự phối hợp ăn ý, gắn kết chặt chẽ với các đối tác bên ngoài trong quá trình phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến giáo dục học sinh hư và trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội thâm nhập vào trường học. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của đề tài luận án cũng chỉ ra rằng, sự phối hợp với các tổ chức xã hội, doanh nghiệp tại địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ xây dựng văn hoá ứng xử ở nhà trường còn chưa thật tốt. Do vậy, nội dung của giải pháp này chú trọng tới các vấn đề cơ bản như:

-Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân, đơn vị đối với việc thực hiện xây dựng văn hoá ứng xử ở nhà trường.

-Xây dựng quy chế phối hợp cụ thể giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ để thực hiện xây dựng văn hoá ứng xử ở nhà trường.

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể về sự phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ để thực hiện xây dựng văn hoá ứng xử ở nhà trường.

-Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ, giáo viên, phụ huynh, các cơ quan đoàn thể trong và ngoài nhà trường về cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hoá ứng xử ở nhà trường.

c.Cách thức thực hiện biện pháp:

Thứ nhất, hiệu trưởng nhà trường cùng với Ban giám hiệu, chi bộ; công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ huynh trao đổi để xác định nội dung của cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hoá ứng xử ở nhà trường. Sau đó, hiệu trưởng tổ chức cuộc họp mở rộng bao gồm: Ban giám hiệu, chi bộ; công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ huynh; giáo viên và các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị, các hội ngoài nhà trường thống nhất nội dung của cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hoá ứng xử ở nhà trường.

Thứ hai, hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban soạn thảo “Quy chế phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hoá ứng xử ở nhà trường” theo đúng chức năng và nhiệm vụ. Quy chế phối hợp cần phải được soạn thảo theo đúng yêu cầu. Trong đó, cần chính xác các chương, điều khoả, các mục, phạm vi

điều chỉnh, nội dung phối hợp và chức năng nhiệm vụ của từng cá nhân và đơn vị.

Thứ ba, hiệu trưởng cùng với Ban soạn thảo “Quy chếphối hợp giữa các đơnvị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hoá ứng xử ở nhà trường” tổ chức họp lấy

ý kiến góp ý của cá nhân, đơn vị trong và ngoài nhà trường cho quy chế. Trên cơ sở đó, hiệu trưởng xem xét điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện Quy chế này.

Thứ tư, hiệu trường xem xét lại Quy chếvà chính thức ký quyết định ban hành “Quychế phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hoá ứng xử ở nhà trường”.

Thứ năm, hiệu trưởng chỉ đạo triển khai các văn bản hướng dẫn thực hiện quy chếvà chỉ đạo triển khai phổ biến quy chế tới toàn thể cán bộ, giáo viên, các đơn vị trong và ngoài nhà trường để tất cả các thành viên trong và ngoài nhà trường điều nắm chắc “Quy chế phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hoá ứng xử ở nhà trường”.

Thứ sáu, hiệu trưởng chỉ đạo các đơn vịliên quan có trách nhiệm xây dựng cụthể kế hoạch thực hiện “Quy chế phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hoá ứng xử ở nhà trường” theo tháng, theo quí, theo năm nhằm thực hiện tốt nhất “Quy chế phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hoá ứng xử ở nhà trường”.

Thứ bẩy, hiệu trưởng tăng cường nhiệm vụkiểm tra, đánh giá việc thực hiện“Quy chế phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hoá ứng xử ở nhà trường”.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng phải xây dựng được một qui chế rõ ràng về sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong quá trình xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường. Nguyên tắc này phải chỉ rõ được nhiệm vụ, nghĩa vụ của mỗi chủ thể tham gia vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường.

Hiệu trưởng chỉ đạo để ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết việc thực hiện qui chế phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hoá ứng xử ở nhà trường.

Các bên tham gia phối hợp, đặc biệt là các bộ phận trong nhà trường phải có ý thức tự giác, và tinh thần trách nhiệm cao. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho sự phối hợp có hiệu quả tốt.

3.2.5. Tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá việc xây dựng văn hóa ứng xử ở trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang theo kế hoạch đã xây dựng

a.Mục đích của biện pháp:

Mục đích của biện pháp tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá việc xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường THCS huyện Việt Yên là nhằm đảm bảo các nhiệm vụ xây dựng văn hoá ứng xử ở nhà trường được thực hiện theo đúng mục tiêu, quy định đã đặt ra một cách hiệu quả nhất.

Việc tiến hành kiểm tra đánh giá một cách thường xuyên, kịp thời theo đúng kế hoạch sẽ giúp hiệu trưởng các trường THCS được nghiên cứu kịp thời phát hiện được những hạn chế, bất cập, những nội dung xây dựng văn hoá ứng xử ở nhà trường chưa phù hợp, chưa được thực hiện tốt để kịp thời có các biện pháp điều chỉnh.

Việc tiến hành kiểm tra đánh giá một cách thường xuyên, kịp thời theo đúng kế hoạch sẽ giúp hiệu trưởng các trường THCS kịp thời phát hiện được các cá nhân, đơn vị trong và ngoài nhà trường thực hiện tốt nhất các nội dung nhiệm vụ này và kịp thời động viên, khen thưởng, nhân rộng điển hình, tạo động lực để các cá nhân, đơn vị khác trong và ngoài nhà trường thực hiện tốt nhất nhiệm vụ này.

b.Nội dung của biện pháp

Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án về mức độ thực hiện nội dung quản lý xây dựng văn hoá ứng xử ở các trường THCS huyện Việt Yên cho thấy, chủ thể quản lý tại 19 trường THCS chỉ được đánh giá đã thực hiện nội dung kiểm tra đánh giá này ở mức độ khá. Trong đó, các khía cạnh xem xét thuộc nội dung quản lí này như: Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch phát huy những nội dung phù hợp trong

xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường; Kiểm tra việc phối hợp các lực lượng trong phát huy những nội dung phù hợp trong xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường; Kiểm tra, đánh giá kết quả về phát huy những nội dung phù hợp trong xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường; Kiểm tra việc sử dụng các nguồn lực nhằm phát huy những nội dung phù hợp trong xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường; Tổ chức báo cáo kết quả kiểm tra, rút kinh nghiệm về phát huy những nội dung phù hợp trong xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường đều có mức độ thực hiện khá. Do vậy, để hiệu trưởng các trường THCS huyện Việt Yên được nghiên cứu có thể thực hiện tốt nhất biện pháp này đòi hỏi hiệu trưởng cần phải thực hiện tốt các nội dung cụ thể của biện pháp này như sau:

-Hiệu trưởng cần xác định rõ mục đích, yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá xây dựng văn hoáứng xử trường THCS:

Để thực hiện tốt mục đích, yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá xây dựng văn hoá ứng xử ở trường THCS, chủ thể quản lý (hiệu trưởng) cần phải xác định chính xác mục đích, yêu cầu của hoạt động này.

Mục đích kiểm tra, đánh giá xây dựng văn hoá ứng xử ở tại trường THCS là nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng được thực hiện đúng qui chế và đúng kế hoạch. Đồng thời thông qua việc kiểm tra, đánh giá hiệu trưởng sẽ nắm bắt được kịp thời, chính xác mức độ thực hiện các nội dung xây dựng văn hoá tại trường mình có đúng với mục tiêu đã xác định không, các cá nhân, đơn vị trong và ngoài nhà trường thực hiện các nhiệm vụ đạt được hiệu quả như thế nào? Tiến độ ra sao. Những khó khăn, bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này như thế nào.

-Hiệu trưởng tăng cường chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá xây dựng văn hoáứng xử ở trường THCS chi tiết, cụ thể sát với mục tiêu đã xác định:

Hiệu trưởng cần tăng cường sự chỉ đạo nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ xây dựng văn hoá ứng xử ở nhà trường. Trong đó, việc chỉ đạo của hiệu trưởng cần yêu cầu cụ thể đối với cá nhân, tập thể xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá các nội dung chính như sau:Kiểm tra đánh giá các nhiệm vụ cụ thể nào trong xây dựng văn hoá ứng xử ở nhà trường; Thời gian

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí