Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Xây Dựng Văn Hoá Ứng Xử Ở Trường Trung Học Cơ Sở

Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận bố trí thời gian hợp lí cho việc xây dựng những nội dung mới của văn hoá ứng xử ở các nhà trường.

Hiệu trưởng chỉ đạo chuẩn bị và sử dụng các thiết bị, phương tiện vật chất phục vụ xây dựng những nội dung mới của văn hoá ứng xử ở các nhà trường.

d. Kiểm tra đánh giá xây dựng văn hoá ứng xử ở các trường trung học cơ sở

Hoạt động kiểm tra, đánh giá là không thể thiếu được trong quản lý xây dựng văn hoá ứng xử ở các nhà trường góp phần quan trọng đối với hiệu quả xây dựng văn hoá ứng xử. Khi các hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, đánh giá giáo viên, học sinh, cán bộ phục vụ của nhà trường trong xây dựng văn hoá ứng xử thì việc xây dựng văn hoá ứng xử ở các nhà trường sẽ đượcthực hiệntốt, đáp ứng được mụctiêu đề ra. Trái lại, khi Hiệu trưởng thiếu sâu sát, ít kiểm tra thì việc xây dựng văn hoá ứng xử sẽ không đồng bộ, chất lượng, hiệu quả thấp. Hoạt động kiểm tra, đánh giá trong xây dựng văn hoá ứng xử cũng được thể hiện qua hai hình thức: Kiểm tra, đánh giá việc phát huy những nội dung phù hợp và kiểm tra, đánh giá việc xây dựng những nội dung mới của văn hóa nhà trường.

Thực hiện nội dung này, Hiệu trưởng các trường THCS cần tiến hành những công việc sau:

- Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch phát huy những truyền thống tốt đẹp trong văn hóa ứng xử của nhà trường

- Kiểm tra việc phối hợp các lực lượng trong phát huy những nội dung phù hợp trong xây dựng văn hoá ứng xử.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả về phát huy những nội dung phù hợp trong xây dựng văn hoá ứng xử.

- Kiểm tra việc sử dụng các nguồn lực nhằm phát huy những nội dung phù hợp trong xây dựng văn hoá ứng xử.

- Tổ chức báo cáo kết quả kiểm tra, rút kinh nghiệm trong xây dựng văn hoá ứng xử ở nhà trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

* Kiểm tra, đánh giá nhằm xây dựng những nội dung mới của văn hoá ứng xử ở các trường THCS

Cùng với việc kiểm tra, đánh giá việc phát huy những nội dung phù hợp trong xây dựng văn hoá ứng xử, Hiệu trưởng các trường thực hiện việc kiểm tra, đánh giá

Xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - 5

nhằm xây dựng những nội dung mới của văn hoá ứng xử. Hoạt động này thể hiện ở các khía cạnh sau:

Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng những nội dung mới của văn hoá ứng xử;

Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm xây dựng những nội dung mới của văn hoá ứng xử;

Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả về xây dựng những nội dung mới của văn hoá ứng xử;

Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra việc sử dụng các nguồn lực xây dựng những nội dung mới của văn hoá ứng xử;

Hiệu trưởng tổ chức báo cáo kết quả kiểm tra, rút kinh nghiệm về xây dựng những nội dung mới của văn hoá ứng xử

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng văn hoá ứng xử ở trường trung học cơ sở

Hiệu trưởng

Giáo viên chủ nhiệm

và GV bộ môn

Các quy định của nhà

nước và Bộ GD

Học sinh

Cơ Sở vật chất

Chi Đoàn trường

Xây dựng và thay đổi VHƯX

Truyền thống VH

Phòng giáo dục

Gia đình học sinh

Sự phối hợp đoàn thể

Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng văn hoá ứng xử

Văn hoá ứng xử hình thành và phát triển trong bối cảnh cụ thể. Tuy nhiên, nhà trường và văn hoá ứng xử ở nhà trường lại tồn tại trong một bối cảnh lớn hơn, gồm nhiều yếu tố chính sau:

1.5.1. Các yếu tố thuộc về sự lãnh đạo của Hiệu trưởng nhà trường

Lãnh đạo nhà trường, trước hết là Hiệu trưởng có vai trò quyết định đối với việc xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường. Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu là người đưa ra ý tưởng, quan điểm để xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường, tổ chức triển khai các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên về xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường, triển khai các kế hoạch của nhà trường về xây dựng văn hóa ứng xử. Vai trò cụ thể của lãnh đạo nói chung và Hiệu trưởng nói riêng thể hiện ở các khía cạnh sau:

Đề xuất và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường. Hiệu trưởng là người đưa ra ý tưởng về kế hoạch xây dựng văn hóa hóa ứng xử hoặc quyết định lựa chọn kế hoạch xây dựng văn hóa hóa ứng xử do các bộ phận đề xuất. Khi đã có kế hoạch được thống nhất trong chi bộ và lãnh đạo nhà trường,

Hiệu trưởng chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường, triển khai kế hoạch đến các bộ phận và đến các giáo viên, học sinh.

Một yếu tố quan trọng của quản lý xây dựng văn hóa ứng xử là Hiệu trưởng phải vận động, thuyết phục và tập hợp được cán bộ, giáo viên, học sinh trong xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường. Đây là một trong những điều kiện quyết định của thành công trong xây dựng văn hóa ứng xử. Bởi lẽ, khi có kế hoạch, chủ trương đúng, nhưng không được giáo viên, cán bộ và học sinh nhà trường ủng hộ và thực hiện thì mọi chủ trương, kế hoạch đều nằm trên giấy tờ, không đi vào thực tiễn.

Để quản lý tốt xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường, Hiệu trưởng phải hình thành được các chuẩn mực cụ thể, phù hợp của nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử, hình thành ở giáo viên, cán bộ và học sinh của nhà trường các giá trị cốt lõi, niềm tin đối với việc xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường.

Hiệu trưởng cũng là người triển khai thực hiện các chính sách, chế độ đãi ngộ cán bộ, giáo viên của Đảng và Nhà nước, đồng thời Hiệu trưởng cũng là người quyết định các vấn đề về đãi ngộ của nhà trường đối với cán bộ, giáo viên.

1.5.2. Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn

Trong quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường, giáo viên chủ nhiệm có vai trò không thể thiếu được. Ở cấp trung học cơ sở, giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người quản lý và dạy trực tiếp học sinh. Do vậy, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh trong học tập nói riêng và trong xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường nói chung.

Giáo viên chủ nhiệm cũng là người phổ biến và yêu cầu học sinh thực hiện các chuẩn mực của nhà trường nói riêng và thực hiện các quy định của pháp luật nói chung. Học sinh là lực lượng chính trong xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường, vì học sinh chiếm số lượng chủ yếu của nhà trường. Thái độ và hành vi hàng ngày của học sinh ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa ứng xử ở nhà trường, phản ánh nhiều nhất văn hóa ứng xử của nhà trường.

Cùng với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cũng có ảnh hưởng lớn đến học sinh. Thông qua môn học của mình, giáo viên bộ môn đồng thời vừa truyền đạt đến học sinh tri thức của môn học và vừa giáo dục học sinh các chuẩn mực đạo đức, những hành vi ứng xử mang tính văn hóa.

1.5.3. Tập thể học sinh

Như đã phân tích ở trên, học sinh là lực lượng đông đảo nhất, là lực lượng quyết định xây dựng văn hóa nhà trường. Do vậy, học sinh có ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng lớn đến quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường.

Các tập thể học sinh (các lớp, các khối học sinh) có ảnh hưởng nhiều hơn đến xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường là các cá nhân học sinh riêng lẻ. Tập thể lớp tham gia giáo dục các chuẩn mực, hình thành thái độ và hành vi văn hóa ứng xử của học sinh.

Sự ảnh hưởng của tập thể học sinh đến xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường thể hiện rõ qua việc hình thành hành vi văn hóa ứng xử của học sinh. Thông qua các cơ chế tâm lý như bắt chước, đồng nhất, a dua, học sinh có thể hình thành thái độ và hành vi có hoặc không có văn hóa của mình. Họ sinh bắt chước, làm theo, bị ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp thái độ và hành vi của những học sinh khác, nhất là những học sinh đóng vai trò thủ lĩnh nhóm không chính thức.

1.5.4. Chi đoàn nhà trường

Chi đoàn, tổ chức đoàn thanh niên của nhà trường có ảnh hưởng lớn đến quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường. Tổ chức này là người tập hợp, giáo dục học sinh về quan điểm, lối sống, hình thành ở học sinh những hành vi có văn hóa. Chi đoàn cũng là người giúp Hiệu trưởng, chi bộ triển khai kế hoạch xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường, đánh giá các hành vi của học sinh trong thực hiện các chuẩn mực của nhà trường, cũng như các chuẩn mực pháp luật nói chung.

1.5.5. Các quy định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về giáo dục và đào tạo. Bởi lẽ, giáo dục được Đảng và Nhà nước coi là quốc sách hàng đầu của đất nước. Các chủ trương, chính sách này trực tiếp hoặc gián tiếp đều liên quan đến xây dựng văn hóa nhà trường nói chung và xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường nói riêng. Ở đây, luận án chỉ nêu một số chính sách trong thời gian gần đây ảnh hưởng nhiều đến xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường.

Thứ nhất, Luật giáo dục sửa đổi (2005)1, có nhiều điều quy định tạo điều kiện để xây dựng con người văn hóa trong nhà trường. Trong điều về giáo dục phổ thông (Điều 27)chỉ rõ:“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Thứ hai, trong Luật Giáo dục nghề (2014), khi nói về mục đích của đào tạo nghề đã chỉ rõ “đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp”. Với mục tiêu này đã góp phần vào đào tạo người học thành người có văn hóa.

Thứ ba, một văn bản quan trọng khác về xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường là xây dựng nhân cách của nhà giáo - những người có vai trò quyết định đối với xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường. Đó là Quy định về đạo đức nhà giáo tại Quyết định số 16/2008/QĐ -BGDDT ngày 16/4/2008 của Bộ GD & ĐT. Việc quy định

những tiêu chuẩn về đạo đức của nhà giáo nhằm hình thành những cách ứng xử mô phạm của người thầy trong không gian của nhà trường, cũng như ngoài nhà trường. Đây là yếu tố quan trọng trong quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường. Vì người thầy có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi ứng xử của học sinh [18].

Thứ tư, hai văn bản có liên quan trực tiếp nhất và được ban hành trong thời gian gần đây nhấtlà ngày 03 tháng 10 năm 2018 thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025”; Ngày 12 tháng 04 năm 2019Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tưsố: 06/2019/TT-BGDĐT Quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên [21].Trong các công văn này cũng chỉrõnhững nhiệm vụ, giải pháp về quản lý để xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường, trong đó nhấn mạnh đến “Bộ quy tắc ứng xử văn hóa” trong trường học; chỉ ra yêu cầu và cách thức xây dựng khẩu hiệu trong trường học. Đây là một cơ sở pháp lý để Hiệu trưởng nhà trường triển khai xây dựng văn hóa nhà trường tại trường của mình.

1.5.6. Sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo và Phòng Giáo dục và Đào tạo

Cùng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thì sự chỉ đạo, các chủ trương của Sở Giáo dục & Đào tạo và Phòng Giáo dục & Đào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường của Hiệu trưởng trường trung học cơ sở, đặc biệt là Phòng Giáo dục & Đào tạo. Đây là cơ quan quản lý nhà nước chỉ đạo trực tiếp các trường trung học cơ sở trong xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường.Trong quá trình quản lý xây dựng văn hóa ứng xử Hiệu trưởng phải báo cáo trực tiếp cho Phòng Giáo dục & Đào tạo về kế hoạch, kết quả thực hiện, những khó khăn và thuận lợi của việc xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường. Sở Giáo dục & Đào tạo và Phòng Giáo dục & Đào tạo cũng là cơ quan cung cấp tài chính, các điều kiện vật chất cho nhà trường để xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường.

1.5.7. Cơ sở vật chất của nhà trường

Việc xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường, nhất là các giá trị vật chất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường như kinh phí, phòng học, phòng làm việc, không gian học tập và sinh hoạt của học sinh, cơ sở hạ tầng của nhà trường,

các trang thiết bị, đồ dùng học tập,… Nếu không có những điều kiện cơ sở vật chất này thì cũng không thể xây dựng được văn hóa ứng xử ở nhà trường.

Khi nhà trường có cơ sở vật chất quy củ, khang trang thì việc xây dựng các giá trị tinh thần của văn hóa nhà trường cũng thuận lợi vì mọi người từ giáo viên đến học sinh phải có ý thức học tập, hành vi ứng xử tích cực.

Khi nhà trường có cơ sở vật chất quy củ, khang trang thì việc quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường của Hiệu trưởng có nhiều thuận lợi. Trái lại, khi cơ sở vật chất của nhà trường nghèo nàn, khó khăn thì việc xây dựng những giá trị của nhà trường gặp nhiều hạn chế, đặc biệt là xây dựng các giá trị vật chất của văn hóa nhà trường như kiến trúc, phòng làm việc, phòng học, điều kiện dạy của giáo viên và điều kiện học của học sinh.

1.5.8. Truyền thống văn hóa của nhà trường

Truyền thống văn hóa có ảnh hưởng lớn đến xây dựng văn hóa nhà ứng xử ở trường của Hiệu trưởng. Bởi vì, truyền thống văn hóa là những giá trị tinh thần được các thế hệ thầy và trò trước đó xây dựng, giữa gìn. Các thế hệ thầy trò hiện tại kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp này.

Hiệu trưởng nhà trường khi xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường cần kế thừa, phát huy các truyền thống văn hóa của nhà trường, coi đó là cơ sở, là điểm tựa để xây dựng các giá trị văn hóa ứng xử của nhà trường trong thời điểm hiện tại. Trong quá trình xây dựng văn hóa quản lý xây dựng văn hóa nhà trường Hiệu trưởng cần dựa vào truyền thống văn hóa của nhà trường để quản lý xây dựng văn hóa ứng xử của nhà trường.

1.5.9. Gia đình học sinh (Ông bà, cha mẹ)

Gia đình có ảnh hưởng lớn đến hình thành hành vi ứng xử - một khía cạnh văn hóa ứng xử cơ bản tại nhà trường. Thông qua giáo dục, thông qua truyền thống văn hóa của gia đình, thông qua việc kiểm soát học sinh, gia đình mà trước hết là cha mẹ, ông bà hình thành hành vi ứng xử văn hóa cho trẻ em. Đó là cách ứng xử lễ phép, sự trung thực, trách nhiệm của học sinh trong quan hệ với thày cô giáo, với bạn bè và trong học tập hàng ngày.

Ngày nay trong bối cảnh của cơ chế thị trường, nhiều cha mẹ không có nhiều thời gian quan tâm chăm sóc và giáo dục con cái, ít có thời gian kiểm soát hành vi của con cái nên những hành vi lệch chuẩn của học sinh gia tăng. Điều này ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của học sinh tại nhà trường, gây nhiều khó khăn cho quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường của Hiệu trưởng.

1.5.10. Sự phối hợp của các lực lượng xã hội

Xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường đòi hỏi phải sử dụng tổng hợp các giải pháp từ các lực lượng trong nhà trường (giáo viên, cán bộ và học sinh) đến các lực lượng xã hội ở địa phương. Chính vì vậy, trong xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường, Hiệu trưởng cần biết kết hợp được một số lực lượng xã hội, trước hết là các doanh nghiệp, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cha mẹ học sinh; Hội phụ nữ địa phương, Hội cựu chiến binh ở địa phương (xã/ phường), Hội người cao tuổi (xã/phường) Hội khuyến học (xã/phường,…).

Các lượng lượng xã hội này có thể đóng góp cho nhà trường ý tưởng, nhân lực, kinh phí để nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh. Ở đâu, Hiệu trưởng nhà trường biết phối hợp và sử dụng các lực lượng xã hội này thì nhà trường sẽ có nhiều thuận lợi trong xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2023