Xâydựng Văn Hoá Ứng Xử Ở Trường Trung Học Cơ Sở

Tác giả cũng nêu ra một số biểu hiện tiêu cực của văn hóa ứng xử hiện nay ở nước ta là: bạo lực học đường, bệnh giáo điều rập khuôn, hình thức chủ nghĩa, bảo thủ, bình quân chủ nghĩa,…Văn ứng xử phải là văn hóa mở, phải kích thích sáng tạo, vừa hướng tới hiện đại, mang tính dân tộc [23].

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến giáo dục"cái nền” đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ để họ trở thành những người “vừa hồng vừa chuyên” được thể hiện qua khẩu hiệu “Tiên học Lễ, hậu học Văn”, “Lễ” chính là văn hoá, là đạo đức, một trong những nội dung cốt lõi của văn hoá nhà trường.

Trong những năm gần đây, quan điểm về đổi mới, phát triển GD&ĐT đã được Đảng ta đề ra từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI và ngày càng cụ thể, hoàn thiện để sát hợp với thực tiễn và tiếp tục được khẳng định trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2016). Ngày 15-5-2016 Bộ Chính trị khoá XII ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cánh Hồ Chí Minh. Một trong những nội dung chủ yếu của Chỉ thị đó là coi trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ.

Đầu năm học 2008-2009 Bộ GD&ĐT đã ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT, ngày 22/7/2008 phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một trong những bước đi đầu tiên tiếp cận hiện đại trong giáo dục, đó là xây dựng văn hoá nhà trường.

Từ năm 2008 đến 2010 theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Học viện QLGD Việt Nam đã hợp tác với Học viện Giáo dục Singapore tổ chức chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore giai đoạn 2008-2010. Nội dung chương trình có 7 chuyên đề, trong đó có chuyên đề 3 “Văn hóa ứng xử” được rất nhiều nhà Lãnh đạo đánh giá cao về tầm quan trọng của văn hoá ứng xử và được coi là một trong những yếu tố hàng đầu làm nên sự thành công trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Nhằm tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần

xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

Tuy nhiên trong thực tế nội dung xây dựng văn hoá ứng xử ở bậc phổ thông mới được đề cập đến trong mấy năm gần đây nên còn nhiều hạn chế, chưa được cáccấp Lãnh đạo quan tâm, chú ý. “Nói chung, phạm trù Văn hoá ứng xử chưa được đưa vào phạm vi quản lí nhà trường chúng ta, chưa có tiêu chí, chưa ai khảo sát, đánh giá”. Cho đến nay vấn đề quản lí xây dựng văn hoá ứng xử lại có rất ít tác giả quan tâm đi sâu vào nghiên cứu về lí luận một cách có hệ thống và chưa đi vào thực tế các trường THCS. Một số sách, bài viết gần đây chủ yếu là những Sáng kiến kinh nghiệm, Báo cáo tham luận, Hội thảo khoa học…

Nhìn chung, trong các đề tài nghiên cứu, bài viếtlà những nghiên cứu về văn hoá ứng xử ở nhà trường, nhưng chưa đề cập sâu đến công tác quản lí xây dựng văn hoá ứng xử ở trường THCS. Luận văn “Xây dựng văn ứng xử ở các trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang’’có kế thừa và phát triển những kết quả nghiên cứu trên với hy vọng để làm sáng tỏ biện pháp quản lí xây dựng văn hoá ứng xử ở trường THCS có hiệu quả góp phần xây dựng một môi trường tích cực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong giai đoạn phát triển hiện nay.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

1.2.1. Khái niệm văn hóa

Theo nghiên cứu của nhiều tác giả, thuật ngữ “Văn hóa” xuất hiện rất sớm ở Trung Hoa. Lưu Hướng (Ước đoán 77 - 76 TCN) đời Tây Hán là người sử dụng thuật ngữ “Văn hóa” trong sách Thuyết Uyển, bài Chi Vũ: "Bậc thánh nhân trị thiên hạ, trước dùng văn đức rồi sau mới dùng vũ lực. Phàm dùng vũ lực đều để đối phó kẻ bất phục tùng, dùng văn hóa không thay đổi được thì sau đó sẽ chinh phạt". “Văn hóa” được hiểu như một cách giáo hóa đối lập với vũ lực, dùng văn để trị, để thay đổi, biến đổi. Hiểu theo nghĩa đầy đủ, văn hóa là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con người, làm thay đổi con người [dẫn theo 7].

Xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - 3

Văn hóa theo tiếng Latinh là “cultus” nghĩa là sự trồng trọt. Danh từ “cultus” được hiểu theo hai nghĩa khác nhau “cultusagri” là trồng trọt ngoài đồng (trồng cây) và “cultusannimi” là trồng tinh thần, trồng người.

Theo từ điển Tiếng Việt văn hóa được định nghĩa là: “Văn hóa là tổng thế nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”.

Như vậy theo nghĩa gốc của từ “văn hóa” thì đó là làm cho sự vật, hiện tượng sinh sôi, nảy nở, phát triển theo chiều hướng tốt đẹp.

UNESCO (2002) đã đưa ra một định nghĩa chính thức về văn hóa:“Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi các nhân và các cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống, mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình” [12, tr.12].

Hơn nửa thế kỷ trước, trong một số ghi chép ở trang cuối cùng của tập thơ “Nhật ký trong tù” lãnh tụ Hồ Chí Minh viết “ý nghĩa của văn hóa: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng, toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Từ nhận thức ấy, Hồ Chí Minh đưa ra khái niệm về văn hóa: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Có thể nói, đây là một cách tiếp cận văn hóa từ ý nghĩa khái quát, đặc trưng nhất của nó, một định nghĩa cô đọng và chính xác về văn hóa [22].

Theo tác giả Trần Quốc Thành (2011), “VH biểu hiện chủ yếu trong mối quan hệ giữa con người với con người, là một dạng chuẩn mực điều tiết mối quan hệ giữa người với người. VH quy định cách ứng xử giữa người với người, được con người thừa nhận, duy trì và phát triển nó” [5, tr.113 ].

Dựa trên những quan niệm và những cách tiếp cận nêu trên có thể hiểu: Văn hóa là sự sáng tạo của con người, tích lũy lại trong quá trình hoạt động thực tiễn - xã hội, được đúc kết thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội, biểu hiện thông qua vốn di sản văn hóa và hệ văn hóa ứng xử của cộng đồng, làm nên bản sắc riêng của một cộng đồng xã hội. Văn hóa không chỉ bao gồm các tác phẩm nghệ thuật mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng.

1.2.2. Ứng xử

Ứng xử là một từ ghép gồm hai từ “ứng” và “xử”. Mà ứng và xử lại bao gồm nhiều nghĩa khác nhau: ứng phó, ứng đáp, ứng đối, ứng biến và xử: xử sự, xử lý, xử trí, xử thế, hành xử…Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Ứng xử là phản ứng có lựa chọn tính

toán, là cách nói năng tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt kết quả cao nhất trong giao tiếp.

Từ lâu vấn đề ứng xử của con người là một phạm trù được nhiều nhà tâm lý học, xã hội học, sinh vật học quan tâm. Bởi con người muốn tồn tại, trước hết phải dựa vào bản chất tự nhiên nhờ sự tiến hóa của thế giới vật chất, vì thế nó cũng chịu sự chi phối của tự nhiên đồng thời tác động lại tự nhiên theo cách này hay cách khác có thể coi là ứngxử.

Các nhà khoa học đã đưa ra khái niệm ứng xử dưới nhiều góc độ khác nhau: Góc độ sinh học, xã hội học, tâm lý học,..

Hai tác giả Nguyễn Văn Hộ và Trịnh Trúc Lâm (2000) quan niệm “Ứng xử là những phản ứng đáp lại đối với tự nhiên (theo nghĩa là thế giới vật chất bao quanh mỗi người và theo nghĩa là những con người khác, những mối quan hệ khác, kể cả những sản phẩm do con người tạo ra) theo cách này hay cách khác” [dẫn theo 3, tr.10). Quan niệm này xác định rõ phạm vi, đối tượng được tác động bởi sự ứng xử của chủ thể. Đó là thế giới vật chất xung quanh con người, con người, sản phẩm do con người tạo ra.

Theo tác giả Lê Thị Bừng (1997), “Ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ động trong giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, có tính toán thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng,… tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của con người nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất” [4,tr.12].

Tác giả Ngô Công Hoàn (1995) cho rằng: “Ứng xử là những phản ứng, hành vi của con người nảy sinh trong quá trình giao tiếp, do những rung cảm cá nhânkích thích nhằm lĩnh hội, truyền đạt những tri thức, vốn sống, kinh nghiệm của cá nhân, XH trong những tình huống nhất định” [10, tr.14]

Qua đó có thể nói xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người xung quanh và yếu tố bên ngoài tác động vào con người.

Như vậy, ứng xử là sự phản ứng có ý thức được thể hiện qua thái độ, lời nói, hành vi của con người trước một tình huống nảy sinh từ sự tác động của người khác hoặc từ môi trường, hoàn cảnh xung quanh.

Hay nói cách khác, Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định

được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người xung quanh.

1.2.3. Văn hóa ứng xử

Văn hóa ứng xử của con người Việt Nam ta được hình thành trong quá trình giao tiếp qua 4000 năm dựng nước và giữ nước. Trong cuộc sống hàng ngày người Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề giao tiếp, người Việt Nam do thiên về tình hơn về lý nên khi giao tiếp con người luôn đề cao vai trò của việc sử dụng ngôn ngữ để đảm bảo cho sự đoàn kết nhất trí, cho cuộc sống vui vẻ hài hòa. Vì vậy, Người Việt Nam luôn nhắc nhở nhau khi giao tiếp, nói năng phải cân nhắc lựa chọn, tránh kiểu hành xử khiếm nhã làm mất lòng người khác. Ông cha ta luôn dạy con cháu qua các câu ca dao, tục ngữ như: “Ăn phải nhai nói phải nghĩ”, “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “Thương người như thể thương thân”,..

Thuật ngữ văn hóa đặt trước ứng xử có nghĩa là tô đậm chiều cao phẩm chất, chiều rộng quan hệ của người ứng xử. Có con người là có cách ứng xử giữa họ với nhau, giữa họ với môi trường sống. Nhưng văn hóa ứng xử được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một cấp độ nào đó nhằm diễn đạt cách ứng xử con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội và đối với chính mình. Văn hóa ứng xử là sự thể hiện triết lý sống, các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người trong việc ứng xử và giải quyết mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và từ vi mô đến vĩ mô.

Khái niệm văn hóa ứng xử được tập thể tác giả trong công trình nghiên cứu “Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên” do Nguyễn Viết Chức chủ biên cho rằng văn hóa ứng xử gồm “cách thức quan hệ, thái độ và hành động của con người đối với môi trường thiên nhiên, xã hội và đối với người khác”. Như vậy theo các tác giả văn hóa ứng xử gồm ba chiều quan hệ đó là: với thiên nhiên, với xã hội và với bản thân. Văn hóa ứng xử gắn với các thước đo mà xã hội dùng để ứng xử. Đó là các chuẩn mực xã hội [4, tr. 54]

Trong nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Thanh Tuấn (2005) cho rằng: “Trong nền VH Việt Nam cổ truyền, không có khái niệm văn hóa ứng xử. Khái niệm lối sống hay VH lối sống là tương đương với phạm trù văn hóa ứng xử. Thuật ngữ văn hóa ứng xử xuất hiện như là kết quả của quá trình cải biến XH nói chung và xây dựng con người mới, VH mới nói riêng” [18, tr.9 -13].

Chia sẻ quan điểm trên, tác giả Lê Thi (2012) nêu rõ: “Nếp sống văn hóa chính là những ứng xử VH được coi là phù hợp với truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục, đạo lý của dân tộc, là những hành vi ứng xử giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Nếp sống văn hóa của người Việt Nam được biểu hiện trong nhiều lĩnh vực: Kinh tế, VH, XH qua nếp sinh hoạt, làm việc, đối nhân xử thế, sự quan tâm của mỗi cá nhân đối với đồng loại” [16, tr.23].

Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Văn hóa ứng xử là những chuẩn mực xã hội về ứng xử có tác dụng định hướng cho thái độ, hành vi của con người trong những tình huống ứng xử nảy sinh với bản thân, với người khác, với thế giới xung quanh. Hay có thể nói, văn hóa ứng xử là một nội dung của văn hóa lối sống, thể hiện trình độ đạo đức, thẩm mỹ, diện mạo nhân cách của một cá nhân trong tập thể, cộng đồng, một quốc gia, dân tộc. Nói cách khác, văn hóa ứng xử thể hiện trình độ phát triển của con người, của xãhội.

1.2.4. Xâydựng văn hoá ứng xử ở trường trung học cơ sở

Từ các khái niệm văn hóa, văn hóa ứng xử, chúng tôi hiểu: xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở là việc hình thành các chuẩn mực xã hội về ứng xử có tác dụng định hướng cho thái độ, hành vi của con người trong những tình huống ứng xử nảy sinh với bản thân, với người khác, với thế giới xung quanh.

1.2.5. Quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học cơ sở

Quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học cơ sở là sự tác động có định hướng, có mục đích, có hệ thống thông tin của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm tạo ra hoặc gìn giữ, phát triển các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần của nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục và truyền lại cho các thế hệ sau.

1.3. Một số vấn đề cơ bản về xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học cơ sở

1.3.1. Sự cần thiết xây dựng văn hoá ứng xử ở các trường trung học cơ sở

Như chúng ta đã biết trong bối cảnh hiện nay, xu thế toàn cầu hóa, cạnh tranh quốc tế đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực và ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi mọi loại hình thiết chế tổ chức xã hội phải tái cấu trúc lại chính mình để thích nghi và phát triển, dựa trên cơ sở phát huy nguồn lực nội sinh và tìm kiếm, dung nạp các nguồn lực ngoại sinh. Lý luận và thực tiễn cho thấy, văn hóa là một nguồn lực nội sinh có thể tạo nên sự phát triển đột phá và bền vững cho một tổ chức, khi tổ chức đó biết khai thác, vận dụng các yếu tố văn hóa vào hoạt động của mình. Với những lý do như vậy, các loại hình tổ chức ngày càng nhận thức được vai trò quan trọng

của việc xây dựng văn hóa phù hợp để nâng cao sức cạnh tranh và tạo ra khả năng phát triển bền vững. Vì vậy, nhà trường là một tổ chức cũng cần phải xây dựng văn hóa cho riêng mình, đó là văn hoá ứng xử.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường THCS sẽ tạo ra văn hóa học đường và động lực để hoàn thiện, phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ và lối sống tốt đẹp của cán bộ quản lý, nhà giáo, học sinh. Cụ thể như sau:

* Xây dựng văn hoá ứng xử ở nhà trường tác động đến hoạt động sư phạm, tạo động lực làm việc

Động lực sư phạm được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó văn hoá ứng xử là một động lực vô hình nhưng có sức mạnh kích thích hơn cả các biện pháp kinh tế. Cụ thể:

- Văn hoá ứng xử giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm.

- Văn hoá ứng xử ở nhà trường phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các cán bộ, GV, nhân viên trong tập thể sư phạm, giữa GV và HS; đồng thời tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh. Đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo, điều vô cùng quan trọng đối với hoạt động sư phạm mà đối tượng là tri thức và con người.

- Văn hoá ứng xử ở nhà trường tích cực giúp cho người dạy, người học và mỗi người trong lực lượng xã hội xung quanh có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu cao cả của nhà trường.

Muốn tạo động lực cần khơi dậy nhu cầu và đáp ứng nhu cầu chính đáng của mọi người. Khi khả năng đáp ứng nhu cầu thấp, động lực với người lao động sư phạm là đồng lương, thu nhập và những giá trị vật chất. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, nhu cầu vật chất thoả mãn một mức độ nào đó, người lao động nói chung, nhà sư phạm nói riêng sẵn sàng đánh đổi, chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hoà đồng, thân thiện, thoải mái, được cống hiến, sáng tạo và được thừa nhận và tôn trọng.

*Xây dựng văn hoá ứng xử ở nhà trường nhằm hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của cá nhân

Văn hóa ứng xử hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận do những thế hệ con người trong tổ chức nhà trường xây dựng lên.

Khi nhà trường phải đối mặt với một vấn đề phức tạp, chính văn hóa tổ chức là điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lý trường học và đội ngũ GV hợp tác, phát huy trí lực để có những quyết định và sự lựa chọn đúng đắn.

* Xây dựng văn hoá ứng xử hạn chế tiêu cực và xung đột.

Văn hóa ứng xử giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động. Nó tựa như chất keo gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dư luận tích cực hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thông thường của tổ chức. Nó hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột; và khi xung đột là không thể tránh khỏi thì VHƯX tạo ra hành lang pháp lý, đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường.

* Xây dựng văn hóa ứng xử để nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường

Tổng hợp tất cả các yếu tố trên, từ sự gắn kết, tạo động lực, điều phối kiểm soát và hạn chế những nguy cơ làm giảm sức mạnh của tổ chức, rõ ràng là, văn hoá ứng xử trongnhà trường đã làm tăng hiệu quả các hoạt động trong nhà trường, trên cơ sở đó mà dần dần tạo nên những phẩm chất đặc trưng khác biệt cho tổ chức trường học. Đó là cơ sở nâng cao uy tín, “thương hiệu” của nhà trường, tạo đà cho các bước phát triển tốt hơn.

1.3.2. Những biểu hiện của văn hóa ứng xử ở nhà trường trung học cơ sở

- Nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau;

- Mỗi cán bộ, GV đều biết rõ công việc mình phải làm, hiểu rõ trách nhiệm, luôn có ý thức chia sẻ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra các quyết định dạy và học;

- Coi trọng con người, cổ vũ sự nỗ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người;

- Nhà trường có những chuẩn mực để luôn luôn cải tiến, vươn tới;

- Sáng tạo và đổi mới;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2023