Xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


CBGV : Cán bộ - giáo viên

CBNV : Cán bộ - nhân viên

CBQL : Cán bộ quản lý

CSVC : Cơ sở vật chất

GD : Giáo dục

GDĐT : Giáo dục và đào tạo

GV : Giáo viên

HS : Học sinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

PHHS : Phụ huynh học sinh

QLGD : Quản lý giáo dục

Xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - 2

THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông

VH : Văn hóa

VHƯX : Văn hóa ứng xử

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Số lượng HS trong mỗi năm học 33

Bảng 2.2. Thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử của cán bộ quản lý ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên 36

Bảng 2.3. Thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử của giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên 37

Bảng 2.4. Thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên 38

Bảng 2.5a. Thực trạng lập kế hoạch phát huy những nội dung phù hợp với văn hoá ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc

Giang 39

Bảng 2.5b. Thực trạng lập kế hoạch xây dựng những giá trị mới của văn hoá

ứng xử ở các trường THCS huyện Việt Yên 41

Bảng 2.6a. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch phát huy những nội dung

phù hợp của văn hóa ứng xử ở các trường THCS huyện Việt Yên 42

Bảng 2.6b. Mức độ thực hiện nội dung tổchức thực hiện kế hoạch xây dựng

những giá trị mới của văn hoá ứng xử ở trường THCS 43

Bảng 2.7a. Thực trạng chỉ đạo thực hiện xây dựng những giá trị phù hợp văn

hóa ứng xử ở trường trung học cơ sở huyện Việt Yên 44

Bảng 2.7b. Thực trạng chỉ đạo thực hiện xây dựng những giá trị mới của văn

hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên 45

Bảng 2.8a. Thực trạng kiểm tra, đánh giá xây dựng những giá trị phù hợp văn

hóa ứng xử ở trường trung học cơ sở 47

Bảng 2.8b. Thực trạng kiểm tra, đánh giá xây dựng những giá trị mới của văn

hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên 48

Bảng 2.9. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục VHƯX ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên 49

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết của những biện pháp 73

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá về tính khả thi của những biện pháp 75

Bảng 3.3. Tổng hợp đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 77

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

Xây dựng văn hóa ứng xử luôn là nhiệm vụ quan trọng đối với bất kỳ nhà trường nào. Văn hóa ứng xử giúp cho các nhà trường phát triển có hiệu quả và bền vững. Xây dựng văn hóa ứng xử trong mỗi nhà trường là xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường, giáo dục nhân cách người học phù hợp, hiệu quả; xây dựng cách thức ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện trong nhà trường; xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường hiện đại, tiện dụng, đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm, không gian và cảnh quan sạch đẹp.

Ở nước ta trong thời gian gần đây, cơ chế thị trường, sự hội nhập quốc tế có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển của nhà trường, song cũng có những tác động tiêu cực đến hoạt động đào tạo của nhà trường và văn hóa ứng xử của nhà trường. Trên các phương tiện truyền thông đã luôn bàn tới một số biểu hiện của văn hóa ứng xử bị xuống cấp; chất lượng giáo dục trong các trường chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội; đạo đức của một số học sinh và nhà giáo xuống cấp; đạo lý “tôn sư trọng đạo” suy giảm. Bên cạnh đó, những hành vi lệch chuẩn của học sinh xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt như các hành vi chơi cờ bạc, nghiện hút, vi phạm nội quy học tập của nhà trường, bạo lực học đường,… Một số nhà trường cơ sở vật chất bị xuống cấp, lớp học, bàn ghế, khu nhà vệ sinh, bếp ăn,… không đảm bảo làm giảm đi vẻ đẹp, mỹ quan của trường, điều kiện học tập của học sinh không đảm bảo,…

Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ một số hạn chế của giáo dục hiện nay như: “…Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất. Quản lý giáo dục vàđào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn” [1].

Ở nước ta hiện nay, văn hóa ứng xử nhà trường đang là một trong những tâm điểm chú ý của dư luận và ngày càng xuất hiện nhiều trên các diễn đàn, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng bàn luận về văn hóa ứng xử trong nhà trường cũng rất đáng báo động, tình trạng thày đánh trò, trò đánh thày đã xẩy ra, khiến dư luận và xã hội lo ngại. Hành vi bạo lực học đường diễn biến phức tạp,… Chính vì vậy, việc xây dựng văn hóa ứng xử ở các nhà trường đã trở thành nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Huyện Việt Yên là trung tâm kinh tế phát triển nhất của tỉnh Bắc Giang hiện nay. Bên cạnh sự phát triển nhanh, mạnh của huyện Việt Yên cũng có những tác động tiêu cực tới văn hóa ứng xử của các nhà trường. Tình trạng học sinh chạy theo lối sống phương Tây, nghiện game online, nghiện internet dẫn đến học tập sút kém, tình trạng bạo lực học đường, tình trạng học sinh phạm pháp (đánh nhau, trộm cướp…) xuất hiện và có xu hướng phát triển. Một số giáo viên thiếu tâm huyết, vi phạm đức nghề nghiệp. Trước thực trạng trên đòi hỏi các trường nói chung và các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên nói riêng phải chú ý, quan tâm đến đổi mới hoạt động giáo dục và xây dựng văn hóa ứng xử. Xây dựng văn hóa ứng xử ở các nhà trường đồng nghĩa với việc loại bỏ các vấn đề tồn tại, tiêu cực, hạn chế, hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo tri thức và nhân cách cho người học.

Xuất phát từ những vấn đề trên, việc xây dựng văn hóa ứng xử của các trường trung học cơ sở ở nước ta hiện nay cũng như ở huyện Việt Yên có tính thời sự và thực tiễn cao. Do vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang”để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, khảo sát và đánh giá thực trạng văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang,đề xuất các biện pháp xây dựng văn hóa ứng xử để nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Xây dựng văn hoá ứng xử ở các trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

3.2. Khách thể nghiên cứu

Xây dựng văn hoá nhà trường ở trường THCS.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng văn hóaứng xử ở trường trung học cơ sở.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

- Đề xuất biện pháp xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang.

5. Giả thuyết khoa học

Xây dựng văn hoá ứng xử ở các trường THCS huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang mặc dù đã được quan tâm thực hiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do công tác quản lý. Nếu đề xuất được những biện pháp xây dựng văn hoá ứng xử một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở các trường THCS trong huyện Việt Yên.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn về phạm vi nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý xây dựng văn hóa ứng xử của Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang theo cách tiếp cận chức năng quản lý. Các nội dung xây dựng văn hóa ứng xử bao gồm: xây dựng văn hóa ứng xử của cán bộ quản lý; xây dựng văn hóa ứng xử của giáo viên; xây dựng văn hóa ứng xử của học sinh.

6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Đề tài tổ chức khảo sát thực tiễn tại 19 trường trung học cơ sở huyện Việt Yên bao gồm 61 cán bộ quản lý và 95 giáo viên, nhân viên.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Chúng tôi thu thập, phân loại, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa nội dung các tài liệu có liên quan đến vấn đề quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường phổ thông để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng Anket

Chúng tôi sử dụng các mẫu phiếu điều tra dành cho CBQL, giáo viên, nhân viên để tìm hiểu thực trạng nhận thức về văn hóa ứng xử, thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường THCS huyện Việt Yên.

7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu một số giáo viên, CBQL, học sinh và phụ huynh học sinh để làm rõ hơn thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử ở 19 trường trung học cơ sở huyện Việt Yên.

7.2.3. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các cán bộ quản lý nhằm thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến đề tài và khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất.

7.3. Phương pháp sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu

Sử dụng phương pháp thống kê trong toán học để xử lý và phân tích các số liệu từ các bảng hỏi thu thập được.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo phụ lục, nội dung luận văn có gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trung học cơ sở.

Chương 2: Thực trạng xây dựng văn hoá ứng xử ở các trường trung học cơ sởhuyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Chương3: Biện pháp xây dựng văn hoá ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài

Khái niệm “Văn hoá tổ chức” (organisational culture) xuất hiện lần đầu tiên trên báo chí Mỹ vào khoảng thập niên 1960 và chính thức trở thành một khái niệm trong Khoa học tổ chức - Quản lí, xuất hiện ở Âu Mỹ từ những năm 80 của thế kỉ XX, hiện nay là một khái niệm thịnh hành và được phổ biến rộng rãi. Thuật ngữ tương đương “Văn hoá công ty” (corporate culture) xuất hiện muộn hơn, khoảng thập niên 1970, và trở nên hết sức phổ biến sau khi tác phẩm VH công ty của Terrence Deal và Atlan Kennedy được xuất bản tại Mỹ năm 1982.

Thuật ngữ “Văn hóa ứng xử ở trường học” (Behavioral culture at school) là một khái niệm mới xuất hiện trong nhiều chục năm gần đây. Nội dung của “Văn hoá ứng xử ở trường học” bao hàm nội dung của “Trường học thân thiện” do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đề xướng từ những thập kỷ cuối thế kỷ XX.

Tác giả Purkey và Smith(1982), xác định văn hóa ứng xử ở các nhà trường như một kết cấu, một quá trình và một không gian của các giá trị và chuẩn mực có khả năng dẫn các thành viên (các giáo viên, học sinh và cán bộ nhân viên) theo hướng dạy và học chất lượng. Như vậy, tác giả này nhấn mạnh đến yếu tố giá trị và chuẩn mực trong văn hóa nhà trường trong đó có văn hoá ứng xử. Yếu tố có vai trò định hướng và điều chỉnh các hoạt động của người dạy và người học, của các cán bộ nhân viên của nhà trường. Nói cách khác các giátrị và chuẩn mực của nhàtrường vàcủa xã hội định hướng và điều chỉnh hành vi của các thành viên trong tổ chức nhà trường [dẫn theo 9].

Văn hoá ứng xử là một chủ đề đang nhận được sự chú ý nhiều trong các cuộc tranh luận về trường hiệu quả và cải tiến trường học ở các nước phát triển. Donahoe khi là Tổng giám đốc eBay cũng chỉ ra rằng: “Nếu văn hoá thay đổi thì mọi thứ sẽ thay đổi” đặc biệt là văn hoá ứng xử (dẫn theo [17]).

Tháng 01 năm 1996 Trung tâm Lãnh đạo và học tập tại Đại học Calgary ở Alberta, Canada đã tổ chức một cuộc Hội thảo về vấn đề "Tìm hiểu văn hoá học". Những người tham gia đã có quan điểm đa dạng về VH học như Smith và Stolp

(1995) khẳng định rằng "Có lẽ cách tốt nhất để bắt đầu là khuyến khích một bầu không khí nơi các nhân viên và HS thấy những ý tưởng, đó là cung cấp tầm nhìn xa trông rộng thoải mái" (dẫn theo [15]).

Nghiên cứu của GS. Peter Smith trường ĐH Sunderlans, Vương quốc Anh đã khẳng định văn hóa ứng xử có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với chất lượng cuộc sống và hiệu quả hoạt động của các nhà trường.

1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước

Thuật ngữ “Văn hoá ứng xử ở nhà trường” là một khái niệm mới xuất hiện trong mấy năm gần đây và được đề cập ngày một nhiều trong các diễn đàn cũng như các hội thảo. Nhưng thực ra bản chất và nội dung của văn hoá ứng xửđã được các nhà trường ở Việt Nam từ xa xưa xây dựng và trở thành các truyền thống quý báu của dân tộc ta như: “Tôn sư trọng đạo”, “Kính thầy yêu bạn”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”,... Trong quá trình xây dựng và phát triển, văn hoá ứng xử biểu hiện ngay trong mọi phương diện QL, trong các hoạt động dạy học cũng như trong mọi hành vi ứng xử của các thành viên trong nhà trường tạo nên sự khác biệt, các dấu ấn riêng của nhà trường.

Văn hóa nhà trường cũng thu hút được sự quan tâm lớn của các tác giả Việt Nam. Những nghiên cứu ở Việt Nam tiếp cận vấn đề văn hóa nhàtrường từ nhiều góc độ khác nhau. Có thể nêu ra một số nghiên cứu sau:

Tác giả Phạm Minh Hạc (2009), đã tìm hiểu một số vấn đề lý luận về xây dựng văn hoá ứng xử ở trong nhà trường cụ thể ông đã chỉ ra: Xây dựng văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp trong nhà trường đó là cách ứng xử văn minh, thân thiện, biết tôn trọng, quan tâm đến người khác [12].

Tác giả Phạm Minh Hạc (1991), đã công bố cuốn sách “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI”. Trong cuốn sách này tác giả đã phân tích sâu về giáo dục nếp sống văn hóa cho sinh viên trong học tập, sinh hoạt, văn hóa, tiêu dùng và trong ứng xử [9].

Tác giả Hồ Bá Thâm (2009), đã nêu một số quan điểm về xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường. Theo tác giả, văn hóa ứng xử gồm văn hóa dạy, văn hóa học, văn hóa quản lý, phục vụ. Tác giả có nêu ra văn hóa ứng xử thời phong kiến ở nước ta là “Tiên học lễ, hậu học văn” - Học ứng xử trước rồi mới học nghề, học chữ. Văn hóa ứng xử ngày này gắn với khoa học công nghệ, gắn hiện đại với truyền thống.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí