Một số tác giả phân loại “các đối tượng gắn với dân tộc học” hoặc “phong tục tập quán” đồng cấp với “lễ hội truyền thống”, “làng nghề truyền thống”, “ẩm thực truyền thống”,... [9], [78]. Theo cách tiếp cận văn hóa dân gian, P. Saintyves (1936) chia văn hóa cộng đồng thành 03 bộ phận: (1) Đời sống vật chất (món ăn dân tộc, trang phục, nhà ở, giao thông, các dạng khác nhau của lao động sản xuất); (2) Đời sống trí tuệ (gồm nghệ thuật và văn học dân gian); (3) Đời sống xã hội (quan hệ gia đình, các tổ chức xã hội) (P. Saintyves, 1936, trích bởi Chu Xuân Diên, 2008, tr.39). Như vậy, nếu xem “các đối tượng dân tộc học” hoặc “Phong tục tập quán, văn hóa” là một trong những loại TNDLNV thì sẽ bao gồm loại TNDLNV như “lễ hội truyền thống”, “làng nghề truyền thống”, “ẩm thực truyền thống” (tức thiếu đồng nhất về phân chia khái niệm).
Nhằm khai thác giá trị du lịch của TNDLNV để PTDL, tác giả luận án dựa theo cách phân loại của Bộ VHTT&DL (2012) [5]. Trong đó, có điều chỉnh thuật ngữ “sự kiện đặc biệt” theo Swarbrooke (1996) [106] và sắp xếp lại thứ tự các loại TNDLNV cho phù hợp với quan điểm phân loại TNDLNV. Như vậy, TNDLNV được chia thành 07 loại (xem Hình 1.2). Ngoài ra, nhằm phục vụ đánh giá thực trạng khai thác TNDLNV, tác giả kết hợp cách phân loại được nêu ở Hình 1.2 với cách phân loại theo quá trình khai thác nguồn tài nguyên nêu trong Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 [45, tr.15]. Theo đó, TNDLNV được phân thành TNDLNV đang được khai thác và TNDLNV chưa được khai thác.
Nguồn: Bộ VHTT&DL (2012) [5] và Swarbrooke (1996) [106]
Hình 1.2. Sơ đồ phân loại TNDLNV
Để quản lý và khai thác TNDL có hiệu quả, các loại TNDLNV theo sơ đồ trên được tiếp tục phân loại chi tiết hơn, cụ thể như sau:
- Di sản, di tích lịch sử - văn hóa
Ở nước ta, Luật Di sản văn hóa năm 2001 nêu rõ: “Di tích lịch sử - văn hóa là những công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc các công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học” [46, tr.33]. Với khái niệm này, các di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia được xem như một bộ phận của các DTLSVH. Tuy nhiên, theo Điều 2, Nghị định quy định chi tiết Luật Di sản, các di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia được tách thành nhóm riêng, độc lập với nhóm DTLSVH [12].
Có thể bạn quan tâm!
- Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Phương Pháp Bản Đồ Và Hệ Thống Thông Tin Địa Lý (Gis)
- Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Cho Phát Triển Du Lịch
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn
- Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh - 7
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Và Thực Trạng Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Ở Thành Phố Hồ Chí Minh
Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.
Như vậy, có thể hiểu DTLSVH là công trình, địa điểm có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học và kiến trúc nghệ thuật. Trong đó, các DTLS thiên về giá trị lịch sử; các di tích văn hóa thiên về giá trị văn hóa, khoa học và kiến trúc nghệ thuật.
DTLSVH được phân thành: (1) di tích khảo cổ; (2) DTLS; (3) di tích kiến trúc nghệ thuật; (4) danh lam thắng cảnh [12].
- Công trình nhân tạo (ngoài di sản, DTLSVH): là những công trình kiến trúc có tính chất đặc sắc hoặc “công trình xây dựng có quy mô hoành tráng” [6, tr.61]. Chúng có sức hấp dẫn nhất định đối với khách du lịch. Điển hình cho loại tài nguyên này là các bảo tàng, TTTM, một số CVVH, trung tâm tổ chức sự kiện,…
- Lễ hội
Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (2011) cho rằng lễ hội là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại [78]. Để nhấn mạnh tính truyền thống của lễ hội, tác giả luận án cho rằng lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người, được truyền từ đời này sang đời khác nhằm tưởng nhớ, tôn vinh những giá trị văn hóa được cộng đồng đó cho là tốt đẹp.
Có thể phân thành 02 loại: (1) lễ hội truyền thống; (2) lễ hội hiện đại.
- Sự kiện đặc biệt
Tác giả cho rằng sự kiện đặc biệt là hoạt động nhận thức mang tính thời sự (hoặc diễn ra trong những năm gần đây) của cá nhân, tổ chức hoặc cộng đồng
người, với sự quảng bá mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông. Sự kiện có thể không lặp lại định kỳ về thời gian như lễ hội. Một số sự kiện thường thấy như hội chợ, triển lãm, liên hoan phim, các giải thi đấu thể dục thể thao,…
Masterman, G. (2004) căn cứ vào quy mô tổ chức đã chia sự kiện đặc biệt làm hai loại: sự kiện nhỏ và sự kiện lớn. Trong đó, có giá trị đối với du lịch là loại sự kiện lớn [102]. Việc xác định quy mô của sự kiện khá phức tạp, vì phải xác định phạm vi tổ chức, số người tham dự. Mặt khác, cách phân loại này chưa phản ánh rõ chủ đề của các sự kiện trong hoạt động du lịch. Do vậy, có thể phân các sự kiện đặc biệt thành ba loại: (1) Sự kiện kinh tế - chính trị - xã hội: hội chợ thương mại, diễn đàn hợp tác kinh tế, triển lãm thành tựu KT-XH, lễ kỷ niệm,…; (2) Sự kiện văn hóa
- giáo dục - khoa học - kỹ thuật: các cuộc triển lãm nghệ thuật, giao lưu văn hóa, hội nghị hội thảo, triển lãm khoa học - kỹ thuật,…; (3) Sự kiện thể thao - giải trí - du lịch: các giải thi đấu thể dục thể thao mang tầm quốc gia, khu vực và châu lục; liên hoan phim; liên hoan âm nhạc; ngày hội du lịch; liên hoan ẩm thực;…
- Làng nghề, phố nghề và sản phẩm nghề truyền thống
+ Về khái niệm làng nghề truyền thống: Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn giải thích rằng: “Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời” (xem thêm giải thích thuật ngữ về “nghề truyền thống” và “làng nghề” tại thông tư vừa nêu) [11]. Một làng nghề được gọi là làng nghề du lịch khi có sự kết hợp giữa hoạt động sản xuất của làng nghề với hoạt động du lịch.
+ Về khái niệm phố nghề truyền thống: Tác giả cho rằng đó là khu vực địa lý gắn với môi trường đô thị. Trong đó, có hoạt động sản xuất và kinh doanh tồn tại lâu đời, các sản phẩm được sản xuất chủ yếu thủ công.
+ Về sản phẩm nghề truyền thống: Có thể hiểu đây là những sản phẩm thủ công hoặc bán thủ công, được tạo ra từ các làng nghề, phố nghề truyền thống.
Trong luận án này, tác giả sử dụng cách phân loại ngành nghề theo nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ (2006a), với 07 nhóm ngành nghề: (1) Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản; (2) Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan,
gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ; (3) Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; (4) Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; (5) Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh; (6) Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn; (7) Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn [10].
Trong các ngành nghề truyền thống theo cách phân loại trên, có giá trị nhất đối với hoạt động du lịch là các ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Vì các sản phẩm được tạo ra thường có giá trị thẩm mỹ cao, thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa dân tộc và thích hợp để khách du lịch có thể mua về sử dụng hoặc làm quà tặng.
- Ẩm thực truyền thống
Tác giả nhìn nhận ẩm thực truyền thống là món ăn, đồ uống với cách thức chế biến tương đối ổn định theo thời gian, được truyền từ đời này sang đời khác gắn với sự phát triển của cộng đồng người.
Trong hoạt động du lịch, ẩm thực truyền thống cần được chú trọng khai thác vì ngoài phục vụ nhu cầu thiết yếu của khách du lịch, ẩm thực truyền thống còn phản ánh đặc trưng văn hóa của địa phương. Theo Lê Thị Vân và cộng sự (2008), có hai khía cạnh cần quan tâm khi nghiên cứu về văn hóa ẩm thực, gồm [86]:
+ Tập quán ăn uống: liên quan đến nguyên liệu chế biến, gia vị, dụng cụ và phương pháp chế biến, cơ cấu bữa ăn, cách ăn, vị trí và nghi lễ,…
+ Khẩu vị ăn uống: đi sâu vào nghiên cứu khẩu vị món ăn theo các vùng miền và các xu thế biển đổi trong khẩu vị ăn uống.
Trong hoạt động du lịch ở nước ta, cách phân loại theo vùng miền thích hợp hơn cả. Vì cách phân loại này phản ánh sự khác biệt tương đối về văn hóa ẩm thực giữa các khu vực địa lý - yếu tố tạo sự hấp dẫn đối với khách du lịch. Theo cách phân loại này, ẩm thực truyền thống được phân thành: (1) ẩm thực miền Bắc; (2) ẩm thực miền Trung; (3) ẩm thực miền Nam. Tuy nhiên, cũng cần kết hợp cách phân loại này với văn hóa của các tộc người (với tư cách là chủ thể sáng tạo).
- Các đối tượng nhận thức khác
Bao gồm những loại TNDLNV phi vật thể không nằm trong các nhóm trên.
Chúng không có giá trị nổi bật trong hoạt động du lịch nên không phân thành nhóm lớn (như nghệ thuật truyền thống, các phát minh, sáng kiến khoa học,…). Trong nhóm này, cần lưu ý giá trị du lịch của nghệ thuật truyền thống.
Bùi Quang Thắng (2005) chia nghệ thuật truyền thống thành: văn học dân gian; âm nhạc dân gian; và diễn xướng dân gian [68]. Cách phân loại này phù hợp với công tác bảo tồn hơn là hoạt động khai thác TNDLNV phục vụ du lịch. Do vậy, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách phân loại của Lê Thị Vân và cộng sự [86]. Theo đó, các loại hình nghệ thuật truyền thống được chia thành ba loại: (1) Âm nhạc truyền thống: hát giao duyên, dân ca, quan họ, ca trù, đờn ca tài tử,…; (2) Nghệ thuật sân khấu truyền thống: kịch truyền thống, nghệ thuật chèo, nghệ thuật tuồng, cải lương,…; (3) Mỹ thuật truyền thống: tiêu biểu là tranh dân gian.
Cách phân loại trên chỉ mang tính tương đối. Việc quyết định xếp chúng vào nhóm nào dựa vào mục đích phân loại và đánh giá. Một số trường hợp dựa vào “tính trội” về giá trị của loại tài nguyên đó trong hoạt động du lịch. Đôi khi, cách phân loại cũng mang tính chủ quan của người nghiên cứu.
Để xác định giá trị của TNDL trong hoạt động du lịch, nên kết hợp cách phân loại TNDLNV nêu trên với cách phân loại nguồn tài nguyên theo cấp xếp hạng theo hai nhóm danh hiệu [25, tr.33]:
Danh hiệu thế giới (tương ứng cấp xếp hạng quốc tế), gồm: (1) Tài nguyên được công nhận là di sản thế giới (di sản văn hóa và di sản hỗn hợp); và (2) Tài nguyên nhận các danh hiệu khác (di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, di sản tư liệu thế giới).
Danh hiệu trong nước, gồm các cấp xếp hạng: (1) Cấp quốc gia đặc biệt; (2) Cấp quốc gia, (3) Cấp tỉnh/thành phố.
1.1.3. Đặc điểm tài nguyên du lịch nhân văn
TNDLNV có những đặc điểm chung của nguồn TNDL như tính đa dạng, tính không bị suy giảm trong quá trình khai thác (nếu được bảo vệ tốt), mang giá trị hữu hình và vô hình, tính biến đổi và có thể tái tạo,... Bên cạnh đó, TNDLNV có những đặc điểm riêng. Trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của Zhang, Y. [130], Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự [78] [79], Bùi Thị Hải Yến và Phạm Hồng Long [89] và Nguyễn Hà Quỳnh Giao [25], tác giả luận án cho rằng TNDLNV có các đặc điểm tiêu biểu sau:
- Tập trung ở các điểm quần cư: Vốn do con người tạo ra nên các loại TNDLNV thường tập trung ở các điểm quần cư. Cũng nhờ vậy, nguồn TNDLNV thường mang tính tập trung cao độ và dễ tiếp cận (đặc biệt là ở các điểm quần cư thành thị). Việc khai thác nguồn tài nguyên này cũng thuận lợi hơn do tận dụng được những lợi thế sẵn có về CSHT và CSVC-KT phục vụ du lịch.
- Mang tính nhận thức nhiều hơn tính giải trí và nghỉ dưỡng: TNDLNV ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc - nghệ thuật, khoa học - giáo dục, tâm linh,... Do vậy, chúng mang tính nhận thức nhiều hơn tính giải trí. Thời gian diễn ra hoạt động tham quan thường tương đối ngắn song khách du lịch có thể tìm hiểu được nhiều giá trị khác nhau. Khách du lịch đến tham quan các điểm du lịch văn hóa cũng thường có trình độ nhận thức và yêu cầu cao hơn khách du lịch thuần túy.
- Dễ hư hại và thay đổi theo thời gian song có thể nhanh chóng tái tạo, phục hồi: Các điều kiện tự nhiên khắc nghiệt khiến nguồn TNDLNV vật thể (như các đình, chùa) bị hư hỏng, xuống cấp một cách nhanh chóng. Với tư cách là chủ thể sáng tạo, sự thay đổi trong đời sống - văn hóa của con người cũng dễ dẫn đến sự thay đổi TNDLNV. Không ít các lễ hội truyền thống và các làng nghề truyền thống thay đổi do quá trình đô thị hóa đã minh chứng cho điều này. Đối với một số loại hình nghệ thuật hoặc nghề truyền thống, những nghệ nhân lớn tuổi không có người để truyền lại nghề cũng đe dọa sự tồn tại của nguồn TNDLNV này. Bên cạnh đó, xu thế hội nhập quốc tế đã góp phần hình thành các yếu tố mới trong TNDLNV. Ví như sự du nhập một số lễ hội và sự kiện đương đại vào nước ta trong những thập niên gần đây.
- Ít chịu tác động của tính mùa vụ: Việc khai thác TNDLNV ít chịu tác động
của các yếu tố tự nhiên theo mùa. Do vậy, đáp ứng tốt nhu cầu tham quan thường xuyên của khách du lịch và hạn chế lãng phí về các nguồn lực trong quá trình khai thác. Đây là lợi thế nổi trội so với nguồn TNDLTN. Tuy nhiên, việc khai thác thường xuyên và sự quá tải về khách du lịch sẽ khiến nhiều điểm du lịch văn hóa không có điều kiện để phục hồi, ảnh hưởng đến khả năng khai thác lâu dài. Đây cũng là điểm cần lưu ý trong quá trình khai thác.
Cùng với các đặc điểm chung nêu trên, trong từng loại TNDLNV có những trường hợp ngoại lệ. Chẳng hạn, đa số TNDLNV phân bố gần các điểm dân cư, song một số danh lam thắng cảnh phân bố ở những nơi hẻo lánh. Một số loại TNDLNV ít chịu tác động của yếu tố mùa vụ trên phương diện tự nhiên song tính mùa vụ do con người định ra khá sâu sắc (như các lễ hội).
Như vậy, các đặc điểm nêu trên ảnh hưởng đến khai thác TNDLNV để PTDL ở các khía cạnh: tính độc đáo và hấp dẫn của nội dung tham quan; thời gian khai thác; tính liên kết giữa các điểm tài nguyên trong quá trình khai thác; tính bền vững trong quá trình khai thác;…
1.1.4. Nguyên tắc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn
Dưới đây là một số nguyên tắc cần quan tâm trong khai thác nguồn TNDLNV phục vụ PTDL:
- Nguyên tắc hiệu quả tổng hợp. Việc khai thác nguồn TNDLNV cần lưu ý đến hiệu quả trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường; Tận dụng tối đa sự kết hợp khai thác giá trị của nhiều loại TNDLNV trong cùng một điểm du lịch.
- Nguyên tắc gắn khai thác với bảo tồn và phát huy giá trị nguồn tài nguyên.
- Nguyên tắc ưu tiên. Cần ưu tiên khai thác các TNDLNV có giá trị cao, có lợi thế so sánh với lãnh thổ khác, gần nơi lưu trú của khách và các điều kiện hỗ trợ khai thác khác.
- Nguyên tắc khai thác theo từng giai đoạn. Do nguồn lực của mỗi địa phương có hạn nên cần ưu tiên khai thác nguồn tài nguyên theo các giai đoạn phát triển khác nhau của lãnh thổ.
- Gắn với lợi ích của cộng đồng cũng như các lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức và cá nhân kinh doanh du lịch trong quá trình khai thác.
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên du lịch nhân văn
1.1.5.1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự hình thành và khai thác nguồn TNDLNV.
- Về mặt tự nhiên, vị trí địa lý ảnh hưởng đến các thành phần của tự nhiên. Từ đó, nó chi phối sự hình thành và liên kết trong khai thác giữa các điểm TNDLTN với các điểm TNDLNV.
- Về mặt KT-XH, lãnh thổ có vị trí là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa và giáo dục của một quốc gia thường là nơi hội tụ của nhiều dòng chảy văn hóa. Điều này góp phần tạo nên sự đa dạng về các loại TNDLNV cũng như đa dạng về các giá trị du lịch. Nơi có vị trí là đầu mối giao thông của vùng và quốc gia rất thuận lợi để khách du lịch tiếp cận các điểm du lịch văn hóa.
1.1.5.2. Đặc điểm tự nhiên
Các đặc điểm về địa hình, khí hậu, thủy văn, hệ động - thực vật,... trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến đời sống vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại, cách thức sản xuất) và đời sống tinh thần (tổ chức xã hội, tục lệ, văn học, nghệ thuật, giải trí,…) của dân cư. Đây là tiền đề hình thành TNDLNV và là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn TNDLNV phục vụ mục đích du lịch.
Sự đa dạng về địa hình tạo nên sự phân hoá của cảnh quan, góp phần tạo nên tính hấp dẫn trong khai thác các điểm du lịch. Tuy nhiên, đó cũng có thể là trở ngại trong việc tiếp cận của khách du lịch.
Sự phân mùa trong khí hậu góp phần tạo nên tính mùa trong hoạt động du lịch. Từ đó, nó ảnh hưởng đến quá trình khai thác nguồn TNDLNV. Ngoài ra, những hiện tượng thời tiết cực đoan cũng gây trở ngại cho hoạt động du lịch.
Hệ thống thủy văn góp phần làm tăng tính hấp dẫn về cảnh quan tại các điểm TNDLNV. Tuy nhiên, nó cũng gây trở ngại cho việc tiếp cận điểm du lịch khi mạng lưới sông ngòi chằng chịt nhưng thiếu bến thuyền.
Sự đa dạng và phong phú của hệ động - thực vật góp phần làm tăng giá trị cảnh quan tại các điểm TNDLNV.
Như vậy, đặc điểm tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự đa