Kết Quả Hệ Số Hồi Quy Tương Quan Beta


Bảng 3.23: ANOVA


Biến phụ thuộc

Mô hình


Tổng

bình phương


df

Bình

phương trung bình


F


Sig.


Sự tham gia


1

Hồi quy

131.122

6

21.854

1212.087

.000b

Giá trị dư

8.384

465

0.018



Tổng

139.506

471




Sự nhất quán


2

Hồi quy

84.394

6

14.066

526.061

.000b

Giá trị dư

12.433

465

0.027



Tổng

96.827

471





Khả năng thích ứng


3

Hồi quy

97.511

6

16.252

198.462

.000b

Giá trị dư

38.078

465

0.082



Tổng

135.589

471





Sứ mệnh


4

Hồi quy

96.258

6

16.043

226.408

.000b

Giá trị dư

32.949

465

0.071



Tổng

129.208

471





VHDN


5

Hồi quy

94.099

6

15.683

505.893

.000b

Giá trị dư

14.415

465

0.031



Tổng

108.514

471




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của các Công ty Du lịch Việt Nam - 17

Nguồn: Tác giả, 2020


Bảng ANOVA có giá trị Sig <0.05, nghĩa là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ ảnh hưởng của 6 thang đo (Văn hoá dân tộc, Văn hoá du nhập, Nhà lãnh đạo, Đặc điểm của ngành du lịch, Sự truyền đạt nội bộ và Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) với từng khía cạnh của VHDN theo mô hình Denison và đối với VHDN nói chung.

Bảng 3.24: Kết quả hệ số hồi quy tương quan Beta



Biến phụ thuộc


Mô hình


Các biến độc lập


Hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá

Hệ số hồi

quy chuẩn hoá


t


Sig.


Thống kê đa cộng tuyến


B


Độ lệch chuẩn


Beta

Độ chấp nhận của

biến


VIF


Sự tham gia


1

Hằng số chặn

-0.141

0.053


-2.655

0.008



DT

0.096

0.01

0.125

9.539

0

0.757

1.321

DN

0.023

0.009

0.030

2.445

0.015

0.832

1.202

DL

0.149

0.011

0.184

13.812

0

0.728

1.373





LD

0.69

0.011

0.787

60.218

0

0.758

1.32

TD

0.04

0.011

0.045

3.534

0

0.797

1.255

TN

0.035

0.009

0.044

3.668

0

0.88

1.136


Sự nhất quán


2

Hằng số chặn

-0.03

0.065


-0.463

0.644



DT

0.085

0.012

0.134

6.991

0

0.757

1.321

DN

0.036

0.012

0.057

3.135

0.002

0.832

1.202

DL

0.109

0.013

0.162

8.318

0

0.728

1.373

LD

0.282

0.014

0.385

20.173

0

0.758

1.32

TD

0.239

0.014

0.326

17.49

0

0.797

1.255

TN

0.246

0.012

0.377

21.312

0

0.88

1.136


Khả năng thích ứng


3

Hằng số chặn

-0.301

0.113


-2.662

0.008



DT

0.212

0.021

0.280

9.913

0

0.757

1.321

DN

0.174

0.02

0.232

8.599

0

0.832

1.202

DL

0.25

0.023

0.315

10.923

0

0.728

1.373

LD

0.192

0.024

0.221

7.839

0

0.758

1.32

TD

0.073

0.024

0.084

3.033

0.003

0.797

1.255

TN

0.13

0.02

0.169

6.442

0

0.88

1.136


Sứ mệnh


4

Hằng số chặn

-0.166

0.105


-1.578

0.115



DT

0.209

0.02

0.282

10.495

0

0.757

1.321

DN

0.064

0.019

0.088

3.412

0.001

0.832

1.202

DL

0.14

0.021

0.180

6.571

0

0.728

1.373

LD

0.412

0.023

0.488

18.146

0

0.758

1.32

TD

0.059

0.022

0.070

2.655

0.008

0.797

1.255

TN

0.115

0.019

0.153

6.114

0

0.88

1.136


VHDN


5

Hằng số chặn

-0.158

0.07


-2.274

0.023



DT

0.15

0.013

0.222

11.433

0

0.757

1.321

DN

0.074

0.012

0.111

5.971

0

0.832

1.202

DL

0.162

0.014

0.227

11.456

0

0.728

1.373

LD

0.395

0.015

0.510

26.248

0

0.758

1.32

TD

0.102

0.015

0.132

6.959

0

0.797

1.255

TN

0.131

0.012

0.190

10.567

0

0.88

1.136

Nguồn: Tác giả, 2020


Với từng mô hình của 4 biến phụ thuộc, sau khi loại bỏ các biến có mức ý nghĩa Sig của kiểm định F lớn hơn 0.05, mô hình hồi quy tuyến tính sẽ được xây dựng phù hợp với tổng thể. Từ đó, các biến độc lập trong mô hình có quan hệ với 4 biến phụ thuộc của VHDN đã được chỉ ra như kết quả trong Bảng 3.24. Tất cả các giá trị VIF trong bảng đều nhỏ hơn 10, do vậy sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Từ kết quả phân tích trên, phương trình hồi quy với các hệ số chuẩn hóa Beta có thể trình bày như sau:

Sự tham gia=0.125*DT + 0.030*DN + 0.184*DL + 0.787*LD + 0.045*TD + 0.044*TN Sự nhất quán=0.134*DT + 0.057*DN + 0.162*DL + 0.385*LD + 0.326*TD + 0.377*TN

Khả năng thích ứng=0.280*DT + 0.232*DN + 0.315*DL + 0.221*LD + 0.084*TD + 0.169*TN

Sứ mệnh=0.282*DT + 0.088*DN + 0.18*DL + 0.488*LD + 0.070*TD + 0.153*TN VHDN = 0.222*DT + 0.111*DN + 0.227*DL + 0.51*LD + 0.132*TD + 0.190*TN

Chú thích: Văn hóa dân tộc”: DT; “Văn hóa du nhập”: DN; “Đặc điểm của ngành du lịch”: DL; “Nhà lãnh đạo”: LD; “Sự truyền đạt nội bộ”: TD và “TNXH của doanh nghiệp” TN.

3.2.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu


Từ kết quả phương trình hồi quy trên có thể thấy các biến độc lập đều có tác động tích cực đến biến phụ thuộc và có các mức độ tác động của các yếu tố tới từng khía cạnh của VHDN khác nhau. Cụ thể với Sự tham gia của nhân viên yếu tố nhà lãnh đạo có tác động mạnh nhất, bởi chính nhà lãnh đạo là người khuyến khích động viên sự tham gia, chủ động của cấp dưới và thực hiện các hoạt động phân quyền cho cấp dưới được ra các quyết định. Đối với Sự nhất quán thì nhà lãnh đạo, giao tiếp nội bộ và TNXH là các yếu tố có tác động mạnh nhất bởi vai trò đi đầu và giữ vững các giá trị của VHDN làm nền tảng, tiếp đó là sự truyền thông, trao đổi, chia sẻ bên trong doanh nghiệp để duy trì và hành động theo các giá trị đó. Với Khả năng thích ứng thì yếu tố đặc điểm ngành du lịch có tác động mạnh nhất do yếu tố này có thể giúp doanh nghiệp nắm bắt các thông tin, thay đổi từ môi trường kinh doanh và ngành nghề của mình với đặc thù ngành nghề cần tính linh hoạt cao và phải


thường xuyên nắm bắt nhu cầu của du khách. Với Sứ mệnh thì yếu tố nhà lãnh đạo có tác động mạnh nhất bởi chính họ là người đề ra các tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp. Khi tổng hợp lại, đối với VHDN của các công ty du lịch Việt Nam thì kết quả cho thấy các yếu tố đều có tác động tích cực, trong đó yếu tố nhà lãnh đạo, đặc điểm của ngành du lịch và văn hóa dân tộc có tác động mạnh nhất. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển VHDN của các công ty du lịch Việt Nam.

Về từng yếu tố ảnh hưởng, ban đầu tác giả đề xuất 7 giả thuyết với 7 nhân tố tác động đến VHDN theo chiều dương (ảnh hưởng tích cực). Thực tế trên tổng thể, VHDN tại các công ty du lịch chịu ảnh hưởng tích cực theo chiều dương (+) từ 6 yếu tố: văn hóa du nhập, văn hóa dân tộc, đặc điểm của ngành du lịch, nhà lãnh đạo, sự truyền đạt nội bộ và TNXH của doanh nghiệp. Cụ thể kết quả này được thảo luận như sau:

3.2.4.1. Văn hoá dân tộc


Văn hoá dân tộc tác động đến cả 4 khía cạnh của VHDN, đó là Sự tham gia, Khả năng thích ứng, Sự nhất quán và Sứ mệnh. Như vậy, kết quả khảo sát đã củng cố lập luận của Fey & Denison (2003), Nazarian và cộng sự (2014), Ansah và Louw (2019) về tác động của văn hoá dân tộc đến VHDN. Tính cách của người Việt với truyền thống tôn trọng tập thể, lợi ích nhóm giúp thúc đẩy môi trường làm việc đoàn kết, sẵn sàng sẻ chia ở các công ty du lịch. Mọi người có xu hướng thích làm việc, đưa ra quyết định theo nhóm hơn làm việc riêng lẻ. Nhìn chung, họ duy trì truyền thống của văn hoá gia đình, tôn trọng người lớn tuổi và người có thâm niên. Điều này càng được minh chứng rõ nét khi trong các biến quan sát của nhân tố văn hóa dân tộc thì biến có hệ số tải nhân tố cao nhất (0.828) là DT4 (coi trọng thâm niên, kinh nghiệm, tuổi tác và người lớn tuổi có ảnh hưởng lớn đến thế hệ sau).

Như kết quả khảo sát nghiên cứu định tính trong phần trước về công tác xây dựng và phát triển VHDN, rất nhiều công ty đã xây dựng và phát triển được các giá trị văn hóa truyền thống của dân tốc Việt Nam như Công ty Apollo với việc nhân viên coi nhau như một gia đình, Công ty Khám phá Mỹ với giá trị là tôn trọng, lễ phép, người cũ và người mới hỗ trợ lẫn nhau, hay Công ty Exotissimo Travel Việt


Nam với giá trị đề cao là đoàn kết, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau cùng nhau quyết tâm phát triển. Xem xét trường hợp tại Vietravel, các mối quan hệ xã hội cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực cho việc tuyển dụng và thăng tiến. Văn hoá dân tộc được cho là có ảnh hưởng tích cực đối với “Sứ mệnh” của công ty. Truyền thống dân tộc đi lên, luôn hướng tới mục tiêu tốt đẹp góp phần tạo nên tầm nhìn, chiến lược của các công ty du lịch nói trên, họ cũng đang tạo điều kiện tốt cho văn hoá dân tộc phát triển trong doanh nghiệp. Gần đây, Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tiên phong trong việc khuyến khích cán bộ công chức mặc áo dài truyền thống tại công sở. Đây là nét đẹp văn hoá của dân tộc, thể hiện qua trang phục truyền thống. Việc chính quyền địa phương cùng các công ty du lịch quảng bá văn hoá Việt Nam đã khơi gợi tinh thần yêu nước và tinh thần tiếp thu văn hoá Việt.

Như vậy có thể đưa ra kết luận về các giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết H1.a, H1.b, H1.c, H1.d là Văn hóa dân tộc có ảnh hưởng tích cực đến Tính tham gia, Tính nhất quán, Khả năng thích ứng và Sứ mệnh được chấp nhận. Đây cũng là một trong các yếu tố có ảnh hưởng mạnh hơn đến sứ mệnh (chỉ sau yếu tố Nhà lãnh đạo).

3.2.4.2. Nhân tố “Văn hoá du nhập”


Kết quả khảo sát cũng chứng minh được tác động của văn hoá du nhập tới VHDN, mạnh nhất là tác động tới Khả năng thích ứng. Tại các công ty du lịch, xu hướng toàn cầu hoá đang thay đổi mỗi người, khiến chúng ta cởi mở hơn với các vấn đề mới trong xã hội và xu hướng ngoại giao nhiều hơn. Do đó, văn hoá du nhập là nguyên nhân chính tác động đến tính thích ứng trong VHDN. Nhân viên trong ngành du lịch có cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài và văn hoá quốc tế nhiều hơn các ngành khác. Đây là lợi thế để các công ty tiếp thu văn hoá du nhập từ chính khách hàng của mình. Từ kết quả khảo sát trong phần trước, nhiều công ty cũng cho biết thêm việc chủ động học tập, đổi mới của họ, ví dụ như ở công ty Vietravel, do có nhiều chi nhánh ở nước ngoài và quan hệ với các khách hàng ngoại quốc, nhân viên của Vietravel thường cởi mở hơn trong giao tiếp. Họ tiếp thu, lắng nghe và chủ động tham gia hay làm chủ vào cuộc trò chuyện. Hay tại công ty Sun Travel và AZA Travel, các nhà lãnh đạo cũng đang nỗ lực học hỏi các kinh nghiệm hay từ quốc tế và làm việc với một số đối tác nước ngoài, lắng nghe khách hàng để tăng


tính thích ứng và hội nhập. Điều này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Vadini (2004). Điều này cũng được thể hiện rõ hơn khi biến quan sát DN 3 (Hội nhập, toàn cầu hóa làm thay đổi định hướng, tầm nhìn, chiến lược và VHDN) có hệ số tải nhân tố cao nhất (0.921). Hiện nay, các công ty du lịch này cũng thường xuyên phối hợp với ban ngành chức trách tại địa phương để tổ chức hội nghị trao đổi, học tập kinh nghiệm quản lý và phát triển du lịch. Đây cũng là cơ hội để các công ty trao đổi văn hoá lẫn nhau, tạo điều kiện cho văn hoá khác du nhập vào doanh nghiệp của mình.

Như vậy có thể đưa ra kết luận về các giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết H2.a, H2.b, H2.c, H2.d là Văn hóa du nhập có ảnh hưởng tích cực đến Tính tham gia, Tính nhất quán, Khả năng thích ứng và Sứ mệnh được chấp nhận. Trong đó, Văn hóa du nhập cũng là một trong các yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến khả năng thích ứng (sau yếu tố Đặc điểm của ngành du lịch và Văn hóa dân tộc).

3.2.4.3. Nhân tố “Đặc điểm của ngành du lịch”


Kết quả nghiên cứu đã chứng minh lập luận của Gordon (1991) là đúng, rằng đặc điểm của ngành du lịch là nhân tố quan trọng tác động tới VHDN. Nhân tố ngành du lịch đã tác động đến cả 4 khía cạnh của VHDN: Sự tham gia, Sự nhất quán, Khả năng thích ứng và Sứ mệnh theo chiều thuận. Nói cách khác, đặc điểm của ngành du lịch là yếu tố thúc đẩy VHDN phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, nhất là Khả năng thích ứng. Trong môi trường khắc nghiệt liên tục đào thải như ngành du lịch, sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trong ngành này không phải luôn bắt kịp và thay đổi theo xu hướng (O'Reilly, 1989). Ngoài ra, ngành du lịch là một ngành đặc thù trong khu vực kinh tế dịch vụ, đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhóm để mang lại chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Điều này cũng được thể hiện rõ hơn khi biến quan sát DL2 (đặc tính mùa vụ, làm theo ca, yêu cầu dịch vụ 24/24 ảnh hưởng đến cách thức làm việc của nhân viên) có hệ số tải nhân tố cao nhất là 0.717. Làm việc nhóm, sự hợp tác và tinh thần sẵn sàng tham gia là yêu cầu cơ bản trong công việc của mỗi người làm trong ngành dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng. Ngành này yêu cầu các thành viên trong doanh nghiệp phải linh hoạt và đảm bảo chất lượng dịch vụ, đồng


thời phải làm chủ được mình, chứng minh được bản sắc riêng, giá trị riêng trên thị trường. Như kết quả khảo sát trong phần trước về công tác xây dựng và phát triển VHDN, các công ty du lịch Việt Nam được khảo sát hầu hết đều nhận thức được rằng việc này cần làm ngay từ đầu do họ hoạt động trong một ngành luôn đòi hỏi sự linh hoạt, có tính cạnh tranh cao. Trong trường hợp của một số doanh nghiệp có nhiều thành quả trong kinh doanh tốt những năm qua như Vietravel, TransViet, Sài Gòn Tourist hay Fiditour, họ đang khẳng định vị thế của mình trong số các công ty du lịch tại Việt Nam nhờ tính nhất quán trong hoạt động kinh doanh và cả văn hoá. Bên cạnh đó, ngành du lịch có sự cạnh tranh cao, yêu cầu doanh nghiệp phải chỉ ra mục tiêu cụ thể, chiến lược rõ ràng để phát triển lâu dài. Nhưng áp lực đó lại là động lực cho các công ty không ngừng cải tiến và phát triển theo nhu cầu của thị trường.

Như vậy có thể đưa ra kết luận về các giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết H3.a, H3.b, H3.c, H3.d là Đặc điểm ngành du lịch có ảnh hưởng tích cực đến Tính tham gia, Sự nhất quán, Khả năng thích ứng và Sứ mệnh được chấp nhận. Trong đó, yếu tố này ảnh hưởng mạnh nhất đến Khả năng thích ứng.

3.2.4.4. Nhân tố “Nhà sáng lập”


Qua phân tích, nhân tố “nhà sáng lập” đã bị loại do dữ liệu thu được không đảm bảo tính tin cậy. Nhiều lý do có thể giải thích cho kết quả này. Đầu tiên là xu hướng tách biệt vai trò của nhà sáng lập và người lãnh đạo công ty. Về vấn đề này, Schein (2010) đã lập luận về tầm quan trọng của các giai đoạn phát triển mà tổ chức phải trải qua để hiểu được mối quan hệ giữa lãnh đạo và văn hóa tổ chức. Trong giai đoạn thành lập, VHDN là sự sáng tạo của người sáng lập hoặc nhóm sáng lập, cùng những người kế nhiệm của họ, hình thành một nền văn hóa có chung những giả định và niềm tin để giải quyết thành công các vấn đề về hội nhập nội bộ và thích ứng với bên ngoài. Trong giai đoạn phát triển ban đầu của tổ chức, những người sáng lập và đội ngũ lãnh đạo bắt đầu quá trình hình thành văn hóa bằng cách giảng dạy các giả định và giá trị của họ cho nhóm kế nhiệm mới. Sự khớp nối và củng cố các giá trị của nhà lãnh đạo diễn ra thông qua việc sử dụng một số cơ chế chính và phụ mà những người sáng lập, với tư cách là người sáng lập, có quyền sử dụng. Như vậy, trong quá trình phát triển, văn hoá của người sáng lập sẽ được kế thừa và phát huy


bởi những người lãnh đạo tiếp theo và không thể tránh khỏi sự áp đặt những văn hoá mới từ cá nhân người lãnh đạo kế nhiệm thay cho văn hoá của người sáng lập.

Thực tế, nhiều công ty du lịch đang được điều hành bởi nhà lãnh đạo khác với người sáng lập, do đó nhân viên mới làm việc tại công ty, chưa tiếp xúc với nhà sáng lập, sẽ không thấy rõ vai trò, tác động của nhà sáng lập trong VHDN. Một số công ty đã qua nhiều lần mua lại, chuyển nhượng chủ sở hữu, do đó người sáng lập không còn liên quan đến công ty. Ngược lại, tại nhiều công ty người sáng lập lại trực tiếp tham gia điều hành như trường hợp của Vietravel, ông Nguyễn Quốc Kỳ là nhà sáng lập và hiện đang giữ chức vụ Giám đốc điều hành, AZA Travel với nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc là ông Nguyễn Tiến Đạt, Vietcharm Tour với nhà sáng lập kiêm giám đốc là bà Kiều Thị Kim Thu. Khi đó, nhân viên nhìn nhận họ với vai trò của nhà lãnh đạo, quản lý nhiều hơn là người sáng lập, người vẫn gắn bó với họ trong hoạt động thường nhật. Vì thế, các giả thuyết H4a, H4b, H4c, H4d không cần xem xét nữa.

3.2.4.5. Nhân tố “Nhà lãnh đạo”


Đặc biệt, kết quả nghiên cứu chứng minh nhận định của Schein (2010) về vai trò của nhà lãnh đạo với VHDN. Nhìn chung, nhà lãnh đạo cũng là nhân tố quan trọng khi chi phối cả 4 đặc tính của VHDN trong các công ty du lịch. Cụ thể, yếu tố Nhà lãnh đạo tác động mạnh đến Sự nhất quán, Sự tham gia, Khả năng thích ứng và Sứ mệnh theo chiều thuận. Dễ dàng hiểu được tác động của nhà lãnh đạo với sứ mệnh của doanh nghiệp vì chính họ là người đặt nền móng cho những mục tiêu, lý tưởng và kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, nghiên cứu chỉ ra vai trò của người lãnh đạo như đầu tàu của doanh nghiệp, cân bằng cả Sự tham gia, Tính nhất quán và Khả năng thích ứng. Điều này tương đồng với các nghiên cứu trước về vai trò của nhà lãnh đạo của Schein (1985), Denison (1990), Stolp (1994), Hofstede (2010), Szczepańska và Kosiorek (2017). Doanh nghiệp phải duy trì được bản sắc văn hoá của mình nhưng không được cứng nhắc mà phải thay đổi, thích ứng theo hoàn cảnh, môi trường. Và nhà lãnh đạo, thông quan chính sách và chiến lược, phải cân bằng được hai yếu tố đó. Bên cạnh đó, cách thức lãnh đạo và ra quyết định, giám sát công việc cũng sẽ ảnh hưởng đến VHDN. Cụ thể biến quan sát LD2 (nhà

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí