Nhân Tố “Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp”


lãnh dạo đóng vai trò giám sát, hỗ trợ, thay vì quyết định công việc chi tiết của từng nhóm) có hệ số tải nhân tố cao nhất (0.865). Điều này cũng củng cố lập luận của Hofstede (2010), Szczepańska và Kosiorek (2017) khi mà nhà lãnh đạo phân quyền nhiều hơn và tăng tính chủ động cho cấp dưới, tạo ra văn hóa tự chủ và linh hoạt, nhất là trong ngành du lịch.

Như kết quả khảo sát trong phần trước về công tác xây dựng và phát triển VHDN, các nhà lãnh đạo của các công ty du lịch Việt Nam đều nhận thấy được vai trò và trách nhiệm của mình đối với công tác này và mong muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm về nội dung này. Ví dụ ở công ty Sun Travel, giám đốc công ty là bà Phạm Thị Hằng cho biết bà luôn chủ động và quyết liệt trong việc xây dựng văn hóa làm việc chuyên nghiệp và tạo sự gắn kết giữa các thành viên. Hay ở AZA Travel, ông Nguyễn Tiến Đạt, tổng giám đốc công ty luôn cập nhật các thông tin, xu hướng và chia sẻ cho các thành viên trong công ty, tạo văn hóa cởi mở, sẻ chia, hỗ trợ cùng phát triển. Ở công ty Vietravel, điều làm nên một nền VHDN đậm sắc lại đến từ chính những năm kinh nghiệm và đóng góp của ban lãnh đạo công ty. Ông Nguyễn Quốc Kỳ, lãnh đạo của công ty có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Vietravel vì đã biết phát huy kỹ năng lãnh đạo của bản thân. Ông đưa ra được định hướng rõ ràng, có những chiến lược, tầm nhìn và triết lý kinh doanh được lan tỏa rộng rãi. Lãnh đạo của Vietravel có nhiều kinh nghiệm và biết vận dụng điểm mạnh của mình. Ví dụ, khi Vietravel lâm vào khủng hoảng giai đoạn 2008 ông vận dụng khả năng giao tiếp và thuyết phục để chấn chỉnh lại tư tưởng và động viên mọi người đồng lòng theo chiến lược của ban lãnh đạo, thậm chí ông còn ngồi lại với nhân viên để thúc đẩy tinh thần làm việc của họ.

Như vậy có thể đưa ra kết luận về các giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết H5.a H5.b, H5.c, H5.d là Nhà lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến Sự tham gia, Sự nhất quán, Tính thích ứng và Sứ mệnh được chấp nhận. Trong đó, yếu tố Nhà lãnh đạo có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự tham gia, sự nhất quán, sứ mệnh và VHDN nói chung. Qua đây, có thể thấy được vai trò quan trọng của các nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp trong công tác xây dựng và phát triển VHDN và củng cố luận điểm của các nghiên cứu nêu trên về ảnh hưởng của yếu tố này.


3.2.4.6. Nhân tố “Sự truyền đạt nội bộ”


Sự truyền đạt nội bộ cũng là một yếu tố quan trọng, tác động tích cực đến các khía cạnh của VHDN, đặc biệt là Sự nhất quán. Sự truyền đạt nội bộ giúp mỗi cá nhân trong doanh nghiệp hiểu rõ niềm tin, lý tưởng của doanh nghiệp đồng thời nắm bắt đầy đủ thông tin về những tác động bên ngoài, và cùng hành động theo các giá trị cốt lõi hay những chuẩn mực mà công ty đề cao, điều này phù hợp với quan điểm của Gillis (2011) và Miller (2012). Điều này sẽ tạo ra tính nhất quán trong doanh nghiệp và cũng dễ hiểu hơn khi đây là một trong các yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến sự nhất quán. Nhìn chung, các công ty du lịch đều chủ động thúc đẩy sự truyền đạt nội bộ, giúp các cá nhân trong tổ chức hiểu hơn về nhau và làm việc linh hoạt hơn. Ngoài ra, tuy tác động còn yếu nhưng sự truyền đạt nội bộ giúp cung cấp thông tin đầy đủ trong quá trình làm việc, đưa ra quyết định, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân tham gia vào các hoạt động chung. Có một điểm thú vị từ kết quả nghiên cứu là biến quan sát TD4 (ứng dụng công nghệ và mạng xã hội áp dụng linh hoạt để tăng tính tương tác trong nội bộ công ty) có hệ số tải nhân tố cao nhất (0.874). Đây là một điểm đáng chú ý bởi sự phát triển nhanh chóng và mức độ phổ biến của công nghệ và các ứng dụng mạng xã hội trong cộng đồng nói chung và trong các công ty nói riêng. Qua câu trả lời của các doanh nghiệp, ở hầu hết các công ty, nhân viên được cung cấp đầy đủ phương tiện, nền tảng công nghệ và các ứng dụng mạng xã hội để phục vụ việc liên lạc, nâng cao hiệu quả của việc giao tiếp và truyền đạt thông tin.

Như vậy có thể đưa ra kết luận về các giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết H6.a, H6.b, H6.c, H6.d là Sự truyền đạt nội bộ có ảnh hưởng tích cực đến Tính tham gia, Sự nhất quán, Khả năng thích ứng và Sứ mệnh được chấp nhận.

3.2.4.7. Nhân tố “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.


Tác giả đã chứng minh được kết quả nghiên cứu của Tracey & Odenwelder (2015) là đúng với trường hơp các công ty du lịch Việt Nam. Nhân tố trách nhiệm xã hội có vai trò quan trọng với VHDN khi tác động đến cả 4 yếu tố: Sự tham gia, sự nhất quán, khả năng thích ứng và sứ mệnh. Ngành du lịch là ngành đặc thù khi sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có như danh lam thắng cảnh hay những giá trị văn hoá của dân tộc, và tạo ra lợi nhuận. Do đó, các doanh nghiệp

Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của các Công ty Du lịch Việt Nam - 18


trong ngành du lịch cần có ý thức rõ ràng về trách nhiệm của mình với xã hội, nhằm củng cố các giá trị cốt lõi, góp phần tạo ra sự nhất quán trong suy nghĩ, hành động của các thành viên, từ đó, duy trì sự phát triển bền vững và nhận được sự ủng hộ của cộng đồng, không chỉ khách hàng mà cả người dân tại các địa phương. Điều này càng thể hiện rõ khi biến quan sát TNXH3 (các hoạt động CSR giúp tăng nhận thức và tác động tốt đến hình ảnh của công ty) có hệ số tải nhân tố cao nhất (0.87). TNXH, do đó, trở thành động lực mạnh mẽ của VHDN. TNXH giúp nhân viên thấy trách nhiệm của mình khi đóng góp cho tổ chức, sự cần thiết phải thích ứng với những điều kiện thay đổi liên tục. Nhưng trên hết, sứ mệnh tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp, ví dụ như Vietravel đang gắn với nỗ lực TNXH nhằm thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng. Đặc biệt, doanh nghiệp vẫn chung tay vào chống dịch cùng nhân dân cả nước. Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Vietravel chia sẻ: “Thông qua việc trao tặng khẩu trang, chúng tôi hy vọng có thể chung tay tiếp sức, cùng họ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Mặc dù thị trường đóng băng, tình hình dịch bệnh khó kiểm soát, ngành du lịch "ngủ đông" nhưng Vietravel vẫn luôn nỗ lực hướng đến những hoạt động vì cộng đồng như đề xuất dự án “VieTNXHam, I am safe” ngay khi thời điểm Việt Nam là nước đầu tiên khống chế được dịch COVID - 19 vào giai đoạn tháng 2; đồng hành cùng Chính phủ và Sở ban ngành kiến nghị các đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn. Trong kết quả khảo sát của phần trước về thực trạng công tác xây dựng và phát triển VHDN của các công ty du lịch Việt Nam, nhiều công ty cũng đã gắn TNXHXH vào các giá trị và hành động của mình như: đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội, để văn hóa Việt Nam lan tỏa, hay tạo ra các sản phẩm du lịch nhân văn cho mọi người.

Như vậy có thể đưa ra kết luận về các giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết H7.a, H7.b, H7.c, H7.d là TNXH của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến Tính tham gia, Sự nhất quán, Khả năng thích ứng và Sứ mệnh được chấp nhận. Đây cũng là yếu tố tác động mạnh đến Sự nhất quán (chỉ sau yếu tố Nhà lãnh đạo).


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Chương 3 đã trình bày các kết quả nghiên cứu của đề tài với các nội dung chính gồm thực trạng xây dựng và phát triển VHDN của các công ty du lịch Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác này. Về thực trạng xây dựng và phát triển VHDN của các công ty du lịch Việt Nam, nhìn chung, nhiều công ty đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác này và đã chú trọng xây dựng và phát triển VHDN từ sớm với các yếu tố hữu hình, các giá trị được tuyên bố và các quan niệm nền tảng. Tuy nhiên, việc nắm rõ các kiến thức và quá trình xây dựng và phát triển VHDN còn tồn tại những hạn chế. Về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng và phát triển VHDN của các công ty du lịch Việt Nam, qua các số liệu thu thập được và kiểm định thì yếu tố nhà sáng lập bị loại bỏ và kết quả cho thấy 6 yếu tố còn lại bao gồm Văn hóa dân tộc, Văn hóa du nhập, Đặc điểm của ngành du lịch, Nhà lãnh đạo, Sự truyền đạt nội bộ và TNXH của doanh nghiệp đều có ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng và phát triển VHDN. Trong đó, yếu tố Nhà lãnh đạo là có ảnh hưởng mạnh nhất. Kết quả này có thể sẽ giúp ích phần nào cho các công ty du lịch Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển VHDN của mình. Các giải pháp về việc này sẽ được trình bày trong chương tiếp theo của luận án.


CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

CỦA CÁC CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM


4.1. Phương hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới

Trong xu thế hội nhập toàn cầu nói chung và khu vực nói riêng, hội nhập ngày càng sâu của du lịch Việt Nam vào cộng đồng du lịch thế giới, trực tiếp thông qua các tổ chức du lịch như UNWTO (Tổ chức du lịch thế giới), PATA (Hiệp hội du lịch Châu Á – Thái Bình Dương) và gần gũi hơn là ASEANTA (Hiệp hội du lịch Đông Nam Á)…như là một lẽ tất yếu.

Và để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho ngành du lịch Việt Nam nói chung, Nhà nước đã đưa ra phương hướng, định hướng chung như sau: Phấn đấu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường; đưa Việt Nam trở thành điểm đến có đẳng cấp trong khu vực. Đến năm 2030, đưa Việt Nam thành một trong những điểm đến du lịch ưa chuộng, có đẳng cấp trên thế giới. Trong đó, mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao được nhấn mạnh, cụ thế là: Xây dựng lực lượng lao động ngành du lịch đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của ngành du lịch, để nâng cao chất lượng dịch vụ đòi hỏi các công ty phải nỗ lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp đặc biệt là về văn hóa tổ chức và văn hóa giao tiếp (trong nội bộ và với khách hàng)...

4.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại Việt Nam

Dựa trên thực trạng của công tác xây dựng và phát triển VHDN của các công ty du lịch Việt Nam và sáu nhân tố ảnh hưởng rút ra từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện việc xây dựng và phát triển VHDN của các công ty này. Trước tiên là các giải pháp để khắc phục các hạn chế của công tác xây dựng và phát triển VHDN, sau đó là các giải pháp được rút ra từ việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác này từ các yếu tố chủ quan đến các yếu tố khách quan.


4.2.1. Chủ động nâng cao nhận thức và hiểu biết về xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp

4.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Trước khi có thể thực hiện các hành động thì vấn đề nhận thức và hiểu biết luôn rất quan trọng trong việc tạo ra nền tảng và sự chuẩn bị tốt để hiểu đúng và làm đúng. Từ kết quả khảo sát ở chương 3, một trong các hạn chế trong công tác xây dựng và phát triển VHDN của các công ty du lịch Việt Nam hiện nay là vẫn có một số doanh nghiệp hoàn toàn không biết gì hoặc biết một chút về vấn đề này, có công ty thấy được tầm quan trọng của công tác này rồi thì lại không biết nguồn nào có thể cung cấp các thông tin, kiến thức đáng tin cậy. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức và nắm các kiến thức, các nội dung về xây dựng và phát triển VHDN của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trước tiên và sau đó là tập thể cán bộ nhân viên là rất cần thiết và cần làm ngay.

4.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Cập nhật các kiến thức về xây dựng và phát triển VHDN

Hiện nay, các tài liệu về VHDN cũng như xây dựng và phát triển VHDN đã có nhiều hơn trước, cũng có nhiều nguồn tiếp cận từ các tạp chí chuyên ngành có uy tín hoặc các cuốn sách, bài báo, công trình nghiên cứu từ các trường đại học có đào tạo về vấn đề này và có môn học này như Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Thương Mại, Học viện Ngân hàng,…. Hay Hiệp hội Phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin, kiến thức từ các cơ sở uy tín để đảm bảo tính tin cậy của thông tin mình có được. Bên cạnh đó, các đơn vị này cũng có tổ chức một số hội thảo khoa học chuyên ngành về chủ đề VHDN hoặc các chủ đề có liên quan với sự tham gia, chia sẻ, thảo luận của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, các doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế. Đây sẽ là cơ hội để các công ty du lịch trực tiếp lắng nghe, trao đổi và học hỏi những thông tin hữu ích, có tính khoa học và ứng dụng để bổ sung và sử dụng trong việc xây dựng và phát triển VHDN. Từ đó, doanh nghiệp có thể thiết lập mối quan hệ với các chuyên gia hoặc học giả, diễn giả, giảng viên để cùng hợp tác tổ chức các buổi tọa đàm hoặc chia sẻ, đào tạo, huấn luyện, tư vấn ngay tại doanh nghiệp.

Đẩy mạnh sự truyền đạt nội bộ

Khi nhà lãnh đạo đã nhận thức rõ và nắm vững các hiểu biết về xây dựng và phát triển VHDN thì việc truyền đạt, chia sẻ đến các thành viên trong doanh nghiệp


là bước quan trọng tiếp theo. Kết quả khảo sát đã cho thấy sự truyền đạt nội bộ có ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của VHDN, trong đó, ảnh hưởng mạnh nhất đến sự nhất quán. Một doanh nghiệp dù là ở lĩnh vực nào đi nữa thì việc truyền đạt nội bộ, đảm bảo tính thông suốt và chính xác về mặt thông tin, cũng như sự giao tiếp, kết nối giữa các thành viên là một yếu tố quan trọng trong quá trình thực hiện công việc và tạo ra kết quả cao. Các công ty du lịch chắc chắn không phải ngoại lệ. Ở chương trước, kết quả khảo sát cũng chỉ ra sự hợp tác qua việc chia sẻ quan điểm chung giữa các thành viên còn chưa cao do chưa có sự trao đổi, chia sẻ và hiểu nhau. Vì vậy, các công ty du lịch muốn đẩy mạnh VHDN của mình hoặc cụ thể là tăng cường tính nhất quán trong công ty, việc đẩy mạnh truyền thông nội bộ là điều rất cần thiết.

Để đẩy mạnh truyền đạt nội bộ, có nhiều cách, nhiều công cụ khác nhau mà các công ty du lịch Việt Nam có thể cân nhắc để áp dụng. Theo Guest (1987), các cuộc họp, các cuộc gặp mặt, thảo luận, trao đổi hoặc các bản khảo sát ý kiến nhân viên sẽ giúp trao đổi thông tin tốt hơn. Kết quả khảo sát ở Chương 3 cho thấy việc ứng dụng công nghệ và mạng xã hội tạo ra hiệu quả và được các công ty sử dụng nhiều. Trên thực tế, các công ty du lịch đã có các cuộc họp định kỳ hoặc các công cụ giao tiếp online như zalo, viber, facebook. Các công cụ này chỉ giúp trao đổi thông tin nhanh chóng và tiện lợi, nhưng nhiều khi thông tin bị trôi hoặc có quá nhiều tin nhắn đến một lúc nên sẽ khó trong việc lắng nghe ý kiến của các nhân viên khác hoặc nhiều người ngại ngần không nhắn lên nhóm chung, ngại nói ra những điểm hạn chế. Vì vậy, các công ty có thể cân nhắc việc sử dụng các bản khảo sát ý kiến nhân viên như đã làm với việc thu thập ý kiến khách hàng, hoặc nhà lãnh đạo sẽ có các cuộc gặp mặt, lắng nghe, chia sẻ hai chiều với cấp dưới. Thông tin từ trên xuống và từ dưới lên sẽ giúp mọi người hiểu rõ và hiểu đúng hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng các kênh như website, fanpage hay các bản tin nội bộ cũng sẽ giúp lan tỏa, nhấn mạnh các giá trị văn hóa mà công ty đề cao, tuyên dương, khen thưởng các cá nhân xuất sắc thể hiện rõ nét văn hóa mà công ty đang xây dựng và phát triển sẽ giúp truyền thông nội bộ tốt hơn. Nhiều công ty hiện nay cũng cập nhật các cách truyền thông hấp dẫn với đặc thù đội ngũ nhân viên trẻ, năng động thông qua các bài hát được yêu thích hay các dòng nhạc đang thịnh hành của các ca sĩ nổi tiếng, các điệu nhảy được nhiều người chú ý để lồng ghép các giá trị văn hóa vào trong đó và sử dụng trong truyền thông. Các công ty du lịch Việt Nam có thể cân nhắc để sử dụng cách làm này.


Đặc biệt, trước những khó khăn, thách thức do đại dịch Covid 19 gây ra, giao tiếp có thể hoạt động như một cơ chế thúc đẩy các giá trị văn hóa (Jablin, 1987). Các biện pháp truyền đạt nội bộ thông qua phương tiện truyền thông như website, fanpage hay thư tín nội bộ nên được ưu tiên để lan toả thông điệp đến nhân viên và khách hàng, động viên mọi người cùng vượt qua khó khăn. Nhà lãnh đạo và ban quản lý nên chú trọng định hướng giúp mọi người có tinh thần vững chắc, không bị tình hình khó khăn làm lay động bởi sự nhất quán trong suy nghĩ và hành động sẽ tạo ra sự nhất quán, cùng đoàn kết một lòng, quyết tâm vượt qua khó khăn.

4.2.2. Phát huy sức mạnh của vai t ò lãnh đạo

4.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp

Các công ty du lịch nói chung đều có quá trình hình thành và phát triển chịu tác động lớn nhất bởi yếu tố nhà lãnh đạo. Kết quả nghiên cứu ở Chương 3 cũng cho thấy vai trò của nhà lãnh đạo đối với công tác xây dựng và phát triển VHDN của các công ty du lịch Việt Nam, yếu tố này có ảnh hưởng mạnh đến tất cả các khía cạnh của VHDN, đặc biệt ảnh hưởng mạnh nhất đến sự tham gia, sự nhất quán và sứ mệnh. Tác giả Vi Tiến Cường (2012) nhấn mạnh giải pháp liên quan đến nhà lãnh đạo trong VHDN bằng việc đề xuất doanh nghiệp không ngừng đổi mới phong cách lãnh đạo và quản lý không chỉ thể hiện mặt khoa học về tổ chức lãnh đạo và quản lý mà còn thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển, tác động tới người khác của người lãnh đạo; Hoàn thiện việc nâng cao đạo đức, phẩm chất người lãnh đạo quản lý, thể hiện ở mức độ nỗ lực làm việc vì sự nghiệp chung toàn thể xã hội, sử dụng quỹ thời gian, tích cực giải quyết các khó khăn trong và ngoài tổ chức, triệt để thực hiện các mục tiêu; Hoàn thiện việc nâng cao năng lực và trách nhiệm lãnh đạo, quản lý; Khả năng hoạch định, tổ chức, điều hành, phối hợp và kiểm tra trong bộ máy doanh nghiệp, đưa ra các phương án lựa chọn, đánh giá phương án tối ưu và có các quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp. Có như vậy thì công tác xây dựng và phát triển VHDN sẽ diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.

4.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Đẩy mạnh sự nhất quán, sự tham gia, khả năng thích ứng, sứ mệnh

Như đã trình bày ở các chương trước, tăng cường sự nhất quán, sự tham gia, khả năng thích ứng, sứ mệnh sẽ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và đẩy mạnh sự phát triển của VHDN. Để làm được điều này thì việc đẩy mạnh vai

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023