Ngân Sách Đầu Tư Cho Xây Dựng Và Phát Triển Văn Hoá Doanh Nghiệp


triển VHDN. Kết quả trên cho thấy mức ngân sách từ 1 đến 5% doanh thu là mức an toàn được nhiều doanh nghiệp áp dụng cho công tác này.

Bảng 3.10: Ngân sách đầu tư cho xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp


Các mức ngân sách

Số lượng (công ty)

Tỷ lệ (%)

Không cố định

10

20

Dưới 1% doanh thu

5

10

1-5% doanh thu

28

56

Trên 5% doanh thu

7

14

TỔNG

50

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2020


3.1.2.3. Mức độ đổi mới, bổ sung các giá trị trong quá trình xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp

Bảng 3.11: Mức độ đổi mới bổ sung trong quá trình xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp

Ngân sách

Số lượng (công ty)

Tỷ lệ (%)

Không đổi mới, bổ sung thêm

4

8

Đổi mới, bổ sung ít, không đáng kể

13

26

Đổi mới thường xuyên

25

50

Đổi mới liên tục

8

16

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2020


Trong số các công ty được khảo sát, có đến 50% doanh nghiệp “Đổi mới thường xuyên”, 16% doanh nghiệp “Đổi mới liên tục” và chỉ có tới 34% doanh nghiệp ít đổi mới và không đổi mới. Với tỉ trọng như vậy, có thể thấy rằng, đa phần doanh nghiệp các công ty du lịch Việt Nam rất coi trọng hoạt động đổi mới thường xuyên và liên tục các giá trị mới, phát triển giá trị cốt lõi phù hợp trong quá trình xây dựng và phát triển VHDN của mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc đổi mới, ít đổi mới còn chiếm tỉ trọng không nhỏ.


3.1.2.4. Kết quả xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp


Các thực thể hữu hình


Các công ty du lịch được khảo sát đã và đang xây dựng và phát triển cho mình những thực thể hữu hình trong doanh nghiệp của mình. Có tới 70% doanh nghiệp được khảo sát đã có và xây dựng nhiều những thực thể hữu hình. Chỉ có 8% là hoàn toàn chưa có gì cả. Và 22% doanh nghiệp cho biết tuy rằng đã có nhưng chỉ mới có ít. Điều này thể hiện rằng, các thực thể hữu hình có một vai trò không thể thiếu đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp, công ty du lịch Việt Nam.

Bảng 3.12: Thực trạng xây dựng và phát triển thực thể hữu hình trong các công ty du lịch Việt Nam

Mức độ xây dựng và phát

triển các thực thể hữu hình

Số lượng (công ty)

Tỷ lệ (%)

Hoàn toàn không có

4

8

Có một chút

11

22

Đã có

30

60

Có rất nhiều

5

10

TỔNG

50

100

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2020

Hình 3 1 Tỷ lệ các thực thể hữu hình được xây dựng và phát triển của 1

Hình 3.1: Tỷ lệ các thực thể hữu hình được xây dựng và phát triển của các công ty du lịch Việt Nam

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2020

Trong số những thực thể hữu hình được xây dựng và phát triển, các công ty


du lịch còn có những điểm chung trong việc chọn ra những thực thể hữu hình nào công ty xây dựng. Một trong số đó là “Các kiến trúc đặc trưng trong kinh doanh” với 64% (32 doanh nghiệp lựa chọn trên tổng số mẫu là 50) là một trong những thực thể hữu hình được xây dựng nhiều nhất. Tuy nhiên, thực thể hữu hình được nhiều doanh nghiệp đã và đang xây dựng nhiều nhất lại là “Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu” với 68%. Sau đó là “Ngôn ngữ, cách ăn mặc, hành vi ứng xử” với 66% doanh nghiệp chọn. Ngoài ra, còn có “Các nghi lễ và lễ hội đặc trưng” với 34% doanh nghiệp chọn để xây dựng.

Những giá trị được tuyên bố


Bảng 3.13: Thực trạng xây dựng và phát triển những giá trị được tuyên bố của công ty du lịch Việt Nam

Mức độ xây dựng và phát triển

các giá trị được tuyên bố

Số lượng (công ty)

Tỷ lệ (%)

Hoàn toàn không có các giá trị

2

4

Có một vài giá trị

6

12

Đã có các giá trị

38

76

Có rất nhiều giá trị

4

8

TỔNG

50

100

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2020

Các giá trị này đóng vai trò quan trọng khi không những cho toàn thể thành viên biết và làm theo mà còn để các đối tượng hữu quan bên ngoài như khách hàng, cộng đồng, đối tác nhìn vào và biết những giá trị mà doanh nghiệp đề cao, tạo hình ảnh và nhận diện riêng cho doanh nghiệp. Những giá trị được tuyên bố rất quan trọng đối với các công ty du lịch Việt Nam với 84% doanh nghiệp đã có và có rất nhiều các giá trị được tuyên bố đã được xây dựng và phát triển trong những năm qua. Chỉ có 2% là không có gì và có 12% doanh nghiệp được khảo sát có ít những giá trị này.

Những giá trị được tuyên bố của một số doanh nghiệp được khảo sát dù có những sự khác biệt nhất định nhưng thường xoay quanh các giá trị về chất lượng, uy tín, trân trọng con người. Cụ thể một số giá trị được tuyên bố như sau:

- Dịch vụ khách hàng chất lượng nhất là mục tiêu của chúng tôi


- Phát triển để trở thành thương hiệu uy tín

-Tạo ra các sản phẩm du lịch phong phú, nhân văn cho mọi gia đình Việt với Giá trị gốc – Chất lượng cao

- Đồng lòng, sáng tạo và bứt phá

- Phát triển doanh nghiệp bền vững dựa trên nên tảng con người.

- Khách hàng là thượng đế, sự hài lòng của khách hàng là niềm vinh hạnh của chúng tôi.

- Trở thành công ty du lịch được kính trọng và nổi tiếng.

- Lọt top 10 công ty uy tín hàng đầu Việt Nam.

- Để văn hóa Việt Nam lan tỏa ra toàn thế giới.

-Lọt top 10 công ty uy tín hàng đầu Việt Nam.

- Mục tiêu: ngắn hạn 5 năm, dài hạn 10 năm, mục tiêu khách hàng, đối tác, mục tiêu marketing, mục tiêu về nhân sự, về doanh số, lợi nhuận ... Triết lý kinh doanh "Thà không làm, nếu làm thì phải làm thật tốt".

- Tầm nhìn: là công ty cung cấp dịch vụ uy tín số 1 tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Sứ mệnh: mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Triết lý kinh doanh: khách hàng là trung tâm. Làm việc theo teamwork. Phục vụ khách với lòng trân trọng và đam mê. Chính trực và đạo đức trong mọi công việc.

- Để tồn tại & phát triển được, Công ty phải giữ vững uy tín qua từng chuyến Tour, cho dù có gặp nhiều khó khăn & thử thách; cái đích của mỗi chuyến tour là sự an toàn, là vui vẻ và đạt được 70% hài lòng;

Những giá trị được tuyên bố này của từng doanh nghiệp đều thể hiện tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược, triết lý kinh doanh của riêng họ. Thể hiện điều mà các doanh nghiệp hướng tới, đặc biệt những giá trị này đều tạo nên cho doanh nghiệp nét riêng, thúc đẩy tác động tới khách hàng và tới chính công ty của mình.

Những quan niệm nền tảng

Thực trạng xây dựng và phát triển những quan niệm, nền tảng VHDN trong các công ty du lịch qua khảo sát cho thấy phần lớn doanh nghiệp đã có ý thức xây dựng. Nhìn vào bảng số liệu trên, có tới 68% doanh nghiệp đã xây dựng và phát


triển cho mình những quan niệm, nền tảng, trong đó có tới 18% doanh nghiệp đã xây dựng rất tốt. Chỉ có 2% tức 1 doanh nghiệp trong số doanh nghiệp được khảo sát là hoàn toàn chưa xây dựng và khoảng 30% doanh nghiệp đã xây dựng và phát triển được, nhưng chưa nhiều, chưa thực sự quan tâm. Qua đó ta thấy được rằng, các công ty du lịch hiện nay hầu hết đã và đang quan tâm tới những giá trị nền tảng, quan niệm trong VHDN.

Bảng 3.14: Thực trạng xây dựng và phát triển những quan niệm nền tảng của các công ty du lịch Việt Nam

Mức độ xây dựng và phát triển

những quan niệm nền tảng

Số lượng (công ty)

Tỷ lệ (%)

Hoàn toàn chưa xây dựng

1

2

Chưa xây dựng gì nhiều

15

30

Đã xây dựng

25

50

Đã xây dựng rất tốt

9

18

TỔNG

50

100

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2020

Qua câu hỏi mở, các doanh nghiệp có chia sẻ thêm về những quan niệm, giả định nền tảng, những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp được coi trọng nhiều nhất như chất lượng, uy tín, sự tin tưởng và gắn kết, có thể kể đến một số ví dụ cụ thể như:

- Công ty Du lịch Châu Việt Nam: Thời gian là quý giá nhất/ yêu thương là nền tảng đạo đức/chia sẻ - cho đi là cách sống quý giá/ sự hài lòng của khách hàng là quan trọng nhất.

- Công ty Du lịch Sông Sen: “Chất lượng cao hơn giá cả”.

- Công ty Cổ phần Dịch vụ du lịch và sự kiện Apollo: “Các nhân viên coi nhau như một gia đình.

- Công ty Alotour: Cung cấp dịch vụ có chất lượng với khách hàng, Để khách sử dụng dịch vụ nhiều lần.

- Công ty cổ phần Khám phá Mỹ: “Tôn trọng, lễ phép với cấp trên ở bất cứ lứa tuổi nào, kinh nghiệm nào! Người cũ và mới luôn phải nỗ lực hỗ trợ nhau”.

- Công ty Sun Travel: “Doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững, nhân sự trong


công ty có sự gắn kết, đồng lòng để phát triển công ty.”

- Công ty cổ phần du lịch & thương mại Mặt Trời Việt Nam: “Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu, nhiệt tình trong công việc và đều đồng lòng vì sự phát triển chung của doanh nghiệp”.

- Công ty Aurora Travel: “Cứ cống hiến hết mình cho doanh nghiệp, nhân viên sẽ được ghi nhận và thưởng xứng đáng.”

-Công ty Vietravel: “Tất cả nhân viên cần trung thực, thẳng thắn.”


- Công ty du lịch Exotissimo Việt Nam: “Trung thành, sẵn sàng vì công ty”.


- Công ty Du lịch Sài Gòn - TNXHHH MTV: “Trung thành, tiến bộ, nhận thức mở rộng, niềm tin vào năng lực của bản thân.”

-Công ty Exotissimo Travel VieTNXHam: “Chúng tôi luôn đoàn kết, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau quyết tâm phát triển.”

- Công ty cổ phần du lịch và dịch vụ Hải Phòng: “Làm việc bằng tâm huyết, nâng cao uy tín và thương hiệu công ty.”

- Công ty cổ phần du lịch Hoa Phượng: “Chất lượng là trên hết.”


3.1.2.5. Các hoạt động xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp của các công ty du lịch Việt Nam

Các hoạt động xây dựng và phát triển VHDN của các công ty du lịch Việt Nam đã được thực hiện khá đa dạng, để tổng hợp thực trạng các hoạt động này, viêc đưa các hoạt động vào thành từng bước để dễ so sánh và đối chiếu là cần thiết. Kết quả cho thấy các bước được các công ty du lịch Việt Nam tiến hành cho tới thời điểm hiện tại được thể hiện ở bảng 3.15. Từ kết quả khảo sát này, có thể thấy được 11 bước trong quy trình của Heifetz và Hagberg (2000) đều đã được các công ty du lịch Việt Nam thực hiện. Trong đó, Bước 1, Bước 2 và Bước 7 được các doanh nghiệp tiến hành nhiều nhất, với tỷ lệ lần lượt là 76%, 72% và 70%. Do đó, có thể nói, nghiên cứu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng cũng, xác định giá trị cốt lõi và lên kế hoạch hành động là các bước được hầu hết các doanh nghiệp chú trọng. Đây cũng là những bước căn bản của quy trình, quyết định thành công của công tác xây dựng và phát triển VHDN và có ảnh hưởng lớn đến các bước khác trong quy trình. Bước 5, Bước 8 và Bước 11 là những bước được ít doanh nghiệp thực hiện nhất, với


tỷ lệ lần lượt là 46%, 58% và 54%. Các bước tạo động lực, thu hẹp khoảng cách giữa mong muốn và thực tại cũng như đánh giá hiệu quả quy trình thường ít được chú ý đến, có thể phần lớn nguyên nhân là do thiếu nguồn lực cũng như chưa được trang bị đầy đủ kiến thực để thực hiện đúng quy trình, đảm bảo nhận định đúng thực trạng, đánh giá đúng hiệu quả công tác thực hiện.

Bảng 3.15: Các bước cụ thể để xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp đã được các công ty du lịch Việt Nam thực hiện

Bước

Nội dung

Số lượng (công ty)

Tỷ lệ (%)


1

Tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược doanh nghiệp trong tương lai


38


76

2

Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công

36

72

3

Xây dựng tầm nhìn mà doanh nghiệp sẽ vươn tới

32

64


4

Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hoá nào cần thay đổi


34


68


5

Thu hẹp khoảng cách giữa những gì chúng ta hiện có và những gì chúng ta muốn có.


23


46


6

Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi văn hóa


30


60

7

Lên kế hoạch hành động

35

70

8

Tạo động lực cho sự thay đổi

29

58


9

Khuyến khích động viên nhân viên trước những lợi ích của sự thay đổi


32


64


10

Thiết lập hệ thống khen thưởng phù hợp với văn hoá doanh nghiệp


33


66

11

Đánh giá duy trì giá trị cốt lõi

27

54

Nguồn: Tác giả, 2020

Ngoài 11 bước theo quy trình kể trên, có đến 72% doanh nghiệp không tiến hành các bước nào khác. Trong khi đó từ việc trả lời câu hỏi mở trong phiếu khảo sát cho thấy 28% doanh nghiệp còn lại tiến hành một số bước khác, cụ thể như: Lấy ý


kiến khách hàng, Liên tục cập nhật và thay đổi, Tạo sân chơi bổ ích trong nội bộ, Có hệ thống thưởng cho một số thành tích xuất sắc. Tuy nhiên, nhìn chung các bước được đề cập đều là một bước cụ thể trong quy trình chung 11 bước đã nói trên.

3.1.2.6. Các thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp của các công ty du lịch Việt Nam

Thuận lợi trong quá trình xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp của các công ty du lịch Việt Nam

VHDN rất quan trọng với bất kỳ công ty du lịch nào, do đó việc xây dựng và phát triển VHDN trong công ty, doanh nghiệp, đặc biệt là đối với với các công ty du lịch ở Việt Nam thì lại càng quan trọng. Tuy nhiên, để xây dựng được VHDN thì không phải dễ dàng, ở từng doanh nghiệp quá trình này có những thuận lợi nhất định, từ nguồn lực, trình độ quản lý, tổ chức. Những yếu tố thuận lợi này đã tạo điều kiện thúc đẩy VHDN phát triển.

Theo đó, qua nghiên cứu khảo sát, từ những câu hỏi mở, những thuận lợi mà các doanh nghiệp, công ty du lịch Việt Nam nhận thấy bao gồm:

- Khai thác thiên nhiên để thu hút khách du lịch thuận lợi.


- Nhận được nhiều sự hỗ trợ của các đơn vị đối tác và hợp tác trong lĩnh vực du lịch.

- Kinh tế đất nước trên đà phát triển, hội nhập. Lượng khách du lịch trong nước và quốc tế những năm trước tăng cao, vì thế việc xây dựng VHDN là yêu cầu thiết yếu cần có để doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh.

- Nhân sự trẻ, sức sống trẻ đầy nhiệt huyết. Hơn nữa, đội ngũ nhân viên còn nhiệt tình và làm việc hiệu quả cùng với giàu kinh nghiệm, đầy nhiệt huyết.

- Được hợp tác với nhiều công ty lớn và nhận được sự đầu tư từ trong và ngoài nước.

- Tất cả đều nhận thức việc tạo dựng và duy trì VHDN cần thiết.


- Ban lãnh đạo nhiệt huyết, nhân viên đồng lòng. Có những người sáng lập hiểu nhau và chung mục đích.

- Được mọi người từ nhân viên đến các cấp quản lý, lãnh đạo cùng tin tưởng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023