Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Xây Dựng Và Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp Của Các Công Ty Du Lịch Việt Nam


trên, dao động từ 2.99 đến 3.56. Điều này cho thấy các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong việc đổi mới để phù hợp với nhu cầu của thị trường và khách hàng, điển hình là việc chủ động lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong khi lĩnh vực dịch vụ thì lại rất cần điều này. Cuối cùng, nhóm “Sứ mệnh” cũng có điểm số thấp hơn trong bốn nhóm, từ 2.99 tới 3.63. Hệ thống chiến lược có điểm số cao hơn, nhưng tầm nhìn, định hướng mục tiêu lại có điểm số thấp hơn. Điều này cho thấy các công ty được khảo sát vẫn chưa xác định rõ ràng các vấn đề này hoặc các thành viên trong công ty cũng không nắm rõ các nội dung này nên còn có số điểm thấp. Xét theo thang điểm của Denison thì điểm số này vẫn phản ánh mức độ yếu của VHDN là chủ yếu (1-3.69) và chưa có yếu tố nào đạt số điểm trên 4.20. Trong đó, chỉ có một yếu tố ở mức chấp nhận được (3.7-4.19) là sự hợp tác giữa các đơn vị chức năng với 3.71 điểm và một số yếu tố gần đạt 3.7 điểm, cụ thể là giá trị cốt lõi, làm việc nhóm, phân quyền và chiến lược. Điều này có thể cho thấy các công ty du lịch Việt Nam đã xác định được các giá trị cốt lõi của mình và các thành viên có nắm được các giá trị này, các công ty cũng đề cao làm việc nhóm để phối hợp thực hiện công việc hiệu quả, đồng thời, các công ty đã tổ chức học tập để giúp các thành viên nâng cao trình độ, hiểu biết và làm việc tốt hơn. Còn nhóm yếu tố có điểm số thấp nhất là tầm nhìn và mục tiêu, điều này vì các công ty có thể chưa xác định rõ tầm nhìn và mục tiêu của mình hoặc nhân viên cấp dưới không năm rõ được các thông tin này. Tuy nhiên, các công ty cũng đã xác định cho mình các chiến lược khá rõ ràng với số điểm cao hơn, gần với mức 3.7. Kết quả kiểm định độ tin cậy của các yếu tố VHDN theo mô hình Denison được nêu trong Phụ lục 5.

3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch Việt Nam

3.2.3.1. Thống kê mô tả cho các biến quan sát


Kết quả phân tích tần suất của 7 thang đo với 28 biến có giá trị trung bình từ

3.369 (biến “DT3”) đến 3.797 (biến “DN4”) và đều ở mức khá. Nhìn chung, thang đo “Văn hoá du nhập” và “TNXH của doanh nghiệp” có số điểm trung bình cao nhất, chứng tỏ người tham gia khảo sát có xu hướng quan trọng hai thang đo này hơn các đặc điểm còn lại.

Bảng 3.17: Thống kê mô tả các biến nhân tố tác động tới công tác xây dựng và


phát triển văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch Việt Nam



Biến

Giá trị

trung bình

Sai số tiêu chuẩn

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất


Tổng

DT1

3.754

0.034

0.728

2

5

472

DT2

3.398

0.041

0.892

2

5

472

DT3

3.369

0.043

0.931

1

5

472

DT4

3.394

0.042

0.913

1

5

472

DN1

3.591

0.034

0.740

1

5

472

DN2

3.619

0.047

1.013

1

5

472

DN3

3.492

0.036

0.793

2

5

472

DN4

3.797

0.035

0.761

2

5

472

DL1

3.667

0.041

0.892

1

5

472

DL2

3.657

0.042

0.908

1

5

472

DL3

3.492

0.041

0.893

1

5

472

DL4

3.589

0.041

0.884

2

5

472

SL1

3.403

0.048

1.036

1

5

472

SL2

3.600

0.040

0.866

1

5

472

SL3

3.572

0.040

0.879

2

5

472

SL4

3.631

0.034

0.728

2

5

472

LD1

3.754

0.045

0.973

2

5

472

LD2

3.561

0.033

0.711

2

5

472

LD3

3.633

0.039

0.854

1

5

472

LD4

3.502

0.036

0.779

2

5

472

TD1

3.650

0.039

0.844

1

5

472

TD2

3.422

0.034

0.742

1

5

472

TD3

3.479

0.039

0.847

2

5

472

TD4

3.500

0.030

0.648

1

5

472

TN1

3.625

0.039

0.843

1

5

472

TN2

3.640

0.041

0.897

1

5

472

TN3

3.714

0.040

0.872

2

5

472

TN4

3.578

0.042

0.918

1

5

472

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của các Công ty Du lịch Việt Nam - 16

Chú thích: Bảy thang đo bao gồm 28 biến quan sát đo lường ảnh hưởng của yếu tố khách quan và chủ quan đến VHDN bao gồm: “Văn hóa dân tộc” (DT1, DT2, DT3, DT4,); “Văn hóa du nhập” (DN1, DN2, DN3, DN4); “Đặc điểm của ngành du lịch” (DL1, DL2, DL3, DL4); “Nhà sáng lập” (SL1, SL2, SL3, SL4); “Nhà lãnh đạo” (LD1, LD2, LD3, LD4); “Sự truyền đạt nội bộ” (TD1, TD2, TD3, TD4) và “TNXH của doanh nghiệp” (TN1, TN2, TN3, TN4).

Nguồn: Tác giả, 2020


3.2.3.2. iểm định độ tin cậy


Bảng 3.18: Kết quả kiểm định độ tin cậy của nhân tố tác động đến công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch Việt Nam


Biến quan sát

Trung bình của thang đo

nếu loại biến

Phương sai của thang đo

nếu loại biến

Hệ số tương quan biến-

tổng

Cronbach Alpha nếu

loại biến


Kết quả

Văn hoá dân tộc

Cronbach's Alpha

0.75


DT1

10.16

4.594

0.574

0.685

Giữ

DT2

10.52

3.885

0.635

0.639

Giữ

DT3

10.55

4.529

0.384

0.785

Giữ

DT4

10.52

3.847

0.624

0.645

Giữ

Văn hoá du nhập

Cronbach's Alpha

0.642


DN1

10.91

3.609

0.43

0.572

Giữ

DN2

10.88

2.633

0.52

0.5

Giữ

DN3

11.01

2.677

0.795

0.294

Giữ

DN4

10.7

4.596

0.059

0.781

Loại

Đặc điểm của ngành du lịch

Cronbach's Alpha

0.593


DL1

10.74

4.09

0.246

0.617

Loại

DL2

10.75

3.563

0.405

0.498

Giữ

DL3

10.91

3.392

0.479

0.438

Giữ

DL4

10.82

3.711

0.377

0.521

Giữ

Nhà sáng lập

Cronbach's Alpha

0.264


SL1

10.8

2.401

0.132

0.218

Loại

SL2

10.61

2.647

0.177

0.154

Loại

SL3

10.63

2.729

0.136

0.206

Loại

SL4

10.57

3.141

0.087

0.261

Loại

Nhà lãnh đạo

Cronbach's Alpha

0.634


LD1

10.7

3.456

0.253

0.7

Loại

LD2

10.89

3.381

0.548

0.487

Giữ

LD3

10.82

3.232

0.442

0.545

Giữ

LD4

10.95

3.356

0.475

0.525

Giữ

Sự truyền đạt nội bộ

Cronbach's Alpha

0.694


TD1

10.4

3.438

0.274

0.764

Loại

TD2

10.63

3.019

0.558

0.581

Giữ

TD3

10.57

2.678

0.582

0.558

Giữ

TD4

10.55

3.28

0.557

0.595

Giữ

TNXH của doanh nghiệp

Cronbach's Alpha

0.798


TN1

10.93

4.717

0.639

0.734

Giữ

TN2

10.92

4.488

0.652

0.726

Giữ

TN3

10.84

4.285

0.753

0.675

Giữ

TN4

10.98

5.163

0.422

0.839

Giữ

Nguồn: Tác giả, 2020


Bảy thang đo bao gồm 28 biến quan sát. Tất cả các biến này được đánh giá độ


tin cậy thông qua hệ số Cronbach‟s alpha. Hệ số Cronbach‟s alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 thì thang đo mới đạt tính tin cậy cần thiết của một khái niệm nghiên cứu.

Từ kết quả phân tích dữ liệu khảo sát có thể khẳng định, thang đo “Nhà sáng lập” không đạt yêu cầu do hệ số Cronbach‟s Alpha = 0,264, thấp hơn mức 0,6 và các biến của thang đo này đều có hệ số tương quan biến- tổng nhỏ hơn 0,3. Do đó, thang đo “Nhà sáng lập” bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. Sáu thang đo còn lại có hệ số Cronbach‟s alpha lớn hơn 0,6 đều được chấp nhận. Ngoài ra, các biến có hệ số tương quan biến- tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại khỏi mô hình là: DN4, DL1, LD1, TD1. Thực tế, qua phỏng vấn nhân viên trong các công ty du lịch, một số nhà sáng lập hiện đang đảm nhiệm vị trí lãnh đạo của công ty (ví dụ như trường hợp công ty Vietravel, Sun Travel, AZA Travel, Vietcharm Tour,…) hoặc nhà sáng lập đã nghỉ hưu và đã qua nhiều thế hệ lãnh đạo, hoặc một số người không biết nhà sáng lập là ai vì không nắm được thông tin về người sáng lập. Do đó, vai trò của nhà sáng lập tại các công ty này không còn ảnh hưởng mạnh mẽ như “nhà lãnh đạo”. Sau khi loại bỏ các biến không phù hợp, các thang đo và biến còn lại đều đạt yêu cầu về mức tin cậy và được chấp nhận đưa vào trong phân tích nhân tố khám phá (EFA).

3.2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Tác giả quyết định áp dụng phân tích nhân tố khám phá trên tập dữ liệu của nghiên cứu này. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là một phương pháp thống kê được sử dụng để khám phá cấu trúc cơ bản của một tập hợp các biến tương đối lớn. EFA là một kỹ thuật trong phân tích nhân tố có mục tiêu là xác định các mối quan hệ cơ bản giữa các biến được đo lường. Tác giả muốn kiểm tra tính toàn vẹn của cấu trúc nhân tố được thiết kế ở phần đầu. Phân tích nhân tố khám phá có ba điểm quyết định cơ bản: (1) quyết định số lượng nhân tố, (2) chọn phương pháp trích, (3) chọn phương pháp luân chuyển. Phân tích nhân tố loại R là khi các nhân tố được tính toán từ ma trận tương quan, sẽ được sử dụng trong kiểm tra EFA. Giá trị hệ số triệt tiêu nhỏ hơn 0,4 giá trị tuyệt đối.

Hệ số KMO xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố, trị số này phải có giá trị lớn hơn 0,5 (0,5 < KMO <1,0) thì mới đủ điều kiện để phân tích nhân tố được coi là phù hợp. Ở đây, kiểm chứng trị số KMO cho kết quả 0,738, nghĩa là phân tích nhân tố thích hợp áp dụng cho tập dữ liệu của nghiên cứu.

Bảng 3.19: Hệ số KMO và Bartlett's Test nhân tố tác động tới


công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

0.738

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square

3646.016


Df

190


Sig.

0

Nguồn: Tác giả, 2020

Kiểm định Bartlett dùng để xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không. Kết quả kiểm định Barlett với Sig.=0 , nhỏ hơn 0.05, chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố, nói cách khác, các biến được lựa chọn có tính tương quan và phù hợp để giải thích cho các nhân tố tác động đến VHDN.

Trị số Eigenvalue dùng để xác định số lượng nhân tố mới trong phân tích EFA, những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 được giữ lại trong mô hình phân tích. Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) phải lớn hơn 50% thì mô hình EFA mới được cho là phù hợp. Ở đây, tổng phương sai trích 64.83% đạt mức yêu cầu nên mô hình EFA là phù hợp với nghiên cứu. Bảng tổng phương sai cho thấy rằng 6 nhân tố đã được trích xuất. Trong đó, biến DN3 bị loại do không có giá trị.

Như vậy, nghiên cứu vẫn theo cấu trúc nhân tố mà tác giả đề xuất từ đầu với 6 nhóm phụ đại diện cho 6 nhân tố: Văn hoá dân tộc, Văn hoá du nhập, Đặc điểm ngành du lịch, Nhà lãnh đạo, Giao tiếp nội bộ, Trách nhiệm xã hội. Và 6 nhân tố này có thể giải thích đến 64.824% phương sai của mô hình nghiên cứu.

Bảng 3.20: Tổng phương sai trích



Nhân tố

Trị số Eigenvalues ban đầu

Trích xuất tổng của tải trọng bình phương

Tổng xoay vòng của tải bình phương

Tổng

% Độ lệch

% Tích luỹ

Tổng

% Độ lệch

% Tích luỹ

Tổng

% Độ lệch

% Tích luỹ

TN3

5.184

25.921

25.921

5.184

25.921

25.921

2.589

12.944

12.944

TN2

2.197

10.984

36.906

2.197

10.984

36.906

2.359

11.795

24.74

TN1

1.712

8.561

45.466

1.712

8.561

45.466

2.196

10.978

35.718



TN4

1.468

7.341

52.807

1.468

7.341

52.807

2.059

10.293

46.011

DT4

1.279

6.397

59.205

1.279

6.397

59.205

1.94

9.701

55.712

DT2

1.125

5.626

64.83

1.125

5.626

64.83

1.824

9.119

64.83

DT1

0.862

4.31

69.141







DT3

0.811

4.055

73.196







DN3

0.743

3.713

76.909







DN2

0.683

3.417

80.327







DN1

0.666

3.329

83.655







TD4

0.653

3.267

86.922







TD3

0.543

2.714

89.636







TD2

0.434

2.171

91.807







LD2

0.371

1.856

93.663







LD4

0.337

1.683

95.346







LD3

0.327

1.633

96.979







DL2

0.275

1.375

98.354







DL3

0.23

1.151

99.505







DL4

0.099

0.495

100







Phương pháp trích: Phân tích thành phần chính.

Nguồn: Tác giả, 2020


Hệ số tải nhân tố (Factor loading), hay còn gọi là trọng số nhân tố, biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Hệ số càng cao thì tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn. Hệ số tải của 6 nhân tố ở mức xung quanh 0.7, nghĩa là biến quan sát có ý nghĩa thống kê rất tốt. Các nhân tố sử dụng trong khảo sát phù hợp và không có sự xáo trộn giữa các biến.


3.2.3.4. Phân tích tương quan

Bảng 3.21: Tương quan giữa nhân tố độc lập và biến phụ thuộc



Sự tham gia

Sự nhất quán

Khả năng thích ứng

Sứ mệnh, tầm nhìn

Văn hoá doanh

nghiệp

Văn hoá dân tộc

Pearson

Correlation

.603**

.501**

.535**

.608**

.605**

Sig. (2-tailed)

0

0

0

0

0

N

472

472

472

472

472

Văn hoá du nhập

Pearson

Correlation

.430**

.305**

.396**

.519**

.385**

Sig. (2-tailed)

0

0

0

0

0

N

472

472

472

472

472

Đặc điểm của ngành

du lịch

Pearson

Correlation

.630**

.571**

.586**

.637**

.557**

Sig. (2-tailed)

0

0

0

0

0

N

472

472

472

472

472

Nhà lãnh đạo

Pearson

Correlation

.773**

.931**

.676**

.544**

.723**

Sig. (2-tailed)

0

0

0

0

0

N

472

472

472

472

472

Sự truyền đạt nội

bộ

Pearson

Correlation

.513**

.438**

.632**

.435**

.433**

Sig. (2-tailed)

0

0

0

0

0

N

472

472

472

472

472

TNXH

của doanh nghiệp

Pearson

Correlation

.426**

.249**

.574**

.423**

.372**

Sig. (2-tailed)

0

0

0

0

0

N

472

472

472

472

472

** Tương quan tuyến tính ở mức ý nghĩa 0.01 (2-tailed).


Nguồn: Tác giả, 2020


Giá trị sig nhỏ hơn 0.05 nghĩa là biến độc lập có tương quan tuyến tính. Bảng trên cho kết quả sig của 6 nhân tố độc lập đều có tương quan tuyến tính với 4 đặc tính của VHDN ở mức ý nghĩa 1%, hay mức tin cậy đến 99%. Hệ số tương quan Pearson càng tiến về 1 hoặc -1 thì tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ. Ngược lại, hệ số tương quan Pearson càng tiến về 0 thì tương quan tuyến tính càng yếu. Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng 3.21. Kết quả cho thấy các nhân tố độc lập đều có tương quan tuyến tính mạnh với 4 đặc tính của VHDN theo chiều dương (+).


3.2.3.5. Phân tích hồi quy đa biến

Mục đích của phân tích hồi quy đa biến là nhằm xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (VHDN) và các biến độc lập, qua đó chỉ ra tầm quan trọng của từng thành phần trong thang đo đối với VHDN. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đưa các biến độc lập vào phân tích hồi quy bằng phương pháp Backward để chọn lọc, dựa trên tiêu chí chọn những biến có mức ý nghĩa Sig. < 0,05. Nghiên cứu thực hiện phân tích hồi quy đa biến xem xét tác động của các nhân tố độc tập trên từng biến phụ thuộc, thu được kết quả tóm tắt trong bảng 3.22.

Hệ số R bình phương (R2) hiệu chỉnh (Adjusted R Square) phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Với biến phụ thuộc “Sự tham gia”, hệ số R2 điều chỉnh= 0.939 cho thấy 6 biến độc lập đưa vào ảnh hưởng tới 93.9% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 6.1% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Tương tự, 6 biến độc lập ảnh hưởng tới “Sự nhất quán”, “Khả năng thích ứng” và “Sứ mệnh” lần lượt ở mức 87%, 71.6% và 74.2%. Nhìn chung, 6 nhân tố đưa vào đều có ảnh hưởng tích cực đến 4 đặc tính của VHDN, do đều có hệ số R2 hiệu chỉnh lớn hơn 50%. Quan trọng nhất, các yếu tố có tác động 86.5% tới VHDN nói chung, kết quả này có ý nghĩa quan trọng vì chứng minh được tính ứng dụng của mô hình trong thực tế.

Bên cạnh đó, trong trường hợp này, số nhân tố k=6; số mẫu quan sát n= 472, tra bảng Durbin Watson ta có dU=1.716 và dL=1.700. Gắn giá trị thu được vào thanh quy tắc kiểm định d của Durbin- Watson, ta có d nằm trong khoảng không có sự tương quan của các sai số kề nhau.

Bảng 3.22: Tóm tắt mô hình hồi quy


Biến phụ thuộc

hình

R

R bình

phương

R2 hiệu

chỉnh

Ước tính lỗi

lệch chuẩn

Durbin-

Watson

Sự tham gia

1

.969a

0.94

0.939

0.134275243

1.972

Sự nhất quán

2

.934a

0.872

0.870

0.163517077

2.196

Khả năng thích ứng

3

.848a

0.719

0.716

0.286162042

1.928

Sứ mệnh

4

.863a

0.745

0.742

0.266193463

2.027

VHDN

5

.931a

0.867

0.865

0.176070494

2.001

Nguồn: Tác giả, 2020

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023