Tạo Điều Kiện Phát Huy Điểm Mạnh Của Văn Hoá Dân Tộc


đó, doanh nghiệp luôn có tinh thần cảnh giác, sẵn sàng trước các tác động bất ngờ từ đại dịch. Các công ty du lịch cần liên kết lại, tận dụng văn hoá có tính tập thể để cùng khắc phục hậu quả và vượt qua khó khăn.

Một số biện pháp cải thiện tức thời như hỗ trợ khách hàng phải huỷ sử dụng dịch vụ do dịch Covid 19, hay hỗ trợ chuỗi khách sạn, nhà hàng liên quan, người dân địa phương,… là các hoạt động xã hội mà doanh nghiệp nên chú trọng. Mặt khác, việc tạm dừng hoạt động du lịch, hạn chế tập trung đông người, tuy gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp nhưng góp phần đẩy lùi dịch bệnh. Bằng việc chung tay giúp đỡ, tuy sẽ gây tốn kém về mặt vật chất trong thời điểm khó khăn này, nhưng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín và danh tiếng với khách hàng để vực dậy sau khủng hoảng.

4.2.6. Tạo điều kiện phát huy điểm mạnh của văn hoá dân tộc

4.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp

Như kết quả khảo sát đã nêu trong chương 3, văn hóa dân tộc có ảnh hưởng đến VHDN với cả 4 khía cạn, đặc biệt là khả năng thích ứng và sứ mệnh, nên việc tạo điều kiện phát huy điểm mạnh của văn hóa dân tộc khi xây dựng và phát triển VHDN là cần thiết nhằm giúp các công ty du lịch tăng cường, đẩy mạnh các đặc điểm này. Theo tác giả Nguyễn Hoàng Ánh (2005), nền kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam mới chỉ bắt đầu, chúng ta cần nhận thức rõ những mặt mạnh và yếu trong văn hoá kinh doanh Việt Nam, từ đó phát huy những mặt tích cực và hạn chế những yếu tố tiêu cực do tác động của cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế với văn hoá Việt Nam. Văn hoá dân tộc có vai trò quan trọng trong VHDN của các công ty du lịch và đã ăn sâu và nhận thức của nhân viên. Để doanh nghiệp phát triển toàn diện và được công nhận rộng rãi, các công ty du lịch cần đẩy mạnh việc tiếp thu chọn lọc yếu tố văn hoá dân tộc, đó là các đặc điểm nổi bật như ý chí phấn đấu tự lực tự cường, tinh thần hỗ trợ, đoàn kết,… Những yếu tố này có thể giúp doanh nghiệp có một tập thể gắn kết, luôn nỗ lực và quyết tâm vượt qua các khó khăn, thử thách.

4.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Chọn lọc các đặc điểm phù hợp trong văn hoá dân tộc của Việt Nam để đưa vào các giá trị của văn hóa doanh nghiệp

Để phát huy vai trò của văn hóa dân tộc một cách tốt nhất khi xây dựng và


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

phát triển VHDN, các công ty du lịch nên có sự chọn lọc các đặc điểm tốt và phù hợp trong văn hoá dân tộc của Việt Nam để đưa vào các giá trị VHDN của công ty mình. Ví dụ, tính “nữ quyền” trong văn hoá của Việt Nam tạo ra môi trường làm việc đồng đều, sếp biết lắng nghe tiếng nói của nhân viên. Do đó, họ làm việc chủ động hơn, năng nổ hơn và tích cực tham gia xây dựng hơn. Ngược lại, tính nam quyền có thể tác động tiêu cực đến các mối quan hệ của nhân viên vì nếu quá quyết đoán có thể gây ra xung đột. Khi đó, các nhà quản lý quyết định dựa vào kết quả cuối cùng thay vì quan hệ với nhân viên (Brousseau và cộng sự, 2006). Mặt khác, văn hoá mang tính tập thể giúp đề cao các giá trị và lợi ích chung của công ty. Các tổ chức có chủ nghĩa cá nhân thấp (nơi chủ nghĩa tập thể được khuyến khích) có xu hướng đạt được quản lý chất lượng tổng thể cao vì làm việc nhóm được khuyến khích. Họ làm việc theo nhóm và coi hiệu suất là thành tích từ sự hợp tác. Các công ty du lịch có thể tạo điều kiện tăng tính nữ quyền bằng cách sắp xếp công việc theo nhóm nhỏ để mỗi cá nhân có nhiều cơ hội phát biểu ý kiến và thể hiện vai trò của mình cũng như khuyến khích sự cộng tác giữa các cá nhân. Bên cạnh đó, văn hoá Việt thừa hưởng nhiều bản sắc của Nho giáo, tuy có những thủ tục cần lược bỏ như quá ưu tiên mối quan hệ trong thăng tiến, nhưng vẫn cần phát huy các giá trị đạo đức và chuẩn mực xã hội như tôn trọng bậc trên, hành xử có văn hoá. Các chuẩn mực này nên được quy định và nhắc lại trong chính sách của công ty.

Nâng cao vai trò của những người có thâm niên và gắn bó với công ty để lan tỏa các giá trị truyền thống tốt đẹp tới các thế hệ sau

Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của các Công ty Du lịch Việt Nam - 20

Nhiều người có thâm niên và gắn bó với công ty có thể được coi như tấm gương phản chiếu những giá trị VHDN qua một khoảng thời gian. Họ đã có nhiều năm cống hiến, gắn bó và hiểu rõ văn hóa của công ty. Họ cũng có nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm và có những câu chuyện để chia sẻ, để truyền đạt cho các thế hệ kế tiếp với vai trò người thật, việc thật. Người Việt Nam cũng luôn đề cao văn hóa kính trọng những người lớn tuổi và những kinh nghiệm họ có được. Như kết quả nghiên cứu ở Chương 3 đã chỉ ra biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn nhất là DT4 (coi trọng thâm niên, kinh nghiệm, tuổi tác, người lớn tuổi có ảnh hưởng lớn tới các thế hệ sau). Vì thế, các công ty du lịch có thể lựa chọn những người có thâm niên tiêu biểu cho các giá trị truyền thống của dân tộc, của doanh nghiệp để có thể cùng tham gia công tác xây dựng và phát triển VHDN và truyền bá, lan tỏa các giá trị tốt đẹp, các kinh nghiệm quý báu của họ cho các thế hệ nối tiếp và cũng là để tự


hào về lịch sự hình thành và phát triển của công ty. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý về việc song song học hỏi những cái mới cần có cho sự phát triển của mình, điều này sẽ được tác giả đề cập tới trong giải pháp tiếp theo.

4.2.7. Kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp

4.2.7.1. Mục tiêu của giải pháp

Bên cạnh giải pháp nêu trên, các công ty du lịch Việt Nam cũng cần lưu ý rằng xây dựng và phát triển VHDN là một quá trình lâu dài, mỗi doanh nghiệp có những cách thức riêng nhằm tạo nên một nền văn hóa với những nét đặc thù độc đáo. Tuy vậy, dù là nền văn hóa của công ty nào đi nữa cũng cần hai đặc điểm sau: Đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (để bảo đảm tính bền vững), có khả năng thích nghi và hội nhập với môi trường kinh doanh khu vực và thế giới (đảm bảo tính linh hoạt). Việc này sẽ giúp các công ty du lịch vừa giữ được các giá trị truyền thống làm nền tảng, làm bản sắc, vừa có được sự năng động và thích nghi tốt với những biến động không ngừng từ môi trường kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực du lịch.

4.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp


Không có một công thức chung nào cho việc vận dụng các giá trị văn hóa dân tộc vào từng công ty bởi văn hóa Việt vốn phong phú và đa dạng, cách nhìn nhận và tiếp cận nền văn hóa dân tộc khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu của mỗi người. Tuy vậy, để có thể xây dựng một nền văn hóa bền vững vì con người trong công ty thì không thể bỏ qua yếu tố bản sắc văn hóa dân tộc, vốn là "những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước". Nhận dạng một số bản sắc văn hóa dân tộc trong tính cách con người như: lòng yêu nước nồng nàn, ý thức tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo. Các doanh nghiệp cần luôn nhấn mạnh các giá trị này trong quá trình hoạt động của mình và có thể coi đây là một trong những tiêu chí đánh giá, biểu dương, khen ngợi để đề cao và khuyến khích việc hành động theo các chuẩn mực này. Về mặt hữu hình, các doanh nghiệp cũng nên chú trọng đến các giá trị văn hóa tốt đẹp của Việt Nam như các dịp lễ tết, các lễ hội với nhiều ý nghĩa, thông điệp, văn hóa ẩm thực và trang phục truyền thống,… Các nội dung này có thể được lồng ghép vào các sản phẩm du


lịch hoặc các hoạt động chung của cả công ty hàng năm.


Mặt khác, trong điều kiện môi trường kinh doanh không ngừng biến động, cộng với sự tiến độ như vũ bão của khoa học công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông tin) trên thế giới, để có thể thích nghi nhanh chóng và mở rộng thị trường, các công ty du lịch cũng cần xây dựng cho mình một nền văn hóa hiện đại. Đó chính là việc sử dụng các yếu tố của công nghệ thông tin cho việc quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm dịch vụ và các tour du lịch cho khách hàng trong nước và cả quốc tế, từng bước hiện đại hóa công nghệ marketing cho các sản phẩm của công ty, đồng thời phát huy được sự năng động và sáng tạo của các thành viên trong công ty, ứng dụng công nghệ thông tin hoặc các công cụ mới trong quá trình hoạt động, giao tiếp, truyền tải thông tin với nhau (như đã trình bày ở mục 4.2.2.2), với đối tác, với khách hàng để cho thấy được sự chủ động và hội nhập. Các công ty cũng nên đề cao và khen thưởng các ý tưởng sáng tạo, các đề xuất đổi mới hợp lý cho công ty. Một cách nữa để tăng tính hiện đại và hội nhập trong VHDN sẽ được trình bày ở giải pháp tiếp theo.

4.2.8. Chủ động tiếp thu các giá trị m i và phù hợp từ văn hoá du nhập


4.2.8.1. Mục tiêu của giải pháp


Kết quả nghiên cứu ở Chương 3 cũng cho thấy văn hóa du nhập có ảnh hưởng đến các khía cạnh của VHDN, nhất là khả năng thích ứng. Thực tế cho thấy nhiều công ty du lịch đã chủ động đổi mới, nhưng như đã phân tích, vẫn có một bộ phận doanh nghiệp không có thay đổi bổ sung gì dù ngành du lịch và môi trường kinh doanh biến động không ngừng. Từ kết quả khảo sát ở chương trước, nếu doanh nghiệp muốn tăng cường sự tham gia, hay sứ mệnh, đặc biệt là khả năng thích ứng, thì việc tiếp thu những cái hay, cái mới từ văn hóa du nhập là cần thiết.

4.2.8.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp


Theo tác giả Vi Tiến Cường (2012), trong tiến trình hội nhập - toàn cầu hoá kinh tế, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam cần phải có bản sắc riêng nhưng phải học hỏi cái mới và hội nhập để phát triển bền vững. Các công ty du lịch đang hoạt động trong lĩnh vực này cũng có sự giao thoa văn hoá mạnh mẽ với nước ngoài. Ngành du lịch luôn phải đón nhận những làn sóng xu hướng mới cùng với thị hiếu liên tục


thay đổi, áp lực từ thị trường và khách hàng từ đó cũng thay đổi theo. Do đó, họ cần tiếp thu, học hỏi những giá trị tốt đẹp du nhập bên ngoài, là những giá trị của doanh nghiệp cạnh tranh hay của thành viên mới trong tổ chức mang lại để có thể linh động, thích ứng được trong mọi thay đổi qua việc tham gia vào các hiệp hội cùng ngành, khuyến khích tinh thần sáng tạo, đổi mới của nhân viên,...

Khi học hỏi từ văn hóa du nhập, các công ty du lịch Việt Nam cũng càn phải thận trọng vì không phải giá trị nào của văn hóa du nhập cũng phù hợp và tốt cho doanh nghiệp của mình. Tác giả Nguyễn Văn Kỷ (2016) cho rằng để có được VHDN thời hội nhập theo đúng nghĩa, thì trách nhiệm của từng cá nhân và lãnh đạo phải chủ động tìm hiểu các quy định của luật pháp quốc tế trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm ứng xử khi có các sự kiện tranh chấp thương mại, cập nhật thông tin kinh doanh, bám sát thị trường. Cộng đồng các công ty du lịch có thể hỗ trợ lẫn nhau nhằm tăng cường nhận thức về VHDN và văn hóa kinh doanh bằng các hoạt động cụ thể để cùng học hỏi lẫn nhau như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các hội thảo, các chương trình đào tạo, tham quan học hỏi về vấn đề văn hóa kinh doanh và VHDN. Ngoài ra, cần xây dựng chiến lược đầu tư cho con người để phát huy tài năng và sức sáng tạo lao động của mỗi cá nhân qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các công ty du lịch Việt Nam có thể chủ động tổ chức các cuộc thi, hội thảo, chương trình trao đổi và giao lưu văn hoá tại các tổ chức khác hoặc tại nước ngoài để mở rộng cơ hội cho văn hoá du nhập đến với doanh nghiệp.

4.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước để hỗ trợ công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch Việt Nam

Trong quá trình tác xây dựng và phát triển VHDN của các công ty du lịch Việt Nam, Nhà nước và các cơ quan chức năng cũng đóng một vai trò rất quan trọng và có thể hỗ trợ rất nhiều cho các công ty du lịch Việt Nam thúc đẩy công tác này được thuận lợi, hiệu quả hơn. Từ kết quả khảo sát, một số công ty cũng cho biết một số khó khăn liên quan đến các vấn đề pháp lý cản trở họ trong hoạt động cũng như xây dựng và phát triển VHDN và họ mong muốn có thêm sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Vì vậy, tác giả cũng xin phép có một số kiến nghị như sau.


4.3.1. Tạo i t ư ng pháp lý thuận lợi hơn nữa cho các công ty du lịch


Trở ngại lớn đối với sự phát triển của công ty du lịch Việt Nam hiện nay là môi trường pháp lý chưa đồng bộ dẫn đến tình trạng các cơ quan thừa hành và các doanh nghiệp lúng túng trong thực thi pháp luật, gây khó khăn cho việc quản lý hoạt động của khu vực kinh tế du lịch. Vì vậy, để các công ty du lịch Việt Nam hoạt động thuận lợi, phát triển cũng như có những thành quả và nguồn lực cho công tác xây dựng và phát triển VHDN của mình, Nhà nước cần:

Về thủ tục pháp lý:

Tiếp tục tạo thuận lợi, thông thoáng hơn nữa cho hoạt động kinh doanh lữ hành cả về các quy định pháp luật, từ khâu đăng ký kinh doanh cũng như trong suốt quá trình hoạt động, đến xử lý giải thể, phá sản.

Xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất để áp dụng một cách bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế.

Hạn chế các văn bản dưới luật có những quy định khác về nội dung với các văn bản pháp luật cấp cao hơn, nhất là nội dung đó gây cản trở cho hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp.

Tiếp tục rà soát và từng bước đơn giản hóa việc cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch cho những người có đủ năng lực và trình độ.

Bãi bỏ những thủ tục hành chính rườm rà trong khâu cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa.

Cần có cơ chế thông thoáng hơn trong việc xuất nhập cảnh, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

Xác định chức năng, nhiệm vụ và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước đối với các Công ty du lịch, ngành và UBND thành phố phối kết hợp theo dõi.

Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng để bảo lãnh cho các doanh nghiệp khi không đủ tài sản thế chấp, cầm cố được vay vốn.

Nhà nước sớm ban hành quy định về cơ chế tài chính đối với công ty du lịch; Tiếp tục đối mới chế độ kê khai và nộp thuế phù hợp vừa tạo thuận lợi cho các


doanh nghiệp, vừa chống thất thu thuế; Có chính sách bảo hiểm rủi ro cho hoạt động của các công ty du lịch, khuyến khích tham gia quỹ bảo hiểm tương hỗ của các doanh nghiệp có sự hỗ trợ của Nhà nước. Các công ty du lịch cần được sự quan tâm hỗ trợ, bao gồm hỗ trợ trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp.

Đối với hỗ trợ vốn trực tiếp, cần cụ thể hóa các quy định vay vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, công khai và phổ biến rộng rãi các điều kiện vay để các công ty du lịch có thể vay vốn; Hỗ trợ vốn trực tiếp còn được tiến hành dưới hình thức hỗ trợ kinh phí đối với một số hoạt động đào tạo, nghiên cứu; Hỗ trợ vốn gián tiếp thông qua đầu tư của thành phố vào hạ tầng cơ sở, cung cấp thông tin về các văn bản luật, tình hình thị trường những nguồn khách trọng tâm.

Về đầu tư:

Các chính sách kinh tế nói chung, các chính sách hỗ trợ đầu tư nói riêng cần có sự ổn định trong thời gian nhất định để bảo đảm đầu tư có hiệu quả. Các điều kiện cần có để được hưởng ưu đãi đầu tư phải được công khai hóa, đến với các công ty du lịch, cần thực hiện các chính sách sau:

Phối hợp có hiệu quả các công cụ của chính sách đầu tư như lãi suất và thuế.


Khai thông thị trường khách tiềm năng cho các Công ty du lịch lữ hành để khai thác.

Đẩy mạnh việc hỗ trợ đầu tư như cung cấp thông tin, dự báo về đầu tư, quy hoạch và xây dựng các khu du lịch, các trung tâm vui chơi giải trí.

Chính sách thuế:

Chính sách thuế cần ổn định trong thời gian tối thiểu 2 - 3 năm, giúp cho doanh nghiệp tính toán được chi phí cần thiết trước khi quyết định một phương án kinh doanh.

Cần hạn chế điều tiết thuế thông qua các văn bản có giá trị pháp lý thấp như thông tư hoặc công văn, mà ngược lại các quy định về thuế cần ban hành dưới dạng đạo luật.

Xác định mức thuế hợp lý trên quan điểm vừa đảm bảo thu đủ cho ngân


sách, vừa đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu tạo điều kiện cho các công ty du lịch tích lũy vốn đầu tư phát triển.

Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin học trong khai báo thuế, thực hiện thủ tục hải quan để tạo sự thuận tiện và chủ động cập nhật những tiến bộ mới.

4.3.2. Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao nhận thức về văn hóa doanh nghiệp cũng như xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp

Nhận thức về VHDN sai lệch hoặc chưa đầy đủ về bản chất và tầm quan trọng của công tác xây dựng và phát triển VHDN trong các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp còn chưa phổ biến. Thực tế kết quả khảo sát cũng cho thấy có một số công ty du lịch còn chưa hiểu rõ về VHDN và vai trò của công tác xây dựng và phát triển VHDN đối với chính công ty mình. Vì vậy, Nhà nước cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền vai trò của văn hóa doanh nghiệp. Trong hoạt động này, các phương tiện thông tin đại chúng đóng một vai trò quan trọng. Sự xuất hiện thường xuyên của các bài báo, các công trình nghiên cứu với cách nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn các khía cạnh của VHDN sẽ giúp nâng cao trình độ nhận thức của các doanh nghiệp về vấn đề này.

Để thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến việc tạo dựng VHDN thì nhà nước đóng một vai trò hết sức quan trọng. Hiện nay, nghị quyết TW5 về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" đi vào cuộc sống, trong khi đó văn hóa của một doanh nghiệp thực chất có thể coi là nền văn hóa xã hội thu nhỏ. Vì vậy, chú trọng VHDN cũng chính là chú trọng xây dựng và củng cố văn hóa xã hội. Những biện pháp khuyến khích của nhà nước sẽ là một lực đẩy rất lớn đối với các doanh nghiệp.

Nhà nước cũng nên khuyến khích tổ chức các hội thảo chuyên sâu hoặc các buổi tọa đàm, chia sẻ quốc gia và quốc tế hoặc trong ngành du lịch để các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và chính các doanh nghiệp có thể chia sẻ, học hỏi và áp dụng các sáng kiến, giải pháp hay, thiết thức và phù hợp. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có thể dành một giải thưởng để tôn vinh các doanh nghiệp đã xây dựng và phát triển VHDN của minh thành công để vừa trân trọng nỗ lực của họ, vừa tạo động lực và niềm tự hào cho chọ, vừa là để quảng bá hình ảnh công ty du lịch Việt

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí