từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm 25oC -27oC, hiếm khi có bão, thường xuyên có nắng, độ ẩm trung bình trên 80%. Vũng Tàu không có mùa đông nên có thể phát triển du lịch cả năm.
2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa
2.2.2.1. Di tích lịch sử - văn hóa
Thành phố Vũng Tàu với 17 di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng (xem bảng 2.1).
Bảng 2. 1: Hệ thống các di tích lịch sử đã được xếp hạng tại thành phố Vũng Tàu
TÊN DI TÍCH | ĐỊA ĐIỂM | |
1 | Di tích lịch sử văn hóa Bạch Dinh | 06 Trần Phú - Phường 1 |
2 | Di tích trận địa pháo cổ và hầm thủy lôi Núi Lớn | Núi Lớn - Phường 5 |
3 | Di tích lịch sử cách mạng ngôi nhà 42/11 (nhà má Tám Nhung) | 01 Trần Xuân Độ - Phường 6 |
4 | Di tích trụ sở ủy ban Việt Minh tại thành phố Vũng Tàu | 01 Ba Cu - Phường 1 |
5 | Di tích lịch sử cách mạng :nhà cao cẳng” | 18 Lê Lợi - Phường 1 |
6 | Di tích lịch sử cách mạng nhà số 86 Phan Chu Trinh | 05 Phan Chu Trinh – Phường 2 |
7 | Di tích lịch sử cách mạng Đồn nhà máy nước | Số 14, 51 - Phường 9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu - 1
- Xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu - 2
- Kinh Nghiệm Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch Trên Thế Giới
- Một Số Cơ Sở Ăn Uống Đáng Tin Cậy Tại Thành Phố Vũng Tàu
- Xác Định Khách Hàng Mục Tiêu Cho Du Lịch Thành Phố Vũng Tàu
- Xây Dựng Và Định Vị Thương Hiệu Cho Du Lịch Thành Phố Vũng Tàu
Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.
Di tích lịch sử cách mạng nhà số 18/5 (nhà ông Trương Quang Vinh) | 36/29 Nguyễn An Ninh – Phường 7 | |
9 | Khu di tích Đình Thắng Tam (đình Thắng Tam, Lăng Cá Ông, Miếu Bà) | 77 Hoàng Hoa Thám – Phường Thắng Tam |
10 | Di tích chùa Linh Sơn "Linh sơn Cổ tự" | 104 -Hoàng Hoa Thám – Phường 2 |
11 | Di tích chùa Phước Lâm "Phước Lâm Tự" | 65 Nguyễn Bảo – Phường 6 |
12 | Khu di tích Nhà Lớn – Long Sơn (đền Ông Trần) | Thôn 5 – Xã Long Sơn |
13 | Di tích lịch sử - văn hóa Niết Bàn Tịnh Xá | 60/7 Hạ Long – Phường 2 |
14 | Di tích ăng ten PARAPON (đài viba) – Núi Lớn | Núi Lớn – Phường 5 |
15 | Di tích trận địa pháo cổ trên núi Tao Phùng (Núi Nhỏ) | Núi Nhỏ - Phường2 |
16 | Di tích trận địa pháo cổ Cầu Đá | Khu vực Cầu Đá - Phường 2 |
17 | Đình - Chùa - Miếu Long Sơn | Xã Long Sơn |
Nguồn: Trang website của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2018) (http://sovhtt.baria-vungtau.gov.vn/di-tich-lich-su-van-hoa-brvt/)
2.2.2.2. Lễ hội
Một số lễ hội truyền thống tại thành phố Vũng Tàu:
- Lễ hội Trùng Cửu (19/09 Âm lịch)
Nếu có dịp tham quan du lịch Vũng Tàu vào tháng 9 Âm Lịch, du khách đừng quên hòa mình vào không khí văn hóa tín ngưỡng đặc biệt trong lễ hội Trùng Cửu tại xã Long Sơn, Vũng Tàu. Không quá linh đình với các lễ rước, ca hát, lễ hội Trùng Cửu có không khí thành kính, nghiêm trang với hoạt động dâng hương, cầu nguyện để tưởng nhớ đến công ơn khai dân lập ấp của ông Trần.
Sự tích kể rằng: Ngày xưa, ở xã Long Sơn, Vũng Tàu có ông Lê Văn Mưu tham gia cuộc khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp. Tuy nhiên, do cuộc khởi nghĩa thất bại, ông cùng gia đình về ẩn náu tại phía Đông núi Nữa, thành lập nên ấp Bà Trao (nay là xã Long Sơn).
Tại đây, ông đã cất công xây dựng công trình Nhà Lớn – nơi thờ Thánh, Tiên, Phật; cũng như dựng các ngôi nhà, mở đất, mở làng…(xem hình 2.2).
Hình 2. 2: Nhà Lớn Long Sơn hay còn gọi là đền Ông Trần
Sinh thời, ông Mưu thường đi chân trần, ở trần, búi tóc và làm việc ngày đêm, do đó người dân gọi ông là ông Trần. Khi ông mất, người dân tại xã Long Sơn dần hình thành một tín ngưỡng dân gian gọi là đạo ông Trần. Và lễ hội Trùng Cửu ra đời từ đó như một cách tưởng nhớ đến công lao của ông.
Lễ hội Trùng Cửu có 2 ngày dâng lễ: 8/9 âm lịch lễ Tiên Thường Kỉnh Mặn (cúng đồ mặn) và 9/9 lễ Chánh giỗ kỉnh chay (chỉ dâng đồ chay). Trong hai ngày này, những người theo đạo ông Trần sẽ búi tóc, đi chân trần… mô phỏng lại theo phong cách của ông Trần xưa kia.
- Lễ hội Đình Thần Thắng Tam (17/02 – 22/02 Âm lịch)
Được liệt vào danh sách một trong 15 lễ hội lớn nhất cả nước, lễ hội Đình Thần Thắng Tam được tổ chức tại Ðình Thần Thắng Tam thu hút hàng vạn du khách xa gần mỗi năm. Ðình Thần Thắng Tam là khu quần thể kiến trúc Phật giáo với 3 di tích: Ðình Thần Thắng Tam, lăng ông Nam Hải, miếu Bà Ngũ Hành. Đây cũng là nơi thờ 3 người đã có công gây dựng nên 3 làng Thắng ở Vũng Tàu: ông Phạm Văn Dinh, Ngô Văn Huyền và Lê Văn Lộc.Ngoài phần lễ rước truyền thống, lễ hội Đình Thần Thắng Tam còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian như múa lân, diễn tuồng, thu hút gần 5.000 khách du lịch trong 3 ngày tổ chức.
- Lễ hội Nghinh Ông (16/08 – 18/08 Âm lịch)
Được tổ chức tại Lăng Cá Ông, đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Vũng Tàu, lễ hội Nghinh Ông nhằm tôn vinh Cá Ông. Theo quan niệm của ngư dân miền biển Vũng Tàu, cá Ông (cá voi) chính là vị cứu tinh, phù trợ cho họ mỗi lúc tàu gặp nạn trên biển. Lễ hội cũng là dịp người dân Vũng Tàu cầu an, mong biển thuận gió hòa, thuận lợi trong quá trình đánh bắt tôm cá. Lễ hội Nghinh Ông
thường có các hoạt động như lễ rước cá ông trên biển, lễ cúng các anh hùng liệt sĩ, hát bá chạo, hát bội, biểu diễn võ thuật, múa lân rồng, diễn tuồng cùng các hoạt động dân gian như: bịt mắt bắt dê, câu cá, bịt mắt đập niêu…
- Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành (16/10 – 18/10 Âm lịch)
Là một địa điểm thăm quan Vũng Tàu nổi tiếng, Miếu Bà Ngũ Hành hay được gọi là miếu Bà là nơi thờ 5 yếu tố tạo nên vạn vật: Kim – Thủy – Mộc – Hỏa – Thổ cùng 2 vị hộ quốc công được phong Thượng Đẳng Thần là bà Thiên Y A Na và Thuỷ Long Thần Nữ.
- Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo (20/08 Âm lịch)
Ngày 20/08 Âm Lịch hàng năm, lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo được tổ chức tại Hội đền thờ Đức Thánh Trần: số 68 Hạ Long, phường 2, thành phố Vũng Tàu. Từ lâu, Lễ giỗ Đức thánh Trần không còn bó hẹp trong cộng đồng địa phương mà đã trở thành lễ hội thu hút nhiều người từ các địa phương trong cả nước (xem hình 2.3).
Hình 2. 3: Lễ hội Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại thành phố Vũng Tàu
Ngoài các lễ hội truyền thồng, thành phố Vũng Tàu còn đăng cai tổ chức các lễ hội hiện đại như: Festival biển, Festival ẩm thực, Festival diều quốc tế,... Thành phố Vũng Tàu đăng cai tổ chức lễ hội Lễ hội Diều quốc tế; lần đầu tiên, Festival diều quốc tế Vũng Tàu diễn ra vào năm 2009, từ ngày 26/3 – 30/3 với chủ đề “Biển rộng cánh diều”. Trong lần tổ chức đầu tiên, Vũng Tàu chào đón các đội tuyển thả diều đến từ 15 quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Canada, Ấn Độ, Indonesia,… và các đội tuyển thả diều trong nước. Tính đến nay Thành phố Vũng Tàu đã đăng cai tổ chức 7 lần lễ hội Diều quốc tế. Ngoài ra, Thành phố Vũng Tàu còn tổ chức Festival Ẩm Thực 3 lần vào các năm 2010, 2013 và 2016, Lễ hội là nơi hội tụ giao lưu của nhiều nét văn hóa ẩm thực đến từ các vùng miền trong nước và các nước trên thế giới. Những đầu bếp nổi tiếng sẽ mang đến nhiều màn trình diễn nấu ăn hấp dẫn. Sau 12 năm vắng bóng, từ ngày 28/8/2018 đến 3/9/2018 đánh dấu sự trở lại của Festival biển Vũng Tàu thu hút đông đảo du khách tham gia.
2.3. Cơ sở hạ tầng
- Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải
Hiện nay, 100% tuyến đường giao thông chính của thành phố Vũng Tàu đã bê tông nhựa hóa. Trong đó, tuyến đường Hạ Long - Quang Trung - Trần Phú
chạy dọc Bãi Trước được Bộ Giao
thông Vận tải công nhận là "con đường đẹp nhất Việt Nam" (xem hình 2.4).
Hình 2. 4: Một góc cung đường Hạ Long tại thành phố Vũng Tàu
Hơn 96% ngõ hẻm được xây sửa, nâng cấp khang trang bằng phương thức "nhà nước, nhân dân cùng làm". Ngay xã Long Sơn, hiện cũng không còn là xã đảo biệt lập, bởi hệ thống cầu đường khang trang không chỉ nối liền đảo với các khu dân cư, mà đã mở hướng phát triển cho vùng đảo đầy tiềm năng, hòa nhập vào dòng chảy phát triển chung. Các tuyến đường giao thông kết nối liên vùng với các đô thị khác cũng đang trong quá trình đầu tư và chuẩn bị đầu tư như mở rộng Quốc lộ 51 (Vũng Tàu - Biên Hòa) rộng 8 làn xe dài 90 km, hoàn thành năm 2012, xây mới tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu kết nối với đường cao tốc Bắc Nam, dự án đường sắt cao tốc Vũng Tàu - Biên Hòa - Thành phố Hồ Chí Minh kết nối với hệ thống đường sắt quốc gia,... các dự án hạ tầng giao thông này khi hoàn thành sẽ thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển nhanh hơn. Sự phát triển phải nói đến các phương tiện xe 17 chỗ chuyên chở tuyến xe Vũng Tàu – Thành phố Hồ Chí Minh,... Các tuyến xe bắc – nam xuất phát từ Vũng Tàu cũng phát triển. Số lượng hãng xe, đầu xe taxi chạy phục vụ du khách trong nội thành nhiều,...
- Thông tin liên lạc: Các phương tiện thông tin liên lạc khá đa dạng, đảm bảo nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế như: gọi điện thoại, tin nhắn e-mail, tin nhắn điện thoại, fax,... với chất lượng sóng tốt.
- Các công trình cấp điện, nước
Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất được đảm bảo cung cấp từ lưới điện quốc gia thông qua đường dây 500 KV Bắc Nam. Nguồn nước chủ yếu do Công ty Cổ phần Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu (BWACO) cung cấp với tổng công suất thiết kế 50.000m3/ngày đêm, đang khai thác 105.000m3/ngày đêm (xem hình 2.5). Bên cạnh đó, khối lượng nước dự trữ trong các hồ chứa cung cấp
nước thô cho các nhà máy như hồ Đá Đen, hồ Suối Cát, hồ Kim Long đã tích đủ nước, đạt khoảng 40 triệu m3, đủ đáp ứng nhu cầu nước sạch trong mùa khô...
2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Cơ sở lưu trú và ăn uống
Các cơ sở lưu trú tại thành phố Vũng Tàu khá đa dạng với các khách sạn từ 1-5 sao, các nhà nghỉ, homestay, resort, ... đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách trong và ngoài nước, từ du khách hạng sang cho tới bình dân được nêu trong bảng 2.2. Nguồn: Tổng hợp từ danh sách cơ sở lưu trú trên website thành phố Vũng Tàu (2019) (http://vungtau.baria-vungtau.gov.vn/web/guest/co-so-luu-tru)
Bảng 2. 2: Hệ thống cơ sở lưu trú tại thành phố Vũng Tàu
Loại cơ sở lưu trú | Số lượng | Một vài cơ sở điển hình | |
1 | Khách sạn 5 sao | 2 | Pullman Hotel , Imperial Hotel |
2 | Khách sạn 4 sao | 9 | Mường Thanh Hotel, Sammy Hotel,... |
3 | Khách sạn 3 sao | 18 | Corvin Hotel, Kỳ Hòa Hotel, Royal Hotel,... |
4 | Khách sạn 2 sao | 35 | Sông Hương Hotel, Thùy Dương Hotel, Ô Cấp Hotel,... |
5 | Khách sạn 1 sao | 53 | Huê Anh Hotel, Ngọc Trai Trắng Hotel, An Bình Hotel,... |
6 | Nhà nghỉ | Rất nhiều | Các nhà nghỉ ở khu Á Châu, Bãi Sau,... |