Xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu - 9


Logo tác giả đề xuất là hình ảnh hai chữ cái “V” và “T” cách điệu được lồng ghép vào nhau, đây là hai ký tự đầu của hai chữ “Vũng Tàu”. Chữ “T” là hình ảnh ngọn hải đăng, hải đăng biểu tượng cho tài nguyên du lịch văn hóa, một trong những tài nguyên du lịch gắn với văn hóa lịch sử của người dân Vũng Tàu. Ánh sáng của ngọn đèn chiếu ra nhiều hướng, luôn xoay tròn chỉ sự lan tỏa của nền văn hóa lâu đời của vùng đất biển đến những miền đất khác.

Bên dưới ngọn hải đăng là hình ảnh con sóng. Sóng là biểu tượng của biển, là tài nguyên quý giá mà thành phố Vũng Tàu đang sở hữu để phát triển du lịch, hình ảnh những lọn sóng mềm mại, không cuộn trào, không dữ dội chính là mô tả biển Vũng Tàu dường như luôn yên ả, ít chịu tác động của thiên tai như bão lũ; sự mềm mại của những lọn sóng đem lại cảm giác thư thái, thư giãn, dễ chịu mà du khách cảm nhận khi về với đất biển Vũng Tàu.

Về màu sắc, logo là sự kết hợp của các màu: đỏ, trắng, vàng và xanh dương.

Màu đỏ là màu tượng trưng cho năng lượng, nhiệt huyết và đam mê. Đó cũng chính là những điều người làm du lịch cần có. Luôn tràn đầy năng lượng để phục vụ du khách, luôn nhiệt huyết, năng nổ với nghề và biến công việc mình đang làm trở thành đam mê. Bởi một khi làm điều gì đó vì đam mê con người ta sẽ luôn có thật nhiều năng lượng.

Màu trắng là màu của sự tinh khiết và trung thực. Người làm du lịch không nên “buôn gian bán dối”, chặt chém du khách.

Màu vàng là màu của ánh sáng, thể hiện sự lạc quan, tích cực, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào người làm du lịch cũng cần có tố chất này đặc biệt là trong


những thời điểm gặp khó khăn, sự lạc quan sẽ giúp con người nhanh chóng vực dậy, lấy lại năng lượng và vượt qua những khó khăn đó.

Màu xanh dương là biểu tượng cho màu nước biển (tài nguyên biển Vũng Tàu), màu xanh dương còn là màu của sự tin tưởng và trách nhiệm; trách nhiệm của cơ quan chức năng, trách nhiệm của người làm du lịch, trách nhiệm của người dân trong việc phát triển du lịch, trong phục vụ du khách, trong nâng cao chuyên môn,... ngoài ra còn chỉ trách nhiệm của du khách trong việc bảo vệ môi trường du lịch. Màu xanh dương là màu đem lại cảm giác bình yên, du khách sẽ được thư giãn, giải tỏa căng thẳng khi đến Vũng Tàu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

Câu slogan “Không ngừng phát triền”. Phát triển ở đây là chỉ sự phát triển đồng thời của lượng và chất. Lượng là số lượng: khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu, khách hàng thực tế, số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, các sản phẩm du lịch, các chỉ số phát triển như GDP, các nhà đầu tư trong và ngoài nước,... Chất ở đây là: chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng các dự án đã- đang-sẽ triển khai, chất lượng sống của người dân,... Đây chính là khát khao, khát vọng của người quản lý, người làm du lịch không ngừng lớn mạnh, vươn cao, vươn xa và lan tỏa những nét đẹp của vùng đất biển Vũng Tàu đến những miền đất khác.

3.5. Quản lý và kiểm soát việc thực hiện xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu

Hiện tại việc quản lý và kiểm soát các hoạt động của du lịch Vũng Tàu được thực hiện bởi “Ban quản lý các khu du lịch Vũng Tàu”. Để xây dựng thành công thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu cần sự cố gắng hơn nữa của Ban quản lý trong việc: hoàn thành tốt các nhiệm vụ hiện tại, giải quyết nhanh các


vấn đề còn tồn đọng, kết hợp nhịp nhàng với các cơ quan liên quan khác để hỗ trợ du khách nhanh chóng, đánh giá định kỳ các kết quả đạt được so sánh với mục tiêu ban đầu; đồng thời cũng cần khéo léo, linh hoạt để phù hợp với thời đại.

Trước khi bắt đầu một chiến dịch bất kỳ cần đánh giá, dự đoán và đưa ra các chỉ số mục tiêu để có thể theo dõi, kiểm tra, giám sát; đồng thời dùng để đánh giá xem chiến dịch đó đã làm tốt hay chưa, hiệu quả ra sao. Nếu không hiệu quả thì tìm ra nguyên nhân để khắc phục, tránh tái phạm. Nếu hiệu quả thì tiếp tục phát huy.


CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

Để xây dựng thành công thương hiệu du lịch trong thời gian đến, nhằm mục đích phát triển ngành du lịch thành phố theo hướng hội nhập và cạnh tranh. Tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau:

4.1. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch thành phố Vũng Tàu

Nhân lực du lịch chất lượng cao luôn là vấn đề gây đau đầu của các doanh nghiệp, các địa phương hay trong phạm vi cả nước Việt Nam. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau:

Cần tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn và chuyên sâu. Cụ thể, thường xuyên tổ chức thực hiện các bài kiểm tra kiến thức nhằm khuyến khích nhân viên học hỏi nâng cao trình độ kiến thức chuyên sâu mà mình phục trách; Giúp họ tự học hỏi nâng cao trình độ kiến thức ở nhiều lĩnh vực; Tổ chức các buổi giao lưu gặp gỡ các thành viên nội bộ doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp trong ngành với nhau để trao đổi kiến thức chuyên ngành và liên quan. Bên cạnh đó, cần đào tạo thêm cho đội ngũ nhân sự trong ngành du lịch các khóa học về kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp; Thường xuyên mở các lớp đào tạo về kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp với khách hàng bằng cách thuê các chuyên gia về giảng dạy. Khuyến khích nhân viên sử dụng thành thạo ngoại ngữ, sử dụng những từ ngữ chuyên dùng trong giao tiếp cũng như những kỹ năng giải quyết tình huống thường gặp.


Xây dựng quy trình phục vụ chuẩn: Cần rà soát lại các quy trình phục vụ, các quy tắc kiểm tra, giám sát để tạm thời điều chỉnh cho phù hợp trước khi xây dựng quy trình, cơ chế giám sát có tính chuẩn mực lầu dài. Về dài hạn cần xây dựng quy trình, cơ chế giám sát kiểm tra chéo trong nội bộ và giữa các phòng ban trong các doanh nghiệp nhằm hạn chế sai sót đến mức thấp nhất như chất lượng dịch vụ kém, tình trạng nhân viên thiếu nhiệt huyết, tinh thần và thái độ phục vụ kém,... để đảm bảo mọi dịch vụ hoàn hảo trước khi phục vụ khách hàng.

Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch nên rà soát và đưa ra chương trình đào tạo sát thực tế hơn, thực hành nhiều hơn, nâng cao kỹ năng nhiều hơn.

Hiện tại thành phố Vũng Tàu có hai cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương là Trường đại học Bà Rịa – Vũng Tàu (xem hình 4.1) và Trường Cao đẳng nghề Du lịch. Với việc hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp du lịch sẽ giúp nguồn lao động có cơ hội được tiếp xúc thực tế, nâng cao nghiệp vụ.


Hình 4 1 Cơ sở 1 trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu 4 2 Giải pháp về tăng 1

Hình 4. 1: Cơ sở 1 trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu


4.2. Giải pháp về tăng cường ý thức của người dân địa phương trong quan hệ ứng xử với du khách

Khách du lịch đến Vũng Tàu không chỉ vì nét đẹp mà thiên nhiên ban tặng mà còn vì những nét văn hóa của nơi đây. Mà cái nôi lưu giữ văn hóa chính là cộng đồng dân cư. Để tăng cường ý thức của người dân địa phương trong ứng xử với du khách nên có sự can thiệp của cơ quan chức năng. Tác giả xin đề xuất chiến dịch tuyên truyền với khẩu hiệu “Mỗi người dân là một hướng dẫn viên”. Nội dung của chiến dịch:

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định về cách ứng xử của cộng đồng dân cư đối với du khách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nội dung luật như sau:

1. Lịch sự, nói lời hay, cử chỉ đẹp, thân thiện với khách du lịch.

2. Nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ du khách khi có yêu cầu.

3. Xếp hàng theo thứ tự, không chen lấn xô đẩy khi sử dụng các dịch vụ hoặc tham gia các hoạt động tại nơi công cộng.

4. Tôn trọng, giúp đỡ, ưu tiên, nhường đường cho khách du lịch.

5. Sử dụng trang phục lịch sự, phù hợp.

6. Có ý thức, trách nhiệm bảo vệ cảnh quan và môi trường; giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng; hưởng ứng các phong trào xã hội về bảo vệ môi trường.

7. Tuân thủ các quy định, bảng chỉ dẫn, biển báo tại các khu, điểm du lịch.

8. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng.

9. Giữ thái độ nhã nhặn, lịch sự khi giải quyết sự cố đối với khách du lịch.

10. Không “chèo kéo”, đeo bám khách du lịch.


11. Không có lời nói, cử chỉ, hành vi thô tục, thiếu văn hóa, trêu chọc hay có hành động khiếm nhã với khách du lịch.

12. Không có hành vi, cử chỉ kỳ thị, phân biệt đối xử với khách du lịch.

13. Không tranh giành, gây gổ với khách du lịch.

14. Không xả rác, khạc nhổ, đi vệ sinh bừa bãi, hút thuốc lá ở những nơi không được phép.

15. Không khắc, vẽ lên tường, tượng, bia đá, cây xanh, công trình kiến trúc, hái hoa, bẻ cành, dẫm đạp lên bãi cỏ, trêu chọc vật nuôi tại các khu, điểm du lịch và nơi công cộng.

16. Không bán các sản phẩm từ động, thực vật hoang dã cho khách du lịch.

Tuyên truyền những lợi ích được khi cộng đồng dân cư ứng xử văn minh với du khách: du khách yêu quý và quay trở lại, thu hút nhiều khách du lịch mới, khi du khách nhiều doanh thu kinh doanh du lịch tăng lên, từ đó nâng cao mức sống của người dân. Ngoài ra thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu phát triển cũng là niềm tự hào của mỗi người dân. Tuyên truyền những bất lợi khi cộng đồng dân cư ứng xử không văn minh với du khách: hậu quả là mất khách du lịch, hình ảnh du lịch sa sút và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế của người dân kinh doanh du lịch. Tuyên dương, khen thưởng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện tốt. Có biện pháp xử phạt phù hợp với hành vi có hành vi ảnh hưởng đến thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu. Chương trình tuyên truyền đến các cơ sở giáo dục trong địa bàn thành phố Vũng Tàu để các thế hệ công dân tương lai sớm có nhận thức về hành vi ứng xử văn minh đối với du khách, đem lại sự phát triển lâu dài cho ngành du lịch thành phố.


Hình thức tuyên truyền: thông qua các băng rôn, khẩu hiệu, thông qua đài phát thanh, đài truyền hình, báo, tạp chí của tỉnh, tổ chức mitting, mở cuộc thi viết bài, vẽ tranh minh họa về chương trình,...

Xem tất cả 83 trang.

Ngày đăng: 01/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí