2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng thương hiệu du lịch Vũng Tàu.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Đánh giá tiềm năng và thực trạng xây dựng thương hiệu du lịch tại thành phố Vũng Tàu một cách khách quan.
+ Đưa ra mô hình để xây dựng thương hiệu du lịch địa phương.
+ Xây dựng thương hiệu du lịch Vũng Tàu từ mô hình đã được đưa ra và dựa trên các nguồn tài nguyên du lịch có sẵn.
+ Đề xuất giải pháp nâng cao góp phần xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tiềm năng, thực trạng và giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực thành phố Vũng Tàu, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu - 1
- Kinh Nghiệm Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch Trên Thế Giới
- Hệ Thống Các Di Tích Lịch Sử Đã Được Xếp Hạng Tại Thành Phố Vũng Tàu
- Một Số Cơ Sở Ăn Uống Đáng Tin Cậy Tại Thành Phố Vũng Tàu
Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng trong bài luận văn là phân tích tổng hợp tài liệu
5. Cấu trúc của khóa luận
Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng thương hiệu du lịch địa phương Chương 2: Điều kiện phát triển du lịch thành phố Vũng Tàu
Chương 3: Xây dựng thương hiệu du lịch cho thành phố Vũng Tàu
Chương 4: Một số giải pháp góp phần xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm điểm du lịch
Theo Luật du lịch năm 2017, khái niệm điểm du lịch như sau: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch” (xem hình 1.1).
Điều kiện công nhận điểm du lịch:
- Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định
- Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch
- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật
Hình 1. 1: Bến thuyền Marina – Điểm đến mới của du lịch Vũng Tàu
Tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch có quyền:
- Đầu tư, khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch
- Ban hành nội quy, tổ chức kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch
- Tổ chức dịch vụ hướng dẫn; quy định, quản lý việc sử dụng hướng dẫn viên du lịch trong phạm vi quản lý
- Được thu phí theo quy định của pháp luật
Tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch có nghĩa vụ:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan
- Quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong phạm vi quản lý
- Bảo đảm an toàn cho khách du lịch, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường tại điểm du lịch
- Tổ chức tiếp nhận và giải quyết kịp thời kiến nghị của khách du lịch trong phạm vi quản lý
1.1.2. Khái niệm về thương hiệu
Trong lĩnh vực marketing, thuật ngữ “thương hiệu” là một trong những thuật ngữ được nhắc đến nhiều nhất. Vậy thương hiệu là gì?
Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kì:
“Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng thể các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một (hay một nhóm) sản phẩm hay dịch vụ của một (một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh”.
Định nghĩa của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO):
“Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ với dấu hiệu của doanh nghiệp gắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ. Thương hiệu là một tài sản vô hình quan trọng và đối với các doanh nghiệp lớn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp chiếm một phần đáng kể trong tổng giá trị của doanh nghiệp”.
Như vậy, có thể hiểu: Thương hiệu là một hoặc một tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm, doanh nghiệp; là hình tượng về sản phẩm, doanh nghiệp trong tâm trí công chúng. Các dấu hiệu có thể là chữ cái, con số, hình vẽ, hình tượng, sự thể hiện của màu sắc, âm thanh,... hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó. Trên thực tế, thương hiệu được nhận biết qua 2 nhóm dấu hiệu: Dấu hiệu trực giác gồm Tên hiệu, biểu tượng, biểu trưng, khẩu hiệu, nhạc hiệu, kiểu dáng của hàng hóa và bao bì,... Dấu hiệu tri giác gồm hình ảnh về sự vượt trội, khác biệt, cảm nhận về sự an toàn, giá trị cá nhân khi tiêu dùng một sản phẩm,...
Trong văn bản pháp luật của Việt Nam không có thuật ngữ thương hiệu mà chỉ có các thuật ngữ liên quan khác trong đó có nhiều quan điểm nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa như chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp…Do vậy, cách hiểu đầu tiên về thương hiệu chính là bao gồm các đối tượng sở hữu trí tuệ thường được nhắc đến như: nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ, tên thương mại,...
1.1.3. Khái niệm về thương hiệu du lịch địa phương
Dựa trên khái niệm về “thương hiệu” được đưa ra ở trên, ta có khái niệm thương hiệu điểm đến như sau:
Thương hiệu điểm đến là tổng hợp những nhận thức, cảm giác và thái độ của khách du lịch đối với điểm đến, cho phép khách du lịch xác lập một hình ảnh có thể so sánh của điểm đến đó với những điểm đến khác. Thương hiệu điểm đến là tổng hợp của các giá trị cốt lõi mà điểm đến mang lại, tổng hợp các giá trị do khách du lịch trải nghiệm, những sự khác biệt của điểm đến, niềm tin của khách du lịch. Thương hiệu điểm đến gắn liền với những giá trị và đặc trưng cốt lõi của một điểm đến, được thể hiện trong những đặc trưng, giá trị của các dịch vụ du lịch tại điểm đến đó. Thương hiệu không chỉ gắn với hình ảnh về điểm đến có từ nhận thức của khách du lịch mà còn đi liền với hoạt động của người quản lý du lịch trong việc tạo lập và duy trì những nhận thức, giá trị và niềm tin đó. Bản chất của việc xây dựng thương hiệu du lịch là việc chuyển tải có chủ định một bản sắc riêng thành một hình ảnh trong tâm trí khách du lịch.
1.2. Nội dung xây dựng thương hiệu du lịch địa phương
1.2.1. Đánh giá thực trạng du lịch địa phương
Đánh giá hiện trạng du lịch địa phương được xem là công việc đầu tiên cần phải thực hiện của cơ quan chủ quản về du lịch địa phương. Mục đích là nhằm đánh giá thực trạng phát triển du lịch của địa phương, nhận thức điểm mạnh và điểm yếu, từ đó có chiến lược đúng đắn trong thời gian tiếp theo. Ở bước này có thể thực hiện việc đánh giá theo mô hình SWOT thật chi tiết và
khách quan, người làm mô hình này nếu đánh giá sai hoặc không đầy đủ sẽ ảnh hưởng tới các phương án và kế hoạch sau này. Mô hình SWOT đưa ra:
- Điểm mạnh là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tích cực hoặc có lợi giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu.
- Điểm yếu là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
- Cơ hội là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu.
- Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
1.2.2. Xác định khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu có thể hiểu là nhóm khách hàng có các đặc điểm nhân khẩu học phù hợp với đối tượng mà một dịch vụ, sản phẩm thuộc sở hữu của một công ty, doanh nghiệp bất kì mong muốn nhắm đến. Khách hàng mục tiêu có thể là các nhóm đối tượng online hoặc đối tượng hiện hữu ngoài đời thực, có thói quen mua hàng, hành vi mua hàng cụ thể và quan trọng là có khả năng chi trả, bỏ tiền ra mua các sản phẩm, dịch vụ họ cần.
Việc xác định nhóm khách hàng mục tiêu giúp các công ty, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa chi phí cho các hoạt động tiếp thị, marketing nhờ vào việc khoanh vùng các đối tượng phù hợp và chỉ tập trung vào các đối tượng này. Xác định khách hàng mục tiêu cũng giúp mang lại hiệu quả cho toàn bộ chiến dịch do các đối tượng mà doanh nghiệp nhắm đến thường là những người tiêu dùng đã có kiến thức về sản phẩm, có nhu cầu tìm mua các sản phẩm, dịch vụ liên quan.
Các chiến lược nội dung, khuyến mãi đi kèm nếu thực hiện tốt, đủ thu hút sẽ khiến cho các đối tượng này đi đến bước tiếp theo – mua hàng trong thời gian ngắn. Cũng nhờ vậy, các chiến dịch mà một công ty, doanh nghiệp đưa ra có thể rút ngắn được thời gian thực hiện, tiết kiệm không chỉ về chi phí mà còn về nhân sự thực hiện.
Xác định khách hàng mục tiêu có thể nói đóng vai trò rất lớn trong việc mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó trước khi tiến hành chạy bất kì chiến dịch tiếp thị nào điều đầu tiên mà mọi chuyên gia về marketing đều khuyên là doanh nghiệp cần phải tiến hành xác định nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu dựa theo nhiều tiêu chí phù hợp với thương hiệu, nhãn hàng. Để xây dựng thương hiệu đạt hiệu quả, ta cần xây dựng chi tiết chân dung của khách hàng qua các yếu tố sau:
- Độ tuổi
- Giới tính
- Khu vực sống
- Tình trạng hôn nhân
- Tính chất công việc
- Khách hàng tìm kiếm thông tin qua kênh nào?
- Hành vi, sở thích của họ là gì?
1.2.3. Xây dựng và định vị thương hiệu
Như đã nói ở trên, “Bản chất của việc xây dựng thương hiệu du lịch là việc chuyển tải có chủ định một bản sắc riêng thành một hình ảnh trong tâm trí khách du lịch”. Vậy để xây dựng và định vị thương hiệu cần: Phải xây dựng nên một bản sắc riêng từ những tài nguyên mình đang có; Phải chuyển tải các bản sắc đó tới khách du lịch thông qua những công cụ nhất định; Phải giữ gìn các bản
sắc riêng đó để nó không bị mai một; Khi khách hàng tiếp nhận các thông tin được chuyển tải khiến khách hàng ghi nhớ, không nhầm lẫn với các thương hiệu khác và sẵn sàng quay trở lại với thương hiệu được gọi là định vị thương hiệu.
1.2.4. Tổ chức quản lý tiếp thị thương hiệu
Để tiếp thị thương hiệu du lịch thành công cần xây dựng nhiều chiến dịch riêng biệt, phục vụ một đối tượng khách hàng nhất định. Khi xây dựng một chiến dịch cần lưu ý các bước sau:
1.2.4.1. Xác định khách hàng mục tiêu của chiến dịch
Xác định khách hàng mục tiêu là bước vô cùng quan trọng trong việc tiếp thị bất kỳ ngành nghề nào: Khách hàng mà chiến dịch hướng đến là khách hạng sang hay bình dân, khách ở dài ngày hay ngắn ngày, khách lớn tuổi hay khách trẻ tuổi,...
1.2.4.2. Xác định mục tiêu của chiến dịch
Xác định mục tiêu quảng bá được xem như “kim chỉ nam” cho chiến lược thương hiệu bền vững. Xác định đúng mục tiêu quảng bá thương hiệu không phải là điều dễ dàng. Tùy theo từng thời điểm hoạt động của doanh nghiệp, tùy đối tượng được nhắm đến mà mục tiêu quảng bá sẽ khác nhau ít nhiều. Dưới đây là một số các mục tiêu quảng bá thương hiệu:
+ Tạo sự nhận biết: Chiến dịch này với mục đích càng nhiều khách hàng mục tiêu biết đến thương hiệu của doanh nghiệp càng tốt.
+ Tạo sự quan tâm: Tạo sự quan tâm ở đây được hiểu là tác động vào thái độ của khách hàng. Mục tiêu này được thực hiện khi khách hàng đã nhận biết về sản phẩm/ dịch vụ, mục đích là để khách hàng quan tâm và tìm hiểu về sản phẩm/ dịch vụ. So với mục tiêu nhận biết, mục tiêu này khó thực hiện hơn vì nó cần tác