Cơ Sở Khoa Học Của Việc Sử Dụng Công Nghệ Thông Tin


Vậy khi xét vai trò của công nghệ thông trong bài tôi chỉ xin đi vào vai trò : góp phần phát triển và đổi mới nền giáo dục đất nước.

Ta nhậ n thấy rằng từ khi CNTT phát triển hay nói cách khác từ khi máy tính và mạng Internet phát triển mạnh mẽ và trở thành một hệ thống trên thế giới nó đã đưa con người nói chung và nên giáo dục của các nước nói riêng phát triển một cách vựot bậc, tiến bộ hơn rất nhiều.

Đối với giáo dục CNTT không những giúp cho việc dạy học mà nó còn phục vụ rất lớn trong việc thi cử- quản lí tài liệu, hồ sơ đặc biệt nó giúp con người tìm ra nhiều phương pháp đào tạo phương pháp dạy mới : dạy từ xa, dạy trên máy chiếu...

Dạy học qua mạng Internet cho dù bạn đang ở Châu lục nào trên trái đất bạn muốn đăng kí học ở nước nào đi chăng nữa. Bạn chỉ cần vào Website đăng kí và như thế là có thể tự học ngay trong phòng của mình qua chiếc máy vi tính.

Trong đổi mới phương pháp : CNTT đã hữu ích rất nhiều với những nhà làm giáo dục : những giáo viên thông qua máy tính có thể trình bày được rất nhiều vấn đề, kiến thức bên ngoài thông qua hình ảnh trực quan, những mô hình, những ví dụ rõ ràng hay những thước phim sinh động... mà học sinh có thể trực quan ngay trên lớp. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho các em ghi nhớ, tư duy cũng như có hứng khởi trong từng tiết học.

Thông qua máy vi tính người giáo viên có thể soạn bài ngay trên các slide trên phần mềm MS power point, flash…và lên lớp giáo viên sẽ dành thời gian không phải ghi bảng để giảng dạy- trao đổi với các em những vấn đề cần thiết qua những Slide trình chiếu.

Trong quản lí giáo dục, thi cử...CNTT là một công cụ quản lí tài liệu, chấm thi rất nhanh chóng, chính xác tuyệt đối.

Hiện nay một số Bộ giáo dục chưa ứng dụng được nhiều vai trò của CNTT vào phát triển nền giáo dục nước nhà nhất là trong việc đổi mới phương pháp dạy học truyền thống bằng phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm. Và công nghệ thông tin sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đổi mới phương pháp này. Đó là giảng dạy bằng giáo án điện tử hay những hình ảnh, thước phin tư liệu rất trực quan, hữu ích.

Với dạy học lịch sử CNTT có vai trò khá lớn trong việc giúp các em tìm kiếm những nguồn thông tin, nguồn tư liệu. đặc biệt CNTT sẽ giúp các em có những tiết học thật trực quan, thật sinh động và hấp dẫn bằng các hình ảnh, các đoạn phim lấy từ internet được giáo viên trình chiếu cho xem thông qua các tiện dạy học hiện đại.

1.2 Cơ sở khoa học của việc sử dụng công nghệ thông tin

1.2.1 Xuất phát từ thuyết phản xạ của I.P. Pavlov

Theo I.P. Pavlov mỗi con người luôn mang tính cá biệt có giá trị riêng và luôn mang tính độc lập tương đối. Tuy nhiên sẽ không thể có hoạt động của bất kì cá thể nào nếu không có sự tác động hỗ trợ thường xuyên giữa cá thể này với môi trường xung quanh. Và sau nhiều lần thí nghiệm trên động vật ông rút ra kết luận : quá trình nhận thức luôn có hai hệ thống tín hiệu diễn ra không đồng nhất nhưng lại liên hệ chặt chẽ với nhau.


Hệ thống tín hiệu thứ nhất bao gồm các mối liên hệ thần kinh tạm thời có điều kiện, kích thích tác dụng trực tiếp và o các giác quan và gây ra cảm giác ở các tri giác về vật thể và các hiện tượng tương ứng

Hệ thống tín hiệu thứ hai : Nhờ tư duy để khái quát các thông tin nhận được từ tín hiệu thứ nhất. Hình thức thứ hai truyền đi dưới dạng lí tính và các khái niệm, quy luật … lúc này mang tính chủ quan.

Như vậy với kết luận này của Pavlov thì việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại sẽ giúp cho hệ thống tín hiệu thứ nhất của học sinh trong học tập lịch sử được phong phú và đa dạng hơn. Góp phần làm hệ thống thông tin thứ hai có độ bền cao từ đó cá c em có thể ghi nhớ lâu hơn.

1.2.2 Xuất phát từ thực nghiệm tâm lí

Theo các nhà nghiên cứu và khảo sát tâm lí hiện đại khi tiến hành thực nghiệm và tổng kết mức độ ảnh hưởng của các giác quan trong quá trình học tập và truyền thông như sau:

Ghi nhớ bằng thị giác : hiệu quả nhớ 70%

Ghi nhớ bằng thính giác : hiệu quả nhớ 60%

Kết hợp cả thị giác và thính giác hiệu quả ghi nhớ : 86 %.

Do vậy ta thấy được nếu sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ rất có hiệu quả cho việc ghi nhớ của học sinh.

Tổ chức UNESCO cũng đưa ra kết quả điề u tra về mức độ ảnh hưởng của các giác quan đối với các phương tiện truyền thông như sau:

Nhóm truyền tải thông tin bằng hình ảnh thu nhận 25% lượng thông tin.

Nhóm truyền tải thông tin bằng âm thanh thu nhận 15% lượng thông tin.

Nhóm truyền tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh thu nhận 65% lượng thông tin.

Từ các thực nghiệm khoa học người ta tổng kết mức độ tiếp nhận kiến thức trong quá trình dạy học như sau:

- Sự tiếp nhận tri thức khoa học khi học đạt được :

1 % qua nếm

1,5 % qua sờ

3,5 % qua ngửi

11,5 % qua nghe

83 % qua nhìn

Mức độ ghi nhớ kiến thức đạt được:

20 % qua những gì nghe được

30 % qua những gì nhìn được

50 % qua những gì nghe và nhìn được

80 % qua những gì nói được

90 % qua những gì nói là làm được.

Từ thuyết phản xạ của I.P. Pavlov và thực nghiệm tâm lí trên ta thấ y CNTT và cá c phương tiệ n nghe nhìn có mộ t vai trò vô cù ng quan trọ ng trọ ng việ c hổ trợ , tác động tớ i quá trình nhân thức của con người . Việ c kế t hợ p vù a nghe ( thính giác ), nhìn ( thị giác ) sẽ có


mứ c độ tiế p nhậ n kiế n thứ c rấ t cao . Và nếu ta ứng dụng được điều này vào trong quá trình dạy học thì nó sẽ mang lại mộ t thà nh công lớ n đố i vớ i chấ t lượ ng giá o dụ c củ a cá c nướ c .


1.3 Quan điểm của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Quan điểm ứng dụng CNTT trong giáo dục

Ứng dụng CNTT phải được đặt trong toàn bộ hệ thống của quá trình giáo dục, phát huy sức mạnh tổng hợp nhanh đạt mục đích giáo dục. CNTT là một loại phương tiện giáo dục. Loại hình này có nhiều ưu thế. Ứng dụng CNTT ảnh hưởng đến toàn bộ các thành tố của quá trình giáo dục: mục đích, nội dung, phương pháp, giáo viên, phương tiện, tổ chức, hình thức giáo dục. Mục đích cụ thể của từng bậc học, cấp học, ngành học, lớp học, bài học có thể thay đổi, song ứng dụng CNTT ( hoà nhập mọi thành tố khác của giáo dục, phát huy sức mạnh tổng hợp) phải góp phần thực hiện mục đích cuối cùng của giáo dục trong từng giai đoạn.

Ứng dụng CNTT phải tính đến phát triển vũ bão của CNTT, sự xâm nhập mạnh mẽ của CNTT vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người. CNTT đang phát triển như vũ bão. Thiết bị được trang bị năm nay thì 5 năm nữa sẽ lạc hậu. Hôm nay đặt kế hoạch xây dựng một phần mềm nào đó, có khi chưa kịp ra đời thì có thể đã có phần mềm khác mạnh hơn. Nếu chúng ta nắm được sự phát triển của CNTT thì có thể tiết kiệm được sức lực và tiền bạc một cách đáng kể.

Ứng dụng CNTT vào giáo dục phải phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Nước ta hiện nay về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp. Con người Việt Nam chưa có nhiều điều kiện tiếp xúc nhiều với máy móc, các sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại. Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Nhiều trường ở nông thôn còn chưa có cơ sở vật chất hiện đại. Số giáo viên được đào tạo và bồi dưỡng một cách có hệ thống đã có thể sử dụng và ứng dụng CNTT chưa nhiều. Nhiều giáo viên và học sinh chưa có điều kiện tiếp xúc với tiếng Anh.

Ứng dụng CNTT vào giáo dục phải mang tính khả thi và phát triển. Kinh nghiệm xây dựng các hệ tin học cho thấy yêu cầu tính phát triển là một trong những yêu cầu hàng đầu khi thiết kế hệ thống. Trong ứng dụng CNTT tính khả thi không được tính phát triển. CNTT phát triển rất nhanh. Không thể phát triển hệ mới để rồi vứt bỏ hệ cũ đã tiêu tốn nhiều công sức và tiền của. Để đảm bảo tính khả thi và phát triển thường người ta đưa vào quy trình thiết kế hệ thống tin học các bước sau:

+ Thiết kế hệ thống lý tưởng, không hạn chế.

+ Điều chỉnh hệ thống lý tưởng sao cho khả thi.

Ứng dụng CNTT trong giáo dục cần được phân cấp. Hệ thống giáo dục là hệ thống được phân cấp, cấp trung ương, cấp sở, cấp phòng, cấp trường. Mỗi cấp có những đặc thù riêng, vấn đề riêng, nhiệm vụ cụ thẻ riêng. CNTT của từng cấp phải phục vụ cụ thể nhiệm vụ của từng cấp đó, trong khuôn khổ nhiệm vụ chung và phải phù hợp với đặc điểm riêng của từng cấp.

Khi ứng dụng CNTT vào dạy học cần theo phương châm mạnh dạn, không cầu toàn. Tốc độ phát triển của CNTT rất nhanh chóng, nếu chúng ta chần chừ, cầu toàn sẽ không bao giờ ứng dụng được và càng lạc hậu. Một mặt, phải cân nhắc kỹ lưỡng để tiết kiệm tiền của, công sức nhưng mặt khác cũng mạnh dạn để tiết kiệm thời gian, vừa làm, vừa điều chỉnh.


Ứng dụng CNTT trong giáo dục không phải thủ tiêu vai trò của giáo viên mà trái lại cần phát huy vai trò tích cực hoạt động của giáo viên trong quá trình giáo viên. CNTT là phương tiện giáo dục, phương tiện này dù hiệu lực đến mấy cũng không thủ tiêu vai trò giáo viên. Giáo viên vẫn là người tổ chức các hoạt động cho học sinh, nhưng trong các hoạt động này có sự tham gia của CNTT với tư cách là phương tiện giáo dục.

Ứng dụng CNTT trong giáo dục phải góp phần dạy học tin học. Việc sử dụng CNTT trong giáo dục có thể góp phần hình thành ở học sinh những yếu tố nội dung tin học, ít nhất là ở chỗ:

Thông qua việc học tập trên, học sinh được làm quen với những thao tác sử dụng máy.

Bản thân học sinh được trải nghiệm những ứng dụng tin học và CNTT trong quá trình dạy học, điều đó có tác dụng tạo động cơ cho việc học tập những nội dung tin học. Thêm vào đó, chính bản thân những ứng dụng của tin học và CNTT cũng là một trong những nội dung cần truyền thụ.

1.4 Thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường phổ thông

Từ những năm 90 ( XX ) chúng ta ghi nhận những thay đổi vượt bậc trong công nghệ thông tin. Và công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng vào sự thay đổi to lớn với thế giới. Thực tế thế giới đã chuyển từ thời đại công nghiệp sang thời đại thông tin kĩ thuật số. Đặc biệt nền giáo dục thế giới cũng chịu sự tác động rất lớn của sự phát triển CNTT này. .Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho nến giáo dục mỗi quốc gia. Và rất nhiều nước trên thế giới nhanh chóng nắm bắt cơ hội này để thay đổi phương pháp giáo dục, để đưa nền giáo dục nước mình phát triển:

Ở Mỹ, các phương tiện nghe nhìn được đa dạng hóa và hiện đại hóa. Phim đèn chiếu sách giáo khoa được lồng tiếng và tăng tiếng động bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Nền giáo dục ở các nước Anh, Pháp, Đức cũng đã đưa chương trình truyền thanh, truyền hình vào học đường và thực hiện nhiều loại trường lớp, phương thức hoạt động khác nhau.

Ở Nhật, từ 1960 đã tổ chức nghiên cứu mẫu và sản xuất phim sách giáo khoa dùng trong nhà trường. Tính đến năm 1984, nước Nhật có 29 trung tâm nghe nhìn và 814 thư viện nghe – nhìn. Theo một kết quả điều tra 1992 về trang bị máy tính ở Nhật cho thấy : bậc tiểu học được trang bị 50% , bậc trung học cơ sở được 86,1%, bậc phổ thông trung học được 99,4%.

Ở Hàn Quốc, vào thời gian này cũng có tới hơn 50% trường tiểu học dạy – học tin học. Ở Singapore trong danh mục thiết bị dạy học có đến hàng trăm đề tài băng hình. Riêng cho việc đổi mới dạy học, cuối 1999 tất cả các trường học đã nối mạng internet với gia đình. Mỗi trường học được đầu tư 2.5 triệu USD cho thiết bị công nghệ tin học, trung bình cứ 2 học sinh có một máy tính.

Từ 1986-1991 ở Malaysia đã trang bị 365 trung tâm nghe nhìn cấp huyện và 4229 trung tâm nghe nhìn của các trường tiểu học nông thôn ( trong tổng 6795 trường tiểu học cả nước).


Như vậy, qua những con số này ta thấy rằng đối với nền giáo dục của các nước lớn trên thế giới cũng như các nước trong khu vực đã có sự đổi mới từ rất lâu theo hướng hiện đại hóa bằng việc ứng dụng khoa học kỉ thuật vào dạy học, nhất là sử dụng máy tính và các phương tiện nghe nhìn. Từ đó ta cũng hiểu được tại sao chất lượng giáo dục của các nước này lại rất tốt, rất cao so với các nước khác trên thế giới. Đây cũng là một phương thức giáo dục mà chúng ta nên suy ngẫm và áp dụng cho nến giáo dục nước nhà.

Ở nước ta, nhận biết được vai trò của CNTT, Đảng và Chính phủ ta đã ban hành nghị quyết 49/CP về phát triển công nghệ thông tin đến năm 2000.

Trong giai đoạn này Đảng và Chính phủ tìm các giải pháp huy động nguồn nhân lực cả con người và cơ sở vật chất nhằm tiếp cận với công nghệ và thiết bị máy mới này. Với sự chỉ đạo của Bộ một số trường Đại học đã thành lập trung tâm đào tạo tin học và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Trung tâm tính toán và ứng dụng tin học của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã được thành lập và được trang thiết bị của Liên Xô.

Các trường Đại học Bách Khoa – Đại học Tổng Hợp- Đại học Kinh Tế thuộc Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh sớm thành lập trung tâm tin học để bắt nhịp với trình độ phát triển chung của thế giới.

Từ cuối năm 1992 bộ giáo dục và đào tạo đã có chủ trương đẩy mạnh đào tạo tin học và chủ trương xây dựng dự án “đưa tin học vào các trường phổ thông.” Và mục tiêu đưa tin học trở thành ngành học chính.

Thực hiện nghị quyết của Đảng và Chính phủ nền giáo dục nước ta nhanh chóng đào tạo được một đội ngũ chuyên viên lành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục phổ cập CNTT trong các trường phổ thông.

Theo dự kiến của Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt cho đến năm 2000 lực lượng cán bộ chuyên viên CNTT khoảng không dưới 20.000 người.

Để có một đội ngũ giáo viên có trình độ tin học sau đại học theo dự kiến của Vụ giáo dục hàng năm cả nước phải đạo tạo 150 thạc sĩ, 30 tiến sĩ. Và cho đến 2010 số lượng tuyển sinh đào tạo CNTT sau đai học tăng lên như sau13 :


Trình độ/ năm

2000

2005

2010

Thạc sĩ

150

300

600

Tiến sĩ

30

50

80

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Xây dựng thư viện điện tử hỗ trợ dạy học lịch sử Việt Nam - 5

Thực hiện nhiệm vụ đào tào nguồn nhân lực, thực hiện dự án đưa tin học vào trường phổ thông hàng năm nhà nước chi hàng chục tỉ đồng cho vần đề này.

Theo dự báo của Vụ giáo dục đến năm 2010 đội ngũ cán bộ giáo viên tin học ở các trường phổ thông cần tới khoảng 8.000 người. Mức chi phí cho lương và việc đào tạo giáo viên Tin học chiếm một số tiền lớn trong ngân sách nhà nước.

Với sự quan tâm của Đảng - Nhà nước và Chính phủ việc đưa tin học vào nhà trường ngày càng mở rộng. Tuy nhiên việc đưa tin học vào trường phổ thông hiện nay mới chỉ làm được một phần việc rất nhỏ chỉ tiến hành xóa mù tin học cho học sinh mà thôi. Còn việc ứng dụng những thành tựu của tin học vào việc đổi mới


13 Báo cáo tại Hội nghị đào tạo sau Đại học – Bộ Giáo dục- Đào tạo 13/3/1999


phương pháp dạy học lại chưa được thực hiện nhiều. Nhất là ở các tỉnh lẻ thì việc đổi mới phương pháp có sự hổ trợ của những phương tiện kĩ thuật hiện đại này lại càng khó khăn và ít được thực hiện.

Việc ứng dụng thành tự khoa học kĩ thuật này là một lợi thế rất to lớn đôi với nền giáo dục nước ta. Từ đó có thể thay đổi phương pháp dạy hiệu quả hơn và tất nhiên chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao hơn.

Theo chỉ thị 58 CT/TW của bộ chính trị khẳng định: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, ở các bậc học, nghành học”.

Ngày 30-7-2001 Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo có chỉ thị 29/CT – BGDĐT đề ra nhiệm vụ ứng dụng CNTT – TT tới mức 2002- 2005 phải ứng dụng khoảng 5- 10% thời gian giảng vào các môn học khác ở trường phổ thông có sử dụng CNTT –TT để thực hiện giáo án điện tử

Theo tuổi trẻ số ra 42/2002, thứ 7 ngày 9-3-2003 Tiến sĩ Lê Phương Đông có bài: “Bao giờ có vị trí xứng đáng trong dạy học”. Qua kết quả khảo sát 15 Tỉnh và Thành phố ông cho biết hầu hết các trường phổ thông đều có máy tính nhưng hầu hết máy đã cũ còn ở mức độ yếu. Một số trường đưa tin học vào giảng dạy nhưng hầu hết còn mang tính lí thuyết và thiếu khản năng ứng dụng.

Theo cuộc khảo sát của nhiều nhà nghiên cứu thì việc ứng dụng và đưa tin học vào THPT hiện nay có nhiều dấu hiệu đáng mừng :

Giảng viên Nguyễn Văn Hồng – Trường cao đẳng sư phạm Cần Thơ thăm dò thực trạng về việc ứng dụng CNTT ở 6 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long ( 2006) có kết quả như sau:

Đối với sở giáo dục và đào tạo:

Khi tìm hiểu chủ trương chính sách 100% ý kiến cho rằng có quan tâm tới việc đựa CNTT vào trường phổ thông. 75% cho rằng tỉnh, thành phố đã hoạch định cụ thể triển khai công nghệ thông tin vào trường phổ thông theo giai đoạn phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 50% ý kiến đồng ý đưa ra các ý kiến quy định cụ thể nhằm khuyến khích nhiều đơn vị giáo dục và các nhân ứng dụng CNTT trong giáo dục.

Hầu hết các trường phổ thông này đã sử dụng máy tính để quản lí hồ sơ, thi cử, quản lí tài chính… Tuy nhiên chưa có đơn vị nào khuyến khích đánh giá trong dạy học thường xuyên.

Một bất cập đối với các sở giáo dục này là : do nguồn ngân sách có hẹp, nên vấn đề tài chính ở các tỉnh rất khó khăn phần lớn chỉ sử dụng CNTT trong quản lí nghành, quản lí trường là chủ yếu. Còn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập chưa nhiều.

Đối với các phòng giáo dục và đào tạo.

Quan điều tra có tới 6/9 ( tức 66,66%) phòng giáo dục và đào tạo thực hiện chủ trương đưa CNTT vào trường phổ thông, nhưng chỉ có 11,11% đơn vị có hoạch định cụ thể từng giao đoạn. Hầu hết (9/9) các trường phổ thông đã sử dụng máy tính và các phần mềm trong quản lí giáo dục còn việc ứng dụng vào dạy học lại rất khiêm tốn có 2/28 ( 7,14%) số trường có ứng dụng CNTT trong dạy học. Việc dành riêng khoản kinh phí cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học có 2/9 (22,22%) đơn vị đã thực hiện.


Việc đưa tin học vào trường Trung học cơ sở : phiếu thăm dò của giảng viên Nguyễn Văn Hồng – trường Cao đẳng sư phạm Cần Thơ ở 265 trường của 4 tỉnh14 ( 2006) kết quả thu được như sau :

28/265 trường = 10,56 % có chủ trương, văn bản riêng của nhà trường về ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

6/28 trường = 21,42 % đã triển khai thực hiện. Nhưng chỉ có 2/28 trường đã triển khai thực hiện từng giai đoạn

Số lượng máy tính theo thống kê được kết quả như sau:

Có 32 máy/28 trường THCS. Số lượng máy tính dành cho giáo viên 19 máy/1762 giáo viên. Số lượng máy tính dành cho học sinh 179 máy/ 40.964 học sinh Về trình độ CNTT của giáo viên : Đại học và Cao đẳng : 8,06%. Giáo viên

đã qua ít nhất một khóa bồi dưỡng CNTT : 32,02%. Biết sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản, Word , Excel, Power Poit…: 40,09%. Số tiết CNTT không đáng kể . Giáo viên có máy tính dùng riêng là 11, 73%...

Thực trạng trên cho thấy việc đưa CNTT vào trường học ở khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung vẫn chưa được đầu tư đúng mức, các trường rất thiếu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học…, đội ngũ giáo viên còn rất yếu về CNTT.

Đánh giá chung :Thực tế tới thời điểm hiện nay hầu như ở các trường phổ thông ở các tỉnh và thành phố đã đưa tin học vào nhà trường. Tuy nhiên mức độ chung của tình hình sử dụng bài giảng điện tử ở các trường rất khác nhau. Nhìn chung thì ở các thành phố lớn đã có rất nhiều trường ứng dụng giáo án điện tử vào giảng dạy, còn ờ các tỉnh lẻ khác thì hầu như chưa có và nếu có thì cũng không thường xuyên.

Thực tế trong kì thực tập kì I ( năm học 2007-2008) và kì II năm học 2008- 2009 tôi được tận mắt chứng kiến cũng như qua lời nhận xét của các bạn thực tập thì nhiều trường THPT tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có cơ sở vật chất rất tốt, phòng học được trang bị máy chiếu và giáo viên rất khuyến khích sử dụng bài giáo án điện tử để giảng dạy:

Trường THPT Trần Phú ( quận Tân Phú)

Trường THPT Nguyễn Trung Trực ( quận Gò Vấp) Trường THPT Nguyễn Thị Định (quận 8)

Trường THPT Thanh Đa ( quận Bình Thạnh)

Trường THPT Trung học Thực hành –ĐHSP ( quận 5) Trường THPT Hùng Vương ( quận 5)

Trường THPT Nguyễn Hiền ( quận 11)

Trường THPT Nguyễn Chí Thanh ( quận Tận Bình)

Có những trường 100% phòng học được trang bị máy chiếu : trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT Trần Đại Nghĩa, THPT Lê Quí Đôn, THPT dân lập Trương Vĩnh Ký… Hầu như trường học nào cũng được trang bị máy chiếu phục vụ giảng dạy. Tuy nhiên hầu như đa số trường còn lại cũng chỉ mới có vài phòng nghe nhìn là có máy chiếu mà thôi. Song nhìn chung là hầu hết các trường đã sử dụng và khuyến khích giảng dạy bằng giáo án điện tử.


14 Cần Thơ, Hậu Giang, Bến Tre, Cà Mau.


Tuy nhiên đây là mặt bằng chung của các trường PTTH trong Thành phố, nếu chúng ta đi lùi sâu hơn vào các tỉnh lẻ, nhất là huyện vùng sâu thì thực tế lại rất khác, và hoàn toàn ngược lại.

Qua cuộc khảo sát của Phạm Bảo Toàn về thực tế sử dụng giáo án điện tử ở 6 trường THPT : Huỳnh Văn Nghệ, Tân Bình, Thường Tân, Lê Lợi, Tân Phước Khánh và Thái Hòa với hơn 10.000 học sinh thuộc huyện Tân Uyên ( tỉnh Bình Dương) ta phần nào hiểu được điều đó. Lưu ý rằng đây là huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh Bình Dương trang bị cơ sở vật chất còn tương đối nghèo nàn thu được kết quả như sau:



Tổng số giáo

viên

Số lượng giáo viên sử

dụng giáo án điện tử

Số lượng giáo viên không

sử dụng giáo án điện tử

60

0 ( 0%)

60 (100%)

Trình độ tin học của giáo viên cũng rất hạn chế. Kết quả khảo sát tại trường Huỳnh Văn Nghệ như sau15:

Trình độ

Số lượng

Phần trăm (%)

Có tín chỉ A tin học

32/60

53,33%

Có tín chỉ B tin học

1/60

1,67%

Không có tín chỉ tin học

27/60

45%

Qua con số này ta thấy được rằng một thực trang sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy ở trường PTTH huyện Tân Uyên của tỉnh Bình Dương nói riêng và của nhiều tỉnh miền núi vùng sâu vùng xa của cả nước nói chung. Một thực tế rất buồn và cần “báo động” trình độ tin học của giáo viên rất thấp, việc sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy rất hiếm, tức chỉ thỉnh thoảng ở một số giáo viên mà thôi.

Không chỉ ở Bình Dương mà còn rất nhiều tỉnh khác cũng có trình trạng tương tự. Lấy ví dụ ở tỉnh Thanh Hóa, tại huyện Nông Cống- (không phải là huyện miền núi) có 6 trường THPT16 song chưa có trường nào có phòng máy chiếu để học bằng giáo án điện tử.

Nhìn chung ở một số tỉnh thành phố phát triển thi việc sử dụng giáo án điện tử cũng có bước tiến hơn. Qua việc điều tra ở trường phổ thông tại thành phố phát triển nhất nước ( Tp Hồ Chí Minh) ta sẽ thấy rõ điều đó:

Qua thống kê của Phan Văn Cả và Lê Vi Hảo cho thấy hầu hết giáo viên đã từng tiếp xúc và sử dụng vi tính (87,5%) nhưng chỉ ở mức độ thỉnh thoảng. Có đến 12,5% số giáo viên chưa sử dụng máy vi tính dưới mọi hình thức. Tất cả các giáo viên được hỏi đều khẳng định tầm quan trọng của việc khai thác công nghệ thông tin phục vụ cho việc học tập và giảng dạy (100%) giáo viên khẳng định như vậy. Khoảng 43,7% giáo viên được hỏi đã sử dụng phòng nghe nhìn để giảng dạy và phục vụ cho giờ thao giảng. Số giáo viên sử dụng phần mềm Power Point để soạn giáo án điện tử còn rất khiêm tốn.


15 Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế hệ thống bài giảng điện tử và tìm kiếm tư liệu hổ trợ đổi mới phương pháp dạy học môn hóa lớp 10 THPT– Luận văn tốt nghiệp của Phạm Bảo Toàn.

16 THPT Nông Cống I, THPT Nông Cống II, THPT Nông Cống III, THPT Nông Cống IV, THPT Bán công số I Nông Cống , và Trung tâm giáo dục thường xuyên dạy nghề Nông Cống.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 02/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí