phương pháp dạy học mới có sức thu hút học sinh làm cho học sinh hứng thú trong học tập. Và học sinh chán học xem thường lịch sử là điều cũng dễ hiểu.
Lối dạy học lịch sử ở phổ thông hiện nay được đa số giáo viên thực hiện là : giáo viên lên lớp đọc cho học sinh ở dưới thụ động chép ( hoặc dùng bút chì gạch trong sách). Giáo viên trình bày bao nhiêu học sinh thụ động tiếp thu bấy nhiêu. Và giờ trả bài hay kiểm tra học sinh chỉ việc học bấy nhiêu để đối phó với giáo viên. Học sinh có thể “thuộc lòng ” những kiến thức giáo viên cho chép. Tuy nhiên lại không hiểu nội dung và bản chất của sự kiện - hiện tượng lịch sử. Như thế sẽ rất dễ quên và quên sẽ rất khó nhớ lại.
Phó Tiến sĩ Phạm Thanh Bình – Giảng viên trường đại học Huế qua nghiên cứu và điều tra tình hình dạy học lịch sử ở các trường phổ thông các tỉnh : Thừa Thiên Huế - Quảng Bình - Quãng Trị ... cũng có nhận định như thế :“ Giáo viên dạy học theo lối cổ truyền, giáo viên truyền tri thức, học sinh tiếp thu thụ động bài bản của giáo viên ”9.
Có thể nói cách dạy học lịch sử như trên sẽ không mang lại hiệu quả, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy học, đồng thời hạn chế việc phát triển trí tuệ, tư duy ở các em. Do vậy, việc dạy – học lịch sử trở thành gánh nặng của cả thầy và trò và là mối lo ngại của toàn xã hội. Do vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử là một vấn đề quan trọng cần phải giải quyết.
Không phải là phương pháp dạy học lịch sử truyền thống không có tác dụng gì mà chỉ thấy hạn chế. Tuy nhiên nếu so sánh với PPDH mới :( dạy học liên môn, dạy học nêu vấn đề, bài tập nhận thức, sự dụng phương tiện dạy học, hình thành biểu tượng, ứng dụng CNTT ...) thì PPDH truyề n thố ng bộc lộ rất nhiều hạn chế.
Qua bảng so sánh này ta sẽ thấy được điều đó10 :
Dạy học truyền thống | Các mô hình dạy học hiện đại | |
Quan niệm | Dạy học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm. | Học là quá trình kiến tạo : học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực phẩm chất. |
Bản chất | Dạy học là quá trình truyền thụ tri thức của giáo viên | Dạy học là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. |
Mục tiêu | Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ năng, kỹ xảo. Học để đối phó với thi cử. Thi xong những điều | Chú trọng hình thành các năng lực (hành động, sáng tạo, hợp tác…) dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp những những yêu cầu |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng thư viện điện tử hỗ trợ dạy học lịch sử Việt Nam - 1
- Xây dựng thư viện điện tử hỗ trợ dạy học lịch sử Việt Nam - 2
- Quan Niệm Về Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Nói Chung Và Dạy Học Lịch Sử Nói Riêng
- Cơ Sở Khoa Học Của Việc Sử Dụng Công Nghệ Thông Tin
- Một Số Yêu Cầu Khi Khai Thác Tài Liệu Trên Internet Trong Dạy Học Lịch Sử
- Xây Dựng Thư Viện Điện Tử Phục Vụ Dạy Học Và Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Lớp 11 – 12
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
9“Đổi mớ i mạ nh mẽ phương phá p dạ y họ c ở trườ ng phổ thông yêu cầ u cấ p bá ch củ a sự nghiệ p giá o dụ c hiệ n nay”- Tạp chí Giáo dục số 10- tháng 3-1995
10 Nguồ n : Nguyễ n Hải Châu, Phạm Thị Sen (Cb), Nguyễ n Đứ c Vũ , Nguyễ n Thị Kim Liên, Nguyễ n Văn Luyệ n (2006), đổ i mớ i phương phá p dạ y họ c và kiể m tra đá nh giá môn đị a lý10, trang 3o-31.
đã học thừng bị bỏ quên hoặc ít dùng. | của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và cho sự phát triển xã hội. | |
Nội dung | Từ sách giáo khoa + sự hiểu biết của giáo viên. | Từ nhiều nguồn khác nhau :sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu khoa học phù hợp, internet, thư viện, thực tế…. gắn với : + Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của học sinh. + Tình huống thực tế, bối cảnh môi trường địa phương. |
Phương pháp | Các phương pháp diễn giảng, truyền thụ kiến thức một chiều. | Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề, dạy học tương tác. |
Hình thức tổ chức | Cố định : giới hạn trong 4 bức tường của lớp học, giáo viên đối diện với cả lớp. | Cơ động, linh hoạt : học ở lớp, ở hiện trường, thực tế, phòng thí nghiệm ..học cá nhân, học theo nhóm, học đôi bạn và học cả lớp đối diện với giáo viên |
Hay qua bảng sau ta sẽ hiểu hơn về lợi thế của phương pháp dạy học mới 11:
Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh – PPDH mới | |
- Cung cấp nhiều sự kiện được xem là mục đích học tập nhớ tốt, thuộc lòng. | - Cung cấp nhiều kiến thức cơ bản được lựa chọn phù hợp với yêu cầu, trình độ học sinh nhằm giúp học sinh hiểu sự kiện lịch sử một cách sâu sắc và như thế sẽ nhớ lâu, bền vững. |
- Trên lớp giáo viên chỉ đọc sách giáo khoa ( giáo án soạn) cho học sinh chép kể chuyện không cần thiết để các em nghe thích thú ghi chép | - Giáo viên trình bày kiến thức cơ bản nhất. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo sách giáo khoa cac loại tài liệu tham khảo cần thiết khác, biết sử dụng đồ dùng trực quan, giải quyết những câu hỏi, bài tập sách giáo khoa. Nêu và cùng trao đổi vấn đề được đặt ra. Ghi chép lời giảng của mình thông qua hiểu biết của mình. |
- Học sinh chỉ làm việc một mình trên lớp, ở nhà hoặc với giáo viên chỉ khi được hỏi, kiểm tra. | - Học sinh tự làm việc với tài liệu sách giáo khoa, trao đổi, thảo luận với bạn bè. Đề xuất ý kiến, thắc mắc với giáo viên. |
11 Giáo sư Nguyễ n Cả nh Toà n, Nguyễ n Thị Như Ý , Nguyễ n Văn Thó a, Đinh Quang Sử u, Mộ t số vấ n đề về cách dạy và cách học, Nxb Hà Nộ i, 2002. Bài viết được trích từ “ Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử một yêu cầ u cấ p thiế t” củ a giá o sư Phan Ngọ c Liên bà i đăng trên“ tự họ c” số 11 ( 10/2000).
- Các sự kiện nêu ra trong hệ thống có quan hệ với nhau ( bối cảnh lịch sử diễn ra sự kiện, nguyên nhân – kết quả..) các bài học có quan hệ chặt chẽ với nhau theo chương trình quy định kiến thức đã học làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức mới. Cũng cố kiến thức cũ. | |
- Dạy học chỉ dừng lại ở việc kiểm tra bằng các câu hỏi nặng ở ghi nhớ sự kiện chỉ hiểu lịch sử một cách chung chung công thức. | - Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học nội dung sách giáo khoa, biết tự kiểm tra, đánh giá nhận thức của mình. Biết đặt và giải quyết nội dung có liên quan tới nội dung bài học, biết làm bài tập thực hành của môn học, biết vận dụng liên hệ kiến thức đã học. - Việc kiểm tra đánh giá bằng nhiều phương pháp sinh động, toàn diện lý thuyết và thực hành. |
- Nguồn kiến thức thu nhận được của học sinh rất hạn chế thường giới hạn trong bài giảng của giáo viên | - Nguồn kiến thức mà học sinh thu nhận phong phú và đa dạng bài giảng của giáo viên, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cần thiết : tranh ảnh, bản đồ, sách giáo khoa... và các loại hoạt động ngoại khóa thực hành khác. |
- Dạy học lịch sử tách rời các môn học khác, đặc biệt là với các môn ( Văn – Địa Lí- Công Dân). | - Thể hiện nguyên tắc liên môn, việc tích hợp kiến thức ở các môn học gần gũi ở mức độ nhất định làm cho kiến thức phong phú vững chắc, tiết kiệm thời gian dạy học. |
Với những gì đã trình bày ở bảng so sánh ta thấy phương pháp dạy học Lịch sử cũ đã quá lỗ thời. Việc giảng dạy như thế sẽ không hiệu quả khi nền giáo dục nước nhà đang muốn rút ngắn khoảng cách và không tụt hậu so với thế giới. Và yêu cầu đổi mới phương pháp là vấn đề đặt ra cấp bách và cần thiết hơn hết. Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay có rất nhiều tiền đề và điều kiện thuận lợi để thực hiện.
2.2 Những tiền đề của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
Cơ sở pháp lí của việc đổi mới
- Việc đổi mới toàn diện quá trình giáo dục, trong đó có đôi mới phương pháp được khẳng định ở các văn bản của đảng và nhà nước:
- Nghị quyết TW 2 khóa VIII nêu rõ : “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, ruỳen luyện nếp tư duy cho người học từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiệ n hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh...”12
12 Văn kiệ n hộ i nghị lầ n thứ 2 BCHTW khó a VIII, ĐCSVN ( 1997). Nxb Chí nh trị quố c gia Hà Nộ i, trang 41.
- Khoản 1, điều 27 Luật giáo dục quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là : “ giúp học sinh phát huy toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản: phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.”
- Khoản 2, điều 28 : Luật giáo dục quy định : “ Phương pháp giáo dục ở phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh… bồi dưỡng phương pháp tự học, khản năng làm việc theo nhóm, ruỳen luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
- Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 (ban hành kèm theo quyết định số 201/2001/QĐ-ttg ngày 29 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng chính phủ ) ở mục
5.2 có ghi rõ : “ Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ kiến thức thụ động, thầy giảng – trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức. Dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp. Phát triển năng lực của mỗi cá nhân. Tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập…”
Chương trình sách giáo khoa có sự thay đổi
Môn lịch sử nói riêng và tất cả các môn học ở trường trung học phổ thông hiện nay đều được đổi mới theo hướng tích cực hơn về nội dung, cũng như hình thức, bố cục… nhằm góp phần hoàn thiện học vấn cho học sinh, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh có thể tiếp tục học lên bậc cao hơn, củng cố và phát triển bốn năng lực chủ yếu của học sinh đã hình thành ở cấp trung học cơ sở đáp ứng mục tiêu giáo dục và phát triển con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Các năng lực đó là :
- Năng lực hành động có hiệu quả trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng phẩm chất đã được hình thành trong quá trình ruỳen luyện, học tập, giáo tiếp.
- Năng lực hợp tác, phối hợp hành động trong học tập và đời sống.
- Năng lực sáng tạo, có thể thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống.
- Năng lực tự khẳng định bản thân.
Như vậy, dạy học lịch sử hiện nay góp phần vào việc hình thành và ruỳen luyện cho học sinh các kĩ năng cần thiết của người lao động mới.
Để đạt được điều này chương trình môn lịch sử trung học phổ thông mới dã xây dựng theo các yêu cầu sau :
- Xuất phát từ mục tiêu cấp học.
- Đảm bảo tính hệ thống, chỉnh thể và yêu cầu kế thừa trong hoàn thiện và phát triển học vấn phổ thông.
- Tiếp tục đảm bảo yêu cầu cơ bản, hiện đại, sát thực với thực tiễn đất nước.
- Đảm bảo tính sư phạm và yêu cầu phân hóa.
- Góp phần đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học.
- Tiếp tục coi trọng vai trò của phương tiện dạy học…
Nội dung của môn lịch sử trung học phổ thông được chia thành hai mảng : Việt Nam và thế giới. Trong 3 năm họ c cá c em sẽ đượ c họ c song song cả lị ch sử Việ t Nam lẫ n lị ch sử thế giớ i từ thời cổ đạ i cho đế n hiệ n đạ i . Các em sẽ có đủ kiến thứ c về lịch sử dân tộc mình và lịch sử thế giớ i để có thể so sánh, đánh giá sự phát triển lịch sử của nước mình cũng như các nước khác. Hiểu được bản chất của lịch sử dân tộc, bản chất của chủ nghĩa đế quốc…
Nhận thức của giáo viên đã có sự thay đổi
- Hầu hết các giáo viên lịch sử đều hiểu được cùng với đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình và sách giáo khoa thì việc đổi mới phương pháp dạy học là điều tất yếu không thể thiếu và là nhân tố quan trọng nhất, quyết định đến việc nâng cao chất lượng dạy học lịch sử.
- Trong những năm gần đây công tác bồi dưỡng giáo viên đã góp phần quan trọng tạo nên những thay đổi trong nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học. Ngoài việc nâng cao trình độ nhận thức và lí luận dạy học cho giáo viên, chương trình bồi dưỡng thường xuyên còn tăng cường năng lực thực thi các phương pháp dạy học tiên tiến và sử dụng các phương tiện hiện đại cho giáo viên dạy học lịch sử ở các trường phổ thông.
Đặc điểm tâm lí học sinh
- Trong các kết quả nghiên cứu tâm lí học sinh và điều tra xã hội ở thanh thiếu niên ở nước ta đã có sự thay đổi trong tâm – sinh lí. Các em nhận thức được trong bối cảnh giao lưu, mở cửa của thế giới hiện nay học sinh tiế p thu được nhiều nguồn thông tin. Linh hoạt hơn thực tế hơn… các em cũng tự hiểu được đã sinh ra trong một đất nước anh hùng mình phải hiểu biết lịch sử hào hùng của đất nước mình.
- Trong học tập các em cũng thích phương pháp học tậ p mới : khản năng học nhóm, phân tích tổng hợp, so sánh trìu tượng hóa, khái quát hóa…các em thích bày tỏ ý kiến cá nhân của mình… Tất cả điều này sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay.
Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học đã tăng cường
So với trước đây hiện nay cơ sở vật chất kỉ thuật phục vụ cho việc dạy học nói chung và dạy học học lịch sử nói riêng đã có những chuyển biến tích cực.
Trong các giờ học hầu như tất cả các học sinh đều có sách giáo khoa. Hệ thống bản đồ, lược đồ các trận đánh, chiến dịch, nhân vật hay các vùng lãnh thổ, ranh giới các quốc gia … được phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngoài ra giáo viên có rất nhiều sách tham khảo : hướng dẫn thiết kế bài giảng, sách giáo viên, các sách bài tập, sách bồi dưỡng…. Một số băng đĩa hình, film tư liệu cùng các kĩ thuật hiện đại như máy chiếu, máy tính ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong dạy học. Điều này là một thuận lợi rất lớn cho việc đổi mới dạy học lịch sử hiện nay.
Từ thự c tiễ n củ a nề n giáo dục nướ c nhà cũng như những tiền đề từ bên ngoài mang lạ i cho việ c đổ i mớ i phương phá p dạ y học. Việ c đổ i mớ i PPDH hiệ n nay là mộ t yêu cầ u cấ p thiế t . Và để đưa chấ t lượ ng của nề n giá o dụ c có thể sá nh ngang tầ m vớ i cá c nướ c trên thế giớ i đò i hỏ i ở mỗ i giá o viên cầ n có mộ t phương phá p dạ y học thật hiệ u quả . Đòi hỏi Bộ giáo dục phải có những chính sách hợp lí tạo tiền đề cho quá trình đổi mới.
3. Đổi mới phương pháp dạy học
Để chất lượng giáo dục được nâng cao hơn đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội thì cần phải có sự đổi mới một cách toàn diện, tổng thể trong giáo dục.
3.1 Đổi mới từ cấp lãnh đạo
Bắt đầu từ cấp lãnh đạo trong ngành giáo dục phải là những người có năng lực thật sự, phải có tầm nhìn sâu rộng, nắm bắt kịp thời những yêu cầu cấp bách mà nền giáo dục đang cần, phải tạo ra một môi trường là m việc dân chủ cho giáo dục. Cần phải điều tra, đi sâu đi sát thực tế, lắng nghe ý kiến của những người trực tiếp giảng dạy, lắng nghe ý kiến nguyện vọng của học sinh, giải quyết dần những vướng mắc mà nền giáo dục đang gặp phải.
Không thể tách rời khỏi thực tế, không phải chỉ có lý thuyết suông, chỉ ngồi từ trên ra các quyết định để rồi khi đưa vào thực hiện nó đã trở nên lỗ thời, đứt đoạn. Do vậy ta phải đi vào thực tế tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp giải quyết. Phải đổi mới ở tất cả các cấp từ vĩ mô đến vi mô
3.2 Đổi mới ở cấp vĩ mô
Phải xây dựng một chương trình chuẩn với mục tiêu to lớn là xây dựng cho đất nước những con người hòan thiện cả về nhân- thiện- mĩ và sức khỏe... Đó là những học sinh mà ngoài kiến thức sách vở các em có khản năng sáng tạo, làm việc độc lập vận dụng những kiến thức kinh nghiệm có được vào cuộc sống và đủ trí tuệ phục vụ cho đất nước.
Cần phải thay đổi cách thi cử đánh giá từ đó sẽ làm thay đổi cách dạy và học và từ đó để cho giáo viên và học sinh thấy được đúng thành quả mà học sinh đạt được trong quá trình lĩnh hội kiến thức, cũng như để giáo viên thấy được hạn chế của mình để tìm cách khắc phục giúp các em học tốt hơn.
Một sự thật đáng buồn của nền giáo dục đó là “bệnh thành tích”. Nó đã ăn sâu, bắt rễ vào tất cả các môi trường giáo dục từ tiểu học cho tới đại học, sau đại học. Bệnh thành tích đã đào tạo ra cho đất học những “ nhân tài ảo”. Với một bảng điểm, một tấm bằng tốt nghiệp rất “đẹp” nhưng giá trị thực tiễn của nó lại không có. Nên làm gì để giải quyết tình trạng này? Đây là một câu hỏi được nền giáo dục nước nhà quan tâm và thực hiện rất nghiệm túc. Song điều đầu tiên muốn loại bỏ nó là sự tích cực, tự giác của của giáo viên và học sinh. Những con người ở “môi trường trồng người” trước hết phải có cái tâm với nghề, có đạo đức nghề nghiệp, biết hy sinh… như thế mới có thể làm cho nền giáo dục của nước nhà tiến bộ được.
Quan trọng nhất là Đảng – nhà nước phải có biện pháp đủ mạnh, mang tính pháp lí, cưỡng chế đủ để răn đe những người làm giáo dục mà có tư tưởng không tốt, không tiến bộ trong giáo dục.
3.3 Đổi mới ở tầm vi mô
Chúng ta cần xem xét đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện học tập cũng như phương tiện kiểm tra đánh giá.
Trong khóa luận này chúng tôi không bàn nhiều tới đổi mới nội dung, mục tiêu hay ở phương tiện đánh giá mà chỉ quan tâm nhiều tới đổi mới phướng pháp và đổi mới phương tiện dạy học.
Ta biết rằng : mục tiêu – nội dung- phương pháp- phương tiện kiểm tra đánh giá có mối quan hệ khá mật thiết với nhau. Sự đổi mới cái này sẽ tác động tới cái
kia. Và thật sự trong 4 yế u tố này thì mục tiêu giáo dục là quan trọng nhất, và cho tới cuộc cải cách giáo dục đầu thế kỉ XXI này mục tiêu giáo dục đã thay đổi. Tuy nhiên, phương pháp dạy cũ vẫn chưa được giáo viên chú ý.
Vì vậy chúng tôi đưa ra một số ý kiến của mình để thúc đẩy quá trình đổi mới giáo dục cho hoàn thiện, làm cho chất lượng giáo dục được nâng cao hơn.
Muốn như vậy chúng ta cần phải có cơ sỡ vững chắc để thiến hành thay đổi. Cơ sở vững chắc đó chính là sự chỉ đạo từ cấp trên - từ Bộ giáo dục. Bộ giáo dục phải có những chỉ thị - công văn - phải chỉ đạo khuyến khích mạnh mẽ giáo viên ở các trường đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả và chấ lượng học tập của các em.
Với những văn bản này nó sẽ là sẽ chỗ dựa vững chắc có giá trị pháp lí cho các trường phổ thông tiến hành thực hiện ý tưởng đổi mới của mình trong việc chọn lọc những phương pháp dạy học mới, có hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu : kích thích sự tư duy sáng tạo, sự tự lập của học sinh…
Để làm điều này nền giáo dục nước nhà phải tạo điều kiện cho các trường phổ thông tiến hành thực hiện. Đó chính là nhà nước phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để xây dựng một cơ sở vật chất tốt, phù hợp cho việc dạy học hiện nay : trang bị máy tính, máy chiếu, phòng học, bàn chế phù hợp với môi trường đào tạo.
Còn ở các phòng giáo dục, giáo viên và học sinh cần phải làm gì để thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học mới này. Trước hết ở các phòng giáo dục cần phải hưởng ứng một cách nhiệt tình những chỉ thị đề ra. Mặt khác giáo viên cũng cần được bồi dưỡng và học tập những phương pháp dạy học mới, để từng bước vận dụng vào tiết học của mình. Đặc biệt là giáo viên phải có một trình độ tin học nhất định để thực hiện đổi mới phương pháp có ứng dụng công nghệ thông tin cũng như máy chiếu hộ trợ.
Các học sinh cũng có thái độ đúng đắn trong chọ tập nhất là với môn lịch sử. Trong quan niệm của các em các môn phụ không quan trọng chỉ học để qua. Như thế sẽ không tạo được sự hoạt động tích cực trong học tập. Và một khi tất cả mọi thứ đã thay đổi, các em cũng cần phải thay đổi cách nhìn, cách học… dạy học là có sự tác động giữa giáo viên – học sinh. Nếu chỉ có giáo viên hoạt động còn học sinh thụ đông thì kết quả sẽ không được như mong muốn.
Do vậy việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng cùng phải có sự đổi mới từ cấp cơ sở tới cấp bộ và ngược lại. Phải có sự tác động giữa các cấp với nhau. Đổi mới phương pháp dạy và học không phải là một phong trào. Nó phải là một chính sách lớn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được sự đồng thuận rộng rãi của toàn xã hội. Chính sách ấy dựa trên những kế hoạch được soạn thảo thực chu đáo, có các nội dung mềm và nội dung cứng. Nội dung mềm là triết lý giáo dục. Còn nội dung cứng là xây dựng thêm phòng học, mua thêm trang thiết bị, tập huấn nguồn nhân lực tham gia chương trình đổi mới phương pháp dạy và học.
CHƯƠNG II
XÂY DỰNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ PHỤC VỤ CHO VIỆC DẠY HỌC LỊCH SỬ
1. Tầm quan trong của công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử
1.1 Khái niệm và tầm quan trọng của công nghệ thông tin
Công nghệ được hiểu tổng quát là sự áp dụng của các khoa học vào các hoạt động thực tiễn của con người trong đời sống xã hội.
Công nghệ thông tin ( CNTT) là một thuật ngữ để chỉ những công nghệ khoa học, những máy móc hiện đại mà con người sáng tạo ra trong lĩnh vực truyền tin, thông tin liên lạc… Những công nghệ hiện đại này sẽ giúp đỡ con người trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống hàng ngày.
Theo định nghĩa của trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ ở châu Á – Thái Bình Dương APCTT (Asean Pacific Center for Technology Transfer) công nghệ bao gồm 4 thành phần:
Phần thiết bị ( Technoware): Bao gồm máy móc, dụng cụ, kết cấu xây dựng, nhà xưởng. Đây là “ phần cứng” của công nghệ, giúp tăng nâng lực cơ bắp ( nhờ máy cơ- điện) hoặc tăng trí lực của con người nhờ máy tính điện tử.
Phần con người ( Humanware): bao gồm đội ngũ nhân lực để vận hành, điều khiển và quản lý dây chuyền thiết bị. Phần này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ học vấn chuyên môn, tay nghề của đội ngũ, kể cả kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm. Ở đây bao gồm những khía cạnh thành thạo, khéo léo, cần cù, trực cảm, tài nghệ, sáng tạo…
Phần thông tin ( Infnorware): bao gồm dữ liệu, tư liệu, dữ kiện, bản thuyết trình, mô tả sáng chế, bí quyết, tài liệu chỉ dẫn, đặc tính kỹ thuật… Phần này có thể trao đổi một cách công khai, đơn giản trong dạng mô tả kỹ thuật hoặc được cung cấp có điều kiện trong dạng bí quyết (Know How) theo luật của bản quyền sở hữu công nghiệp.
Phần quản lý- tổ chức ( Orgaware): bao gồm các hoạt động, các liên hệ về phân bố nguồn lực, tạo lập mạng lưới sản xuất, tuyển dụng nhân lực, trả lương, chế độ phúc lợi, chính sách khích lệ, kiểm tra… với phần này, công nghệ được hiện thân trong thể chế và khoa học quản lý trở thành nguồn lực.
CNTT ở đây – trong khóa luận này - tức là chúng tôi đang nói đến việc ứng dụng vào dạy - học thì chúng tôi tạm gọi là máy vi tính với phần mềm Dreamweaver để xây dựng thư viện điên tử, và phần mềm hỗ trợ MS Power Point – mạng Intertnet cùng các phương trện máy chiếu hỗ trợ giảng dạy.
Nói tới vai trò của công nghệ thông tin ta phải thấy rằng nó có vai trò vô cùng to lớn đối với con người trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống. Từ sinh hoạt hằng ngày tới lao động sản xuất tới học tập, phát triển kinh tế, đặc biệt là bảo vệ quốc phòng an ninh quốc gia...