1. Lí do chọn đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay cả thế giới đang bị cuốn sâu vào nền kinh tế thị trường với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa với mục tiêu chung là cùng hòa nhập, cùng phát triển. Một xã hội phát triển không ngừng có tính chất chóng mặt như thế nhất là trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật thì lại càng phát triển như vũ bão. Các sản phẩm khoa học mà con người sáng chế ra nó có thể làm thay con người mà năng xuất tăng lên hàng vạn hàng, triệu lần. Con người tạo ra những sản phẩm ấy nhưng cũng phải kinh ngạc trước hiệu quả của nó. Ví như trong 1 giây 1 chiếc máy tính có thể xử lí tới hàng triệu phép tính.
Cuộc cách mạng công nghệ này đã trang bị cho con người rất nhiều phương tiện hiện đại ở tất cả các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Và trong nền giáo dục và dạy học cũng vậy. Rất nhiều loại máy móc hiện đại đã được đưa vào trợ giúp cho sự giảng dạy của giáo viên cũng như giúp cho học sinh tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng mà không hề bị gò ép.
Do vậy, ở mỗi quốc gia, dân tộc nào sớm đổi mới tư duy giáo dục, sớm ứng dụng sự tiến bộ của khoa học kỉ thuật của nhân loại thì dân tộc đó sớm trở thành quốc gia có nền giáo dục vững mạnh. Và ở nước ta cũng vậy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỉ thuật, đổi mới giáo dục đang được đặt ra và thực hiện. Trong cuộc cải cách giáo dục lần này bên cạnh việc đổi mới chương trình , nộ i dung sá ch giá o khoa phần quan trọng là đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học kỉ thuật tiên tiến. Mà chúng tôi gọi tắt là công nghệ thông tin (CNTT). Chỉ có như vậy mới có thể đào tạo được những nguồn nhân lực có đủ trí tuệ phục vụ cho đất nước, phục vụ cho nền kinh tế hiện đại mà cao hơn hết là để đạt 4 mục tiêu lớn trong giáo dục mà UNESCO đặt ra : Học để biết – Học để làm – Học để tự khẳng định mình – Học để cùng chung sống
Do vậy việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng ở trường THPT hiện nay ở nước ta là điều hết sức cần thiết. Xu hướng này trên thế giới đang được thực hiện rất nhiều và khá phổ biến. Các bài giảng lịch sử điện tử có khản năng sử dụng lợi thế tối đa phương pháp dạy học trực quan sinh động. Chỉ có như thế mới có thể đáp ứng được một phần trong phương pháp dạy học tích cực lịch sử ở trường Trung học phổ thông..
Thực tế hiện nay cho thấy tình trạng “ dạy chay” trong các trường phổ thông ở nước ta còn rất phổ biến. Giáo viên rất ít sử dụng phương tiện trực quan nên giờ học rất buồn tẻ và học sinh rất chán học. Nhất là lối dạy học cũ : thầy đọc trò chép làm cho học sinh thụ động thiếu năng lực tư duy sáng tạo, vận dụng kiến thức vào thự c tiễ n.
Giáo sư Phan Ngọc Liên đã nhận xét:
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng thư viện điện tử hỗ trợ dạy học lịch sử Việt Nam - 1
- Quan Niệm Về Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Nói Chung Và Dạy Học Lịch Sử Nói Riêng
- Những Tiền Đề Của Việc Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Hiện Nay
- Cơ Sở Khoa Học Của Việc Sử Dụng Công Nghệ Thông Tin
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
“ Bản thân lịch sử rất sinh động hấp dẫn song chúng ta lại làm nghèo đi tính phong phú của lịch sử, làm khô cứng đi những sự kiện bởi sự thuyết trình, thông báo, lý luận, quan điểm… các nội dung sách giáo khoa và nội dung giảng dạy…”
Do vậy, làm sao chúng ta phải bồi dưỡng tư duy sáng tạo, phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh để tạo lòng say mê, tinh thần hứng khởi khi học lịch sử. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học lịch sử ở trường Phổ thông phần nào đáp ứng yêu cầu cấp bách đó. Bởi các phương tiện máy chiếu, máy vi tính, phim video… đã làm cho người học phần nào tiếp thu nguồn thông tin, bài học hấp dẫn sinh động. Góp phần vào mục tiêu giáo dục chung.
Lý luận và thực tiễn dạy học từ lâu cũng đã bắt rễ và vững chắc một nguyên lí
: “Việc dạy học lịch sử phải chuyển từ sự tri giác những sự vật hiện tượng đơn nhất đến sự hình thành biểu tượng đúng đắn và từ sự khái quát hóa những biểu tượng cụ thể đến khái niệm. Mọi sự giảng dạy đều đi từ tri giác đến thông hiểu, từ cụ thể đến trìu tượng, từ hình tượng đến nguyên tắc hoặc định luật từ sự kiện đến lý thuyết1”
Để hình thành cho học sinh một biểu tượng lịch sử và để các em hiểu lịch sử, việc dạy học của giáo viên phải hết sức sáng tạo trong phương pháp giảng dạy của mình. Đặc biệt phải trực quan để các em thấy được lịch sử diễn ra như thế, tại không gian đó và o thời điểm đó nó mang một đặc trung như vậy... Như thế mới tạo được sự húng thú cũng như việc tiếp nhận kiến thức và hiểu được lịch sử ở các em.
Mặt khác hiện nay hầu như các trường Trung học phổ thông đã được trang bị khá nhiều cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học nhất là máy tính và hệ thống máy chiếu....và học sinh đã được trang bị kiến thức tin học khá tốt. Các em được học tin học từ trung học cơ sở và đến phổ thông trung học các em đủ kiến thức và kĩ năng để tự làm việc một mình với máy tính. Đây là một lợi thế rất lớn phục vụ cho việc đổi phương pháp dạy học hiện nay.
Từ nhận thực đó tôi hy vọng việc sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở THPT hiện nay sẽ có ý nghĩa thiết thực. Góp phần đổi mới phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Vì vậy chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài : “Xây dựng thư viện điện tử phục vụ cho việc dạy học lịch sử Việt Nam ( chương trình lớp 11 – 12). Việc xây dựng thư viện sẽ cung cấp cho giáo viên và học sinh thêm những tư liệu phục vụ cho việc dạy – học cũng như cho việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử có sự tham gia của công nghệ thông tin nhất là máy vi tính và hệ thống mạng internet.
Tôi rất hy vọng thư viện này sẽ được sử dụng nhiều vào dạy học và được các giáo viên phổ thông hưởng ứng, tiếp nhận, bổ sung để cho việc dạy – học môn lịch sử ngày càng dể dàng , thoải mái và các em thấy học lịch sử càng sinh động , hấ p dẫ n hơn.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài này đã giúp tôi hiểu sâu sắc về vai trò, vị trí của phương tiện dạy học hiện đại bằng máy tính ( Computer) trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Đặc biệt là sử dụng Internet để lấy thông tin, sử dụng phần mềm hổ trợ MS Power Point để soạn giáo án và giảng dạy thông qua phương tiện nghe nhìn (Computer & Projector). Đồng thời giúp tôi biết cách sử
1 Đặng Thành Hưng ( 2002), Dạy học hiện đại lí luận, biện pháp kỉ thuật, NXB Quốc gia Hà Nội.
dụng phương tiện dạy học hiện đại cũng như thực hiện các thao tác khi tiến hành giảng dạy đảm bảo kiến thức mang tính khoa học và tính khách quan. Đề tài cũng giúp tôi kết hợp được các phương pháp dạy học hiện đại khác.
Như chúng ta đã biết quá trình học tập của học sinh về bản chất là quá trình hoạt động nhận thức. Quá trình đó diễn ra theo quy trình sau: đầu tiên là học sinh tiếp cận với sự kiện, nhân vật, hiện tượng lịch sử. Thông qua bài giảng của giáo viên cùng với các tài liệu học tập và với phương tiện dạy học sẽ hổ trợ sự tiếp cận kiến thức tạo cho học sinh những tri giác những biểu tượng lịch sử - đây là giai đoạn đầu tiên của nhân thức. Từ đó bằng sức mạnh của tư duy, trìu tượng hóa, những khái niệm, quy luật và bài học lịch sử sẽ được hình thành. Từ những kiến thức đã học được học sinh vận dụng vào cuộc sống thực tiễn để giải quyết nhiệm vụ, vấn đề mà xã hội đang đặt ra. Quá trình đó được biểu diễn như sau :
Sự kiện hiện tượng lịch sử Biểu tượng lịch sử Các thao tác tư duy
( nhận thức cảm tính ) của học sinh
Khái quát hóa, trìu tượng hóa vận dụng kiến thức vào thực tiễn ( nhận thức lí tính)
Lênin xác định nhận thức của con người như sau: “Từ trực quan sinh động tới tư duy trìu tượng, từ tư duy trìu tượng tới thực tiễn. Đó là con đường nhận thức chân lí nhận thức hiện thực khách quan”.
Quá trình dạy học và việc sử dụng thiết bị dạy học qua con đường cảm giác đã có tác dụng rất lớn đến sự tiếp nhận kiến thức của học sinh2.
Ý nghĩa thực tiễn : Khi xây dựng thư viện điện tử này chúng tôi hi vọng thư viện sẽ cung cấp cho giáo viên và học sinh một số tư liệu bổ ích phục vụ cho việc dạy – học của mình. Hi vọng trong những tiết học các em sẽ được tiếp xúc với bài giảng điệ n tử có nhiều hình ảnh trực quan, có những đoạn phim tư liệu minh họa... các em tiếp cận với bài học bằng nhiều quan của mình nhất là thị giác kết hợp với thính giác điều này sẽ giúp các em hứng thú hơn trong quá trình học, nhanh hiểu bài, nhớ lâu hơn.
Ngoài ra, còn giúp học sinh nhanh chóng đi đến hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng bởi tiện ích của các trình diễn và khả năng đặc biệt của phương tiện trực qua. Giúp học sinh ghi nhớ một cách sâu sắc và sinh động có tính hấp dẫn và thu hút cao.
Với sự hướng dẫn của giáo viên học sinh tự mình muốn tìm hiểu. Đó là động cơ học tập là điều kiện để phát huy năng lực tư duy. Trên cơ sở đó học sinh hiểu được lịch sử một cách logic, khách quan và có hệ thống do vậy sẽ giúp học sinh yêu lịch sử hơn.
Ngoài ra đề tài sẽ là nguồn tư liệu phong phú cho riêng bản thân chúng tôi phục vụ cho việc giảng dạy sau này.
2 Phần này sẽ nói rõ hơn trong mục 2.1 của chương II.
3. Lịch sử vần đề
Phương pháp sử dụng phương tiện hiện đại ( Internet & Máy tính) vào dạy học, đặc biệt là phần mầm MS Power Point đã được ngành giáo dục nước ta đặc biệt chú ý. Các kỳ hội thảo khoa học, các bài viết của nhiều giáo sư trên tạp chí nghiên cứu giáo dục rất nhiều đã đề cập rất nhiều tới vấn đề này.
Việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại không phải bây giờ mới được đặt ra mà ngay từ thế kỉ XVI – XVII vấn đề này đã nêu lên hình thành quan điểm giáo dục tiến bộ
Moteques ( 1533-1592) nhà giáo dục học người Pháp cho rằng : “ Muốn dạy tốt và học tốt người thầy phải hiểu học sinh, lắng nghe học sinh phải để học sinh chạy trước mà nhận xét chứ không nên bắt trẻ nhắm mắt lại nhận định theo hướng chủ quan của thầy ”.
Cômensky ( 1592-1670) nhà giáo dục học người Tiệp Khắc quan niệm : “ Tôi thường bồi dưỡng học sinh của tôi tinh thần độc lập quan sát trong đàm thoại và trong việc ứng dụng tri thức vào thực tiễn”. Trong tác phẩm : “Lí luận dạy học hiện đại ” (xuất bản 1963) ông khẳng định : “ Tính trực quan sẽ có khản năng làm cho lớp sinh động, dạy học sinh hiểu biết và nghiên cứu thực tế một cách độc lập ”
John Locke ( 1632-1704)- Người Anh, quan niệm : “ Những hiểu biết của chúng ta là do những cảm giác mà đối tượng bên ngoài tạo ra trên những giác quan khác nhau và những cảm giác này là những dữ kiện giản dị của tri giác, nghĩa là hình thức giản dị nhất của hiểu biết”.
J.J. Rouseau (1712-1775) phát triển quan niệm này cao hơn trong tác phẩm “ Emile hay bàn về giáo dục ”, ông nêu cao việc dạy học phải cho học sinh trực tiếp nhìn, ngắm, sờ, mó để rút ra những hiểu biết cho bản thân.
E. Raut quan niệm : “ Cùng với sự phát triển chương trình môn học thì phương tiện dạy học cũng đóng vai trò quan trọng trong dạy học ”
Usinsky ( 1824 – 1873) người Nga cũng cho rằng : “ Trẻ em phải suy nghĩ bằng hình dáng, màu sắc, âm thanh và cảm giác vì thế dạy học trực quan đối với trẻ là cần thiết ”
Đặc biệt cuộc cách mạng khoa học kỉ thuật lần hai ( những năm 40 của thế kỉ XX) bùng nổ ra thì việc ứng dụng phương tiện kỉ thuật vào dạy học trở nên phổ biến và khái niệm “ công nghệ giáo dục ” xuất hiện.
Công nghệ giáo dục là khoa học về giáo dục nó xác lập nguyên tắc hợp lí của công nghệ dạy học và những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình đào tạo cũng như xác lập các phương pháp và phương tiện có kết quả nhất để đạt được mục đích đào tạo đồng thời tiết kiệm sức của thầy và trò.
Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ cũng có rất nhiếu ý kiến của các nhà nghiên cứu đưa ra nhằm vận dụng công nghệ thông tin vào việc nâng cao hiệu quả dạy học.
Collier cho rằng : công nghệ giáo dục là áp dụng các kỉ thuật và phương tiện hổ trợ để cải tổ quá trình học tập.
Mackenzi đề cập tới công nghệ giáo dục trong mối quan hệ giữa trong mối quan hệ máy móc dụng cụ với cải cách chương trình phát triển sư phạm…
Còn theo Nakaro – giáo sư người Nhật ông đưa ra ý kiến: công nghệ giáo dục là phương thức tư duy có tính khoa học và hệ thống đối với giáo dục, chứ không đơn thuần chỉ là giới thiệu phương tiện giảng dạy hay công nghệ phần cứng.
Theo Hồ Ngọc Đại thì công nghệ giáo dục : là những quy trình kỉ thuật trong dạy học nó gồm cả chiến lược và sách lược, chiến thuật và thủ thuật trong dạy học giúp phát triể theo những giá trị chân – thiện – mĩ.
Unessco định nghĩa : “ Công nghệ giáo dục là khoa học về giáo dục, nó xác lập nguyên tắc hợp lý của công nghệ dạy học và những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình đạo tạo cũng như xác lập các phương pháp và phưng tiện có kết quả nhất để đạt mục đích đào tạo đồng thời tiết kiệm được nhiều sức lực của thầy và trò ”.
Ở nước ta có rất nhiều tác phẩm, công trình đề cập tới việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở phổ thông :
1. “ Con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở THPT ”. Ngô Minh Oanh (chủ biên), Đào Thị Mộng Ngọc, Nhữ Thị Phương Lan, Nxb Giáo Dục, 2006.
2. Công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo. Ban công nghệ thông tin, Nxb Giáo dục và Đào tạo, 1997.
3. Những công trình khoa học tiêu biểu 1976-2006, khoa Lịch Sử- Trường ĐHSP TP HCM.
4. Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS, Trịnh Đình Tùng, Nxb ĐHSP, 2005.
5. Và rất nhiều công trình khoa học khác, các tạp chí giáo dục, luận văn tốt nghiệp ....
4. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào tính chất riêng của bộ môn lịch sử : Người học không trực tiếp tiếp xúc với sự kiện hiện tượng lịch sử mà phải nhận thức gián tiếp qua các tư liệu lịch sử. Nên trong quá trình thực hiện tôi sử dụng các phương pháp sau :
Phương pháp giáo dục học đây là phương pháp quan trọng nhất, xuyên suốt trong đề tài. Phương pháp giáo dục học là cách thức sử dụng các nguồn lực trong giáo dục như giáo viên, trường lớp, dụng cụ học tập, các phương tiện vật chất để giáo dục người học. Vì vậy, căn cứ vào mục đích của phương pháp nên trong khoá luận này chúng tôi cố gắng thực hiện để công trình này để đạt hiệu quả như mong muốn. Đó là chúng tôi mong muốn giáo viên và học sinh khai thác, sử dụng nguồn lực trong dạy học thật hiệu quả. Tức là thông qua nguồn tư liệu có trong thư viện giáo viên khai thác kết hợp với những phương tiện dạy học hiện đại : máy tính, hệ thống máy chiếu… nó sẽ phục vụ cho việc giảng dạy cũng như đổi mới phương pháp của giáo viên. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng học lịch sử hiện nay cũng như tạo được niềm hứng thú cho các em khi tham gia môn học.
Mặt khác, không chỉ thông qua những kênh hình, những đoạn phim tư liệu khi giáo viên giảng và trình chiếu cho các em mà thông qua quá trình tìm kiếm và khai thác tư liệu nó cũng góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, lập trường chính trị và đặc biệt giáo dục tri thức cho các em.
Bên cạnh đó hai phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic cũng được chúng tôi quan tâm. Thực hiện phương pháp lịch sử tức là xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi trình bày các vần đề theo một trình tự cụ thể đúng như lịch sử đã diễn ra.
Phương pháp lôgic : các vấn đề, các nội dung, hay các sự kiện lịch sử được trình bày một cách lôgic sẽ làm cho học sinh nhanh chóng hiểu và tiếp cận lịch sử. Trong bài khóa luận này phương pháp lôgic cũng được sử dụng triệt để nhằm cho độc giả khi đọc có thể hiểu được nôi dung đề tài :
Đầu tiên là yều cầu cấp thiết đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay.
Tiếp đó là thực trạng của việc sử dụng công nghệ thông tin trong các nhà trường. Giới thiệu tầm quan trọng của công nghệ thông tin và mạng internet đối với con người nói chung và với dạy học nói riêng.
Cuối cùng là xây dựng thư viên điện tử phục vụ dạy học. Đặc biệt trong phần xây dựng thư viện điện tử này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách xây dựng thư viện, cách khai thác thư viện và cách khai thác kênh hình, bài giảng điệ n tử cho hiệ u quả .
Phương pháp tham khảo và xử lí tài liệu : trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi phải thu thập tham khảo nhiều ý kiến, nhiều tài liệu, luận văn, tạp chí... và nhiều nguồn thông tin khác nhau. Do vậy một một phần chúng tôi phải tham khảo tài liệu gốc để so sánh đối chiếu. Phải tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn thầy cô trong khoa và giáo viên dạy học phổ thông... Mặt khác để hoàn thành tôi phải xử lí những thông tin và tài liệu thu nhận được để tạo cơ sở lí luận ban đầu cho công trình và để viết thành bài hoàn chỉnh
Ngoài ra tôi còn sự dụng một số phương pháp khác : phương pháp điều tra, thăm dò, trắc nghiệm ở giáo viên, học sinh một số trường phổ thông trên địa bàn thành phố để đánh giá việc sử dụng và sử dụng công nghệ thông tin và sử dụng phương pháp dạy học mới cũng như tham khảo về vai trò của công nghệ thông tin trong giáo dục và dạy học. Phương pháp đối chiếu, toán thống kê, sưu tầm, phân loại...
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để xây dựng khóa luận và hoàn thành công trình này có chúng tôi nghiên cứu ở hai nhóm đối tượng chính : máy tính là đối tượng nghiên cứu chủ yếu. Ngoài ra còn có một số phần mềm tin học : MS Power Point, phần mềm lập và tạo website (Macromedia Dreamweaver 8)
Máy Tính :Trong giáo dụcvà dạy học máy tính được nghiên cứu với chức năng sau:
Máy tính là một nội dung trong giáo dục.
- Nội dung đặc biệt thuộc về lĩnh vực tin học mà nhóm học viên phải được học để cho các công tác chuyên môn được thực hiện tốt hơn.
- Nội dung phương tiện: là vấn đề tin học mà mọi người đều phải học để xóa mù tin học về máy tính và chuẩn bị thêm hành trang cho tương lai cho cuộc sống mới.
Máy tính là một công cụ trong giáo dục
Là một công cụ quản lí CMI ( Computer Managed Intruction) bao gồm : tất cả các những nhiệm vụ xử lí các số liệu hàng ngày mà các thầy giáo phải hoàn tất để đánh giá lại học sinh và kiểm tra các tài liệu.
Sử dụng máy tính để quản lý các quá trình dạy học các vần đế quản lý đó có thể bao gồm việc lập kế hoạch học tập, tổ chức kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học. Dùng máy tính để lưu trữ, phân tích và giải thích các dữ liệu về một quá trình.
Máy tính là một công cụ dạy học CAI (Computer Assisted Intruction) : bao gồm công việc dạy học, luyện tập và thực hành, tiến hành trắc nghiệm và dạy học chương trình hóa. Thầy giáo dùng máy tính để tìm kiếm tài liệu soạn bài, lập các chương trình dạy học cho học sinh.
- Máy tính là một công cụ hổ trợ học tập CAL (Computer Assisted Learning) : bao gồm việc tham gia các trò chơi, luyện tập, học khám phá, nghiên cứu dữ liệu, và lập trình cho máy tính. Trong thực tế nhiều chương trình máy tính dùng cho dạy học mà thầy giáo dùng để đạt mục tiêu giảng dạy của mình. Các nội dung mang tính chất chung như tìm kiếm tài liệu - nghiên cứu dữ liệu, lập trình… thầy giáo và học sinh đều có thể sử dụng cho công việc của mình.
- Bằng máy tính chúng ta có thể : soạn giáo án điện tử và lấy thông tin tài
liệu
tham khảo qua mạng bằng đường truyền Internet (ADLS)
Bên cạnh máy tính các phần mềm MS Power Point 2003 và Drweamweaver cũng là đối tượng mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu.
MS PowerPoint 2003: là một phần mềm trong bộ Microsoft Office 2003 được sử dụng để trình bày một vấn đề, tiếp thị một sản phẩm, soạn thảo một bài giảng,... Chương trình là một công cụ có tính chuyên nghiệp cao để diễn đạt các ý tưởng cần trình bày không chỉ bằng lời văn mà còn thể hiện qua hình ảnh tĩnh và động cùng với âm thanh, các đoạn phim một cách sống động. Vì thế nó là một công cụ hỗ trợ giảng dạy rất tốt trong trường học, hỗ trợ thuyết trình trong các hội thảo, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm trong việc quảng cáo, …
MacroMedia Drweamweaver : là một thành phần trong bộ sản phẩm của MacroMedia gồm nhiều sản phẩn : MacroMedia Flash, MacroMedia Fireword, MacroMedia Drweamweaver...phần mềm này thích ứng với mọi hệ điều hành window. Tiện ích của Drweamweaver là chương trình dùng để tạo trang web, hay website rất hay. Tạo một trang web bằng cách gõ các tag html là việc rất cực khổ và khó khăn. khi dùng Drweamweaver bạn chỉ cần nhập dữ liệu như bạn muốn. Drweamweaver sẽ tự động phát sinh các tag html thích hợp. Và như vậy công việc tạo web của bạn “dễ thở” hơn rất nhiều.
6. Mục tiêu nghiên cứu
Việc xây dựng và hình thành đề tài này một phần nó giúp ích cho công việc giảng dạy của tôi sau này. Vì trước mắt đây là phương được xem là bộ mà chúng tôi có thể sử dụng vào kì thực tập của mình trong kì II ( năm 4).
Với bất kì ai khi làm bất kì một điều gì cũng muốn được thành công và đạt kết quả cao. Mục tiêu quan trọng nhất của chúng tôi khi đặt tâm huyết vào đề tài này là sẽ giúp cho quá trình giảng dạy của giáo viên ở phổ thông nhẹ nhàng hơn, học
sinh chủ động tiếp cận kiến thức, học hiểu bài hơn, yêu thích lịch sử hơn... Mặt khác nó có thể hướng dẫn học sinh tự tìm ra kiến thức thông qua quá trình chuẩn bị thực hiện và trình chiếu.
Đặc biệt chúng tôi hi vọng thư viện sẽ góp phần nhỏ vào quá trình đ ổi mới phương phá p giả ng dạ y lị ch sử hiệ n nay.
7. Bố cục khóa luậ n
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Phầ n nộ i dung gồ m có 2 chương :
CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG VÀ YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ HIỆN NAY
1. Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng.
2. Vì sao phải đổi mới giáo dục và phương pháp dạy học lịch sử hiện nay.
3. Đổi mới phương phá p dạ y họ c
CHƯƠNG II : ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN XÂY DỰNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ PHỤC VỤ CHO VIỆC DẠY HỌC LỊCH SỬ
1. Tầm quan trong của công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử
2. Internet và vai trò của internet trong dạy học.
3. Xây dựng thư viện điện tử phục vụ dạy học và đổi mới phương pháp dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11 – 12
4. Khai thác kênh hình, tư liệu và bài giảng điện tử từ thư viện điện tử phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay.