Một Số Mô Hình Tổ Chức Của Tđkt


+ Syndicate: là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản độc lập về pháp lý nhưng không độc lập về thương mại, có một ban quản trị chung quản lý việc tiêu thụ sản phẩm. Đây là loại liên minh độc quyền cao và ổn định hơn so với Cartel.

+ Trust: có quy mô lớn hơn Cartel và Syndicate. Các thành viên tham gia hoàn toàn mất tính độc lập, họ chỉ là những công ty cổ phần.

+ Consortium: là liên minh giữa các nhà kinh doanh độc quyền đa ngành. Các thành viên tham gia có mối liên hệ với nhau về mặt kinh tế, kỹ thuật. Consortium quy định rõ quyền và nghĩa vụ của từng công ty thành viên tham gia. Vai trò kiểm soát của Consortium chủ yếu giới hạn trong các hoạt động chung của tập đoàn, nhất là trong việc phân phối lợi nhuận.

+ Conglomerate: là tập đoàn kinh doanh đa ngành, các công ty thành viên có hoặc không có mối quan hệ về công nghệ nhưng có quan hệ chặt chẽ về tài chính. Tập đoàn này thực chất là một tổ chức tài chính đầu tư vào các công ty kinh doanh nhằm tạo ra một tổ hợp doanh nghiệp tài chính - công nghiệp để hỗ trợ vốn đầu tư cho các công ty thành viên hoạt động có hiệu quả.

+ Concern: là một dạng TĐKT tồn tại dưới hình thức công ty mẹ đầu tư vào các công ty con và điều hành hoạt động của tập đoàn. Mục tiêu hình thành tập đoàn là để tăng cường năng lực tài chính để phát triển kinh doanh, hạn chế rủi ro, hỗ trợ nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới, áp dụng phương pháp quản lý hiện đại. Các công ty con hoạt động trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, thương mại, ngoại thương, dịch vụ có liên quan; chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi hoạt động nhằm thực hiện lợi ích chung của tập đoàn thông qua các hợp đồng kinh tế, các khoản vay tín dụng hoặc đầu tư. Mô hình này được áp dụng phổ biến hiện nay do nó có nhiều tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển và liên kết giữa các thành viên.

+ Tập đoàn đa quốc gia (Multinational corporations - MNC): là sự liên kết giữa các doanh nghiệp khác nhau trên quy mô quốc tế, theo chiều dọc


hay theo chiều ngang, dưới hình thức trực tiếp trong sản xuất hay gián tiếp qua lưu thông. Phạm vi hoạt động không bó buộc trong một lãnh thổ. Về hình thức, có một công ty mẹ đặt trụ sở ở một quốc gia phát triển và thường mang quốc tịch của nước đó và có nhiều công ty chi nhánh phụ thuộc vào công ty mẹ ở nước ngoài.

+ Tập đoàn xuyên quốc gia (Transnational corporations - TNC): là việc các doanh nghiệp đã vượt ra khỏi biên giới một quốc gia để liên kết hình thành tập đoàn xuyên quốc gia. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn này gồm có công ty mẹ thuộc sở hữu của các doanh nghiệp nước chủ nhà và hệ thống các công ty con ở nước ngoài. Các quan hệ phụ thuộc lẫn nhau chủ yếu về tài chính, công nghệ, kỹ thuật. Các công ty con ở nước ngoài có thể mang hình thức công ty 100% vốn nước ngoài, cũng có thể mang hình thức công ty hỗn hợp, liên doanh với hình thức công ty cổ phần. Tuy nhiên, dù dưới hình thức nào thì các công ty con đó thực chất cũng là những bộ phận của một tổ hợp, quyền kiểm soát chủ yếu về đầu tư, sản xuất kinh doanh vẫn thuộc về những nhà tư bản nước mẹ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

- Về kiểu liên kết và tổ chức: tổ chức liên kết trong hầu hết các TĐKT đều thông qua mối liên kết chính yếu là liên kết công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn chi phối vào các công ty con. Công ty con có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập với công ty mẹ. Mối liên kết được duy trì hoặc chấm dứt qua việc công ty mẹ tiếp tục duy trì hay rút vốn đầu tư vào công ty con. Hầu hết các công ty mẹ thường nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các công ty con về mặt tài chính và chiến lược phát triển.

1.1.3.2. Một số mô hình tổ chức của TĐKT

Xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng từ ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh - 4

- Mô hình Keiretsu của Nhật Bản

Trước chiến tranh Thế giới thứ II, nền công nghiệp Nhật Bản bị kiểm soát bởi các tập đoàn lớn gọi là zaibatsu. Đến những năm giữa thế kỷ XX, các liên minh đã phá bỏ các zaibatsu, nhưng các công ty được thành lập đã phá bỏ các


zaibatsu lại liên kết với nhau thông qua việc mua cổ phần để hình thành nên các liên minh liên kết theo chiều ngang giữa nhiều ngành nghề khác nhau. Từ đây keiretsu ra đời. Do sở hữu cổ phần lẫn nhau và chịu ảnh hưởng của một ngân hàng và một công ty thương mại chung, nên các doanh nghiệp trong keiretsu thường có kế hoạch kinh doanh giống nhau, có khả năng hợp tác và tương trợ hữu hiệu, đặc biệt là khi gặp khó khăn về vốn. Bên cạnh đó, các công ty thành viên còn chia sẻ với nhau những kinh nghiệm về kinh doanh, quản lý và cách thức tiếp thị, thâm nhập thị trường.

Mỗi keiretsu lớn thường lấy một ngân hàng làm trung tâm. Ngân hàng này cấp tín dụng cho các công ty thành viên của keiretsu và nắm giữ vị thế về vốn trong các công ty. Mỗi một ngân hàng trung tâm có vai trò kiểm soát và ảnh hưởng rất lớn đối với các công ty thành viên trong keiretsu, hành động với tư cách là một đơn vị giám sát và hỗ trợ tài chính trong các trường hợp khẩn cấp.

Trên thực tế có hai loại keiretsu: keiretsu liên kết dọc và keiretsu liên kết ngang. Keiretsu liên kết dọc là điển hình của tổ chức và mối quan hệ như trong một công ty (từ khâu sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu đến tiêu thụ sản phẩm trong một ngành nghề nhất định).

Trong khi đó, keiretsu liên kết ngang thể hiện mối quan hệ giữa thành viên thường xoay quanh một ngân hàng và một công ty thương mại (gồm nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác nhau). Sau chiến tranh thế I dgiới thứ II, Nhật Bản có 6 keiretsu liên kết ngang khổng lồ trong ngành công nghiệp gồm: Mitsubishi, Mitsu, Sumitomo, Dai–Ichi Kangyo, Fuyo và Sanwa.

Tuy nhiên thời kỳ suy thoái của Nhật Bản vào những năm 1990 đã ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động các keiretsu. Nhiều ngân hàng lớn đã chịu sự tác động bởi các khoản nợ xấu và buộc phải sáp nhập hoặc đi đến phá sản. Sumitomo Mitsui Banking Corporation vào năm 2001 là sự kết hợp của Ngân hàng Sumitomo và Ngân hàng Mitsui. Trong khi đó, Ngân hàng Sanwa (Ngân


hàng thuộc Hankyu – Toho Group) trở thành một phần của Ngân hàng Tokyo – Mitsubishi UFJ.

Các keiretsu ở Nhật Bản rất chú ý đến việc lựa chọn đội ngũ các nhà quản trị. Các TĐKT thường quan tâm đào tạo và bổ nhiệm các nhà quản trị địa phương bởi họ thông hiểu những điều kiện hoạt động và môi trường kinh doanh ở địa phương đó. Với cách thức này, các tập đoàn Nhật Bản chỉ cần điều động một số ít chuyên gia ra nước ngoài để truyền đạt những kỹ năng chuyên môn cần thiết và cách thức tiến hành các hoạt động kinh doanh chủ yếu, đồng thời kiểm soát các hoạt động ở nước ngoài và phát triển năng lực cho nhà quản trị [32].

- Mô hình Cheabol ở Hàn Quốc

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, nền kinh tế Hàn Quốc đã có bước phát triển mạnh mẽ vượt bậc và một trong những nhân tố làm nên những kỳ tích về kinh tế của Hàn Quốc chính là các doanh nghiệp lớn hay còn gọi là cheabol. Các cheabol bắt đầu phát triển mạnh từ những năm 1950 - 1960 theo mô hình công ty mẹ là công ty sở hữu thương hiệu (brand name) và thực hiện chức năng đầu tư tài chính. Các công ty con có mối quan hệ liên kết về tài chính, chiến lược kinh doanh và sự điều phối chung trong hoạt động với công ty mẹ, ví dụ như Huyndai, Samsung, Daewoo...

Đặc trưng của cheabol là toàn bộ các công ty thành viên thường do một hoặc một số ít gia đình sáng lập và nắm giữ cổ phần chi phối. Vì vậy việc quản lý điều hành trong các cheabol mang đậm màu sắc gia tộc. Đó cũng là sự khác biệt cơ bản của tập đoàn Hàn Quốc với các nước công nghiệp phát triển khác. Chủ tịch HĐQT là người có quyền lãnh đạo tối cao và thường là cổ đông lớn nhất của tập đoàn. Mỗi tập đoàn đều có câu lạc bộ chủ tịch (Presidents Club) bao gồm các chủ tịch là đại diện công ty mà chủ tịch đó nắm vốn.

Điểm khác biệt của cheabol là nguồn gốc sự ra đời, các cheabol chủ yếu là


những tập đoàn tư nhân hùng mạnh trước khi có sự hỗ trợ qua hệ thống ngân hàng và được hưởng những cơ chế độc quyền nhờ vào các mối quan hệ thân hữu với chính phủ. Sự ra đời của các cheabol là từ quá trình tích tụ tư bản chứ không từ những quyết định hành chính của chính phủ. Tuy nhiên do bành trướng quá nhiều lĩnh vực, thiếu minh bạch thông tin và thiếu giám sát từ chính phủ mà các cheabol sụp đổ, buộc chính phủ phải cải cách triệt để đối với các chaebol như để phá sản các chaebol yếu kém, xác định tỷ lệ vay nợ trên vốn sở hữu, cấm sở hữu công ty tài chính phi ngân hàng, minh bạch hóa quản lý và thông tin, ưu tiên tập trung vào ngành nghề chính, quy trách nhiệm cá nhân cho các lãnh đạo chaebol trong việc lãnh đạo tập đoàn, hạn chế cheabol đầu tư vào công ty thành viên. Vì vậy mà ngày nay hàng chục chaebol vẫn còn tồn tại nhưng ngày càng bị kiểm soát bởi nhiều quy định và thuế phí để buộc họ có trách nhiệm hơn, đồng thời tăng cường tính minh bạch trong hoạt động [37,58].

Nhìn chung các tập đoàn ở Hàn Quốc và Nhật Bản đều xuất phát điểm từ lĩnh vực sản xuất công nghiệp và mở rộng dần ra các lĩnh vực khác. Từ sản xuất điện tử, ôtô đến các sản phẩm công nghiệp nặng như khai thác mỏ, tàu biển, hoạt động thương mại, dịch vụ, các sản phẩm tiêu dùng và cuối cùng là lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm.

- Mô hình Jituan Gongsi ở Trung Quốc

Trung Quốc đã chuẩn bị thành lập TĐKT từ những năm 80 của thế kỷ XX với hai đợt thí điểm thành lập 120 tập đoàn doanh nghiệp vào các năm 1991 và 1997. Quá trình này bắt đầu bằng việc sáp nhập các doanh nghiệp nhà nước thành những tổng công ty lớn cho đến khi đạt đến một quy mô nhất định nào đó, tổng công ty sẽ phân quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp thành viên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành. Sau đó là giai đoạn đa dạng hóa sở hữu và hình thức nắm giữ cổ phần đan xuyên nhau giữa các doanh nghiệp thành viên thông qua việc cổ phần hoá và giảm dần tỷ lệ cổ phần sở hữu của nhà nước. Cuối


cùng là thực hiện các biện pháp thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ từ các đối tác nước ngoài nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.

Các TĐKT của Trung Quốc tồn tại chủ yếu dưới các hình thức sau:

+ Hình thức thứ nhất là TĐKT tổng hợp nhiều cấp. Đây là loại tập đoàn doanh nghiệp nắm trong tay nhiều lĩnh vực như khoa học công nghệ, thương mại, tài chính, dịch vụ và lấy vốn làm mối liên kết chủ yếu. Hình thành bằng cách thôn tính, sáp nhập, xóa bỏ tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp cũ lập ra tập đoàn doanh nghiệp, trong đó công ty có tư cách pháp nhân làm nòng cốt (công ty mẹ) nắm giữ cổ phần khống chế hay thuê các doanh nghiệp có liên quan. Doanh nghiệp nòng cốt sẽ nắm quyền lãnh đạo trong việc đưa ra các quyết sách về nhân lực, nguyên vật liệu sản xuất, cung ứng, tiêu thụ…biến chúng thành những doanh nghiệp cấp dưới trực tiếp (tức là công ty con) của tập đoàn. Các doanh nghiệp cấp dưới vẫn giữ tư cách pháp nhân của chúng, tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách độc lập tương đối.

+ Hình thức thứ hai là tập đoàn theo mô hình liên kết dây chuyền. Loại này chủ yếu là tổ chức liên hiệp lỏng lẻo, lấy sản xuất làm liên kết chính. Chúng thường lấy một doanh nghiệp lớn làm nòng cốt cho tập đoàn, lấy sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của tập đoàn này làm đặc trưng, áp dụng hình thức chuyên môn hoá, hợp tác sản xuất, kinh doanh với các thành viên.

+ Hình thức thứ ba là tập đoàn phối hợp đồng bộ. Loại tập đoàn này lấy hợp đồng nhận thầu công trình làm sự liên kết chính. Hình thành chủ yếu dựa vào một số doanh nghiệp công nghiệp lớn, lấy việc liên doanh nhận thầu đồng bộ hạng mục công trình lớn làm trọng tâm. Dưới sự lãnh đạo của hội đồng, doanh nghiệp chủ chốt tổ chức thành công ty liên doanh thống nhất để lập ra các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân nhằm đạt được mục tiêu và lợi ích chung.

+ Hình thức thứ tư là tập đoàn hòa nhập nghiên cứu khoa học với sản xuất


kinh doanh, lấy liên kết phát triển kỹ thuật làm liên kết. Loại tập đoàn này lấy những đơn vị nghiên cứu khoa học trong cùng ngành hoặc công ty công nghiệp lớn làm chủ đạo, hoạt động bổ sung cho nhau về khoa học - kỹ thuật và vốn nhằm phát triển sản phẩm kỹ thuật cao, từ đó cho ra đời các sản phẩm có giá trị cao để nâng cao năng lực cạnh tranh với các tập đoàn khác.

+ Hình thức thứ năm là tập đoàn liên kết mạng lưới cùng ngành. Đây là hình thức biến tướng của những liên hiệp xí nghiệp lớn có cùng ngành nghề.

+ Hình thức thứ sáu là tập đoàn theo mô hình cổ phần, loại tập đoàn này lấy công ty của nhà nước có thực lực rất mạnh nắm giữ cổ phần khống chế làm doanh nghiệp nòng cốt. Toàn bộ tập đoàn lấy tài sản dưới hình thức cổ phần làm mối liên kết, hình thành thể liên hợp các pháp nhân, triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh theo hình thức cổ phần [15,61].

Chiến lược hoạt động của các tập đoàn doanh nghiệp Trung Quốc là đa dạng hóa sản xuất kinh doanh theo chiều sâu và tiến tới quốc tế hóa. Thực hiện nhiều chức năng sản xuất, thương mại, nghiên cứu khoa học, vận tải, tài chính, dịch vụ. Những năm gần đây, với ảnh hưởng mạnh mẽ của xu hướng mở cửa, các tập đoàn doanh nghiệp Trung Quốc nhanh chóng phát triển ra thị trường thế giới. Ví dụ: công ty đầu tư tín dụng quốc tế của Trung Quốc hợp tác với ba công ty của Nhật Bản lập ra Công ty thương mại tại Tokyo; Ngân hàng Trung Quốc bắt tay với NHNNg lập ra doanh nghiệp tài chính ở Hồng Kông.

- Mô hình Konzern ở Đức

Cùng với Bồ Đào Nha và Brazil, Đức là một trong ba quốc gia có những quy định điều chỉnh hoạt động TĐKT. Đức không có luật, nghị định riêng về TĐKT nhưng Konzern là đối tượng điều chỉnh của một số quy định trong pháp luật về tổ chức doanh nghiệp. Có hai mô hình chủ đạo:

+ Gleichordnungkonzernen: TĐKT đồng cấp hoặc TĐKT không phụ thuộc. Vị thế bình đẳng giữa các doanh nghiệp thành viên, không có doanh


nghiệp chi phối. Các doanh nghiệp tự ký kết hợp đồng để hình thành sự chỉ đạo thống nhất (cho phù hợp với khái niệm TĐKT của luật).

Họ cùng nhau hình thành một cơ quan lãnh đạo tập đoàn dưới hình thức một hội đồng tham vấn hoặc tương tự. Tuy nhiên, hiện mô hình này không phổ biến và ít được pháp luật điều chỉnh.

+ Unterordnungskonzern: TĐKT phụ thuộc hoặc TĐKT theo thứ bậc, hiện diễn ra phổ biến ở Đức.

Theo đó các doanh nghiệp bị chi phối hoạt động dưới sự lãnh đạo của doanh nghiệp chi phối. Có ba dạng liên kết: liên kết hợp đồng, liên kết theo tình huống và liên kết thâu tóm.

+ Liên kết hợp đồng: HĐQT của công ty chi phối đưa ra các quyết định chỉ đạo hoặc định hướng doanh nghiệp bị chi phối.

+ Liên kết theo tình huống: doanh nghiệp chi phối gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp bị chi phối (công ty đối vốn như CTCP, TNHH, hợp danh...) trên nền tảng của việc tham gia vốn đa số hoặc đa số phiếu biểu quyết.

+ Liên kết thâu tóm: gồm công ty thâu tóm vẫn là pháp nhân độc lập nhưng thực tế như một bộ phận kinh doanh của công ty nắm quyền chi phối. Quan hệ này rất gần với quan hệ hợp nhất và sáp nhập.

Cấu trúc tập đoàn ở Đức có ba dạng chủ yếu: cấu trúc dọc, cấu trúc ngang và cấu trúc hỗn hợp.

+ Cấu trúc dọc: doanh nghiệp thành viên tập đoàn hoạt động trong các khâu của một quá trình sản xuất tạo giá trị hay cung ứng dịch vụ khép kín, ít phụ thuộc vào bên ngoài trong quá trình tạo giá trị. Cấu trúc này đã lỗi thời nhưng vẫn còn trong một số lĩnh vực đặc thù. Ví dụ tập đoàn văn hoá phẩm Mustermann bao gồm hệ thống doanh nghiệp xuất bản, in và bán hàng.

+ Cấu trúc ngang: đã xuất hiện từ lâu và vẫn tương đối phổ biến ở Đức, bao gồm các doanh nghiệp thành viên trong cùng một lĩnh vực và cùng cấp độ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022