Xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng từ ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh - 28


Năm 2002, Bộ Tài chính Mỹ cùng với các cơ quan quản lý liên bang đã nới lỏng những quy định liên quan đến dự trữ bắt buộc ở các NHTM. Tiếp theo đó, năm 2004, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (Securities and Exchange Commission–SEC) đã nới lỏng các yêu cầu vốn cho các đại lý môi giới lớn.

Một giai đoạn dài bùng nổ với những sản phẩm tài chính cải tiến đầy rủi ro bao gồm nghĩa vụ nợ thế chấp, hoán đổi rủi ro tín dụng, quỹ đầu tư ETF… đã kéo theo sự phát triển lớn mạnh, phức tạp với nhiều hoạt động rủi ro cao hơn ở các tổ chức tài chính Mỹ.

Khi những quy định và luật lệ được nới lỏng hơn, các tổ chức tài chính đã tăng trưởng nhanh chóng về quy mô cũng như độ phức tạp; và đáng chú ý các tổ chức này cũng bắt đầu đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Mỹ. Chính vì điều này, các nhà hoạch định bắt đầu quan ngại về tầm ảnh hưởng quá lớn của nó đến nền kinh tế.

Thực tế đã cho thấy, sự quan ngại này hoàn toàn có sơ sở khi những tổ chức tài chính “quá lớn không thể sụp đổ” (too big to fail), hay còn có tên gọi khác SIFIs (Systemically Important Financial Institutions), đã ra đời.

Theo Hội đồng Bình ổn Tài chính (Financial Stability Board – FSB), có khoảng 8 SIFIs ở Mỹ gồm Bank of America, Goldman Sachs, JPMorgan Chase, Citigroup, Morgan Stanley, Bank of New York Mellon Corporation, Wells Fargo, State Street.

Sự phát triển quá nóng của thị trường tài chính đã kéo theo những hệ lụy khôn lường; cụ thể là cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2008 và kéo theo cuộc suy thoái kinh tế kéo dài. Không nằm ngoài xu hướng, hàng loạt các ngân hàng buộc phải phá sản với những khoản lỗ khổng lồ. Điển hình nhất là vụ sụp đổ lịch sử của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers.

Trước những ảnh hưởng domino, ngày 3/10/2008, Quốc hội Mỹ đã thông qua và Tổng thống George Bush đã ký vào Đạo luật Ổn định khẩn cấp nền kinh tế (Emergency Economic Stabilization Act). Đạo luật này đã thông qua Chương trình giải cứu tài sản rủi ro (Troubled Asset Relied Program – TARP) trị giá lên tới 700 tỷ USD để ngăn chặn sự sụp đổ của những tổ chức tài chính (lớn) và làm nguy hại đến nền kinh tế Mỹ.

Tiếp theo đó, vào tháng 1/2010, Tổng thống Barack Obama cũng tuyên bố rằng Mỹ sẽ sử dụng mọi biện pháp để hạn chế quy mô quá lớn của các ngân hàng, cũng như việc hạn chế việc hợp nhất trong khu vực tài chính.

Tuy nhiên, cũng nên nhìn nhận rằng, giai đoạn tới là cơ hội mới cho làn sóng sáp nhập khi mà hầu hết các ngân hàng đã trở nên suy yếu đáng kể - (Vietstock.com.vn)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.


Phụ lục 4

Xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng từ ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh - 28

Tái cấu trúc ngân hàng: Bài học từ thành công của Hàn Quốc


Năm 1997 hệ thống tài chính Hàn Quốc đứng bên bờ vực đổ vỡ do các tập đoàn đầu tư dàn trải gây thua lỗ, nợ xấu các ngân hàng tăng cao. Vậy nhưng chỉ sau 5 năm kinh tế Hàn Quốc đã “lột xác”.

Cuối năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á lan rộng, Hàn Quốc đã phải vay tổng cộng 57 tỷ USD từ Quỹ tiền tệ thế giới IMF để cứu nguy hệ thống ngân hàng và giúp nền kinh tế khỏi đổ vỡ. Đây là hậu quả của một thời gian dài chính phủ dễ dãi trong việc cấp tín dụng cho các tập đoàn lớn khiến hoạt động đầu tư trở nên dàn trải, nợ xấu các ngân hàng tăng cao.

Vậy nhưng bằng những chính sách tái cấu trúc đúng hướng, chỉ sau 5 năm kinh tế Hàn Quốc đã lấy lại thăng bằng và phát triển mạnh mẽ cho đến tận ngày nay. Có rất nhiều kinh nghiệm quý giá Việt Nam có thể học hỏi từ đất nước xứ sở kim chi này.

1. Sự nuông chiều với các chaebol và quả bom nợ xấu

Năm 1960, với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh dựa vào xuất khẩu, chính phủ Hàn Quốc đã có chính sách khuyến khích hình thành các tập đoàn lớn làm đầu tàu cho nền kinh tế. Khác với Việt Nam, các tập đoàn này đều là của tư nhân được quản trị theo kiểu gia đình và được gọi là các chaebol.

Mối quan hệ dễ dãi quá mức giữa các chaebol và chính phủ Hàn Quốc khi đó đã giúp các tập đoàn này dễ dàng vay vốn từ ngân hàng. Bên cạnh đó việc cho phép các chaebol đầu tư không hạn chế vào các tổ chức không phải ngân hàng trong những năm 1990 đã khiến các tập đoàn này mở rộng đầu tư quá mức và nợ nần chồng chất.

Tính đến năm 1998, số nợ của các tập đoàn này đã tương đương 175% GDP của Hàn Quốc, dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Đáng chú ý là vào thời điểm đó, do chính sách quản chặt dòng vốn đầu tư của nước ngoài, các khoản thâm hụt tài khoản vãng lai hầu hết được tài trợ bằng chính nguồn vốn vay ngắn hạn từ các định chế tài chính trong nước. Những định chế này lại đi vay các ngân hàng nước ngoài tại Hàn Quốc để có vốn cho vay. Việc này đã dẫn tới một lượng khổng lồ nợ vay ngắn hạn không ổn định từ nước ngoài.

Năm 1997, khi khủng hoảng nổ ra khiến hoạt động xuất khẩu giảm sút còn chính sách tiền tệ bị thắt chặt, nhiều chaebol quy mô trung bình phá sản và các khoản nợ xấu tại


các định chế tài chính trong nước tăng vọt. Lo ngại mất vốn, các ngân hàng nước ngoài ồ ạt gõ cửa các ngân hàng, công ty tài chính Hàn Quốc đòi nợ.

Tuy nhiên các định chế tài chính trong nước không thể hoàn trả bởi họ đã đem nguồn vốn vay ngoại tệ ngắn hạn cho các chaebol vay đầu tư dài hạn. Và khi lượng dự trữ ngoại hối của nhà nước không đủ để cấp vốn ứng cứu thị trường, cuối năm 1997 chính phủ Hàn Quốc buộc phải cầu viện IMF.

Có thể thấy 3 nguyên nhân chính dẫn tới khủng hoảng tài chính tại Hàn Quốc đó là: sự quản lý của các cổ đông với các chaebol rất yếu kém do không có sự tách bạch rõ ràng giữa quan hệ sở hữu và quản lý (các chaebol thực chất là công ty gia đình và cổ phần do các công ty liên kết nắm giữ).

Hai là, mặc dù các ngân hàng đã được cổ phần hóa nhưng chính phủ vẫn có thể can thiệp vào quyết định cho vay của họ. Và mối quan hệ dễ dãi quá mức giữa chính phủ và giới doanh nghiệp khiến các chaebol dễ dàng vay vốn ngân hàng.

Ba là, việc các tập đoàn được phép đầu tư không hạn chế vào các quỹ đầu tư, công ty tài chính khiến họ càng dễ dàng vay vốn từ các kênh này. Một mặt họ tăng cường phát hành trái phiếu và giấy tờ có giá trên thị trường vốn, mặt khác không ngừng vay từ các ngân hàng. Và chính các ngân hàng cũng đứng ra mua trái phiếu, giấy tờ có giá của chaebol.

2. Tái cấu trúc hệ thống tài chính

Trước tình hình khủng hoảng nêu trên, chính phủ Hàn Quốc đã tung ra 3 biện pháp để giải quyết tình hình. Một mặt ngân hàng trung ương Hàn Quốc bơm mạnh vốn vào hệ thống tài chính (tương đương 14% GDP). Đồng thời chính phủ tung tiền mua lại nợ xấu (tương đương 7% GDP) và áp dụng chính sách bảo vệ người gửi tiền (tương đương 5% GDP).

Các ngân hàng thiếu hụt vốn được cấp thêm vốn trong khi các định chế tài chính phi ngân hàng bị đóng cửa. Người dân được bảo đảm rằng tiền gửi của họ được chính phủ bảo lãnh. Chính phủ Hàn Quốc cũng chủ động mời các nhà đầu tư nước ngoài tái cấp vốn các ngân hàng và nâng cao khả năng quản trị.

Cuối năm 1997, 14 trong tổng số 26 ngân hàng thương mại của Hàn Quốc có tỷ lệ an toàn vốn dưới 8% (2 ngân hàng thậm chí mất khả năng thanh toán). Đợt bơm vốn đầu tiên được thực hiện trong giai đoạn 1998 – 1999. Đến khi tập đoàn Daewoo phá sản năm 1999, 8 trong tổng số 17 ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn dưới 8% vào nửa sau năm 2000 (5


trong số này đã mất khả năng thanh toán). Do vậy chính phủ phải tiến hành bơm vốn đợt hai.

Trong quá trình bơm vốn cho các ngân hàng, chính phủ Hàn Quốc đã yêu cầu lãnh đạo các ngân hàng yếu kém từ chức đồng thời giảm vốn. Chính phủ can thiệp vào việc quản lý bằng đề ra các chỉ tiêu kinh doanh. Sau khi cấp vốn, việc thu hồi ngân sách được thực hiện bằng cách bán cổ phần của các ngân hàng bị quốc hữu hóa cho nhà đầu tư.

Cách làm này đã giúp chính phủ nâng cao giá trị các ngân hàng và giảm thiểu thiệt hại cho ngân sách. Cùng lúc đó Seoul đưa ra các chuẩn khắt khe hơn đối với việc phân loại nợ nhằm bơm đủ vốn và khôi phục niềm tin của nhà đầu tư vào các ngân hàng khó khăn.

Để giải quyết lượng nợ xấu của các ngân hàng lên tới 92 tỷ USD, tương đương 20% GDP, Hàn Quốc thành lập một công ty xử lý nợ (KAMCO) trực thuộc chính phủ để mua lại nợ theo giá thị trường. Chi phí mà chính phủ bỏ ra để mua lại số nợ này chỉ là 33 tỷ USD với tỷ lệ chiết khấu bình quân 64%.

Sau đó số nợ xấu này được xử lý bằng cách phát hành các chứng khoán được đảm bảo bằng các tài sản này cũng như bán trực tiếp. Chính nhờ sự xuất hiện của công ty xử lý nợ tập trung đã tạo ra một thị trường giao dịch nợ xấu và khuyến khích các ngân hàng bán bớt nợ xấu.

Các biện pháp này đã giúp cải thiện nhanh chóng tình hình tài chính cũng như quản trị của các ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng đã giảm mạnh từ mức đỉnh 13,6% vào năm 1999 xuống chỉ còn 2,4% trong năm 2002. Tỷ lệ an toàn vốn tăng mạnh từ mức đáy 7% năm 1997 lên 10,5% năm 2002.

Hầu hết các khoản nợ xấu bị cho là phải xóa nợ cũng dần được thu hồi. Mức xếp hạng tín nhiệm các ngân hàng hồi phục và đến đầu năm 2001 chính phủ Hàn Quốc không còn phải bảo đảm tiền gửi cho người dân. Sau 5 năm thua lỗ, các ngân hàng bắt đầu có lời từ năm 2001 và tăng trưởng nhanh từ 2002 và phát triển ổn định cho đến nay. (www.dantri.com.vn)

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí