Xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng từ ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh - 26


DANH MỤC

Các công trình nghiên cứu có liên quan của tác giả đã được công bố


1. Ngô Văn Tuấn (2006), Nhận diện một số thách thức và cơ hội đối với ngân hàng TMCP khi Việt Nam gia nhập WTO, Tạp chí công nghệ ngân hàng số 11, tháng 7-8/2006, trang 15.

2. Ngô Văn Tuấn (2006), Định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng, Tạp chí công nghệ ngân hàng số 13, tháng 11- 12/2006, trang 45.

3. Ngô Văn Tuấn (2008), Tập đoàn tài chính ngân hàng Việt Nam và một số vấn đề quan tâm, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 26, tháng 5/2008, trang 16.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

- TIẾNG VIỆT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

1. PGS.,TS. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, nxb Phương Đông, TP. HCM.

2. TS. Hồ Diệu (2002) Ngân hàng thương mại, nxb Thống kê, TP. HCM.

Xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng từ ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh - 26

3. Lê Thị Huyền Diệu (2006), Tập đoàn tài chính – sự hướng đến của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tương lai, nxb VH-TT, Hà Nội.

4. Minh Đức (2008) , Cần nâng chuẩn an toàn vốn các Ngân hàng? Tọa đàm đánh giá tình hình thực hiện các quy định an toàn trong hoạt động và quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, do Công ty Ernst & Young phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước tổ chức, 8/2008.

5. Nguyễn Thị Hồng (2010) Định hướng phát triển kinh tế Tp. HCM, VCCInews.

6. TS. Lê Hùng (2004), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM CP trên địa bàn TP. HCM, Viện Kinh tế TP. HCM.

7. TS. Lê Hùng (2006), Bàn về tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt nam, nxb VH-TT, Hà Nội.

8. TS. Ngô Hướng – Tô Kim Ngọc (2001), Giáo trình lý thuyết tiền tệ Ngân hàng, nxb Thống kê, Hà Nội.

9. TS. Nguyễn Đại Lai (2006), Nhận dạng về tập đoàn tài chính - đề xuất khái niệm và khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, nxb VH-TT, Hà Nội.

10.Đặng Văn Mỹ (2010), Tập đoàn kinh tế: định hướng chiến lược kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hóa, Tạp chí công nghệ và Khoa học, Đại học Đà Nẵng, số 5. 2010.

11.TS. Lê Xuân Nghĩa (2006), Một số vấn đề về chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Tài liệu


hội thảo khoa học về Vai trò của hệ thống ngân hàng trong 20 năm đổi mới ở Việt nam. Tháng 1/2006 – Hà Nội.

12.TS. Lê Xuân Nghĩa (2006), Bàn về việc hình thành tập đoàn tài chính – ngân hàng ở Việt Nam, NXB VH-TT.

13.PGS.,TS. Nguyễn Thị Nhung, TS Lê Tuyết Hoa (2011), Tiền tệ ngân hàng, nxb Phương Đông, TP. HCM.

14.Phạm Đức Trung (2010), Mô hình kinh tế tư nhân: kinh nghiệm từ Đức, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW.

15.Ths. Doãn Hữu Tuệ (2008) Những mô hình tập đoàn kinh tế tiêu biểu châu Á, Vietnamnet.

16.TS.Vũ Quang Việt (2008), Tập đoàn, ý nghĩa kinh tế và nguy hiểm trước mắt, Thời báo kinh tế Sài Gòn.

17.ADB (2010), Tổng quan hệ thống Ngân hàng Việt Nam, www.adb.com.

18.Bộ Tài Chính (2009), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các TCTD, nxb Tài chính, TP. HCM.

19.Chính phủ (2004), Nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 9/8/2004 về việc chuyển đổi các Tổng công ty Nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

20.Chính phủ (2009), Nghị định 59/2009/NĐ-CP, ngày 16/7/2009 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, Hà Nội.

21.Công ty tư vấn quản lý MCG (2006), Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa dịch vụ tài chính: trường hợp ngành ngân hàng, Hà Nội.

22.NHNN chi nhánh TP. HCM, Báo cáo tổng kết 2000-2011.

23.NHNN Việt Nam (2005), Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM VN, Kỷ yếu hội thảo khoa học, nxb Phương Đông.

24.NHNN Việt Nam (2006), Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, nxb VH-TT.


25.NHNN Việt Nam (2007), Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007, v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005, Hà Nội.

26.NHNN Việt Nam (2010), Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng.

27.NHNN Việt Nam (2011), Kỷ niệm 60 năm thành lập Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Hà Nội.

28.NHNN Việt Nam (2008, 2009, 2010, 2011), Báo cáo thường niên, Hà Nội.

29.NHNN Việt Nam (2011), Dự thảo chiến lược phát triển ngân hàng Việt Nam 2011 – 2020.

30.Viện nghiên cứu kinh tế TP. HCM (2008), Lời giải nào cho thách thức ngành ngân hàng khi Việt Nam là thành viên của WTO.

31.Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, Tạp chí Tài chính các năm 2005 – 2011.


- TIẾNG NƯỚC NGOÀI

32.Andrew H. Thorson (2004)"Zaibatsu" and "Keiretsu" – Understanding Japanese Enterprise Groups, http://library.findlaw.com .

33.Grey.N.Gregorious and Christian Hoppe (2007), The handbook of credit portfolio management, Mc Grow Hill prof Med/Tech 2008

34.Joel Bessis (2011), Risk management in banking, John Wiley & Sons Ltd.

35.Peter S.Rose (1999), Commercial bank management, Iwrim.

36.Sanjay Calra (2012), Banking system restructuring (2012), IMF Resident Preresentative Viet Nam


37.Sung-Hee Jwa (2002), The Evolution of Large Corporations in Korea, Edgar Elgar, Cheltenham, UK.

38.Basel III: International frameword for liquidity risk measurement, standards and monitoring (2010), Bank for international settlements communications CH-4002 Basel, Switzerland (www.BIS.org)

39.Causes of the 2007–2012 global financial crisis, wikipedia, the free encyclopedia

40.Description of Financial Conglomerates and their Structures, http://riskinstitute.ch/136350.htm

41.The Economist, May 20th 2006– A Survey of International Banking – p.4.

42.The directive 2002/87/EC of the European parliament and of the council, eur-lex.europa.eu

43. Vietnamese banks remained weak in 2011, http://asianbankingandfinance.net/investment-banking


- WEBSITE

44.www.acb.com.vn, Ngân hàng TMCP Á Châu.

45.www.basel.iii.accord.com

46.www.chinhphu.vn, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.

47.www.citigroup.com, Citigroup.

48.www.eab.com.vn, NHTM CP Đông Á.

49.http://en.wikipedia.org.

50.www.eximbank.com.vn, NHTM CP xuất nhập khẩu Việt Nam

51.www.forbes.com

52.www.hsbc.com, Ngân hàng HSBC.

53.www.mof.gov.vn , Bộ tài chính.

54.www.ocbc.com

55.www.sacombank.com.vn, NHTM CP Sài Gòn Thương Tín.


56.www.saigonbank.com.vn, NHTMCP Sài Gòn công thương

57.www.sbv.gov.vn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

58.http://www.sjsu.edu/faculty/watkins/chaebol.htm.

59.www.thebankerdatabase.com

60.http://vneconomy.vn.

61.Trang web khác trong và ngoài nước


PHỤ LỤC

Phụ lục 1


Khảo sát hoạt động Sacombank theo mô hình tập đoàn TC-NH và một số nhận định chung

Khảo sát Sacombank theo mô hình tập đoàn

Sacombank chính thức đi vào hoạt động từ ngày 21/12/1991 trên cơ sở chuyển thể và sát nhập Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp, và 3 hợp tác xã tín dụng: Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia. Vào thời điểm đó các đơn vị này cực kỳ khó khăn về tài chính, khởi đầu với 3 tỷ đồng và địa bàn hoạt động chủ yếu ở các quận ven ngoại thành. Trong những năm đầu mới thành lập Sacombank chỉ chủ trương tập trung xử lý các khoản nợ khó đòi từ hợp tác xã tín dụng để lại, từng bước mở rộng mạng lưới, phát hành kỳ phiếu, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh nhằm cũng cố nội lực để phát triển lâu dài.

Giai đoạn 1995 - 1998, Sacombank tập trung cho nhiệm vụ hoạch định và phát triển song song với việc tiếp tục củng cố và chấn chỉnh. Giai đoạn này Sacombank có sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng, vốn điều lệ của Sacombank đã tăng từ 23 tỷ đồng lên 71 tỷ đồng.

Giai đoạn 1999 - 2001, vốn điều lệ từ 71 tỷ đồng tăng lên 190 tỷ đồng. Sacombank tiến hành đầu tư xây dựng Hội sở lớn tại trung tâm TP. HCM, đồng thời nâng cấp trụ sở các Chi nhánh trực thuộc; mở rộng mạng lưới đến hơn 20 tỉnh thành và các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời xác lập quan hệ với hơn 80 chi nhánh NHNNg trên khắp thế giới. Đồng thời, Sacombank trở thành thành viên của Hiệp Hội Viễn Thông Liên Ngân Hàng toàn cầu (SWIFT),Visa và Master Card.

Giai đoạn 2001 - 2005, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế và mục tiêu phát triển đề ra cho thời kỳ kế hoạch 5 năm. Đặc biệt với sự tham gia góp vốn của ba cổ đông nước ngoài là các tổ chức tài chính - ngân hàng mạnh trên thế giới và khu vực đã hỗ trợ Sacombank tiếp cận công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản trị điều hành hiện đại. Đồng thời, Ngân hàng bước đầu phát triển thành công mô hình hợp tác liên doanh, liên kết thông qua việc góp vốn thành lập Công ty liên doanh quản lý quỹ - Công ty chứng khoán - Công ty bảo hiểm.


Năm 2006, đánh dấu năm đặc biệt khi Sacombank là ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên trung tâm giao dịch chứng khoán TP. HCM. với mã chứng khoán STB.

Sau đó một năm, ngày 16/5/2007, Sacombank công bố hình thành Tập đoàn Tài chính Sacombank (Sacombank Group). Đây là tập đoàn tài chính tư nhân đầu tiên, có hạt nhân là ngân hàng, với 11 công ty thành viên, gồm 5 công ty trực thuộc: công ty Chứng khoán SBS, Cho thuê tài chính SBL, Kiều hối SBR, Quản lý nợ và khai thác tài sản SBA, Vàng bạc đá quý SBJ. Và 6 công ty thành viên hợp tác chiến lược trong tập đoàn là Đầu tư Sài Gòn thương tín, Xuất nhập khẩu Tân Định, Đầu tư xây dựng Toàn Thịnh Phát, Địa ốc Sài Gòn thương tín, Liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam, trường đại học Yersin Đà Lạt.

Những nhân tố để Sacombank có được sự thành công như trên có thể kể đến trước hết, Sacombank năng động thực thi chủ trương đổi mới của ngành và năng lực làm việc của đội ngũ CBNV; thứ hai, Sacombank đã sớm tự xác lập định hướng phát triển lâu dài, xây dựng một lộ trình với từng mục tiêu cụ thể, hình thành hành lang pháp lý rõ ràng, luôn xem củng cố và phát triển là hai nhiệm vụ trung tâm hàng đầu; thứ ba, Sacombank đã tập trung hết sức cho việc tăng cường nội lực, mở rộng mạng lưới hoạt động, thiết lập chặt chẽ các mối quan hệ với các đối tác chiến lược trong lẫn ngoài nước để thu hút ngày càng nhiều các nguồn lực bên trong và giảm bớt áp lực cạnh tranh bên ngoài; và cuối cùng, Sacombank đã biết sử dụng triệt để các chính sách lợi ích vật chất – tinh thần và văn hóa, để tạo dựng và phát triển được một đội ngũ cán bộ điều hành vững vàng trước mọi tình huống, một lực lượng nhân viên năng động trẻ trung và đặc biệt, Sacombank đã hình thành và phát triển được một hệ khách hàng truyền thống gắn bó lâu dài. Tất cả các nhân tố này đã tạo cho Sacombank một nền tảng phát triển bền vững.

Về công nghệ thông tin, Sacombank đã có những chiến lược đầu tư đúng đắn khi nhanh chóng ứng dụng một trong những công nghệ ngân hàng tiên tiến nhất thế giới (hệ điều hành Temenos của Thụy Sỹ trị giá hơn 4 triệu USD. Đến cuối năm 2010 Sacombank có 8.507 cán bộ nhân viên được đào tạo kỹ về phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình; các sản phẩm, dịch vụ không ngừng được sáng tạo, cải tiến, và nâng cao chất lượng (“Cho vay Lãi cấn trừ - Bất động sản”, dòng sản phẩm đầu tiên có mặt ở Việt Nam).

Đối tác nước ngoài chiến lược là những tên tuổi của thị trường tài chính thế giới như Ngân hàng ANZ, Quỹ Dragon Capital và hiện đang niêm yết 917.923.013 cổ phiếu trên thị trường chứng khoán với 74.132 cổ đông pháp nhân lẫn cá nhân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022