Xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng từ ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh - 27


Sacombank hiện tiếp tục mở rộng và hoàn thiện hệ thống các công ty trực thuộc và công ty liên kết trong các lĩnh vực chứng khoán (Công ty Sacombank Securities), quản lý nợ và khai thác tài sản (Công ty AMC), kiều hối (Công ty SacomRex), cho thuê tài chính (Công ty SacombankLeasing), thẻ, vàng bạc, bảo hiểm, đào tạo… Mục tiêu của Sacombank trong 10 năm tiếp theo là hình thành một tập đoàn Tài chính đa chức năng – đa sở hữu mà trong đó Sacombank là đơn vị hạt nhân với phương châm hành động “Biến cơ hội thành lợi thế so sánh, biến cạnh tranh thành động lực phát triển, biến sở đoản thiếu hợp tác thành thế mạnh hợp tác, và cuối cùng biến thách thức thành đòn bẩy để đẩy nhanh quá trình hội nhập”.

Qua gần 20 năm phát triển, Sacombank là một trong những NHTM CP có quy mô và tốc độ tăng trưởng hàng đầu Việt Nam với mạng lưới 378 điểm giao dịch và là NHTM CP Việt Nam đầu tiên khai trương chi nhánh tại Lào và Campuchia. Đặc biệt trong những năm qua, Sacombank đã đạt được những thành quả nổi bật trong hoạt động thanh toán quốc tế và quản lý tiền mặt thông qua mối quan hệ hợp tác với hơn 11.000 đại lý của 300 ngân hàng tại 81 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, Sacombank đã vinh dự được các định chế tài chính quốc tế như IFC, FMO, ADB, Proparco, RDF, SMEDF tín nhiệm cấp các nguồn vốn ủy thác để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Tính đến hiện tại, tổng nguồn vốn ủy thác trực tiếp Sacombank nhận từ các tổ chức nước ngoài này hơn

2.300 tỷ đồng.

Tuy nhiên đến nay Sacombank vẫn chưa được thừa nhận là một tập đoàn TC-NH của Việt Nam bởi phần nhiều do yếu tố khách quan, đó là về mặt pháp lý chưa có bất kỳ văn bản nào của chính phủ quy định về mô hình này, và xa hơn là cấu trúc, tổ chức, quy mô, lĩnh vực hoạt động thế nào cũng chưa có những hướng dẫn cụ thể.

Một số nhận định từ việc khảo sát mô hình tập đoàn TC-NH của Sacombank.

Mặc dù chưa được thừa nhận chính thức bởi các thể chế pháp lý nhưng qua khảo sát các tập đoàn trên thế giới và hoạt động thực tế của Sacombank, tác giả có một số nhận định như sau:

- Năng lực tài chính trước hết và luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh cả tập đoàn. Quy mô tài chính lớn cho phép tập đoàn tăng cường nội lực, đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại như mong muốn đồng thời tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Sacombank thời gian qua đã tăng vốn điều lệ rất tốt và có những thời điểm là NHTM CP lớn nhất cả nước.


- Một vấn đề tiếp theo là việc hoạch định chiến lược kinh doanh dựa trên sự nhạy bén với thị trường trong nước và thế giới. Sự nhạy bén thể hiện ở tầm nhìn và các xử lý trong từng tình huống cụ thể. Từ năm 2000 Sacombank đã hoạch định chiến lược kinh doanh, phát triển mạng lưới đến 2010 và 2015 là phủ sóng toàn quốc, kể cả 3 nước Đông Dương. Hoặc chuyển từ chiến lược phát triển nhanh sang phát triển bền vững, an toàn trong giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới. Mở rộng thu nhập từ tín dụng sang dịch vụ và từ các công ty trực thuộc.

- Công tác tái cấu trúc luôn thực hiện thường xuyên trong mọi lĩnh vực, ở mọi thời điểm để hướng tới sự hoàn thiện. Cơ cấu nhân sự trong HĐQT và Ban điều hành thường có một số thành viên không tham gia vào công tác quản trị điều hành của tập đoàn để đảm bảo tính khách quan, minh bạch và dân chủ. Cùng với cơ cấu tổ chức là hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ nhằm chống tham nhũng, lạm dụng chức vụ tham ô tài sản, do đó duy trì sự đúng đắn của báo cáo tài chính, đảm bảo các thông tin tài chính có tính trung thực.

Một nhận định khác trong quá trình hình thành tập đoàn từ Sacombank là được thực hiện thông qua một số phương thức cơ bản sau:

- Sớm cổ phần hóa và thu hút các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để tận dụng cơ hội phát triển vốn, sản phẩm dịch vụ và đào tạo nhân lực, phát triển hệ thống ngân hàng đại lý toàn cầu

- Mở rộng và chuyển giao hoạt động kinh doanh ra các công ty con, công ty trực thuộc để chuyên nghiệp hóa và khai thác triệt để thị trường của nhau, đồng thời mở rộng quy mô hoạt động.

- Sáp nhập, mua lại NHTM CP và các công ty cổ phần tiềm năng để dần tiến đến hình thành tập đoàn. Các công ty tự nguyện đứng chung với Sacombank để tạo nên một tập đoàn có quy mô, thương hiệu và thị trường lớn hơn

- Biết tận dụng triệt để việc đánh bóng thương hiệu làm gia tăng giá trị chung cho cả tập đoàn và tạo dựng một vị thế riêng trên thị trường. Sự kết hợp thương hiệu làm gia tăng ảnh hưởng lên tài sản hữu hình và tài sản vô hình.

- Về tổ chức, Sacombank đã thành lập Hội đồng chủ tịch tập đoàn mà trong đó chủ yếu sử dụng HĐQT và ban lãnh đạo cấp cao của ngân hàng mẹ làm nòng cốt, bổ sung thành viên là chủ tịch các công ty thành viên và thậm chí có cả đệ tam nhân độc lập để giúp bộ máy quản trị tập đoàn vừa đảm bảo tính thống nhất, tránh xung đột trong các quyết định liên quan trong tập đoàn, vừa đảm bảo tính khách quan minh bạch.


Về tổng thể, qua số liệu thống kê cho thấy sau khi hoạt động theo mô hình tập đoàn TC-NH năm 2007 thì đến năm 2010 Sacombank đã có những bước phát triển đáng kể:

- Vốn điều lệ tăng trong 3 năm, từ 2008 – 2010, gấp 1,2 lần so 3 năm trước đó (2005 – 2007)

- Tổng huy động tiền gửi tăng gấp 2 lần, cho vay tăng gấp 2,2 lần.

- Tổng tài sản tăng tương ứng 1,9 lần so giai đoạn 2005 - 2007

- Riêng lợi nhuận do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính toàn cầu nên lợi nhuận cuối cùng rất cao nhưng chỉ đạt 0,85% so 3 năm trước đó

Nhìn chung những con số thống kê trên đã cho phản ánh một phần nào đó hiệu quả nhất định của mô hình tập đoàn TC-NH mà Sacombank đang theo đuổi.

Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đạt được Sacombank phải trả giá khá nhiều cho quá trình phát triển, thể hiện rỏ nhất ở hai lĩnh vực cơ bản là nhân sự và pháp chế. Tuy phát triển nhanh nhưng không kiểm soát được nên rủi ro nhân sự đã xảy ra gây tổn thất cho ngân hàng về người và tài sản. Việc phát triển nhanh các nghiệp vụ nhưng không lường hết các yếu tố pháp lý nên đã xảy ra tranh chấp và ngân hàng phải đền bù thiệt hại rất nhiều để giữa uy tín cho ngân hàng.

Và một bài học vô cùng đắt giá cho những người sáng lập là không nắm giữ được số cổ phần tối thiểu chi phối để bị thay đổi chủ sở hữu thông qua thị trường chứng khoán.



Quản trị

Mô hình tổ chức tập đoàn Sacombank



BAN CỐ VẤN CẤP CAO

HỘI ĐỒNG CHỦ TỊCH


VĂN PHÒNG TẬP ĐOÀN


Kiểm soát


ỦY BAN KIỂM SOÁT


ỦY BAN CHIẾN LƯỢC


Điều hành


ỦY BAN ĐIỀU HÀNH


ỦY BAN HỢP TÁC


Tham mưu, nghiệp vụ

ỦY BAN NHÂN SỰ

ỦY BAN NGÂN SÁCH VÀ ĐÃI NGỘ


ỦY BAN PHÁP CHẾ


ỦY BAN TÁI CẤU TRÚC


Thành viên CÔNG TY THÀNH VIÊN


Lộ trình cụ thể của việc thực hiện Hiệp ước Basel 3



2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu

tối thiểu

3,5%

4,0%

4,5%

4,5%

4,5%

4,5%

4,5%

Vốn đệm dự phòng




0,625%

1,25%

1,875%

2,5%

Vốn chủ sở hữu tối thiểu cộng vốn đệm

dự phòng

3,5%

4,0%

4,5%

5,125%

5,76%

6,375%

7%

Loại trừ khỏi vốn chủ sở hữu các khoản vốn

không đủ tiêu chuẩn


20%

40%

60%

80%

100%

100%

Tỷ lệ vốn cấp 1 tối

thiểu

4,5%

5,5%

6,0%

6,0%

6,0%

6,0%

6,0%

Tỷ lệ tổng vốn tối

thiểu

8%

8%

8%

8%

8%

8%

8%

Tỷ lệ tổng vốn tối

thiểu cộng vốn đệm dự phòng bắt buộc

8%

8%

8%

8,625%

9,125%

9,875%

10,5%

Loại trừ khỏi vốn cấp

1 và cấp 2 các khoản không đủ tiêu chuẩn

Thực hiện theo lộ trình 10 năm bắt đầu từ năm 2013

Vốn dự phòng chống

hiệu ứng chu kỳ

Tùy theo điều kiện quốc gia: mức từ 0% - 2,5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng từ ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh - 27


Nguồn: http://www.basel-iii-accord.com

Hợp nhất & Sáp nhập ngân hàng: Những kinh nghiệm phải học hỏi từ Mỹ


Xu hướng hợp nhất, sáp nhập ngân hàng ở Mỹ - có thể tạo hệ quả tốt lẫn xấu - trong từng giai đoạn riêng biệt là những bài học kinh điển để các nước học hỏi.

Làn sóng sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam đã có bước chuyển động đầu tiên với thương vụ hợp nhất 3 ngân hàng có trụ sở chính tại TPHCM là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Đệ Nhất (Ficombank). Hoạt động sáp nhập, hợp nhất tuy còn khá mới mẻ trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam nhưng đã trải qua một giai đoạn tương đối lâu ở các nền kinh tế phát triển. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi sẽ thảo luận về bối cảnh lịch sử của hệ thống ngân hàng Mỹ và làn sóng sáp nhập xảy ra trong lĩnh vực này trong vài thập niên qua.

Làn sóng sáp nhập vẫn thường được xem là giải pháp tất yếu trong điều kiện quá tải ngân hàng (overbanking). Tuy vậy, nó vẫn có những giai đoạn riêng biệt tương ứng với một tập hợp các điều kiện vĩ mô, thị trường, quy định và chiến lược phát triển của các NH.

Xu hướng hợp nhất, sáp nhập ngân hàng ở Mỹ - có thể tạo hệ quả tốt lẫn xấu - trong từng giai đoạn riêng biệt là những bài học kinh điển để các nước học hỏi.

Giai đoạn khủng hoảng những năm 1980

Làn sóng sáp nhập ngân hàng trong giai đoạn này được kích hoạt bởi sự kết hợp của hai yếu tố. Yếu tố đầu tiên là quy định nghiêm cấm mở rộng chi nhánh ngân hàng ngoài tiểu bang và thậm chí ngoài quận, hạt đang hoạt động. Điều này đã khiến cho những ngân hàng hoạt động tốt không thể nắm bắt được những cơ hội ngoài khu vực thị trường mà họ đang hoạt động. Các ngân hàng này chỉ có thể mở rộng kinh doanh ra ngoài một phần đối với hoạt động phi ngân hàng. Yếu tố thứ hai là thời giai lâm nạn rất dài của hệ thống ngân hàng trong khoảng 10 năm bắt đầu từ năm 1981. Ngành công nghiệp tiết kiệm sụp đổ, và nhiều ngân hàng gặp khó khăn do những vấn đề tín dụng từ những khoản cho vay các nước Mỹ Latin, các khu vực giàu dầu mỏ trong nước, đến những khoản cho vay bất động sản thương mại và sáp nhập tập đoàn.

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng này đã gây áp lực buộc Chính phủ Mỹ phải đồng ý với các điều kiện giải cứu ít tốn kém nhất. Từ đó, các tổ chức thất bại hoặc có vấn đề thường bị thâu tóm bởi những NHTM có định hướng mở rộng.Đáng chú ý là


NationsBank (NCNB) đã tăng trưởng thông qua những hoạt động mua lại khôn ngoan trong thời gian này. Cụ thể, NCNB đã mở rộng ra ngoài phía Bắc Carolina lần đầu vào năm 1982 khi mua lại First National Bank. Đến 1988, tổng tài sản của NCNB đã tăng đến 60 tỷ USD sau thương vụ mua lại First Republic Bank.

Năm 1987, Cơ quan lập pháp bang Texas đã cho phép sự thâm nhập của các ngân hàng ngoài tiểu bang. Trong cùng năm đó, Chemical Bank of New York đã thâu tóm Texas Commerce Bank với giá trị tài sản 11.4 tỷ USD. Tương tự, Interfirst Bank với giá trị tài sản 8.8 tỷ USD đã bị thâu tóm bởi RepublickBank. Chỉ trong vòng 2 năm, thị trường Texas đã bị thống lĩnh bởi 5 tổ chức bên ngoài bang này.Những thương vụ sáp nhập với sự trợ giúp của Chính phủ chiếm đa số trong các vụ sáp nhập ngân hàng ở Mỹ giai đoạn 1982 – 1989. Cuộc khủng hoảng này cũng đã dẫn đến một sự thay đổi trong các quy định pháp lý của hệ thống ngân hàng Mỹ.

Giai đoạn nâng cấp ngân hàng bán lẻ ở Mỹ những năm 1990 – 1997

Trong một giai đoạn chuyển động mới, các ngân hàng Mỹ buộc phải từ bỏ những chiến lược phát triển cũ và thay vào đó là những cải cách trong bối cảnh kinh tế và môi trường cạnh tranh khốc liệt. Hầu hết những ngân hàng lớn đều theo đuổi chiến lược phát triển theo định hướng nâng cấp ngân hàng bán lẻ; bao gồm việc xác định nhóm đối tượng khách hàng lớn tiềm năng, sau đó phân phối cả những dịch vụ ngân hàng truyền thống như cho vay tiêu dùng ngắn hạn, thế chấp dài hạn, dịch vụ lưu ký và những dịch vụ phi truyền thống như quỹ tương hỗ, bảo hiểm và tư vấn đầu tư.

Những ngân hàng này có thể gia tăng doanh thu bằng cách tìm kiếm và mở rộng đối tượng khách hàng để cung cấp những dịch vụ tài chính đa dạng nhằm thu phí dịch vụ. Chính vì vậy, họ phải hướng tới việc mở rộng thị trường hoạt động thông qua nhiều cách khác nhau như mở rộng chi nhánh hoặc mua lại, sáp nhập các ngân hàng để tận dụng nguồn khách hàng sẵn có.

Việc theo đuổi chiến lược nâng cấp ngân hàng bán lẻ và thu phí dịch vụ đã dẫn đến giai đoạn mới của làn sóng sáp nhập. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng những ngân hàng này kinh doanh không hiệu quả hơn và mang lại nhiều lợi nhuận hơn những ngân hàng mà họ mua lại và sau đó thay thế; nghĩa là lợi nhuận giữ lại không đủ cho việc sáp nhập.

Vậy bằng cách nào họ có thể thực hiện được việc sáp nhập và mở rộng?

Câu trả lời là Wall Street đã cung cấp vốn cần thiết cho việc mua lại và hoán đổi cổ phiếu của các ngân hàng trong suốt làn sóng sáp nhập này. Và chính những trung tâm môi


giới và ngân hàng đầu tư này sẽ thu được khoản lệ phí khổng lồ. Hay nói một cách khác, Wall Street đã góp phần đẩy mạnh làn sóng sáp nhập nhằm tăng cường giá trị nhượng quyền thương mại cho các cổ đông của ngân hàng.

Một số ngân hàng theo định hướng nâng cấp ngân hàng bán lẻ và mở rộng phạm vi hoạt động của thị trường đã trải qua giai đoạn khó khăn liên quan đến việc phát triển quá nhanh, trong đó có First Union và Wells Fargo. Ngược lại, ngay cả những ngân hàng đã rất thành công trong việc mở rộng cũng phải suy nghĩ những bước phát triển tiếp theo.

Tốc độ các vụ sáp nhập tại thị trường ngân hàng bán lẻ ở Mỹ bắt đầu chậm lại từ sau năm 1997 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng châu Á và giá của cổ phiếu ngân hàng đã suy giảm. Tuy nhiên, một giai đoạn mới trong làn sóng sáp nhập cũng bắt đầu từ đó.

Giai đoạn toàn cầu hóa siêu ngân hàng (megabank)

Giai đoạn này liên quan đến việc một vài siêu ngân hàng (megabank) thâu tóm các siêu ngân hàng nước ngoài. Trường hợp điển hình lớn nhất là thương vụ Chase mua lại ngân hàng đầu tư Robert Fleming Holdings của Anh trị giá 7.7 tỷ USD vào tháng 4/2000. Tuy vậy, thương vụ này mau chóng bị lu mờ trước việc mua lại J.P. Morgan, ngân hàng thương mại lớn thứ năm ở Mỹ, với giá trị 36 tỷ USD.

Ngoài ra, thời gian này còn chứng kiến việc thâm nhập vào thị trường Mỹ của các siêu ngân hàng nước ngoài. Tháng 2/1999, Deutsche Bank (Đức) đã thâu tóm Baners Trust. Tháng 7/2000, UBS (Thụy Sỹ) đã mua lại công ty PaineWebber trị giá 12 tỷ USD.

Vào năm 1999, Quốc hội Mỹ bãi bỏ đạo luật Glass-Steagall Act ban hành năm 1933 vốn yêu cầu các ngân hàng, ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm hoạt động độc lập, và thay vào đó cho phép hoạt động hợp nhất một cách công khai.

Sau đó, hoạt động sáp nhập bởi các siêu ngân hàng nhắm vào những thị trường phi ngân hàng, sáp nhập bởi những công ty tài chính nhắm vào thị trường ngân hàng và sáp nhập giữa những công ty cho thuê tài chính với nhau cũng diễn ra khá sôi động.

Sự mở rộng và phát triển mạnh mẽ các sản phẩm tài chính đã đánh dấu một giai đoạn mới và phức tạp trên thị trường này.

Giai đoạn “quá lớn không thể sụp đổ” (“too big to fail”)

Năm 2000, Quốc hội Mỹ ban hành đạo luật Hàng hóa tương lai (Commodity Futures Modernization Act) cho phép các ngân hàng Mỹ, các đại lý môi giới và các tổ chức tài chính phát triển thị trường, và giao dịch những sản phẩm tài chính không bị kiểm soát, bao gồm hoán đổi rủi ro tín dụng, hoán đổi ngoại tệ, hoán đổi lãi suất …

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí