Tình Hình Nợ Xấu Của Các Ngân Hàng Trong Cuối Năm 2018 Và 6 Tháng Đầu Năm 2019

đến tháng 12/2019, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng ở mức 1,89%; tổng nợ xấu ở mức 4,59%, giảm mạnh so với mức 10,08% cuối năm 2016, mức 7,36% cuối năm 2017 và mức 5,85% cuối năm 2018. Trong 6 tháng đầu năm 2019, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh nhưng vẫn duy trì ở mức dưới 2%. Từ thống kê số liệu báo cáo tài chính quý II/2019 của 17 ngân hàng đang niêm yết trên sàn cho thấy tính đến ngày 30/6/2019, tổng nợ xấu ở mức gần 81,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm. Sự gia tăng nợ xấu của các ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2019 so với năm 2018 được thể hiện tại Hình 1. Từ năm 2016- 2018, Ngân hàng Nhà nước tập trung vào việc xây dựng, triển khai phương án cơ cấu các TCTD; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách tiền tệ và xử lý nợ xấu. Giai đoạn 2019- 2020, Ngân hàng Nhà nước triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp; củng cố, chấn chỉnh và cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu để đạt được mục tiêu đến năm 2020 đưa tỷ lệ nợ xấu và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% [11, tr.22]. Để thực hiện mục tiêu này, việc sớm có các quy định pháp luật cụ thể để điều chỉnh hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại là rất cần thiết.


Biểu đồ 1 1 Tình hình nợ xấu của các ngân hàng trong cuối năm 2018 và 6 tháng 1


Biểu đồ 1.1. Tình hình nợ xấu của các ngân hàng trong cuối năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019

(Nguồn: Nợ xấu đang có dấu hiệu tăng trở lại, Hoàng Hà, Tạp chí tài chính, bài đăng 12/8/2019)


Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có quy định về chứng khoán hóa nợ xấu tại một số văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, các quy định này vẫn nằm rải rác ở các văn bản khác nhau, chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể, thống nhất hướng dẫn hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại. Pháp luật về chứng khoán hóa các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại cần có các nội dung như sau: phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại; trình tự, thủ tục thực hiện quá trình chứng khoán hóa các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại; vi phạm và xử lý vi phạm, tranh chấp trong hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại; quy định về

bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư tham gia hoạt động chứng khoán hóa của ngân hàng thương mại.

Kết luận chương 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Chương 1 của luận văn đã phân tích cụ thể những vấn đề lý luận cơ bản về chứng khoán hóa nói chung cũng như chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại nói riêng. Theo đó, chứng khoán hóa các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại có thể hiểu là một quá trình cơ cấu lại các khoản nợ xấu được một tổ chức trung gian chuyên trách (SPV) tập hợp và đóng gói, sau khi được các tổ chức định mức tín nhiệm xác định giá trị thì được sử dụng làm đảm bảo để phát hành các trái phiếu qua kênh của tổ chức bảo lãnh phát hành. Tiền thu được từ người mua các chứng khoán này sẽ được chuyển đến những trung gian tài chính để bù vào các khoản cho vay thế chấp trước đó [3].

Luận văn cũng phân tích các điều kiện để thực hiện chứng khoán hóa nợ xấu cụ thể: “bộ máy” chứng khoán cần phải có lượng lớn sản phẩm hoạt động, nghĩa là các khoản nợ xấu phải lớn để có thể duy trì, đảm bảo hoạt động của chứng khoán. Bên cạnh đó, để hoạt động chứng khoán hóa diễn ra suôn sẻ thì cũng cần phải có sự tham gia hiệu quả của các chủ thể như tổ chức chuyên trách (SPV), tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán, tổ chức định mức tín nhiệm,… Các tổ chức này phải có năng lực và có uy tín để tạo ra được các “sản phẩm” chứng khoán hóa thu hút các nhà đầu tư. Ngoài ra, một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, thống nhất sẽ có ý nghĩa dẫn dắt sự phát triển của thị trường chứng khoán hóa, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo hoạt động chứng khoán hóa diễn ra công khai, minh bạch, hiệu quả.

Chứng khoán hóa các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại có ý nghĩa quan trọng không chỉ với các ngân hàng thương mại mà còn với cả hệ thống tín dụng. Chứng khoán hóa nợ xấu giúp giảm thiểu nợ xấu đồng thời giúp các ngân hàng thu hồi được các khoản tiền từ nợ xấu, hạn chế được các rủi ro về vốn do nợ xấu đem lại. Các sản phẩm chứng khoán của hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu cũng giúp làm đa dạng thêm các sản phẩm chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Qua đó, các nhà đầu tư có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư và có thêm nhiều lựa chọn hơn trong đầu tư chứng khoán.

Chương 2

NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG KHOÁN HÓA CÁC KHOẢN NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI


Chứng khoán hóa là phương thức xử lý nợ xấu hiệu quả tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Châu Âu và một số quốc gia ở Châu Á. Với những ưu thế của mình, chứng khoán hóa đã giúp giải quyết nhanh chóng, kịp thời các khoản nợ xấu trong thời gian dài gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại và hệ thống tài chính. Công cụ chứng khoán hoá như động lực thúc đẩy các thị trường tài chính phát triển nhanh và hiệu quả trong suốt các thập kỷ qua. Tuy nhiên, công cụ này cũng tồn tại những hạn chế nhất định mà thực tiễn một số nước đã gặp phải đặc biệt là cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản tại Mỹ đã cho thấy những tồn tại hạn chế của chứng khoán hoá. Những hạn chế trong việc áp dụng chứng khoán hóa tại các nước lớn chính là bài học kinh nghiệm quý báu đối với quá trình phát triển và ứng dụng công cụ này đối với việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Năm 1970, chứng khoán hóa xuất hiện lần đầu tại Mỹ và đã trải qua 50 năm hình thành, phát triển để trở thành thành phần chính của thị trường vốn vay ở Mỹ. Mặc dù, cuộc khủng hoảng bất động sản ở Mỹ năm 2007 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của chứng khoán hóa, chứng khoán hóa vẫn đóng vai trò quan trọng trong thị trường tín dụng. Nền tảng của chứng khoán hóa hiện đại bắt nguồn từ những phát triển trong thị trường thế chấp nhà ở vào những năm 1970. Sản phẩm chứng khoán hóa đầu tiên là chứng khoán được bảo đảm bởi thế chấp bất động sản với lãi suất cố định vào năm 1970 [13, tr.17]. Từ năm 1980, chứng khoán hóa phát triển mạnh mẽ ở

Hoa Kỳ như là một phương tiện chuyển rủi ro từ lĩnh vực ngân hàng bán lẻ sang thị trường vốn phát triển cao. Quá trình chứng khoán hóa mở rộng và phát triển đối với các khoản nợ khác như: khoản vay thương mại; cho vay tiêu dùng; các khoản phải thu của thẻ tín dụng. Năm 1987, sự phát triển của chứng khoán hóa bắt đầu lan sang các nước Anh, Pháp, Đức, Italia,… Tuy nhiên, hoạt động chứng khoán hóa bên ngoài nước Mỹ có phần chậm hơn do sự khác biệt giữa thị trường tài chính Mỹ và ở các nước khác. Ngành ngân hàng trong các thị trường tài chính ở các nước có thể không bị chia nhỏ và không hiệu quả như ở Mỹ; việc kinh doanh của ngân hàng có thể vẫn theo phương thức kinh doanh truyền thống về các hoạt động nhận tiền gửi và cho vay. Các ngân hàng đã không nhận ra ưu điểm của việc bán khoản vay trong danh mục đầu tư vay thế chấp của họ và không có nhu cầu cấp thiết để họ làm như vậy [41]. Bên cạnh đó, các chính sách và ưu đãi của chính phủ các nước có thể khác nhau và nhiều quy định pháp lý gây trở ngại cho việc phát triển chứng khoán hóa. Ở châu Á, các nước có nền kinh tế phát triển cũng đã áp dụng nhiều hơn chứng khoán hóa như Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Hồng Kông…Trong đó, Hàn Quốc có thể coi là nước thực hiện chứng khoán hóa thành công nhất. Nợ xấu trong trung tâm của cuộc khủng hoảng tài chính đã nhấn chìm kinh tế Hàn Quốc trong suốt những năm 1997-1998. Chính phủ Hàn Quốc đã tái xây dựng nhanh chóng và quyết liệt trong tình hình cấp độ của nợ xấu trong hệ thống tài chính tăng cao. Chứng khoán hóa được giới thiệu lần đầu ở Hàn Quốc để đối phó với tỷ lệ nợ xấu cao trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 [48]. Đến những năm 2000 – 2001, thị trường đã đạt được mức phát triển ổn định và chứng khoán hóa nhanh chóng trở thành một công cụ hỗ trợ cho các công ty huy động nguồn tài chính cần thiết để vượt qua khó khăn của giai đoạn hậu khủng hoảng. Biện pháp chứng khoán hóa nợ xấu thông qua phát hành chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản cũng được triển khai rất

thành công, từ đó thúc đẩy thị trường vốn phát triển mạnh mẽ và đa dạng hơn, không chỉ dừng lại ở chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản có vấn đề, mà còn có cả các tài sản lành mạnh.

Trong chương này sẽ nêu ra những nội dung chủ yếu của pháp luật về chứng khoán hóa các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Mỹ và Hàn Quốc. Việc lựa chọn hai quốc gia này để nghiên cứu do Mỹ là nước thực hiện chứng khoán hóa đầu tiên và Hàn Quốc là nước áp dụng chứng khoán hóa thành công trong việc xử lý nợ xấu. Từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng pháp luật Việt Nam về chứng khoán hóa các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại.

Thị trường chứng khoán hóa ở Hàn Quốc thực hiện dựa trên cơ sở 2 đạo luật chính là Đạo luật chứng khoán hóa được bảo đảm bằng tài sản 1997 được sửa đổi năm 2010 (Asset-Backed Securitization Act 1997-ABS Act) và Đạo luật về Công ty tài chính Nhà ở Hàn Quốc 2003 được sửa đổi năm 2018 (Korea Housing Finance Corporation Act of 2003). Trong khi đó, chứng khoán hóa ở Mỹ được điều chỉnh chủ yếu bởi Đạo luật chứng khoán 1933 (Securities Act of 1933), Đạo luật giao dịch chứng khoán 1934 (Securities Exchange Act of 1934), Đạo luật công ty đầu tư 1940 (Investment Company Act of 1940).

2.1. Chủ thể tham gia hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại

Các chủ thể tham gia thực hiện hoạt động chứng khoán hóa bao gồm:

2.1.1. Tổ chức khởi tạo (The originator)

Các tổ chức khởi tạo thường là tổ chức tín dụng (ví dụ ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm), các doanh nghiệp hoặc các tổ chức của Chính phủ thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với cá nhân; các hộ gia đình; các doanh nghiệp [13, tr.21]. Các tổ chức này bắt đầu các giao dịch chứng khoán hóa

bằng cách gộp các tài sản tạo thu nhập và bán chúng cho một pháp nhân chứng khoán hóa đặc biệt (SPV), hoặc bằng cách mua các khoản vay dễ rủi ro của một bên khác cho tài khoản của chính mình và sau đó bảo đảm chúng, được gọi là người khởi tạo. Tổ chức khởi tạo có thể là công ty mẹ của tổ chức phát hành, thiết lập tổ chức phát hành cho các mục đích giao dịch. Tổ chức phát hành mua các khoản vay từ nhiều tổ chức khởi tạo, chẳng hạn như AMC của các ngân hàng thương mại.

Theo Khoản 2 Điều 2 Đạo luật ABS của Hàn Quốc, tổ chức khởi tạo gồm các chủ thể sau: Ngân hàng phát triển Hàn Quốc; Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc; Ngân hàng công nghiệp Hàn Quốc; các ngân hàng được thành lập theo sự phê chuẩn của Đạo luật Ngân hàng; các ngân hàng tín dụng dài hạn; thương nhân đầu tư, môi giới đầu tư, thực thể kinh doanh đầu tư tập thể, ngân hàng thương mại theo Đạo luật kinh doanh thị trường vốn và đầu tư tài chính (Capital Market and Financial Inversment Business Act); Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc; Công ty bất động sản Hàn Quốc; người quản lý và quản trị quỹ nhà ở quốc gia; Công ty nhà ở quốc gia Hàn Quốc; các tập đoàn tín dụng tốt (bao gồm các tập đoàn nước ngoài và các công ty con của Hàn Quốc do các tập đoàn nước ngoài thành lập) có tài sản và Ủy ban dịch vụ tài chính nhận thấy cần phải chứng khoán hóa theo các tiêu chuẩn được quy định trước bởi ủy ban dịch vụ tài chính; công ty đầu tư tái cấu trúc doanh nghiệp; những chủ thể khác.

Tổ chức khởi tạo không được quy định cụ thể trong Đạo luật chứng khoán 1933. Tuy nhiên, tại mục 15G Đạo luật giao dịch chứng khoán hóa 1934, tổ chức khởi tạo được định nghĩa là người mà thông qua việc gia hạn tín dụng hay nói cách khác, tạo ra một tài sản tài chính đảm bảo cho chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản; và bán một tài sản trực tiếp hoặc gián tiếp cho một công ty chứng khoán.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 12/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí