Về Chủ Thể Tham Gia Hoạt Động Chứng Khoán Hóa Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại

năng cần được phát triển trong tương lai. Hiện nay, các khoản phải thu (thẻ ghi nợ) chưa phát triển ở Việt Nam, nhưng với xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt và cho vay tiêu dùng đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới thì Việt Nam phải sớm có các quy định về loại sản phẩm này để phát triển thị trường tín dụng và hội nhập với quốc tế.

Như vậy, pháp luật về chứng khoán hóa các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại được áp dụng đối với các ngân hàng thương mại có các khoản nợ xấu, các tổ chức định mức tín nhiệm, các tổ chức trung gian chuyên trách, các tổ chức, cá nhân Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại. Ngoài ra, pháp luật cần quy định rõ trình tự, thủ tục thực hiện chứng khoán hóa các khoản nợ xấu nói chung, trong đó có chứng khoán hóa các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại; quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu; vi phạm và xử lý vi phạm, tranh chấp trong hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu; bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư tham gia chứng khoán hóa nợ xấu.

3.3.2. Về chủ thể tham gia hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại

Các chủ thể tham gia chứng khoán hóa nợ xấu đóng vai trò khác nhau, do đó pháp luật về chứng khoán hóa nợ xấu cần xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đó.

Tổ chức khởi tạo nắm giữ vai trò cơ sở để thực hiện chứng khoán hóa nên cần phải quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của tổ chức khởi tạo. Các tổ chức khởi tạo được điều chỉnh bởi pháp luật về chứng khoán hóa nợ xấu là các ngân hàng thương mại. Tổ chức khởi tạo có quyền và nghĩa vụ sau đây: cung cấp đầy đủ thông tin về khoản nợ xấu và các tài sản bảo đảm của khoản nợ khi chuyển khoản nợ cho tổ chức trung gian chuyên trách; chuyển nhượng

tất cả các quyền, quyền sở hữu và lợi ích trong các khoản phải thu sau khi bán cho SPV; tuân thủ các điều kiện về xác định khoản nợ xấu; chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các tài liệu, thông tin, dữ liệu cung cấp và có trách nhiệm giải trình, báo cáo bổ sung các nội dung liên quan tới việc định giá tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu; tuân thủ các quy định về tạo lập chứng khoán từ các khoản nợ xấu.

Trong quy trình chứng khoán hóa, SPV đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Tại Hàn Quốc, Chính phủ ban hành một đạo luật riêng biệt để điều chỉnh hoạt động của cơ quan trung gian chuyên trách đó là Đạo luật quản lý hiệu quả tài sản nợ xấu của các tổ chức tài chính và thành lập Tổng công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (Act on Efficient Management of Non-performing Assets of Financial Institutions and Establishment of Korea Asset Management Corporation – the KAMCO Act). Đạo luật này quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức trung gian chuyên trách. Nhờ đó, hoạt động của KAMCO nói riêng cũng như hoạt động chứng khoán luôn được điều chỉnh bởi khuôn khổ pháp lý cụ thể [42]. Ngoài ra, Đạo luật ABS Hàn Quốc cũng quy định về SPV. Việt Nam cần có quy định cụ thể về thành lập SPV để thực hiện chứng khoán hóa một cách bài bản vì hiện tại chưa có cơ quan trung gian chuyên trách nào tại Việt Nam tham gia hoạt động chứng khoán hóa. Thực tế thì, AMC, VAMC và DATC có thể tham gia hoạt động chứng khoán hóa với tư cách là SPV. Để tạo điều kiện cho các cơ quan này tham gia chứng khoán hóa hiệu quả nhất thì trước hết phải hoàn thiện các quy định về hoạt động của AMC, VAMC và DATC. Có hai phương thức có thể lựa chọn để điều chỉnh hoạt động của SPV đó là xây dựng luật riêng biệt để điều chỉnh SPV hoặc ban hành các quy định dưới hình thức thông tư, nghị định. Với tình hình hiện tại ở Việt Nam thì nên có những quy định dưới dạng thông tư để có thể kịp thời điều chỉnh, tạo điều kiện thực hiện hoạt động

chứng khoán hóa.

SPV cần được quy định về việc thành lập dưới hình thức một doanh nghiệp. Để linh hoạt trong việc xử lý nợ xấu thì có thể thúc đẩy việc sử dụng các công ty cổ phần và các công ty trách nhiệm hữu hạn như là SPV bằng một đạo luật quy định cụ thể về hoạt động kinh doanh của SPV, các biện pháp giảm thuế, miễn thuế, các trường hợp hạn chế kinh doanh,…[17]. Các SPV phải đặc biệt độc lập với chủ nợ ban đầu (ngân hàng thương mại). Theo pháp luật Mỹ, SPV có thể được thành lập dưới dạng Quỹ từ thiện, nghĩa là các luật sư thành lập SPV với tư cách thành viên sáng lập và đăng ký mua toàn bộ cổ phần của SPV. Các luật sự này chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của SPV cho một người được ủy thác. Người được ủy thác sẽ tuyên bố sự tín thác đối với các cổ phần của SPV và có nghĩa vụ thực thi quyền cổ đông liên quan đến mục đích chứng khoán hóa. Người được ủy thác cũng phải hứa đóng góp tất cả các tài sản còn lại của SPV cho quỹ từ thiện sau khi kết thúc quan hệ ủy thác. Trong trường hợp này, SPV tồn tại mà không có một cổ đông thực tế nào [17, tr.55]. Bên cạnh đó, cần có quy định về việc miễn/giảm thuế đối với việc chuyển nhượng nợ xấu nhằm tạo lợi nhuận tối đa cho các nhà đầu tư. Pháp luật về chứng khoán hóa nên có quy định rõ ràng về hoạt động kinh doanh của SPV chỉ bao gồm mua và bán các quyền đòi nợ.

Đồng thời, quyền và nghĩa vụ của SPV cần được quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật. SPV phải đảm bảo sau khi mua các khoản nợ xấu từ tổ chức khởi tạo sẽ tiến hành tạo ra các chứng khoán mới và phát hành chứng khoán. SPV phải đăng ký kế hoạch kinh doanh chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại và chỉ được hoạt động theo kế hoạch kinh doanh đã đăng ký. Thông tin về chứng khoán cũng cần được tổ chức phát hành công bố công khai để các nhà đầu tư nắm được các thông tin về sản phẩm mà họ muốn đầu tư. SPV có nghĩa vụ báo cáo tài chính và tuân thủ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

kiểm toán độc lập về hoạt động kinh doanh.

Việc thành lập và vận hành các tổ chức xếp hạng tín dụng trong hoạt động chứng khoán hóa đóng vai trò quan trọng giúp định giá tài sản đúng đắn và để cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin cho nhà đầu tư. Pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định về tổ chức xếp hạng tín dụng tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm. Tại các văn bản này đã đưa ra quy định về vốn pháp định, yêu cầu về điều kiện đối với người quản lý của tổ chức xếp hạng tín dụng,... Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có quyền cung cấp dịch vụ xác định giá trị các khoản nợ được chứng khoán hóa và được nhận chi phí từ việc cung cấp dịch vụ đó. Đồng thời, các tổ chức định mức tín nhiệm chỉ được cung cấp các dịch vụ đã đăng ký trong Giấy phép kinh doanh; việc xác định giá trị khoản nợ phải minh bạch, trung thực, khách quan, tuân theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về kết quả đã thực hiện trước pháp luật và tổ chức được cung cấp dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ đã ký kết.

Xây dựng pháp luật về chứng khoán hóa các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 11

Chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại có thể mang lại nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư hơn các loại chứng khoán khác. Do đó, cần xây dựng một thực thể với vai trò hỗ trợ các nhà đầu tư tham gia mua chứng khoán được tạo lập từ chứng khoán hóa nợ xấu. Hiện nay, Luật Chứng khoán 2019 quy định về Công ty quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích thu lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc vào các tài sản khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hằng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ. Các nhà đầu tư có thể góp vốn vào Quỹ đầu tư chứng khoán để Quỹ thực hiện việc mua chứng khoán được tạo lập từ các khoản nợ xấu. Điều này sẽ

giúp các nhà đầu tư nhỏ tránh được rủi ro do thiếu hiểu biết, kinh nghiệm trong việc đầu tư chứng khoán hóa. Khi đó, Quỹ đầu tư chứng khoán sẽ có vai trò là nhà đầu tư trong hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại. Pháp luật cần quy định cụ thể hoạt động, quyền lợi, trách nhiệm của Quỹ đầu tư chứng khoán trong hoạt động đầu tư vào chứng khoán hóa nợ xấu. Nhà đầu tư có quyền tham gia và thực hiện các giao dịch chứng khoán, nghĩa là nhà đầu tư được mua các loại chứng khoán có trên thị trường chứng khoán cụ thể là chứng khoán nợ xấu. Nhà đầu tư có quyền được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời. Giá trị của chứng khoán được tạo ra bởi hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu phụ thuộc chủ yếu vào giá trị của tài sản bảo đảm cho khoản nợ đó. Do vậy, nhà đầu tư cần được biết các thông tin về ngân hàng thương mại sở hữu khoản nợ xấu, tổ chức phát hành, giá trị của khoản nợ và tài sản bảo đảm để có thể giảm thiểu rủi ro khi mua chứng khoán. Khi đã sở hữu chứng khoán, nhà đầu tư có quyền được hưởng các lợi ích từ chứng khoán mà họ đang sở hữu như lợi nhuận. Đồng thời, nhà đầu tư cũng có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ giá trị của chứng khoán.

Tóm lại, pháp luật về chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể gồm: tổ chức khởi tạo; tổ chức trung gian chuyên trách; tổ chức định mức tín nhiệm; nhà đầu tư. Tổ chức khởi tạo có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin về khoản nợ xấu và các tài sản bảo đảm của khoản nợ khi chuyển khoản nợ cho tổ chức trung gian chuyên trách; chuyển nhượng tất cả các quyền, quyền sở hữu và lợi ích trong các khoản phải thu sau khi bán cho SPV;… Trong khi đó, SPV phải đăng ký kế hoạch kinh doanh chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại và chỉ được hoạt động theo kế hoạch kinh doanh đã đăng ký, phải công bố đầy đủ thông tin liên quan đến tài sản bảo đảm của chứng khoán nợ xấu. Các tổ chức định mức tín nhiệm thực hiện việc định giá các khoản nợ xấu của ngân

hàng thương mại nên chủ thể này có quyền cung cấp các dịch vụ định giá khoản nợ xấu và nhận chi phí từ các dịch vụ đó. Đồng thời, các tổ chức định mức tín nhiệm phải chịu trách nhiệm đối với kết quả của việc định giá khoản nợ xấu đã thực hiện. Các nhà đầu tư tham gia chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại là chủ thể yếu thế nhất trong 4 chủ thể nên cần quy định các quyền của nhà đầu tư như: được cung cấp đầy đủ thông tin về khoản nợ xấu, các tài sản bảo đảm; hưởng đầy đủ các lợi ích từ việc mua chứng khoán nợ xấu. Các chủ thể có mối liên hệ gắn bó mật thiết với nhau nhằm đảm bảo hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại được thực hiện hiệu quả. Tổ chức trung gian chuyên trách và tổ chức định mức tín nhiệm phối hợp với nhau để tạo ra các chứng khoán nợ xấu sau đó phát hành tới các nhà đầu tư. Nhờ đó, các ngân hàng thương mại giải quyết được vấn đề nợ xấu. Các chủ thể này luôn gắn bó chặt chẽ với nhau và không thể thiếu bất kỳ chủ thể nào trong quá trình chứng khoán hóa nợ xấu.

3.3.3. Về trình tự, thủ tục chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại

Để hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại được thực hiện đồng bộ, hiệu quả thì cần có các quy định về trình tự, thủ tục thực hiện chứng khoán hóa. Các quy định này sẽ tạo ra khuôn khổ để chứng khoán hóa nợ xấu được thực hiện theo trình tự, thủ tục nhất định, hạn chế tối đa các rủi ro, vi phạm. Quy trình chứng khoán hóa được thực hiện qua 3 giai đoạn gồm: Giai đoạn 1: Hình thành các khoản vay và dẫn đến nợ xấu của tổ chức tín dụng; Giai đoạn 2: Các tổ chức tín dụng bán các khoản nợ xấu cho Tổ chức trung gian chuyên trách; Giai đoạn 3: Tổ chức trung gian chuyên trách nhóm các khoản nợ xấu thành trái phiếu và phát hành ra công chúng. Trước hết, quá trình hình thành khoản vay phải quy định chặt chẽ các nguyên tắc, quy chế về cho vay, lãi suất, tài sản bảo đảm, hạn mức, công bố thông tin.

Nếu ngay từ bước này, các ngân hàng thương mại tuân thủ quy chế, khi xảy ra nợ xấu và phải áp dụng chứng khoán hóa sẽ giảm được rủi ro cho nhà đầu tư, các ngân hàng cũng dễ dàng hơn trong việc xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, cần quy định ngân hàng thương mại khi bán các khoản vay cho SPV sẽ đồng thời chuyển giao nợ xấu cho SPV. Điều này nhằm chuyển nợ xấu khỏi bảng cân đối kế toán của chủ nợ ban đầu (ngân hàng thương mại). Hơn nữa, thủ tục phá sản cần tách biệt với hoạt động chứng khoán hóa. Trong trường hợp chủ sở hữu ban đầu bị phá sản, thủ tục bị phá sản sẽ được thực hiện mà không ảnh hưởng tới các khoản nợ xấu đã được chứng khoán hóa trước đó. Ngân hàng thương mại và SPV độc lập về kinh tế, không có bất kỳ tác động kinh tế lẫn nhau, do đó, việc phá sản của ngân hàng thương mại sẽ không ảnh hưởng tới khoản vay được chứng khoán hóa. Chính phủ có thể cân nhắc sử dụng SPV nước ngoài với tư cách là một định chế có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cần phải quy định cụ thể mức đánh thuế đối với tổ chức này. Hoạt động chứng khoán hóa có thể bị đánh thuế nhiều lần từ bước phát hành của tổ chức và cổ tức trước khi lợi nhuận đến tay nhà đầu tư. Lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được sẽ phải chịu hai lần thuế do đó sẽ bị giảm đáng kể. Các nhà đầu tư sẽ không có hứng thú với việc mua chứng khoán này vì mục đích của họ chỉ là lợi nhuận. Họ sẽ tìm đến những hướng đầu tư khác mang lại lợi nhuận cao hơn. Do vậy, cần phải xây dựng các quy định miễn thuế, giảm thuế, tránh đánh thuế hai lần để bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư.

Chứng khoán được hình thành từ hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu sẽ được tổ chức phát hành chia thành nhiều đợt khác nhau. Nhờ đó, có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia hơn. Đối với Việt Nam, để có thể chia được nhiều đợt phát hành và đạt được kết quả tốt nhất thì nên quy định số lượng phát hành trong từng đợt. Khoảng thời gian phát hành giữa các đợt cũng nên quy định với mức hợp lý. Hoạt động chứng khoán hóa ở Việt Nam

chưa phát triển nên cần phải quy định cụ thể để các chủ thể tham gia có được định hướng rõ ràng. Bên cạnh đó, các tổ chức phát hành cũng có thể tách các nguồn thanh toán thành các phần ưu tiên và các phần thứ yếu, phát hành chứng khoán theo loại chứng khoán hoặc các đợt chứng khoán theo mức độ rủi ro hoặc lợi nhuận khác nhau.

Pháp luật Việt Nam đang thiếu các quy định về việc phát hành chứng khoán được hình thành bởi hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu, hay chứng khoán được phát hành bởi SPV. Hiện nay, theo quy định tại Luật Chứng khoán 2019, việc chào bán chứng khoán ra công chúng phải được đăng ký tại Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Tổ chức chào bán chứng khoán phải cung cấp được bản cáo bạch, quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được và cam kết niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán có tổ chức;… Việc chào bán chứng khoán riêng lẻ cũng phải được đăng ký và phải đảm bảo nghĩa vụ công bố thông tin. Hoạt động môi giới và bảo lãnh phát hành chứng khoán cũng phải tuân theo các quy định của Luật Chứng khoán. Tuy nhiên, các quy định này chưa phù hợp với hoạt động với chứng khoán hóa. Việc phát hành chứng khoán bởi SPV không thỏa mãn các yêu cầu của Luật Chứng khoán và các quy định khác về chứng khoán. Hơn nữa, chưa có quy định pháp luật cụ thể nào về việc phát hành loại chứng khoán này. Do đó, cần thiết phải có các quy định hướng dẫn quy trình phát hành chứng khoán, yêu cầu đối với hồ sơ đăng ký chứng khoán, quản lý hoạt động báo cáo, công bố thông tin. Ngoài ra, cần có quy định cụ thể về thị trường giao dịch đối với chứng khoán được tạo lập bởi chứng khoán hóa nợ xấu. Về bản chất, chứng khoán nợ xấu khác biệt so với các loại chứng khoán thông thường. Để đưa chứng khoán nợ xấu vào giao dịch trên thị trường chứng khoán thông thường thì chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện để có thể được niêm yết trên sàn

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 12/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí