chứng khoán. Tuy nhiên, xét về các điều kiện cụ thể đối với chứng khoán thông thường được niêm yết thì chứng khoán nợ xấu khó đáp ứng được các điều kiện đó. Hơn nữa, nếu đưa chứng khoán hóa giao dịch trên thị trường phi tập trung thì sẽ khó bán được. Bởi, đối với các nhà đầu tư Việt Nam thì chứng khoán hóa nợ xấu vẫn còn mới mẻ, nhiều rủi ro, nhà đầu tư không có nhiều thông tin về chứng khoán nên không dễ để các nhà đầu tư lựa chọn mua chứng khoán hóa. Do vậy, pháp luật Việt Nam nên xem xét, học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác để thiết lập một Sở giao dịch chứng khoán có vốn, chủ sở hữu, điều lệ, quyền và nghĩa vụ riêng cho chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại. Pháp luật quy định về điều kiện để chứng khoán hóa được giao dịch như điều kiện về xếp hạng tín nhiệm, vốn, của tổ chức phát hành, điều kiện đăng ký giao dịch,…
Tóm lại, pháp luật về chứng khoán hóa nợ xấu cần quy định trình tự thực hiện chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại trải qua 03 giai đoạn và các hoạt động cụ thể phải thực hiện trong từng giai đoạn. Từ đó, các chủ thể khi thực hiện chứng khoán hóa nợ xấu có cơ sở pháp lý để tiến hành hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
3.3.4. Về vi phạm và xử lý vi phạm trong hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại
Hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu là quá trình phức tạp, mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư nên dễ xảy ra vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện. Bên cạnh quy định hướng dẫn thực hiện chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại thì cần có quy định về chế tài xử lý vi phạm pháp luật. Pháp luật cần quy định cụ thể các hành vi vi phạm, chế tài xử lý và chủ thể có trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại. Ngay từ hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, các hành vi vi phạm đã có thể xuất hiện. Các giấy tờ đảm bảo
khoản vay có khả năng bị làm giả mà ngân hàng thương mại không thể kiểm soát. Hoặc, việc khai báo thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn trong quá trình đăng ký có thể xảy ra. Ngoài ra, quá trình chuyển nhượng quyền đòi nợ, các tài sản chứng khoán hóa có thể bị làm sai lệch thông tin, không quản lý tài sản theo đúng quy định pháp luật, hoặc cung cấp tài liệu không đầy đủ, vi phạm nghĩa vụ,…Bên cạnh đó, phổ biến hơn là hành vi thao túng thị trường chứng khoán, gian lận chứng khoán, giao dịch nội gián. Các hành vi này không chỉ gây ảnh hưởng tới lợi ích của các nhà đầu tư, mục đích xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại mà còn gây hậu quả tới hệ thống tín dụng. Theo quy định pháp luật của Hàn Quốc và Hoa Kỳ, các hành vi này có thể áp dụng chế tài phạt hành chính hoặc hình sự (nếu gây hậu quả nghiêm trọng). Trong một số trường hợp có thể áp dụng cả hai chế tài hành chính và hình sự. Ở Việt Nam, hoạt động chứng khoán hóa vẫn chưa phổ biến nên chưa xảy ra vi phạm. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi hoạt động chứng khoán hóa được tập trung phát triển hơn tất yếu sẽ xuất hiện các vi phạm. Do đó, pháp luật về chứng khoán hóa phải thiết lập các chế tài hành chính cụ thể. Các mức phạt hành chính cần được xây dựng dựa trên chủ thể của hành vi vi phạm, mức độ vi phạm của hành vi và mức độ nghiêm trọng mà hành vi gây ra. Theo Luật Chứng khoán 2019, mức phạt tiền tối đa trong xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động chứng khoán là 3 tỷ đồng. Đây là cơ sở để quy định cụ thể về mức phạt hành chính đối với từng hành vi vi phạm trong hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu. Đồng thời, cần phải thiết lập các chế tài hình sự như hình phạt tù. Nếu hành vi vi phạm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích của không chỉ nhà đầu tư mà còn của các chủ thể và hệ thống tài chính thì cần phải áp dụng chế tài hình sự. Trong trường hợp cần thiết, có thể áp dụng cả hai chế tài hành chính và hình sự để tăng tính răn đe, giáo dục.
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu có xảy ra tranh chấp giữa các chủ thể về quyền và lợi ích thì việc giải quyết cần phải
được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Căn cứ vào mức độ tranh chấp để áp dụng các biện pháp giải quyết khác nhau như thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án. Các bên tranh chấp có thể thỏa thuận với nhau để lựa chọn các phương thức giải quyết. Khi thực hiện giao dịch, các bên có thể thỏa thuận đề nghị cơ quan có thẩm quyền như Sở Giao dịch chứng khoán là bên trung gian hòa giải khi có tranh chấp xảy ra. Trong trường hợp tranh chấp không thể giải quyết bằng thương lượng, hòa giải, các bên tranh chấp yêu cầu Trọng tài hoặc nộp đơn khởi kiện tới Tòa án để được giải quyết. Nếu chủ thể xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác trong hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường, thực hiện các trách nhiệm dân sự khác theo thỏa thuận dân sự và quy định của pháp luật. Đối với trường hợp tranh chấp liên quan tới tài sản bảo đảm, cần xem xét để áp dụng thủ rút gọn để giải quyết. Theo quy định tại Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP (Nghị quyết 03) hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân để triển khai thực hiện các chính sách tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, các tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, thỏa thuận nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, tranh chấp không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài được áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết. Như vậy, trong quá trình thực hiện chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại, nếu các bên xảy ra tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm và có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp theo thủ tục rút gọn thì Tòa án có thể áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Báo cáo của Ngân hàng Agribank cho biết, ngân hàng này có 11 hồ sơ xin áp dụng thủ tục rút gọn được Tòa án thụ
lý, song chưa hồ sơ nào được xử lý do Tòa kết luận chưa đủ điều kiện. Tương tự, trong số 12 hồ sơ của BIDV đang được Tòa án xem xét xử lý, thì có 6 hồ sơ đã được trả lời là sẽ chuyển sang xét xử theo thủ tục thông thường. Như vậy, trình tự rút gọn theo Nghị quyết 42 hầu như chưa được tòa án áp dụng. Nguyên nhân được đưa ra là do thủ tục pháp lý phức tạp, vướng mắc các rào cản của thị trường mua bán nợ nên khó áp dụng thủ tục rút gọn. Công tác hướng dẫn tố tụng, thi hành án còn chưa có được hướng dẫn cụ thể của Tòa án nhân dân tối cao về việc áp dụng các thủ tục tố tụng rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án [7]. Do vậy cần sớm có các văn bản hướng dẫn thủ tục rút gọn trong xử lý tài sản bảo đảm, đặc biệt là các tài sản bảo đảm liên quan đến hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu. Các quy định hướng dẫn quy trình áp dụng thủ tục rút gọn, thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ về thuế, phí xử lý tài sản bảo đảm,… cần sớm được ban hành.
Như vậy, các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại cần được cụ thể hóa tại các quy định pháp luật như: hành vi làm giả giấy tờ; cung cấp tài liệu sai lệch; hành vi giao dịch nội gián; hành vi thao túng thị trường chứng khoán;… Tùy thuộc vào mức độ vi phạm để áp dụng các mức chế tài phù hợp như cung cấp tài liệu sai lệch có thể bị xử phạt hành chính; nếu gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ thống tín dụng thì phải áp dụng hình phạt tù. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Chánh Thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành chứng khoán có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán. Bên cạnh đó, thủ tục rút gọn sẽ được áp dụng đối với một số trường hợp như phí xử lý tài sản bảo đảm,… Ngoài ra, khi tranh chấp giữa các chủ thể phát sinh, các bên có thể thỏa thuận để áp dụng các biện pháp giải quyết gồm: thương lượng, hòa giải, Trọng tài, Tòa án. Cơ quan Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Tòa án Kinh tế Việt Nam có trách nhiệm giải quyết tranh chấp
phát sinh trong chứng khoán hóa nợ xấu nếu các bên có đơn khởi kiện và có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng phương thức Trọng tài hoặc Tòa án.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Tác Động Tới Việc Xây Dựng Pháp Luật Về Chứng Khoán Hóa Các Khoản Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Ở Việt Nam
- Đánh Giá Tình Hình Xử Lý Nợ Xấu Và Định Hướng Xây Dựng Pháp Luật Về Chứng Khoán Hóa Các Khoản Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Ở Việt Nam
- Về Chủ Thể Tham Gia Hoạt Động Chứng Khoán Hóa Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại
- Xây dựng pháp luật về chứng khoán hóa các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
3.3.5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư tham gia hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại
Luật Chứng khoán 2019 đã quy định một trong các nguyên tắc hoạt động của chứng khoán và thị trường chứng khoán là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Nguyên tắc này đã được cụ thể hóa tại các điều được quy định trong luật. Các nhà đầu tư là chủ thể dễ gặp rủi ro khi đầu tư vào thị trường chứng khoán cụ thể là chứng khoán được hình thành từ hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại. Đa phần các trường hợp rủi ro của nhà đầu tư là do thiếu thông tin về chứng khoán, tổ chức phát hành, người khởi tạo. Đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào thị trường chứng khoán ở Việt Nam thường không có được các thông tin cần thiết, chính xác. Do đó, thị trường chứng khoán hóa có thể khó thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Quy định về công bố thông tin sẽ tạo điều kiện để các nhà đầu tư có cơ hội dễ dàng tiếp cận với thông tin về chứng khoán được chứng khoán hóa và những nguy cơ, rủi ro mất vốn cho nhà đầu tư. Các thông tin được công bố phải chính xác, trung thực, không gây hiểu nhầm và có đầy đủ nội dung quan trọng ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định của nhà đầu tư. Ở Việt Nam, đã có một số tổ chức xếp hạng tín dụng tư nhân nhưng hoạt động chưa hiệu quả. Các nhà đầu tư hoặc SPV có thể nhờ tới việc xếp hạng tín dụng của các cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế như Moody, Fitch. Tuy nhiên, chi phí để trả cho các cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế là rất cao. Việc thành lập và vận hành các tổ chức xếp hạng tín dụng trong hoạt động chứng khoán hóa đóng vai trò quan trọng giúp định giá tài sản đúng đắn và để cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin cho nhà đầu tư.
Như vậy, pháp luật về chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại cần có quy định cụ thể về quyền được tiếp cận thông tin về chứng khoán
nợ xấu, các khoản nợ xấu, thông tin về tổ chức phát hành, tổ chức khởi tạo đầy đủ, kịp thời, chính xác. Ngoài ra, quy định chặt chẽ về vấn đề đảm bảo tính công khai, minh bạch hoá trên thị trường chứng khoán, đảm bảo quyền bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài. Quy định cụ thể về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Các thủ tục hành chính cần được đơn giản hóa, cắt giảm để tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư tham chứng khoán hóa nợ xấu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư có quyền được hưởng đầy đủ các lợi ích từ việc mua chứng khoán nợ xấu và có quyền lợi đối với các tài sản bảo đảm.
Kết luận chương 3
Trước yêu cầu cấp thiết xử lý nhanh chóng các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại và tái cơ cấu hệ thống tín dụng, tạo ra nguồn vốn lớn cho các ngân hàng thương mại, Nhà nước cần phải kịp thời nghiên cứu, xem xét để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể để điều chỉnh hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại. Qua đó, có thể tạo điều kiện cho chứng khoán hóa hoạt động và phát triển không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài. Chính phủ cần phải thể chế hóa các chính sách, định hướng đã được nêu ra tại các Nghị quyết để sớm đưa chứng khoán hóa vào thực hiện.
Trước hết, cần phải xác định đối tượng và phạm vi điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại. Phạm vi điều chỉnh của quy định là trình tự, thủ tục của hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại; quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động chứng khoán hóa; vi phạm và xử lý vi phạm, tranh chấp trong hoạt động chứng khoán hóa; bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư chứng khoán hóa. Đối tượng điều chỉnh là các ngân hàng thương mại, các tổ chức định mức tín nhiệm, các tổ chức trung gian chuyên trách, các tổ chức, cá nhân Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại.
Bên cạnh đó, luận văn cũng xác định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia chứng khoán hóa nợ xấu cần được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật như nghĩa vụ công bố thông tin của tổ chức khởi tạo, tổ chức phát hành; quyền được cung cấp đầy đủ thông tin về khoản nợ, các tài sản bảo đảm của khoản nợ của nhà đầu tư;… Pháp luật nên quy định rõ các trình tự, thủ tục thực hiện quá trình chứng khoán hóa. Quá trình hình thành khoản vay phải quy định chặt chẽ các nguyên tắc, quy chế về cho vay, lãi suất, tài sản bảo đảm, hạn mức, công bố thông tin. Các quy định về việc phát
hành chứng khoán được hình thành bởi hoạt động chứng khoán hóa, hay chứng khoán được phát hành bởi SPV cần được quy định đầy đủ, chi tiết.
Quá trình chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại cũng không thể tránh khỏi việc xảy ra các vi phạm, tranh chấp. Để xử lý các vi phạm cần có các chế tài hiệu quả, kịp thời như các mức phạt tiền đối với xử phạt vi phạm hành chính, hình thức phạt tù đối với các trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc kết hợp cả 2 hình thức xử phạt. Bên cạnh đó, các tranh chấp cũng nên được quy định các hình thức giải quyết phù hợp như hòa giải, thương lượng, trọng tài, khởi kiện.