Xây dựng pháp luật về chứng khoán hóa các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 13

KẾT LUẬN


Thị trường tài chính Việt Nam đang ngày càng phát triển và hoàn thiện. Các Ngân hàng thương mại đang tìm kiếm các giải pháp xử lý nợ xấu hiệu quả hơn so với các giải pháp hiện có. Chứng khoán hóa nợ xấu là hướng đi mà các Ngân hàng thương mại luôn mong muốn thực hiện. Đối với thị trường tài chính, chứng khoán hóa giải quyết vấn đề về nguồn vốn cũng như tạo ra nguồn cung về hàng hóa cho thị trường tài chính. Đối với các ngân hàng thương mại, chứng khoán hóa là giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề nợ xấu, nguồn vốn huy động của các NHTM, giảm áp lực cạnh tranh khi có vấn đề về thanh khoản, tạo điều kiện tái cấu trúc danh mục tài sản trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, chứng khoán hóa giúp giải quyết những khoản nợ của doanh nghiệp có nguy cơ phá sản do không thanh toán được nợ. Đồng thời khi khoản nợ được chuyển thành cổ phần sẽ thu hút các nhà đầu tư mua lại cổ phần trở thành một trong các chủ sở hữu của doanh nghiệp, giúp tái cơ cấu, quản lý doanh nghiệp, phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Với những ý nghĩa, vai trò to lớn mà chứng khoán hóa mang lại, luận văn đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hoạt động chứng khoán hóa và nghiên cứu kinh nghiệm chứng khoán hóa của hai nước thực hiện chứng khoán hóa rất thành công là Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Từ đó, xác định rõ các chủ thể quan trọng tham gia vào hoạt động chứng khoán của ngân hàng thương mại và đặc điểm, vai trò của các chủ thể đó. Quy trình chứng khoán nợ xấu trải qua nhiều bước phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp giữa các chủ thể để tạo sản phẩm chứng khoán mới cho các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán. Qua nghiên cứu pháp luật của Hoa Kỳ và Hàn Quốc, luận văn cũng đã rút ra được những bài học kinh nghiệm về xây dựng khuôn khổ pháp lý, tăng cường hệ thống định chế tài chính, nâng cao chuyên môn, năng lực của đội ngũ nhân sự tham gia hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu.

Để điều chỉnh hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu của ngân hàng thương mại thì cần sớm ban hành Thông tư hướng dẫn dựa trên cơ sở của Luật Chứng khoán 2019, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Thuế, Nghị quyết 42/2017/QH14. Các văn bản quy phạm pháp luật này là cơ sở để từ đó xây dựng được những quy định cụ thể, đảm bảo tính đồng bộ, không mâu thuẫn giữa các quy định. Đồng thời, Thông tư hướng dẫn hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu sẽ tạo cơ hội cho chứng khoán hóa nợ xấu phát triển, giải quyết được vấn đề nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Thông tư cần có những nội dung cơ bản của pháp luật về chứng khoán hóa các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại. Trước hết, pháp luật quy định cụ thể về phạm vi và đối tượng điều chỉnh. Các chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể phải được quy định rõ ràng để các chủ thể tham gia đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp. Bên cạnh đó, để hoạt động chứng khoán hóa được thực hiện thống nhất, hiệu quả thì trình tự, thủ tục cần được quy định đầy đủ, phù hợp với điều kiện phát triển của thị trường chứng khoán cũng như hệ thống tín dụng Việt Nam. Các hành vi vi phạm, tranh chấp giữa các chủ thể được giải quyết bởi các chế tài phù hợp với các quy định của pháp luật. Ngoài ra, quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư được bảo vệ bởi các quy định về công bố thông tin của tổ chức phát hành, thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm uy tín trong nước. Từ những đóng góp được trình bày trong luận văn, tác giả mong muốn Nhà nước Việt Nam sẽ sớm xây dựng pháp luật về chứng khoán hóa để tạo hành lang pháp lý thúc đẩy chứng khoán hóa phát triển nhằm giải quyết kịp thời vấn đề nợ xấu của NHTM ở Việt Nam trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng Việt

1. Phạm Thị Kim Ánh (2019), “Xử lý nợ xấu và tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, kỳ 2, tháng 05.

2. Trần Thị Vân Anh (2019), “Chứng khoán hóa xử lý nợ xấu ngân hàng: Nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc”, Tạp chí Tài chính, kỳ 1 tháng 10.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

3. Trần Thị Vân Anh (2019), “Phát triển thị trường chứng khoán hóa: Nghiên cứu trường hợp Trung Quốc”, Tạp chí Ngân hàng, (5).

4. Ban phát triển thị trường tài chính – Viện Chiến lược và chính sách tài chính, Bộ Tài chính (2017), Chứng khoán hóa: Kinh nghiệm các nước và hàm ý chính sách cho Việt Nam, Đề tài NCKH cấp cơ sở.

Xây dựng pháp luật về chứng khoán hóa các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 13

5. Báo Sài gòn đầu tư (2018), Chứng khoán hóa nợ xấu, bài đăng ngày 22/01/2018.

6. Bộ Tài chính (2017), Quyết định 2071/QĐ-BTC về việc ban hành Kế hoạch hành động triển khai Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020", Hà Nội.

7. Vũ Mai Chi, Trần Minh Quý (2018), “Tình hình xử lý nợ xấu tại Việt Nam qua các giai đoạn - các vấn đề cần quan tâm và khuyến nghị”, Tạp chí Ngân hàng, (21).

8. Chính phủ (2016), Nghị quyết 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2017, Hà Nội.

9. Chính phủ (2017), Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018, Hà Nội.

10. Chính phủ (2018), Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019, Hà Nội.

11. Nguyễn Lê Nguyên Dung (2019), “Thực trạng xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số đề xuất”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân Hàng, (200 + 201), Tháng 1&2.

12. Nguyễn Thị Thanh Hương (2013), Tìm hiểu về các sản phẩm chứng khoán hóa và khả năng áp dụng ở Việt Nam, Đề tài khoa học, Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán.

13. Phạm Kim Loan (2013), Ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa để phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sỹ Kinh tế - Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

14. Phạm Kim Loan (2020), Chứng khoán hóa và những bài học kinh nghiệm thực tiễn từ khủng khoảng thị trường bất động sản của Mỹ, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

15. Lê Mỹ (2017), “Chứng khoán hóa nợ xấu, nên chăng?”, Báo Diễn đàn doanh nghiệp, bài đăng ngày 01/06/2017.

16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Quyết định 1533/QĐ-NHNN về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai thực hiện Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020", Hà Nội.

17. Nishimura & Asahi LPC (2014), Báo cáo tổng hợp: Thu thập thông tin và khảo sát về nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp tại Việt Nam.

18. Nguyễn Mai Phương (2010), “Ứng dụng chứng khoán hóa trong huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

19. Quốc hội (2006), Luật Chứng khoán, Hà Nội.

20. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

21. Quốc hội (2010), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán 2010, Hà Nội.

22. Quốc hội (2017), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng 2017, Hà Nội.

23. Quốc hội (2017), Nghị quyết 42/2017/QH14 về việc thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

24. Quốc hội (2019), Luật Chứng khoán, Hà Nội.

25. Đặng Đức Thành (2015), Giải quyết nợ xấu từ gốc: Nợ xấu ngân hàng, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

26. Đỗ Phú Thọ (2019), "Nợ xấu" không quá xấu, Báo Quân đội nhân dân, Bài đăng Thứ ba, 12/11/2019 | 21:46 GMT+7.

27. Thời báo Ngân hàng (2015), Chứng khoán hóa nợ xấu: Công cụ xử lý nợ xấu trong tương lai, bài đăng ngày 30/07/2015.

28. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định 1058/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020", Hà Nội.

29. Cao Thị Thúy (2015), Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại từ thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội.

30. Lê Thị Thu Thủy (2016), “Xử lý nợ xấu của Ngân hàng chính sách xã hội

- Thực trạng và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 32, (1), tr. 60-68.

31. Nguyễn Thị Thúy (2015), “Chứng khoán hóa nợ xấu- một công cụ xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng, (20), Tháng 10.

32. Văn phòng Ngân hàng Nhà nước (2018), “Kinh nghiệm tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu”, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bài đăng ngày 20/06/2018.

33. Đinh Thị Thanh Vân (2012), “So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Việt Nam và thông lệ quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng, tr. 9-12.

34. Lê Thị Thùy Vân (2017), Xử lý nợ xấu ở Việt Nam: Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính – Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, bài đăng ngày 04/07/2017.

35. “Chứng khoán hóa các khoản nợ: Cần gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp”, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, cập nhật 07:44 17/04/2013. http://datc.vn/portal/Pages/2013-4-15/Chung-khoan-hoa-cac-khoan-no- Can-gan-voi-nhiem-vu.

36. Thuật ngữ Securitization, https://www.saga.vn/thuat-ngu/securitization- chung-khoan-hoa~3316 truy cập ngày 02/03/2020.


II. Tài liệu tiếng Anh

37. AEG (2004), Non-performing loans, Advisory Expert Group (AEG) Meeting.

38. Alicia Tuovila (2019), Bad Debt, Investopedia, updated 08/8/2019.

39. Andrew Davidson, Anthony Sanders, Lan-Ling Wolff, Anne Ching (2003), Securitization: Structuring and Investment Analysis, Book.

40. Angelos Delivorias (2015), Understanding securitizations, European Parliamentary Research Service-10/2015.

41. Cally Jordan (2009), Prospects for Securitisation in Transition Economies: The Case of Vietnam, University of Melbourne Legal Studies Research Paper No. 446.

42. Dong He (2004), The Role of KAMCO in Resolving Nonperforming Loans in the Republic of Korea, IMF Working Paper.

43. Eric K Moser and Julia E Fish, Milbank, Tweed, Hadley & McCloy LLP (2011), Structured lending and securitisation in the United States: overview, Thomson Reuters Practicallaw updated at 01/5/2011.

44. Hoai Linh Do, Thanh Xuan Ngo, Quoc Anh Phung (2020), The effect of non-performing loans on profitability of commercial banks: Case of Vietnam, Volume 6 Issue 3 pp. 373-386, 2020.

45. IMF (2004), IMF’s Compilation Guide on Financial Soundness Indicators.

46. James Chen (2019), Securitization, Investopedia, updated 14/5/2019.

47. James M Manz, Tom Schopflocher (2018), Global Securitization On Pace For $1 Trillion In 2018.

48. Jin Hong Kwon, HK Helen Sohn and Yong Jae Chang, Lee & Ko (2019), Structured finance and securitisation in South Korea: overview.

49. Lee Hyon-Mee, Securitization in Korea, Đề tài khoa học năm 2002.

50. Martin Scheicher and David Marques-Ibanez (2009), Securitisation: Instruments and Implications, Handbook of banking, A. Berger, P. Molyneux and J. Wilson, eds., Oxford University Press.

51. Nicola Cetorelli and Stavros Peristiani (2012), The role of banks in asset securitizations, FRBNY Economic Policy Review- 07/201.

52. Sang Huyn Song, Law and policy of securities regulation in Korea, Đề tài khoa học năm 1995.

53. Securities act of 1933 (US).

54. Securities And Exchange Act 1962 amended by 2010 (Republic of Korea).

55. Securities and Future act of 2001 (Singapore).

56. Securities exchange act of 1934 (US).

57. U.S Securities and Exchane Commission (2013), The Laws That Govern the Securities Industry.

58. Weitzu Chen, Chi-Chun Liu and Stephen G. Ryan (2008), Characteristics of Securitizations that Determine Issuers’ Retention of the Risks of the Securitized Assets, The Accounting Review, Vol. 83, No. 5 (Sep., 2008), pp. 1181-1215.

59. What role did securitization play in the U.S. subprime mortgage crisis, Investopedia, updated 30/6/2020.

60. Will Kenton (2020), Commercial Loan, Investopedia, updated at 17/3/2020.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 12/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí