Khái Niệm Và Những Đặc Điểm Cơ Bản Của Nhà Nước Pháp Quyền


sớm và có những quan điểm, nguyên tắc rất gần với tư tưởng NNPQ, nhất là ở Trung Quốc. Quản Trọng (683-640 tr.CN) cho rằng, trời không vì vật mà thay đổi bốn mùa, minh quan không vì một vật mà thay đổi pháp luật. “Pháp bất vị thân”, vua, tôi, sang, hèn đều phải tuân thủ pháp luật. Thương Ưởng (~347 tr.CN) chủ trương “biến pháp canh tân”, nước phải có ba yếu tố là: Pháp luật, Quyền lực và Lòng tin của dân. Hàn Phi (280-230 tr.CN) đặc biệt coi trọng pháp luật, ông đã xây dựng một hệ thống quan điểm về pháp trị. Theo ông, trong việc trị nước thì pháp luật là quan trọng nhất, “không có nước nào luôn mạnh, cũng không có nước nào luôn yếu. Hễ người thi hành pháp luật mà mạnh thì nước mạnh, còn hễ người thi hành pháp luật mà yếu thì nước yếu”. Pháp trị là công cụ cần thiết và hiệu quả nhất để thực thi quyền lực nhà nước và quản lý xã hội; pháp luật phải phù hợp với đời sống xã hội theo nguyên tắc “thời biến thì pháp phải biến”; pháp luật phải được thi hành triệt để, nghiêm minh theo nguyên tắc “pháp bất vị thân”.

2.1.2. Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của Nhà nước pháp quyền

Nhà nước pháp quyền là khái niệm có tính lịch sử. Tính lịch sử của nó thể hiện ở chỗ, nó bắt đầu bằng sự khái quát những thuộc tính còn ở mức giản đơn của NNPQ. Trong quá trình vận động tiệm tiến, những cái ban đầu giản đơn trở thành cái phổ biến, được dung hợp, mở rộng và nâng nội dung của nó đến một mức độ cao hơn và đậm đặc hơn. Vì thế, nó không phải chỉ là cái phổ biến trừu tượng, mà là cái phổ biến bao hàm cả sự phong phú của cái đặc thù, cái cá thể, gắn liền với từng bước phát triển của hiện thực được nó phản ánh.

Quan niệm về tính lịch sử của khái niệm NNPQ cho phép chúng ta có thể rút ra một số kết luận: Thứ nhất, mặc dù tư tưởng NNPQ đã có mầm mống từ rất sớm, nhưng khái niệm NNPQ chỉ xuất hiện khi những yếu tố của NNPQ đã được nhận thức và trở thành những dấu hiệu có tính đặc trưng. Thứ hai, NNPQ là một khái niệm chung, là sự phản ánh khái quát lý luận về những đặc tính của các NNPQ cụ thể tồn tại trong thực tiễn, vì vậy có NNPQ ở trình độ thấp và NNPQ ở trình độ cao; có NNPQ tư sản và có NNPQ XHCN. Thứ ba, phải có quan điểm biện chứng khi nghiên cứu về NNPQ, phải đặt những vấn đề NNPQ trong sự vận động, phát triển và gắn với những điều kiện lịch sử cụ thể trong mỗi giai đoạn quá trình để tìm ra


những yếu tố có tính bản chất và gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, tạm thời, rời rạc ra khỏi khái niệm. Thứ tư, trong xã hội hiện đại, khái niệm NNPQ lại có thêm những nội dung mới; NNPQ phải có đủ năng lực giải quyết những vấn đề quốc gia và quốc tế.

Trên phương diện lý luận, có thể xây dựng một mô hình lý luận về NNPQ với những đặc trưng cơ bản và có giá trị tham khảo cho các quốc gia, dân tộc trong quá trình xây dựng NNPQ của mình, nhưng không thể có một mô hình NNPQ chung, thống nhất cho mọi quốc gia, dân tộc. Mỗi quốc gia, dân tộc phải căn cứ vào đặc điểm lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội, trình độ phát triển và điều kiện cụ thể trong mỗi thời kỳ để tìm ra cho mình một mô hình NNPQ phù hợp. Thực tiễn xây dựng và vận hành NNPQ ở các nước cho thấy mỗi nước đều tổ chức và vận hành NNPQ theo cách thức riêng. Ví dụ, NNPQ theo mô hình của Mỹ có sự khác biệt đáng kể so với mô hình của Nga, Nhật, Pháp, Trung Quốc, Thụy điển…

Từ đây, việc xác định nội hàm của khái niệm NNPQ là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý hiện nay còn có những quan điểm khác nhau về vấn đề này. Có quan điểm cho rằng: “Ngay nay, nói đến Nhà nước pháp quyền, trước hết người ta nói đến sự ngự trị của pháp luật trong đời sống xã hội và chính trị với tư cách là ý chí của nhân dân, có giá trị phổ biến” [82, tr.110]. Quan điểm thứ hai cho rằng: “Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và quản lý bản thân mình cũng bằng pháp luật, bộ máy nhà nước phải tự đặt mình dưới pháp luật” [63, tr.150]. Quan điểm thứ ba cho rằng: NNPQ không phải là một kiểu nhà nước mà là mô hình nhà nước mà ở đó, bên cạnh những đặc điểm chung còn có những đặc điểm riêng.

Khái niệm Nhà nước pháp quyền được hiểu trên cả hai bình diện: Thứ nhất, khái niệm Nhà nước pháp quyền phản ánh những đặc điểm chung của một nhà nước, với tư cách là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một thành tố đặc biệt của hệ thống chính trị. Thứ hai, khái niệm Nhà nước pháp quyền phản ánh những đặc điểm riêng của một nhà nước đặt trong mối quan hệ khách quan giữa Nhà nước - Pháp luật - Xã hội công dân [75, tr.15-16].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.


Quan điểm thứ tư cho rằng:

Xây dựng nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân - 6

Nhà nước pháp quyền là tổ chức công quyền trong hệ thống chính trị của xã hội công dân được xây dựng trên nền tảng các tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại như công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế, nhằm đảm bảo thực sự những giá trị xã hội được thừa nhận chung của nền văn minh thế giới - sự tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của con người, sự ngự trị của pháp luật trong các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội, tính tối cao của pháp luật trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, sự phân công quyền lực (lập pháp, hành pháp và tư pháp) và chủ quyền của nhân dân [75, tr.52-53].

Quan điểm thứ năm, tại Hội nghị quốc tế họp tại Ber-lin (09/1991) với sự tham gia của 40 quốc gia đã đưa ra một khái niệm chung về NNPQ như sau:

Nhà nước pháp quyền là một chế độ chính trị mà ở đó Nhà nước và cá nhân phải tuân thủ pháp luật và nghĩa vụ của tất cả, của mỗi người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, các quy trình, các quy phạm pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng một hệ thống tòa án độc lập. Nhà nước pháp quyền có nghĩa vụ tôn trọng giá trị cao nhất của con người và bảo đảm cho công dân có khả năng, điều kiện chống lại sự tùy tiện của pháp luật cũng như các hoạt động của bộ máy nhà nước. Nhà nước pháp quyền phải đảm bảo cho công dân không bị đòi hỏi bởi những cái ngoài Hiến pháp và pháp luật quy định. Trong hệ thống pháp luật thì Hiến pháp giữ vị trí tối cao và nó phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm quyền tự do và quyền công dân [129].

Ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, trong những năm gần đây vấn đề khái niệm NNPQ cũng được bàn luận với những quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng:

Nhà nước pháp quyền là nhà nước đề cao pháp luật, là nhà nước có ý thức chấp hành pháp luật trong bộ máy nhà nước và xã hội, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; quyền và tự do của công dân được mở rộng và có cơ chế bảo đảm quyền đó. Nhà nước pháp quyền là nhà nước thực hiện đầy


đủ nghĩa vụ của mình đối với công dân và công dân cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước [115, tr.21-25].

Quan điểm thứ hai cho rằng:

Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật; mỗi công dân phải sinh hoạt và hoạt động theo pháp luật; có nghĩa là lấy pháp luật làm công cụ bảo đảm quyền và lợi ích của mình và ngăn chặn sự lạm quyền của nhà nước, làm cho nhà nước làm theo pháp luật quy định, còn công dân làm được tất cả những gì pháp luật không cấm. Vì vây, trong Nhà nước pháp quyền công dân thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, trong Nhà nước pháp quyền nhân dân là quyền lực tối cao [105, tr.54].

Quan điểm thứ ba cho rằng:

Nhà nước pháp quyền là Nhà nước hoạt động và quản lý bằng pháp luật, coi pháp luật là một công cụ quản lý mọi hoạt động của cơ quan nhà nước và công dân. Nhà nước pháp quyền là nhà nước tự đặt mình dưới pháp luật. Trong đó, cá nhân và cơ quan nhà nước kể cả cán bộ công chức, quân đội, công an, nhân dân và tất cả tầng lớp nhân dân trong xã hội phải hoạt động theo pháp luật quy định [114, tr.21].

Từ những phân tích trên cho thấy, Nhà nước pháp quyền là một phạm trù có tính lịch sử, một khái niệm có nội hàm rộng, đa diện, phong phú và phức tạp, khó có thể diễn đạt bằng một định nghĩa ngắn gọn. Vì vậy, để hiểu rõ về về nội hàm của khái niệm NNPQ thì cần thiết phải tìm hiểu qua những đặc trưng (dấu hiệu) cơ bản của nó. Những kết quả nghiên cứu đã được công bố trên các sách báo pháp lý ở Việt Nam và quốc tế đều có những đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, trong Nhà nước pháp quyền, hiến pháp và luật có vị trí tối thượng

Trong NNPQ, sự tôn trọng và bảo vệ tính tối thượng của hiến pháp và luật là nguyên tắc đồng thời cũng là nhu cầu tự thân của nhà nước. Trên cơ sở của hiến pháp và luật, một hệ thống pháp luật được xây dựng và phát triển thống nhất, đồng bộ, phục vụ cho các mục tiêu của NNPQ, toàn bộ hệ thống đó đều phải phù hợp với hiến pháp và luật. Pháp luật do nhà nước ban hành và giữ vai trò chi phối “thống trị” đối với nhà nước, là cơ sở pháp lý cho mọi quá trình tổ chức, hoạt động của nhà


nước, đồng thời cũng là phương tiện để giới hạn, phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước. Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của nhà nước; của từng cơ quan và từng chức danh trong bộ máy nhà nước. Trong NNPQ, nhà nước được xây dựng trên cơ sở khoa học, bảo đảm tính hợp pháp và trách nhiệm có tính chất pháp lý. Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân đều bị chi phối bởi pháp luật. Công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm. Ngược lại, nhà nước, cán bộ công chức nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật quy định. Nhà nước không thể đứng trên hoặc đứng ngoài pháp luật. Tất cả các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền, nhân viên nhà nước đều phải tôn trọng pháp luật, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của mình.

Pháp luật chứa đựng những giá trị ổn định, chuẩn mực để điều chỉnh các quan hệ xã hội và có chức năng đặc biệt là tổ chức, bảo vệ và trọng tài. Pháp luật vừa có tính khách quan lại vừa có tính chủ quan, nó do nhà nước ban hành nhưng phải phản ánh nhu cầu và các quy luật khách quan. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật suy cho cùng là phải quản lý bằng ý chí phổ biến của nhân dân được mô hình hóa bằng pháp luật. Nội dung của pháp luật (hệ thống pháp luật) phản ánh nhu cầu khách quan, phổ biến của xã hội là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của NNPQ và xã hội. Cấu trúc của hệ thống pháp luật trong NNPQ là một thể thống nhất, có thứ bậc, trong đó Hiến pháp đứng ở vị trí cao nhất, sau đến các đạo luật. Toàn bộ các văn bản dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp và Luật cả về nội dung, hình thức, trình tự thủ tục ban hành và hiệu lực về thời gian và không gian.

Thứ hai, trong Nhà nước pháp quyền, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước

Trong NNPQ, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, nhân dân có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua người đại diện hoặc tổ chức của mình để tham gia vào các công việc nhà nước và giám sát hoạt động của các nhân viên và cơ quan nhà nước; có quyền tham gia vào việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Trong quan hệ với nhân dân, nhà nước vừa là chủ thể quản lý lại vừa là công cụ để phục vụ cho lợi ích hợp pháp của


nhân dân, các chủ trương, chính sách, pháp luật mà nhà nước ban hành phải xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của nhân dân và phải nhằm đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của họ, đồng thời phải bảo đảm tính công khai, minh bạch. Vấn đề chủ quyền nhân dân là một trong những dấu hiệu của NNPQ hiện đại được phản ánh trong Hiến pháp của các nước có NNPQ.

Thứ ba, trong Nhà nước pháp quyền, các quyền con người và quyền công dân được ghi nhận và bảo đảm bằng pháp luật

Cùng với yêu cầu về tính chính danh, tính hợp pháp, quản lý nhà nước bằng pháp luật, tôn trọng chủ quyền nhân dân, trong NNPQ mối quan hệ giữa nhà nước với cá nhân, công dân đã có sự thay đổi lớn. Đó là mối quan hệ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa nhà nước với công dân và giữa công dân với nhà nước. Trong mối quan hệ với NNPQ, các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Các quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của con người như quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… có cơ hội trở thành hiện thực vì được nhà nước ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm thực hiện; các quyền và lợi ích hợp pháp, danh dự, nhân phẩm của công dân được nhà nước cam kết và bảo vệ bằng pháp luật. NNPQ phải đảm bảo cho mọi cá nhân có quyền bình đẳng và tự do trước pháp luật, có đủ cơ hội về mặt pháp lý để phát triển và có thể phát huy được những khả năng của mình. Quyền tự do và bình đẳng của công dân được thừa nhận trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và được nhà nước tạo điều kiện cần thiết về vật chất, tinh thần để thực hiện được các quyền của mình trong thực tế. Đồng thời, nhà nước còn có trách nhiệm bảo vệ các quyền tự do cá nhân, công dân. Công dân có quyền kiểm tra, giám sát và đòi hỏi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phải thực hiện đúng chức trách, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình và của cộng đồng xã hội. Đồng thời NNPQ cũng đòi hỏi mỗi cá nhân, công dân có nghĩa vụ phải tôn trọng và chịu sự quản lý của nhà nước, sự điều hành và thực thi công cụ của cơ quan, người có thẩm quyền, phải tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý của mình đối với nhà nước và đối với các chủ thể khác.


Thứ tư, trong Nhà nước pháp quyền, dân chủ được ghi nhận và bảo đảm bằng pháp luật

Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện của Nhà nước pháp quyền. Không có Nhà nước pháp quyền thì không có dân chủ, bởi vì, Nhà nước pháp quyền xác lập những cơ chế, thiết chế nhằm thực hiện các quyết định dân chủ thông qua luật. Pháp luật vừa là phản ánh yêu cầu dân chủ vừa là công cụ để thực hiện dân chủ. Sự ra đời của Nhà nước pháp quyền gắn liền với quá trình dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội. Trong Nhà nước pháp quyền, các vấn đề liên quan đến bầu cử, ứng cử, kiểm tra và giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của nhà nước được pháp luật quy định…

Thứ năm, bộ máy nhà nước pháp quyền được tổ chức theo nguyên tắc phân chia quyền lực, dùng quyền lực để kiểm tra, giám sát quyền lực

Nguyên tắc phân chia quyền lực được đề ra để khắc phục tình trạng quyền lực tập trung vào tay một người, một cơ quan nhằm ngăn chặn, hạn chế tối đa nguy cơ dẫn đến sự lạm quyền, chuyên quyền, độc đoán. Trong NNPQ, sự phân chia quyền lực được cụ thể hóa bằng việc phân định ba chức năng cơ bản của quyền lực nhà nước là lập pháp, hành pháp, tư pháp và trao ba quyền đó cho các cơ quan nhà nước tương ứng.

Thực tiễn tổ chức và hoạt động của bộ máy NNPQ của các nước cho thấy, quyền lập pháp được trao cho quốc hội (nghị viện), quyền hành pháp được trao cho chính phủ, quyền tư pháp được trao cho tòa án. Quyền lập pháp là quyền xây dựng các đạo luật, thể hiện ý chí chung của nhân dân để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong đời sống nhà nước, đời sống xã hội và hành vi ứng xử của công dân. Quốc hội là cơ quan đại diện của nhân dân, được hình thành bằng con đường bầu cử, có chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia và giám sát tối cao các hoạt động của nhà nước. Quyền lập pháp được thực hiện theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Quyền hành pháp là quyền thực hiện ý chí chung của nhân dân được thể hiện trong các đạo luật, là quyền tổ chức thực hiện trong thực tế các đạo luật do cơ quan lập pháp ban hành để thực hiện chức năng quản lý. Quyền này do chính phủ thực hiện thông qua việc quản lí các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Quyền tư pháp là quyền xét xử thuộc chức năng của tòa án, để xét xử


các hành vi vi phạm hiến pháp, vi phạm pháp luật, giải quyết các tranh chấp xảy ra trong xã hội để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, sự phân chia quyền lực cũng chỉ có tính tương đối, các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp luôn có mối quan hệ và tương tác với nhau trong sự thống nhất của quyền lực nhà nước. Vì vậy, về thực chất việc phân chia quyền lực nhà nước là nhằm để phân công, tổ chức quyền lực một cách khoa học và để chế ước, kiểm soát quyền lực, bảo đảm phát huy quyền lực nhà nước được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, để nhà nước tồn tại và phát triển.

Thứ sáu, Nhà nước pháp quyền có mối quan hệ mật thiết với xã hội công dân

Nhà nước pháp quyền và xã hội công dân có mối quan hệ gắn bó và tương tác với nhau trên cơ sở của pháp luật. Xã hội công dân được hiểu là một lĩnh vực độc lập tương đối của đời sống xã hội đối với nhà nước, trong đó tồn tại và vận hành các nhóm xã hội, các tổ chức mang tính chất văn hóa, tôn giáo, tinh thần, thể hiện các lợi ích khác nhau của con người [63, tr.61-62]. Nói cách khác, xã hội công dân được hợp thành bởi các tổ chức phi nhà nước, không mang tính chất chính trị, sự tồn tại của xã hội công dân thể hiện lĩnh vực của xã hội không nhất thiết phải có sự áp đặt của quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, các thiết chế của xã hội công dân vẫn cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật, theo cách thức đặc thù, trong đó xã hội công dân được coi là thực thể xã hội tồn tại giữa nhà nước, gia đình và cá nhân [63, tr.62]. Theo đó, nhà nước có những chính sách, pháp luật để tạo lập môi trường và khuôn khổ pháp lý cần thiết cho các thiết chế của xã hội công dân có thể tổ chức và hoạt động một cách hợp pháp, tập hợp và động viên các thành viên của tổ chức mình tham gia vào các công việc của nhà nước và xã hội theo phương thức xã hội hóa, phù hợp với chính sách, pháp luật của nhà nước và phù hợp với các quy định nội bộ được nhà nước thừa nhận, phê chuẩn. Thông qua pháp luật, nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho nhà nước, công dân và các tổ chức phi nhà nước nhằm bảo đảm sự tồn tại và vận hành của xã hội công dân.

Từ sự phân tích trên có thể nêu quan niệm khái quát về NNPQ như sau: Nhà nước pháp quyền là một mô hình tổ chức nhà nước, trong đó hiến pháp và luật có vị trí tối thượng, quyền lực nhà nước được tuyên bố thuộc về nhân dân; dân chủ, quyền con người, quyền công dân được ghi nhận và bảo đảm bằng pháp luật; bộ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/01/2023