Những Vấn Đề Đặt Ra Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu Trong Luận Án


chính nhà nước Lào nói chung và làm rõ cơ sở lý luận về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương nhất là tổ chức chính quyền cấp tỉnh nói riêng đặt trong mô hình và hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà ở địa phương của CHDCND Lào. Sau đó, tác giả chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá khái quát và tương đối hệ thống về thực trạng tổ chức bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở CHDCND Lào qua các giai đoạn lịch sử, nhất là trong thời kỳ đổi mới từ năm 1991 đến nay; nêu ra những thành tựu, khuyết điểm, rút ra một số nguyên nhân và bài học kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách những năm vừa qua. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất, luận chứng các quan điểm, định hướng và hệ thống các giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động bộ máy chính quyền cấp tỉnh để thúc đẩy và đáp ứng yêu cầu mới trong công cuộc cải cách tổ chức hành chính ở địa phương. Luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở khoa học, lý luận và thực tiễn về đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh cũng như tổ chức chính quyền ở địa phương, tìm ra nguyên nhân và đề xuất phương hướng để khắc phục một số hạn chế và tăng cường mạnh mẽ hơn để làm cho tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh vững mạnh, minh bạch, có hiệu quả, nhất là thực hiện theo hướng đi xây dựng tỉnh thành đơn vị chiến lược, xây dựng huyện thành đơn vị mạnh toàn diện và xây dựng bản làng thành đơn vị phát triển, thì đó là một trong những yêu cầu cấp bách của Đảng và nhà nước trong giai đoạn mới ở CHDCND Lào.

- Phô-xay XAY-NHÀ-SÓN (2011), Cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp huyện ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay. Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [95]. Trong luận án này, tác giả chủ yếu nghiên cứu sâu cơ sở lý luận và thực tiễn về cải cách bộ máy hành chính nhà Lào ở địa phương nói chung và cải cách bộ máy hành chính cấp huyện nói riêng; làm rõ những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà Lào ở địa phương, ở cấp huyện; đưa ra vai trò, đặc thù, nguyên tắc tổ chức và hoạt động đồng thời chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà cấp huyện, quá trình hình thành và phát triển tổ chức hành chính địa phương từng giai đoạn. Phần tiếp theo tác giả phân tích đánh giá về thực trạng trong quá trình cải cách bộ máy hành chính nhà cấp huyện, nêu ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm. Qua đó nêu lên những vấn đề cấp bách phải giải quyết


và đề xuất những phương hướng chủ yếu, cụ thể để nhằm giải quyết những tồn tại, thúc đẩy hơn nữa công cuộc cải cách kiện toàn trong hệ thống tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà cấp huyện và cả địa phương. Luận án đã góp phần triển khai chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, bổ sung, phát triển về mặt lý luận cũng như thực tiễn và tương đối có hệ thống những luận cứ khoa học, tăng cường nghiên cứu và thực hiện công tác cải cách hành chính nhất là kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu mới và đi tới xây dựng huyện thành đơn vị mạnh toàn diện trong những năm sắp tới.

- TS. Khăm-phởi PÀN-MA-LAY-THÔNG (2011), “Suy nghĩa bước đầu tiếp cận sự hiểu biết về mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Lào”. Tạp chí triết học, Viện khoa học xã hội Quốc gia Lào, (4), Viêng Chăn [123]. Trong bài viết này, tác giả trình bày một cách khái lược nhận thức về mô hình chủ nghĩa xã hội sẽ được xây dựng ở Lào. Theo tác giả, với tính cách một giá trị, một mục đích hướng tới chủ nghĩa xã hội ở Lào là xã hội dân giàu hành phúc, đất nước cường mạnh, xã hội đoàn kết hòa thuận, dân chủ, công bằng và văn minh. Tuy nhiên, tác giả cũng lưu ý rằng, việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Lào đang trong tình trạng có sự đan xen giữa mô hình Liên Xô cũ và mô hình các nước phương Tây; vì vậy, có thể nói Lào vẫn đang trong giai đoạn tìm tỏi, chưa định hình được mô hình chủ nghĩa xã hội sẽ xây dựng với đầy đủ ý nghĩa của khái niệm này. Ngoài ra, tác giả đã đề cấp đến về tổ chức chính trị, Lào chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Đảng nhân dân cách mạng Lào là Đảng cầm quyền và lãnh đạo đất nước. Vấn đề xã hội dân sự hiện vẫn đang tiếp tục nghiên cứu.

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN

Từ kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên dù ít hay nhiều các công trình này đã nghiên cứu vấn đề lý luận về khái niệm, đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, nội dung, phương thức về xây dựng NNPQ và NNPQ XHCN từ nhiều góc độ khác nhau (triết học, chính trị học, luật học, khoa học tổ chức, sự lãnh đạo của đảng đối với nhà nước…). Một số kết quả nghiên cứu chủ yếu bàn về khái niệm, phạm trù khoa học được tác giả kế thừa, phát triển. Một số kết quả nghiên cứu có ý nghĩa tổng kết lý luận, thực tiễn về chương trình nghiên cứu cấp


bộ, cấp nhà nước; một số công trình đã công bố trên tạp chí đã gợi mở, cung cấp thông tin, sự kiện, bình luận giúp cho nghiên cứu sinh kế thừa các luận cứ khoa học để hoàn thành luận án của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Cho đến nay, ở CHDCND Lào vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ chuyên sâu dưới góc độ phương pháp nguyên cứu lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật về “Xây dựng Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân”. Việc nghiên cứu toàn diện và có hệ thống sẽ có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả hơn nếu được nhận thức đúng đắn, có một hệ thống cơ chế và hành lang pháp lý vững chắc, quy định một cách chi tiết về: chủ thể, đối tượng, phạm vi, nội dung, hình thức, phương pháp…về xây dựng NNPQ.

Để thực hiện luận án, tác giả tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học về xây dựng NNPQ và liên quan đến xây dựng NNPQ. Luận án sẽ tập trung làm rõ một số nội dung cụ thể như sau:

Xây dựng nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân - 5

- Về cơ sở lý luận, nghiên cứu xác định những giá trị lý luận có tính phổ biến về NNPQ có thể tiếp thu và vận dụng vào quá trình xâu dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân, chú trọng phân tích tư tưởng của Hồ Chí Minh và của Kay-són PHÔM-VI-HÁN về Nhà nước pháp quyền; tập trung phân tích và làm rõ bản chất, đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ của NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân, vì dân; điều kiện, hoàn cảnh, các yếu tố tác động đến quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân.

- Về thực tiễn, luận án góp phần làm rõ quá trình hình thành, phát triển của Nhà nước CHDCND Lào và quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân, vì dân; phân tích, đánh giá một cách tương đối có hệ thống toàn diện thực trạng và những ưu điểm và hạn chế tồn tại trong việc xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân, trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân hiện nay.


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

2.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC THUYẾT NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

2.1.1. Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại

Tư tưởng về NNPQ được hình thành rất sớm, cách đây khoảng hơn hai nghìn năm. Lúc đầu đó chỉ là những ý tưởng, những quan niệm của các nhà tư tưởng về những yếu tố, những khía cạnh có tính đặc biệt của việc tổ chức quyền lực nhà nước, phát huy vai trò của pháp luật và giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật..., sau đó những ý tưởng, quan niệm này được bổ sung dần và phát triển thành học thuyết có giá trị phổ biến của nhân loại và được vận dụng ở nhiều nước với những cách thức khác nhau. Nội dung chủ yếu của tư tưởng NNPQ là đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nước, đời sống xã hội, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và phải tôn trọng, thực hiện pháp luật; pháp luật phải phản ánh và bảo vệ các giá trị xã hội lớn: an ninh, an toàn, tự do, dân chủ, công bằng, bình đẳng, tiến bộ, phát triển. Lịch sử phát triển của tư tưởng NNPQ đã trải qua nhiều giai đoạn, với sự đóng góp ý tưởng, trí tuệ của nhiều nhà tư tưởng trên thế giới, với những nội dung rất phong phú, phức tạp.

2.1.1.1. Tư tưởng Nhà nước pháp quyền thời cổ đại ở phương Tây

- Xôlông (638-559 tr.CN) là một trong những người đầu tiên nêu ý tưởng về NNPQ khi ông chủ trương cải cách nhà nước bằng việc đề cao vai trò của pháp luật. Theo ông: “Chỉ có pháp luật mới thiết lập được trật tự và tạo nên sự thống nhất” [74, tr.48]; nhà nước và pháp luật đều là hai công cụ để thực hiện dân chủ, tự do và công bằng, vì vậy, “hãy kết hợp sức mạnh (quyền lực nhà nước) với pháp luật” [74, tr.48]. Tiếp sau Xôlông, Hêraclít (520-460 tr.CN) đã có sự bổ sung quan trọng, coi pháp quyền là phương tiện quan trọng để chống lại cực quyền, vì vậy ông kêu gọi: Nhân dân phải đấu tranh để bảo vệ pháp luật như bảo vệ chốn nương thân của mình [88, tr.6].


- Xôcrát (469-399 tr.CN) quan niệm về công lý trong sự tuân thủ pháp luật. Theo ông, xã hội không thể vững mạnh và phồn vinh nếu các pháp luật hiện hành không được tuân thủ, giá trị của công lý (pháp luật) chỉ có được trong sự tôn trọng pháp luật.

- Platôn (427-374 tr.CN) phát triển ý tưởng về sự tôn trọng pháp luật ở một góc độ khác - Từ phía nhà nước. Theo ông, tinh thần thượng tôn pháp luật phải là một nguyên tắc, bản thân nhà nước và các nhân viên nhà nước phải tôn trọng pháp luật; nhà nước sẽ suy vong nếu pháp luật không còn hiệu lực hoặc chỉ phụ thuộc vào chính quyền; ngược lại, nhà nước sẽ hồi sinh nếu có sự ngự trị của pháp luật và những nhà chức trách coi trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật [55, tr.188].

- Arixtốt (384-322 tr.CN) bổ sung một khía cạnh mới về mối quan hệ giữa chính trị và pháp luật (chính trị được hiểu theo nghĩa là nhà nước). Theo ông, cần thiết phải có sự phù hợp giữa chính trị và pháp luật, vì vậy, việc đề cao pháp luật phải gắn với cơ chế, hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước. Tuy Aristốt chưa đưa ra được lý thuyết về phân quyền, nhưng ông đã là người nêu ý tưởng về sự cần thiết phải tổ chức nhà nước một cách quy củ để bảo đảm sự công bằng của pháp luật: nhà nước nào cũng phải có cơ quan làm ra luật, cơ quan thực thi pháp luật và tòa án [88, tr.6].

- Xixêrôn (106-43 TCN) tiếp tục phát triển ý tưởng của Aristốt đến một trình độ cao hơn, ông đã đưa ra quan niệm mới về nhà nước, coi nhà nước là “một cộng đồng pháp lý”, “một cộng đồng được liên kết với nhau bằng sự nhất trí về pháp luật và quyền lợi chung” và ông đã đề xuất nguyên tắc: “Sự phục tùng pháp luật là bắt buộc đối với tất cả mọi người” [53, tr.15-17].

Những ý tưởng, quan niệm của các nhà tư tưởng thời kỳ cổ đại tuy được nêu ở những góc độ khác nhau, nhưng tựu chung đều cổ vũ cho việc đề cao pháp luật và xây dựng nhà nước hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật công bằng. Những ý tưởng đó có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành và phát triển các lý thuyết về tính tối cao của pháp luật, về phân chia quyền lực nhà nước và về NNPQ nói chung. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, bên cạnh những yếu tố được gạn chắt ở trên, các ý tưởng và quan niệm đó cũng còn có nhiều hạn chế, chưa toàn diện và chưa có đủ cơ sở lý luận khoa học.


Trong thời kỳ trung cổ, những ý tưởng và quan niệm nói trên vẫn được vận dụng và có những ảnh hưởng quan trọng. Tuy nhiên, nếu xét theo quan điểm phát triển thì trong thời kỳ này, tư tưởng NNPQ không có những bước phát triển lớn. Phải đến thế kỷ XVII trở đi, nó mới được phục hưng và tiếp tục phát triển, trở thành tư tưởng có giá trị nhân loại phổ biến.

2.1.1.2. Tư tưởng Nhà nước pháp quyền thời kỳ cách mạng tư sản ở

phương Tây

- Với tư tưởng của J.Lốccơ (1632-1704), nguyên tắc về tính tối cao của pháp luật đã được phát triển tới một trình độ mới. J.Lốccơ không những khẳng định tính tất yếu phải đề cao pháp luật trong mỗi quốc gia mà còn chỉ ra mặt thứ hai của vấn đề là, muốn cho pháp luật có được tính tối cao thì các đạo luật phải khách quan, phải thừa nhận các quyền và tự do cá nhân, phải bảo đảm tính công khai và phải thừa nhận sự phân chia quyền lực nhà nước để tránh sự lạm quyền và tùy tiện. Pháp luật “phải có (những) quy tắc xử sự chung cho cuộc sống, quy tắc đó là giống nhau với mọi người và từng người, quy tắc đó được đặt ra bởi các cơ quan lập pháp” [53, tr.19-20]. Như vậy, J.Lốccơ đã đặt nền móng cho việc hình thành hai nguyên tắc mới: Cá nhân công dân “Được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm" và các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước"chỉ được làm những điều mà pháp luật cho phép”.

- S.L.Môngtexkiơ (1698-1755) trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật” đã đề ra lý thuyết phân chia quyền lực, một trong những nội dung chủ yếu của NNPQ tư sản. S.L.Môngtexkiơ cho rằng, trong mỗi quốc gia đều có ba thứ quyền lực là: Quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp [548, tr.100-101]. Để chống độc đoán, lạm quyền thì ba thứ quyền này phải được tổ chức sao cho chúng có tính độc lập và kiềm chế lẫn nhau, bởi vì:

Khi mà quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại trong tay một người hay một Viện Nguyên lão, thì sẽ không còn gì là tự do nữa; vì... chính người đó hay viện ấy chỉ đặt ra luật độc tài để thi hành một cách độc tài... Nếu quyền tư pháp nhập với quyền lập pháp, thì người ta sẽ độc đoán... quan tòa sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp thì quan tòa sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người, một tổ chức, hoặc của quý tộc hoặc của dân chúng nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết [48, tr.100-101].


Cùng với lý thuyết về phân chia quyền lực, Môngtexkiơ cũng bổ sung thêm những quan điểm lý luận quan trọng về quyền tự do chính trị, về giải quyết vấn đề công bằng và bảo đảm tính tối cao của pháp luật.

- J.J.Rútxô (1712-1788) trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”, có tư tưởng và cách tiếp cận mới hết sức độc đáo đó là: khẳng định tính tất yếu khách quan của khế ước xã hội và coi khế ước xã hội là cơ sở để giải quyết các vấn đề về Nhà nước, Pháp luật và Công dân. J.J.Rútxô viết: “Trật tự xã hội là một thứ quyền thiêng liêng làm nền tảng cho mọi thứ quyền khác. Nhưng trật tự xã hội không tự nhiên mà có, nó được xác lập trên cơ sở những công ước (khế ước xã hội)” [23, tr.29]; Khế ước xã hội là hình thức mà ở đó mỗi thành viên tự đặt mình và quyền lực của mình dưới sự điều khiển của ý chí chung và tiếp nhận mọi thành viên như một bộ phận không thể tách rời của toàn thể; quyền lực tối cao được thiết lập từ những cá thể thành viên hợp lại, nên tự nó luôn luôn là tất cả những gì tạo ra nó; ý chí chung chỉ có thể điều khiển các lực lượng nhà nước theo mục đích của cơ chế nhằm mục đích phục vụ ý chí chung; ý chí chung là của toàn thể dân chúng, vì vậy khi được công bố nó trở thành luật và do đó chủ quyền tối cao là không thể phân chia.

- I. Cantơ (1724-1804) là người có đóng góp quan trọng trong việc phát triển tư tưởng NNPQ, đã đưa ra những lập luận có tính triết lý về NNPQ. Cantơ cho rằng, con người là chủ thể có ý thức về phẩm giá; con người trong hành vi của mình phải tuân thủ những đạo luật đạo đức; thực chất của tự do là cái bên trong của nhân cách con người; con người có khả năng ứng xử theo mục đích với những cách thức phù hợp. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng được tự do cá nhân một cách đúng mức, do đó dễ dẫn đến chuyên quyền. Pháp luật có hiệu lực bắt buộc các cá nhân phải phục tùng ý chí chung. Nhà nước là liên minh của nhiều người cùng phục tùng các đạo luật. Phúc lợi của nhà nước nằm trong việc đặt các cơ cấu nhà nước phù hợp với các nguyên tắc pháp luật theo nguyên lý: Hãy hành động để biểu hiện tự do của anh thích ứng với tự do của người khác, thích ứng với các đạo luật chung [53, tr.22-24]. NNPQ, vì vậy theo quan niệm của Cantơ là nhà nước có sự phân chia quyền lực và pháp luật trong nhà nước đó có sự phân biệt rõ ba loại: pháp luật tự nhiên, pháp luật thực tiễn và pháp luật công lý, trong đó pháp luật tự nhiên lại chia thành luật công và luật tư và chế định trung tâm của luật công là quyền của nhân


dân được tham gia vào việc thiết lập trật tự pháp luật bằng cách thông qua hiến pháp thể hiện ý chí của họ.

- Hêghen (1770 -1831) cho rằng pháp luật thể hiện (một cách hạn chế) ý chí tự do; sự phát triển của tư tưởng pháp quyền trải qua nhiều cấp độ, mỗi cấp độ có hình thức riêng và khởi điểm của sự phát triển pháp quyền là ý chí tự do; pháp luật là mối quan hệ của con người, có tính trừu tượng và “là phương thức tồn tại của lý trí tự do” [53, tr.22-24]. Hêghen coi nhà nước cũng chính là pháp luật; nhà nước là pháp luật phát triển, sự biểu hiện cao nhất của pháp luật cụ thể, đứng trên đỉnh cao của hình chóp pháp luật. Với cách lập luận đó, Heghen đã đi đến kết luận rằng, "chỉ có nhà nước là sự thể hiện của tự do"; nhờ có nhà nước mà gia đình, xã hội công dân được bảo tồn và những mâu thuẫn đẳng cấp được điều hòa [37, tr.108].

Đầu thế kỷ XIX, tư tưởng NNPQ được bổ sung, phát triển tương đối toàn diện, nhất là những bổ sung của các nhà triết học Đức, trở thành một hệ thống khái niệm, phạm trù, luận điểm về NNPQ và trong sách báo chính trị, pháp lý, học thuyết về NNPQ được coi là một trong những giá trị lý luận quan trọng và có tính phổ biến. Từ đây, một trào lưu mới đã xuất hiện - Trào lưu nghiên cứu ứng dụng học thuyết NNPQ vào việc xác lập các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, xây dựng, thực thi pháp luật và xã hội công dân. R.Ph.Môn (Robert Fon Mohn) và K.T.Vancơ (Karl Teodor Valker) là người đầu tiên đã sử dụng thuật ngữ NNPQ (tiếng Đức là Rechtsstaat). Môn và Vanđơ coi tính tối cao của luật là nguyên tắc hàng đầu của một NNPQ và tiếp sau đó là sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật. Tính tối cao của luật thể hiện chủ quyền nhân dân dưới hình thức nghị viện.

Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX vấn đề NNPQ ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà tư tưởng, việc nghiên cứu và áp dụng học thuyết NNPQ ngày càng được mở rộng ở nhiều nước, nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai. Hiện nay, vấn đề NNPQ trở thành mối quan tâm chung của hầu hết các quốc gia, tuy mức độ tiếp cận và áp dụng lý thuyết NNPQ ở mỗi nước khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước.

2.1.1.3. Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền thời cổ đại ở phương Đông

Ở phương Đông, mặc dù không có một học thuyết hoàn chỉnh như học thuyết NNPQ ở phương Tây, nhưng tư tưởng pháp trị cũng được hình thành khá

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí