Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Nhà Nước Pháp Quyền


- Đào Trí Úc, Phạm Hữu Nghị (2009), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn [85]. Trong cuốn sách này các tác giả đã nghiên cứu về đặc trưng của NNPQ Việt Nam, trên cơ sở phân tích, xác định, khẳng định giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực Nhà nước là tất yếu, bởi lẽ quyền lực Nhà nước do con người cụ thể thực thi, trong bản thân con người bao giờ cũng có chứng bệnh quan liêu, độc đoán, chuyên quyền có thể dẫn đến việc áp dụng sai pháp luật mặc dù pháp luật vốn là công bằng và hợp lý. Vì vậy, nhằm bảo đảm quyền lực Nhà nước vận hành đúng quỹ đạo bản chất Nhà nước XHCN Việt Nam, phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, bảo đảm quyền giám sát của nhân dân đối với việc thực thi quyền lực Nhà nước. Để thực hiện quyền giám sát ấy, phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới chức năng của NNPQ, xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến và hợp pháp trong hoạt động và quyết định của cơ quan công quyền, hiện thực hóa dân chủ trên cơ sở mở rộng xã hội dân sự ở Việt Nam, cải cách tư pháp bảo đảm tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Công trình nghiên cứu với nhiều tác giả tham gia, do đó, mỗi tác giả nghiên cứu dưới một chuyên đề cụ thể, nên tính hệ thống chưa toàn diện. Nhưng công trình là cơ sở khoa học cho nghiên cứu sinh tham khảo, tiếp thu rất bổ ích.

- Nguyễn Văn Mạnh (2010), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Lý luận và thực tiễn [36]. Tác giả tập trung nghiên cứu phân tích làm rõ cơ sở lý luận, những đặc trưng cơ bản của NNPQ XHCN; trong đó, khái quát có hệ thống những quan điểm, tư tưởng về NNPQ trong lịch sử nhân loại, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật kiểu mới. Sau khi phân tích lập luận về nhà nước và pháp luật kiểu mới, tác giả đã đi sâu phân tích trên cơ sở khoa học và luận giải về bản chất giai cấp nhà nước kiểu mới là nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đó là một nhà nước XHNC trong sạch; ngăn chặn loại trừ được quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiên cực khác trong bộ máy nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước kiểu mới, đồng thời nhà nước kiểu mới phải có biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước và cán bộ


công chức nhà nước. Cuốc sách đã tập trung hệ thống về quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức về NNPQ kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập và Nhà nước Việt Nam giành được chính quyền lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong phần tiếp theo, tác giả đã đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế tồn tại trong thực tiễn xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam trong những năm qua. Trên cơ sở tổng kết đánh giá một cách khoa học toàn diện, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước Việt Nam.

- Trần Ngọc Đường (2011), Một số vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [20]. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đề cấp đến 3 vấn đề có tính tổng thể. Phần thứ nhất, cơ sở lý luận về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong các kiểu nhà nước. Trong phần này tác giả nêu ra quan điểm về quyền lực; phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong lịch sử và phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong các nhà nước chủ nô, phong kiến và tư sản, sau đó, tác giả đã phân tích, lý giải tính tất yếu khách quan, bản chất và đặc điểm phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phần thứ hai, tác giả đã phân tích phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam qua các thời kỳ Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và Hiến pháp năm 1992 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2001). Trong phần cuối, tác giả đã đưa ra và phân tích phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nươc trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngoài các sách tham khảo nêu trên, còn có nhiều tác giả viết về xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam như: cuốn sách, Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, do Nguyễn Văn Yểu, Lê Hữu Nghĩa; cuốn sách, Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, do Nguyễn Trọng Thó; sách chuyên khảo, Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam theo quan điểm Mácxít, do Trương Quốc Chính…


Về luận án, luận văn và các bài báo đăng trên tạp chí về Nhà nước pháp quyền:

- Trần Thị Ánh Tuyết (2000), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội [81]. Tác giả đã trình bảy về quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng về Nhà nước pháp quyền và các giá trị phổ biến của Nhà nước pháp quyền; trong chương tiếp tác giả lý giải, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Trong phần cuối luận văn đã đề xuất những phương hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

- Đào Ngọc Tuấn (2002), Tính phổ biến và tính đặc thù trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [80]. Nội dung luận án tác giả đã chủ yếu nghiên cứu lôgic của sự hình thành và phát triển khái niệm NNPQ, chỉ ra các tiêu chí phổ biến của NNPQ; Phân tích các điều kiện đặc thù của đất nước và ảnh hưởng của chúng đối với việc tiếp thu những giá trị phổ biến của NNPQ. Luận án nêu bật việc vận dụng nhuần nhuyễn giữa tính phổ biến và tính đặc thù, làm cho những giá trị phổ biến trở nên tương thích với trình độ phát triển của đất nước, cũng như đáp ứng được tôn chỉ, mục đích của Đảng là điều kiện tiên quyết trong quá trình xây dựng NNPQ Việt Nam. Ngoài ra tác giả đã nêu ra khi phân tích khái niệm NNPQ cần phải quán triệt tính lịch sử của nó, do đó việc khảo sát sự vận động của khái niệm này qua các nấc thang phát triển: quá khứ - hiện tại - tương lai là một nhu cầu tất yếu. Trên cơ sở đánh giá những thuận lợi và khó khăn do các đặc thù đem lại, luận án đã đề xuất một số đề xuất có tính nguyên tắc đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu nhà nước của chúng ta theo hướng NNPQ, trong đó nguyên tắc Đảng lãnh đạo là nguyên tắc giữ vai trò quyết định trong quá trình xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay.

- Nguyễn Thanh Bình (2004), “Xây dựng Nhà nước pháp quyền từ sự hình thành xã hội công dân”, tạp chí Cộng sản (17) [1, tr.33-36]. Tác giả đã nêu ra về khái niệm xã hội công dân và mối quan hệ giữa xã hội công dân với nhà nước trong xây dựng NNPQ ở Việt Nam.

Xây dựng nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân - 3


1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến Nhà nước pháp quyền

Hiện nay, ở nhiều nước đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn

đề xây dựng NNPQ tiêu biểu và đa dạng như sau:

- Cuốn sách: Bàn về tinh thần pháp luật, của Montesquieu (2004), do dịch giả Hoàng Thanh Đạm dịch [49]. Theo tác giả, sau khi được ủy quyền, quyền lực nhà nước có xu hướng bị lạm dụng, tách rời chủ thể của nó. Vì vậy, quyền lực nhà nước cần phải được kiểm soát bằng cách dùng quyền lực để chế ước quyền lực theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Tức là quyền lực nhà nước phải được phân chia cho các cơ quan nhà nước theo chức năng của nó là quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, các cơ quan nhà nước hoạt động trong cơ chế kiểm chế, đối trọng lẫn nhau, để không cơ quan nào nắm trọn quyền lực nhà nước và không cơ quan nào nằm ngoài sự kiểm soát từ cơ quan nhà nước khác.

- Cuốn sách: Bàn về khế ước xã hội, của Jean - Jacques Rousseau (2006), do dịch giả Hoàng Thanh Đạm dịch [23]. Theo tác giả, quyền lực của cá nhân là bất khả nhượng, chỉ có thể ủy quyền hoặc bị thoán quyền. Nhà nước được thành lập trên cơ sở sự đồng thuận xã hội, mỗi cá nhân tự nguyện chuyển giao một phần quyền lực của mình cho nhà nước trên cơ sở khế ước xã hội, Như vậy, chủ quyền nhân dân là tối cao và là sự đóng góp chủ quyền từ mỗi cá nhân, quyền lực nhà nước là quyền lực ủy quyền.

- Cuốn sách: Chế độ dân chủ nhà nước và xã hội, của N.M. Voskresenskaia và N.B. Davletshina (2008) [50], do dịch giả Phạm Nguyễn Tường. Tác giả đã đề cập đến các vấn đề quan trọng của một xã hội dân chủ như: khái niệm dân chủ, xã hội và các giá trị dân chủ, quyền con người, bầu cử, Đảng phái chính trị và các tổ chức xã hội khác.

Ngoài ra, có thể kể đến Nancy L.Rosenblum, Robert C.post về: Civil Society and Government (Xã hội dân dự và nhà nước); Jonh Stuart Mill về: Bàn về tự do, dịch giả Nguyễn Văn Trọng dịch; David Chandler về: Civil Socialty in Asia (Xã hội dân sự ở Châu Á); Jiunn Rong and Wel Chen Chang, The Changing landscape of Modern Constitutionnalism: Transitionnal Perspective (Bổi cảnh thay đổi của Chủ nghĩa hợp hiến hiện đại: Quan điểm và sự thay đổi).


Ở Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả liên quan

đến vấn đề NNPQ như:

Về sách chuyên khảo, tham khảo liên quan đến Nhà nước pháp quyền:

- Trần Ngọc Đường, Chu Văn Thành (1994), Mối quan hệ pháp lý giữa cá nhân công dân với nhà nước [17]. Các tác giả phân tích và lý giải về mối quan hệ bình đẳng giữa nhà nước và công dân về quyền và nghĩa vụ. Bởi lẽ, chế độ chính trị ở nước ta nhân dân là người chủ của đất nước, đương nhiên phải có đầy đủ quyền của người làm chủ, đồng thời cũng phải thực hiện nghĩa vụ, đó là mối quan hệ biện chứng. Nhưng để bảo đảm quyền, nghĩa vụ được thực thi trên thực tế, phải được luật quy định chính xác, đầy đủ, đó là điều kiện quyết định, nếu không thì dù có cơ chế tốt đến đâu cũng không thể thực thi được. Nhưng quyền, nghĩa vụ có đi vào cuộc sống hay không, còn phụ thuộc vào việc thực thi quyền lực nhà nước và một trong những phương thức quan trọng cần phải có cơ chế giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và nhân dân bảo đảm quyền, nghĩa vụ không bị xâm phạm.

- Đinh Văn Mậu (2003), Quyền lực nhà nước và quyền công dân [38], ở mức độ nhất định tác giả đã bước đầu phân tích làm rõ tính khách quan của cá nhân, mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân, từ đó đặt ra những yêu cầu hoàn thiện pháp luật với tính chất là những bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân trên các lĩnh vực hoạt động của nhà nước. Tuy nhiên, nghiên cứu về cá nhân và mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân, mới chỉ dừng ở những nhận định ban đầu để phục vụ cho nghiên cứu của mình về quyền lực nhà nước và quyền công dân.

- Lê Minh Tâm (2003), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam

- Những vấn đề lý luận và thực tiễn [66], tác giả đã phân tích làm rõ khái niệm, bản chất, vai trò của pháp luật; các tiêu chí để đánh giá sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật; phân tích và đánh giá quá trình phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam trong lịch sử và thực trạng. Từ đó, luận giải các yêu cầu, quan điểm, giải pháp phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay.

- Hoàng Thế Liên (2006), Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện cơ chế bảo đảm sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp [33]. Trên cơ sở khoa học pháp lý, công trình đã phân tích làm rõ lý luận và thực tiễn hoàn thiện cơ chế bảo đảm sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các cơ


quan tư pháp. Nội dung nghiên cứu chia làm 3 phần. Phần thứ nhất, nghiên cứu một số vấn đề lý luận về giám sát và cơ chế giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của cơ quan tư pháp. Phần thứ hai, thực trạng hoạt động giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp. Phần thứ ba, một số vấn đề về tăng cường sự giám sát và xây dựng cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan tư pháp.

- Lê Hữu Nghĩa, Hoàng Chí Bảo, Bùi Đình Bôn (2008) (đồng chủ biên), Đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam [51]. Đây là kết quả nghiên cứu của đề tài KX.10 “Tiếp túc đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế”. Các tác giả nghiên cứu đã nêu quan điểm đổi mới hệ thống chính trị thực chất là đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội quan hệ với nhân dân, với xã hội. Mục đích đổi mới để xây dựng một nền chính trị thực sự của dân, do dân, vì dân, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Thực hiện đổi mới hệ thống chính trị phải dựa trên nền tảng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng. Trong đổi mới hệ thống chính trị tác giả đã chỉ rõ nguy cơ là đội ngũ cầm quyền của Đảng sẽ xa dân, quan liêu, lạm quyền trong điều kiện một Đảng duy nhất lãnh đạo và là hạt nhân của hệ thống chính trị. Vì vậy, Mặt trần Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng phải bảo đảm tính độc lập, chủ động sáng tạo trong phạm vi chức năng hoạt động của mình. Thực hiện giám sát và phản biện xã hội đối với Đảng, Nhà nước nhằm tránh sai lầm do quan liêu, chủ quan duy ý chí gây nên trong quá trình lãnh đạo và quản lý điều hành đất nước.

- Trịnh Thị Xuyến (2009), Kiểm soát quyền lực nhà nước - một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay [96]. Nội dung của cuốn sách tập trung chủ yếu vào vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước cả phương diện lý luận và phương diện thực tiễn, phạm vi nghiên cứu tổ chức quyền lực nhà nước trung ương giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp và kiểm soát xã hội đối với hoạt động quyền lực nhà nước, thông qua đó góp phần làm sáng tỏ một phần kiểm soát quyền lực nhà nước ở


Việt Nam hiện nay. Với đối tượng nghiên cứu tương đối rộng, nên chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của kiểm soát quyền lực nhà nước, chẳng hạn như kiểm soát quyền lực nhà nước trung ương và địa phương, kiểm soát quyền lực nhà nước ở các cấp các ngành; cũng như chưa tập trung nghiên cứu vấn đề giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước; cơ chế pháp lý của giám sát xã hội. Với cách tiếp cận ở góc độ khoa học chính trị, nhưng một số vấn đề lý luận, cũng như đề ra những giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước có ý nghĩa nhất định đến việc nghiên cứu giám sát xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước.

- Lê Minh Tâm và Nguyễn Minh Đoan (2010), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật [79]. Nhà nước và cá nhân trở thành một nội dung trong lý luận về nhà nước và pháp luật, được nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn nâng cao nhận thực khách quan về mối quan hệ giữa các chủ thể này phục vụ cho quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước và pháp luật trong điều kiện mới. Các tác giả đã đưa ra những cơ sở lý luận khái quát về cá nhân, mối quan hệ nhà nước và cá nhân, cùng với sự phát triển quan hệ giữa nhà nước và cá nhân trong lịch sử.

- Nguyễn Minh Đoan (2011), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa [15], tác giả làm rõ tính hệ thống, tác động của pháp luật và thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ.

- Trần Ngọc Đường (2011), Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [20]. Tác giả nghiên cứu về cá nhân, bản chất mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân làm cơ sở cho những nhận thức về vấn đề quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền hiện nay. Từ đó, đưa ra những phương hướng, giải pháp cho quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật và nhà nước.

Về luận án, luận văn và các bài báo đăng trên tạp chí liên quan đến Nhà nước pháp quyền:

- Ngô Hải Phan (2004), Trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [54]. Trong giới hạn nghiên cứu, đã


làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm trách nhiệm pháp lý của công chức ở góc độ tiêu cực, tương quan giữa trách nhiệm pháp lý của công chức với các dạng trách nhiệm xã hội khác, các hình thức trách nhiệm pháp lý của công chức và mối quan hệ giữa chúng. Ngoài ra, Luận án còn nêu ra những yêu cầu của NNPQ XHCN Việt Nam đối với trách nhiệm pháp lý của công chức, đồng thời tác giả đã phân tích một cách cơ bản, toàn diện thực trạng quy định pháp luật và thực hiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức. Phần cuối tác giả nêu ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức trong thực tiễn xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay.

- Trần Thanh Hương (2006), Những bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện các quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực tự do cá nhân, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện khoa học xã hội, Hà Nội [31]. Tác giả nghiên cứu các vấn đề lý luận về các quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực tự do cá nhân và bảo đảm pháp lý thực hiện. Thực trạng bảo đảm pháp lý thực hiện quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực tự do cá nhân. Ngoài ra còn một số nghiên cứu về bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân thông qua hoạt động của các thiết chế nhà nước.

- Vũ Quang Dương (2007), Xây dựng đội ngũ công chức trong điều kiện Nhà nước pháp quyền qua thực tiễn Quận Cầu Giấy, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội [9]. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu chế độ công chức của Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, qua thực trạng đội ngũ công chức Quận Cầu Giấy, trong luận văn tác giả làm sáng tỏ những bất cập, hạn chế của đội ngũ công chức ở Việt Nam hiện nay; những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân.

- Trương Thị Hồng Hà (2007), Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm chức năng giám sát của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [26]. Trên cơ sở tiếp cận, phân tích về cơ chế làm sáng tỏ khái niệm cơ chế pháp lý, các yếu tố cấu thành và mối quan hệ mật thiết các yếu tố tạo nên hệ thống cơ chế pháp lý.

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí